Trang chủNewsThời sựHiến kế đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Hiến kế đường sắt cao tốc Bắc – Nam

Ủng hộ mạnh mẽ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam nhưng các đại biểu Quốc hội và giới chuyên gia còn nhiều trăn trở về quy hoạch, vị trí đặt các ga…

Vì sao không kéo dài tới Lạng Sơn, Cần Thơ?

Theo phương án được Chính phủ trình Quốc hội, tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam bắt đầu tại TP.Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và kết thúc tại TP.HCM (ga Thủ Thiêm), đi qua địa phận 20 tỉnh, TP với chiều dài tuyến khoảng 1.541 km. Tham gia thảo luận tại phiên họp chiều 20.11 vừa qua, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng cần mở rộng phạm vi đầu tư của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam với điểm đầu là Lạng Sơn và điểm cuối là mũi Cà Mau. Trước khi trình Quốc hội, Chính phủ cũng đã “đặt hàng” Bộ GTVT ngoài phạm vi đầu tư từ điểm đầu dự án là TP.Hà Nội đến điểm cuối tại TP.HCM, cần xem xét, nghiên cứu phương án kéo dài tuyến đường sắt tốc độ cao từ địa đầu Móng Cái đến mũi Cà Mau.

Hiến kế đường sắt cao tốc Bắc - Nam- Ảnh 1.

Bộ GTVT đặt mục tiêu 10 năm hoàn thành “giấc mơ đường sắt cao tốc” của VN

ĐỒ HỌA: TRG.T.NHI – PHÁT TIẾN

Bộ GTVT thông tin hướng tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam đã được tính toán để kết nối với hệ thống đường sắt liên vận quốc tế Á – Âu. Cụ thể, tại khu vực phía bắc, từ tổ hợp Ngọc Hồi, ga Thường Tín, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sẽ kết nối liên vận quốc tế với Trung Quốc thông qua tuyến vành đai phía đông (nối ga Ngọc Hồi với ga Kim Sơn); ga Kim Sơn kết nối tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng đi Hà Khẩu – Trung Quốc và kết nối với ga Yên Thường đi Nam Ninh – Trung Quốc thông qua tuyến Hà Nội – Lạng Sơn.

Tại khu vực miền Trung, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sẽ kết nối liên vận quốc tế với Lào tại ga Vũng Áng thông qua tuyến Mụ Giạ – Vũng Áng – Vientiane.

Tại khu vực miền Nam, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sẽ kết nối vào ga Trảng Bom thông qua tuyến nhánh, từ ga Trảng Bom đã quy hoạch tuyến đường sắt kết nối với ga An Bình để đi Campuchia qua tuyến đường sắt TP.HCM – Lộc Ninh và tuyến đường sắt TP.HCM – Mộc Bài.

Trả lời các đại biểu, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết bên cạnh tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, hiện theo quy hoạch đã có 2 dự án riêng xây dựng tuyến đường sắt đoạn từ Hà Nội – Lạng Sơn và TP.HCM – Cần Thơ đang được triển khai rất quyết liệt, theo khổ tiêu chuẩn. Vì nhu cầu vận tải hàng hóa trên các tuyến này rất cao nên 2 tuyến sẽ có công năng vận tải cả hành khách (với tốc độ 160 – 200 km/giờ) và hàng hóa (với tốc độ 100 – 120 km/giờ). Trong đó, dự án Hà Nội – Lạng Sơn đang được dự kiến vay vốn từ Trung Quốc; còn dự án TP.HCM – Cần Thơ đã thực hiện nghiên cứu tiền khả thi và thu xếp nguồn vốn. Như vậy, nếu các tuyến đường sắt này đồng loạt được triển khai và thực hiện thì sẽ tạo thành một dải đường sắt đôi tốc độ cao cùng khổ 1.435 mm xuyên suốt từ Lạng Sơn đến Cần Thơ.

Đại biểu muốn đường sắt cao tốc kéo dài từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau

Chuyên gia kinh tế tài chính, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh lưu ý đường sắt cao tốc là công trình có công nghệ vượt trội với kỹ thuật khác biệt và tổng mức đầu tư lớn. Không phải như đường cao tốc, muốn kéo dài đồng bộ tới đâu là có thể kéo. Với tuyến đường sắt cao tốc xuyên Việt, quan điểm chung là ưu tiên tuyến huyết mạch, chính yếu, có nhu cầu đi cao nhất là tuyến Hà Nội – TP.HCM. Do đó, tuyến này sẽ được đầu tư với tốc độ chạy tàu lớn, tính toán mức độ vận chuyển hành khách và hàng hóa khác – theo phương án hiện nay là ưu tiên vận chuyển hành khách. Trong khi đó, các tuyến từ Hà Nội đi Lạng Sơn hay từ TP.HCM đi Cần Thơ, Cà Mau có đặc điểm về độ dài ngắn hơn, nhu cầu thấp hơn nên đã được phê duyệt các dự án đầu tư với tốc độ thấp hơn, chi phí cũng rẻ hơn. Các tuyến này sẽ được thiết kế kết hợp vận chuyển hàng hóa với tỷ lệ cao hơn trên tuyến Hà Nội – TP.HCM. Quy hoạch tổng thể các dự án đường sắt thành phần như vậy, theo PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, là hợp lý.

Tuy nhiên, ngoài phần tốc độ chạy tàu khác biệt thì việc đặt các ga chính của các tuyến cũng đang có độ vênh, được đánh giá không thuận tiện để kết nối liên thông. Đơn cử, trong khi ga chính của TP.HCM tại Thủ Thiêm là điểm cuối của tuyến Bắc – Nam thì ga đầu của tuyến TP.HCM – Cần Thơ lại là ga An Bình (thuộc địa phận Bình Dương). Hai nhà ga này cách nhau khoảng 20 km. Còn tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng (Lạng Sơn) đang được đề xuất “thay áo mới” hiện nay lại xuất phát ở Hà Nội từ ga Gia Lâm, cách ga Ngọc Hồi dự kiến là điểm đầu tuyến Bắc – Nam khoảng 23 km.

Kỹ sư Vũ Đức Thắng, chuyên gia cầu đường, đánh giá đây là bất cập rất lớn bởi năng lực vận chuyển của tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam rất mạnh, sẽ dồn xuống các ga đầu/cuối một lượng hành khách và hàng hóa cực lớn. Trong đó, nhiều khách hàng và hàng dọc tuyến từ Hà Nội vào có nhu cầu về Cần Thơ; ngược lại từ Nam ra Bắc có nhu cầu lên Lạng Sơn. Số khách này sẽ phải xuống các ga đầu/cuối của tuyến Bắc – Nam rồi tìm xe về ga kết nối tuyến tiếp và chờ đợi lịch tàu xếp khách khởi hành. Cùng với đó, chủ hàng tuyến này sẽ phải sang toa, dỡ hàng, tăng bo, chờ đợi nhiều thủ tục kiểm hàng thanh toán cước, sau đó thuê xe tải, mua vé mới, đợi lập tàu, khi đủ chuyến thì mới có thể thuê toa chở tiếp về kho. 

“Biết bao nhiêu phụ phí tốn kém, phiền hà cho khách hàng, khiến cho khách không chọn đi tàu, mà có thể chuyển sang đi ô tô theo các tuyến cao tốc nối về tận nhà. Kết nối thành một trục đường thống nhất thì hành khách có thể cứ ngồi yên một ghế, ngủ yên một giường; một toa hàng kẹp chì niêm phong khai báo thủ tục có thể kéo thẳng về kho mà không cần xếp dỡ chuyển tuyến. Bộ GTVT cùng đơn vị tư vấn nên nghiên cứu các phương án kết nối ngắn nhất các “siêu” dự án này”, kỹ sư Vũ Đức Thắng nhìn nhận.

Nên đưa các nhà ga ra ngoại ô?

Tương tự, phương án đặt ga đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam xa trung tâm cũng là vấn đề nhận nhiều ý kiến trái chiều.

Hiến kế đường sắt cao tốc Bắc - Nam- Ảnh 2.

Dự án xây dựng đường sắt cao tốc Bắc – Nam đang đứng trước thời khắc lịch sử

ẢNH: PHÁT TIẾN SỬ DỤNG AI

Mọi loại hình vận tải lấy phục vụ hành khách làm mục tiêu thì phải ở gần khu dân cư. Đơn cử Paris của Pháp có tới 5 ga tàu trong nội đô. Tại thủ đô của Nhật Bản, ga tàu cao tốc Tokyo nằm ngay trong khu thương mại Marunouchi, phía đông của cung điện hoàng gia, hiện là ga lớn nhất và đông đúc nhất trên toàn Nhật Bản. Nằm trong mạng lưới đường sắt tốc độ cao Shinkansen, nhà ga Tokyo kết nối trực tiếp thủ đô với nhiều điểm đến nổi tiếng như Kyoto, Osaka, Nagoya và Hiroshima, đồng thời còn được kết nối thuận tiện với sân bay quốc tế Narita.

Chuyên gia Vũ Đức Thắng

Theo quy hoạch hướng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, nhiều nhà ga không được đặt trong trung tâm TP. Đơn cử, ga Ngọc Hồi đặt tại 2 xã Liên Ninh và Ngọc Hồi, H.Thanh Trì, TP.Hà Nội, cách nhà ga hiện tại ở trung tâm khoảng 11 km; ga Ninh Bình đặt tại xã Khánh Thượng, H.Yên Mô, cách trung tâm TP.Ninh Bình và ga Ninh Bình hiện tại 7,5 km về phía nam; ga Đồng Hới đặt tại xã Nghĩa Ninh, cách trung tâm TP.Đồng Hới khoảng 4,5 km về phía tây nam; ga Huế sẽ ở xã Phú Mỹ, H.Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế, cách trung tâm TP khoảng 20 km; ga Diên Khánh đặt tại xã Diên Thạnh, H.Diên Khánh, cách trung tâm Nha Trang khoảng 11 km về phía tây…

Bộ GTVT lý giải: Kinh nghiệm trên thế giới có ga đặt ở trung tâm, có ga đặt ở vùng tiếp cận đô thị. Mỗi phương án đều có ưu, nhược điểm riêng, song việc lựa chọn phải căn cứ vào quy hoạch. Ga đặt ở trung tâm thường là ở các đô thị đặc biệt lớn, có sẵn cơ sở hạ tầng, diện tích đảm bảo bố trí đủ công năng, đặc biệt không gây ùn tắc giao thông khu vực trung tâm, thuận tiện cho hành khách. Tuy nhiên, giải phóng mặt bằng sẽ lớn và không khai thác được tiềm năng quỹ đất. Trong khi đó, tại các đô thị lớn hiện nay, quỹ đất dành cho các ga thường khó khăn, giải phóng mặt bằng khó khả thi. Ga đặt ở vùng tiếp cận đô thị có khối lượng giải phóng mặt bằng ít, có khả năng phát triển khai thác, huy động nguồn lực quỹ đất, không gây áp lực hạ tầng đô thị. Tuy nhiên, chính quyền phải đầu tư hệ thống giao thông công cộng kết nối với trung tâm đô thị.

Trong điều kiện của VN, tỷ lệ đô thị hóa đang thấp, mục tiêu đô thị hóa 50% trong thời gian dài chưa đạt được nên việc khai thác không gian phát triển mới là quan trọng. Hướng tuyến đường sắt tốc độ cao được nghiên cứu, lựa chọn “ngắn nhất có thể” và đáp ứng các nguyên tắc như phù hợp quy hoạch ngành, quốc gia, địa phương. Các nhà ga được bố trí đảm bảo yêu cầu về khoảng cách giữa các ga, đáp ứng kỹ thuật, phù hợp điều kiện địa hình khu vực tuyến đi qua, hạn chế đi qua các khu vực nhạy cảm về môi trường tự nhiên, xã hội, các khu di tích, danh lam thắng cảnh, hạn chế khối lượng giải phóng mặt bằng, tránh khu đông dân cư.

Đồng tình với phương án trên, chuyên gia quy hoạch Nguyễn Minh Hòa phân tích: Về lý thuyết, khi muốn kích hoạt kinh tế một khu vực, vùng đất chưa phát triển thì xây dựng một cơ sở hạ tầng hoặc công trình giao thông lớn tại đó. Với các TP lớn, đô thị đang phát triển thì phía trong vùng lõi đã quá chật hẹp, đông đúc, không nên “nhét” thêm các đầu mối giao thông khối lượng lớn như nhà ga đường sắt. Chưa kể những ga chính tập kết lượng khách lớn trong tương lai sẽ hình thành các tổ hợp kinh doanh, thương mại, nhà hàng, bãi đậu xe… chiếm dụng diện tích rất lớn. Tàu cao tốc chạy một ngày 4 – 5 lượt tốc độ cao cũng sẽ ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt của người dân, lưu thông của các phương tiện khác trong nội đô.

Trong khi đó, nhiều quận, huyện ngoại thành lại ì ạch mãi chưa “lột xác” được. Vì thế, phương án đặt các ga đường sắt ra xa khu nội đô không chỉ giảm áp tải cho giao thông vùng lõi mà còn góp phần kích hoạt vùng rìa thành khu sầm uất. Tuy nhiên, với những TP, thị trấn nhỏ thì nên đặt ga đường sắt ở khu vực trung tâm để thúc đẩy kinh tế và tạo điều kiện cho người dân xung quanh sinh sống, kinh doanh bám theo đường sắt.

Đường sắt cao tốc Bắc – Nam giải quyết bài toán logistics

Tàu tốc độ cao, hiện đại, phải tiến vào trung tâm

Thế nhưng, quan điểm nói trên của Bộ GTVT có vẻ tự mâu thuẫn khi tại dự luật Đường sắt (sửa đổi), cơ quan chức năng của Bộ lại đang đề xuất quy định đô thị loại 1, đô thị đặc biệt phải bố trí ga hành khách tại trung tâm hoặc vị trí thuận lợi. Ban soạn thảo giải thích vị trí ga hành khách của đường sắt quốc gia cần bổ sung trong luật để làm cơ sở định hướng phát triển không gian đô thị. Kinh nghiệm thực tế từ các nước phát triển cho thấy lượng hành khách do đường sắt quốc gia chuyên chở rất lớn, việc đưa toàn bộ vào trung tâm đô thị sẽ giảm tải nhiều cho việc di chuyển, kết nối giữa giao thông đường sắt với phương thức vận tải khác. Hành khách có thể đi thẳng từ trung tâm ra vùng ngoại ô mà không phải chuyển tàu và không có hiện tượng tích tụ, dồn ứ lượng lớn hành khách tại các ga trung chuyển giữa đường sắt đô thị và đường sắt quốc gia. Đây là giải pháp rất hiệu quả để giải quyết vấn đề giao thông đô thị hiện nay.

Nhiều đại biểu Quốc hội cũng cho rằng ga hành khách nên ở nội đô, nếu ở ngoại ô thì lại phải đầu tư thêm đường giao thông kết nối.

Hiến kế đường sắt cao tốc Bắc - Nam- Ảnh 3.

Thời gian di chuyển (dự kiến) chặng Hà Nội – TP.HCM của đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

ẢNH: CHỤP TỪ CLIP

Chuyên gia cầu đường Vũ Đức Thắng nhận định quan điểm “đẩy” nhà ga, bến xe ra những khu vực hoang vắng sẽ thất bại bởi mọi loại hình vận tải phải lấy hành khách là mục tiêu phục vụ. Bến xe, ga tàu là chỗ để đón và trả khách thì phải ở khu vực tập trung đông dân cư, kết nối thuận tiện và nhanh chóng nhất. Hành khách phải “đi một lèo” từ điểm đầu đến điểm cuối thì họ mới ưu tiên lựa chọn. Đặc biệt, đường sắt là phương thức chở khách khối lượng rất lớn, càng phải ưu tiên làm sao “dụ” được càng nhiều khách càng tốt.

Theo ông Thắng, trên thế giới, dù có làm sân bay, ga tàu ngoài nội đô thì TP nào cũng vẫn phải có nhà ga nằm trong trung tâm TP. Không chỉ là đầu mối giao thông, các nhà ga còn là trung tâm văn hóa, kiến trúc tiêu biểu, điểm đến du lịch.

“Muốn “giải cứu” đường sắt VN thì không thể chỉ đầu tư nhiều kinh phí mà còn phải đưa các ga đường sắt đến gần khách hàng để tăng khả năng khai thác. Ngày nay tàu chạy tốc độ cao, lịch sự, sang trọng thì tiến vào trung tâm TP là hợp lý”, ông Vũ Đức Thắng nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, kiến trúc sư Khương Văn Mười, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TP.HCM, cho rằng quy hoạch đưa bến xe, ga tàu, đầu mối vận tải hành khách ra khỏi nội đô trên lý thuyết thì là lý tưởng, nhưng khi hệ thống giao thông chưa phát triển kịp thời với tốc độ phát triển dân cư thì sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy. Người dân vẫn phải dùng xe cá nhân, thậm chí còn phải sử dụng thêm nhiều loại hình phương tiện hơn, vừa bất tiện, vừa gây thêm ách tắc giao thông. Do đó, nên xem xét phương án đưa ga đầu mối vào khu vực trung tâm nhưng chỉ giải quyết vận chuyển hành khách, phát triển nhiều loại hình dịch vụ, kết nối thật tốt với mạng lưới giao thông công cộng. Tất cả khu vực depot, sửa chữa đầu máy, toa xe… thì đưa ra bên ngoài.

Thanhnien.vn
Nguồn:https://thanhnien.vn/hien-ke-duong-sat-cao-toc-bac-nam-185241125003016707.htm

Cùng chủ đề

Phát huy sức mạnh to lớn của giai cấp công nhân trong kỷ nguyên mới

Nước ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Ðiều này đòi hỏi phải ban hành và sửa đổi, bổ sung các đạo luật nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và “nội luật hóa” các tiêu chuẩn quốc tế mà Việt Nam đã cam kết, trong đó có Luật Công đoàn.   Ðại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum phát biểu ý kiến trong phiên thảo luận về dự thảo Luật Công đoàn (sửa...

Cơ đồ, tiềm lực để Việt Nam bước vào kỷ nguyên vươn mình

  Những kết quả đạt được sau gần 40 năm đổi mới là nền tảng và điều kiện quan trọng để Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Nền tảng và điều kiện quan trọng để Việt Nam bước vào kỷ nguyên vươn mình Sáng nay (15.11), tại Hội thảo khoa học quốc gia “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, PGS.TS...

Đường sắt tốc độ cao và khát vọng vươn xa trong kỷ nguyên mới

Sau gần 2 thập kỷ "thai nghén", mới đây, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII thống nhất chủ trương đầu tư; đồng thời giao Ban cán sự đảng Chính phủ và Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo các cơ quan liên quan hoàn thiện hồ sơ để trình Quốc hội xem xét, quyết định thông qua chủ trương, một số cơ chế, chính sách đặc...

Cùng nhau ra biển lớn để tạo dựng một Việt Nam hùng cường

  1.500 doanh nghiệp công nghệ không hề đơn độc khi đi ra biển lớn, đằng sau họ có sự hậu thuẫn của nhiều cơ quan quản lý nhà nước và hiệp hội. Đại sứ của ta ở các thị trường nước ngoài trọng điểm đều đang hoạt động như một “đại sứ công nghệ”. Thúc đẩy ngoại giao kinh tế trong lĩnh vực công nghệ chính là cách mở đường để ngành công nghiệp công nghệ số của Việt...

Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ chủ đầu tư/chủ dự án chủ động rà soát, đánh giá khả năng giải ngân của từng dự án; triển khai ngay các biện pháp, giải pháp đẩy mạnh, tạo đột phá giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm. Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối nămThủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ chủ đầu tư/chủ dự án chủ động rà...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tận hưởng mùa đông với vẻ sang chảnh, thanh lịch mọi lúc của áo vest

Trong tiết trời dịu dàng mùa này, áo vest chính là chiếc áo phù hợp bậc nhất để...

Iran và 3 cường quốc sắp nối lại đàm phán hạt nhân

Bộ Ngoại giao Iran xác nhận nước này sẽ đàm phán với 3 quốc gia châu Âu (Anh, Pháp, Đức) về khôi phục thỏa thuận hạt nhân ký kết năm 2015 vào ngày 29.11. ...

Động cơ máy bay Nga bốc cháy, gần 90 khách sơ tán

Bộ Giao thông Thổ Nhĩ Kỳ thông báo động cơ của một máy bay chở khách của Nga đã bốc cháy sau khi hạ cánh tại sân bay Antalya ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ hôm 24.11. ...

Bài đọc nhiều

01:26:54

Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng Quốc khánh 2/9

TPO - Chào mừng 79 năm Quốc khánh 2/9, các tuyến phố ở trung tâm Hà Nội trang hoàng rực rỡ màu cờ hoa, pano, áp phích, biểu ngữ gắn liền với hình ảnh lịch sử. VIDEO: Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng Quốc Khánh 2/9 Những ngày cuối tháng 8, các tuyến đường trên địa bàn thành phố Hà Nội được trang hoàng rực rỡ với cờ Tổ quốc, các bảng áp phích, pano, khẩu hiệu chào mừng...

Vinpearl lọt vào top 3 thương hiệu mạnh nhất Đông Nam Á

Vinpearl vừa được vinh danh top 3 thương hiệu mạnh nhất Đông Nam Á và số 1 Việt Nam do Brand Finance - tổ chức định giá thương hiệu hàng đầu thế giới xếp hạng. Đây là cú vươn mình đầy ngoạn mục của Vinpearl, khẳng định vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng - vui chơi giải trí tại Việt Nam và trong khu vực. Theo Brand Finance, giá trị thương hiệu của Vinpearl đã có sự...

Danh sách 359 sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia năm 2024

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2766/QĐ-BTC, ngày 21/10/2024 về việc công nhận danh sách sản phẩm đạt  Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024. Quyết định này có hiệu lực trong thời gian 02 năm kể từ ngày ký. Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và những doanh nghiệp nhận danh hiệu Thương hiệu Quốc gia 2024. Ảnh: VGP/Nhật Bắc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt...

Ukraine có phải là mục tiêu thực sự của tên lửa siêu thanh Oreshnik?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/11/2024: Ukraine có phải là mục tiêu thực sự của tên lửa siêu thanh Oreshni, hay Moscow muốn răn đe phương Tây? Trong tuyên bố mới nhất, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phát biểu với người dân và binh sĩ quân đội Nga sau khi Moscow thực hiện đòn tấn công bằng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik với thiết bị lượn siêu thanh nhằm vào Ukraine. Đây...

Nàng dâu Việt chăm sóc chồng Hàn Quốc bị tai nạn sống thực vật gây xúc động

Chị Nguyễn Hoàng Lệ My (36 tuổi, quê Đồng Tháp), đã cùng chồng là anh Jeong Yeon Hong (người Hàn Quốc) đối mặt với bi kịch lớn khi anh gặp tai nạn chấn thương sọ não nghiêm trọng vào năm 2023, với tỷ lệ sống chỉ 1%. Hành trình kiên trì chăm sóc chồng của chị My gây xúc động. Quen được chồng người Hàn Quốc qua mai mối Chị My đến TP.HCM làm kế toán và học tại chức tại...

Cùng chuyên mục

Độc đáo nhà cổ trình tường miền biên viễn

TPO - Hà Nhì là dân tộc còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc. Cư trú chủ yếu trên vùng núi cao, người Hà Nhì rất giỏi canh tác trên đất dốc, có nhiều kinh nghiệm làm ruộng bậc thang và phong tục, tập quán độc đáo. Nhưng  hấp dẫn nhất khi đến với các bản làng của người Hà Nhì, ở  huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai chính là những ngôi nhà trình...

Tăng quảng cáo trên báo chí, phim truyện

Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật Quảng cáo, trong đó có hoạt động quảng cáo trên báo chí, môi trường mạng và dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới. Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Ảnh: Phạm Thắng Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 25.11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi,...

Bắc Bộ đón không khí lạnh nhiệt độ giảm sâu, Trung Bộ mưa to

(ĐCSVN) - Hôm nay (25/11), không khí lạnh tác động tới khu vực Bắc Bộ khiến nhiệt độ giảm sâu; riêng Hà Nội từ tối 25 đến sáng 26/11 có mưa rải rác, ngày 26/11 trời chuyển lạnh, từ đêm 26/11 trời chuyển rét. Trung Bộ mưa to tại các tỉnh từ Quảng Trị đến Phú Yên.   ...

Sạt lở làm sập nhà dân ở miền núi Thừa Thiên – Huế, 2 người bị thương

Ngày 25/11, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, mưa lớn gây ra tình trạng sạt lở đất ở huyện miền núi A Lưới khiến hai người bị thương.Theo đó, lúc 19h45 ngày 24/11, do mưa lớn, ngọn đồi phía sau nhà ở ông Trần Văn Khưa (sinh năm 1973 trú tại thôn Liên Hiệp, xã Lâm Đớt, huyện A Lưới) xảy ra sạt lở, vùi lấp một phần căn nhà.Thời...

Tràng An nhận giải thưởng điểm đến có ảnh hưởng năm 2024

Vừa qua, tại Lễ trao giải Kotler Awards 2024 diễn ra ở thành phố Hồ Chí Minh, Quần thể danh thắng Tràng An, di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, vinh dự nhận giải thưởng “Impactful Destination” (điểm đến có ảnh hưởng). Vnews Nguồn:https://vnews.gov.vn/video/trang-an-nhan-giai-thuong-diem-den-co-anh-huong-nam-2024-142811.htm

Mới nhất

Tăng quảng cáo trên báo chí, phim truyện

Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật Quảng cáo, trong đó có hoạt động quảng cáo trên báo chí, môi trường mạng và dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới. Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Ảnh: Phạm Thắng Tiếp tục chương...

Bắc Bộ đón không khí lạnh nhiệt độ giảm sâu, Trung Bộ mưa to

(ĐCSVN) - Hôm nay (25/11), không khí lạnh tác động tới khu vực Bắc Bộ khiến nhiệt độ giảm sâu; riêng Hà Nội từ tối 25 đến sáng 26/11 có mưa rải rác, ngày 26/11 trời chuyển lạnh, từ đêm 26/11 trời chuyển rét. Trung Bộ mưa to tại các tỉnh từ Quảng Trị đến Phú Yên.   ...

Bây giờ muốn nổi tiếng rất dễ

Trong Our song Vietnam tập 13, MC Trấn Thành gây chú ý khi chia sẻ: "Bây giờ muốn nổi tiếng rất dễ, nhiều cơ hội tỏa sáng chứng minh mình với thế giới vì truyền thông rất nhanh. Nhưng ngày xưa, muốn nổi tiếng rất khó". ...

Sạt lở làm sập nhà dân ở miền núi Thừa Thiên – Huế, 2 người bị thương

Ngày 25/11, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, mưa lớn gây ra tình trạng sạt lở đất ở huyện miền núi A Lưới khiến hai người bị thương.Theo đó, lúc 19h45 ngày 24/11, do mưa lớn, ngọn đồi phía sau nhà ở ông Trần Văn Khưa (sinh năm 1973 trú...

“AI sẽ là cánh tay nối dài, nhưng con người vẫn là yếu tố cốt lõi quyết định”

Ngày 23/11, Đại hội Sales và Marketing toàn quốc VSMCamp và Hội nghị cấp cao các Giám đốc Sales và Marketing CSMOSummit năm 2024 đã khép lại sau hai ngày tổ chức với gần 50 bài tham luận và phiên tham luận lớn nhỏ. Sự kiện tiếp tục ghi dấu một mùa thành công khi đã thu hút gần...

Mới nhất