Trang chủDi sảnHành trình 120 năm, đọng lại ưu thế văn hóa!

Hành trình 120 năm, đọng lại ưu thế văn hóa!


VHO – Ngày 22.11.2024, chính quyền tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức lễ kỷ niệm 120 năm ngày thành lập tỉnh, bằng một chương trình nghệ thuật ấn tượng, và hàng loạt sự kiện, hoạt động thi đua trên khắp địa bàn trước đó. Địa phương nhận định, mốc 120 năm là một dấu ấn lịch sử đáng nhớ, qua đó cần nhìn nhận lại nhiều vấn đề, để nhận diện rõ những cơ hội và thách thức, trong tương lai sắp tới.

Hành trình 120 năm, đọng lại ưu thế văn hóa! - ảnh 1
Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Yêu sao Đắk Lắk hôm nay” đánh dấu 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk.

Thay mặt lãnh đạo địa phương, ông Nguyễn Đình Trung, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lak đã phát biểu, nhìn nhận lịch sử 120 năm đã qua của vùng đất thủ phủ cao nguyên này, cũng như vạch rõ những yêu cầu trong thời gian đến.

Cụ thể, đến năm 2030, tỉnh Đắk Lắk phấn đấu là tỉnh khá của cả nước; là tỉnh sẽ phát triển nhanh, bền vững dựa trên nền kinh tế xanh, tuần hoàn, sinh thái và bản sắc; tập trung phát triển kinh tế gắn với an sinh xã hội, đảm bảo vững chắc quốc phòng an ninh. Mục tiêu đến năm 2050, Đắk Lắk sẽ thuộc nhóm 25 tỉnh thành có quy mô nền kinh tế đứng đầu cả nước.

Những con số và định hướng mạnh mẽ

Theo tài liệu tuyên truyền 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, cho đến nay, sau hơn 40 triển khai đầu tư, đổi mới kinh tế xã hội, Đắk Lắk là tỉnh có tốc độ tăng trưởng khá (giai đoạn 2016 – 2020 đạt 8,75%/năm; giai đoạn 2021 – 2024 đạt 7,07%/năm). Quy mô nền kinh tế ngày càng mở rộng, năm 2024 tăng 1,73 lần năm 2015; GRDP bình quân đầu người năm 2024 ước đạt 68,8 triệu đồng/người, gấp 2,06 lần năm 2015.

Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch tích cực, chất lượng nền kinh tế không ngừng nâng lên, các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ phát triển đa dạng, xuất hiện một số sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật và giá trị gia tăng cao, như điện thương phẩm, công nghiệp nông sản tinh chế, nông nghiệp giá trị cao. Tổng huy động vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2015 – 2024 ước đạt 309.850 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư vào kinh tế giai đoạn 2015 – 2024 tăng bình quân 11%/năm.

Hành trình 120 năm, đọng lại ưu thế văn hóa! - ảnh 2
Nhiều hoạt động, triển lãm kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk đã được tổ chức.

Đặc biệt, là tỉnh nông nghiệp có lợi thế vùng đất đỏ bazan rộng lớn, Đắk Lắk đã tập trung khai thác tiềm năng khí hậu, thổ nhưỡng, phát triển ngành nông nghiệp hiện đại, tổ chức chuyên canh nhiều loại cây công nghiệp giá trị cao, nổi bật là café, sầu riêng.

Đắk Lắk hiện có diện tích café đứng đầu cả nước với khoảng 205.896 ha, sản lượng đạt 564.093 tấn/năm; diện tích sầu riêng cũng dẫn đầu cả nước với khoảng 32.785 ha, sản lượng trên 300.000 tấn/năm. Ngoài ra, tỉnh còn có trên 32.800 ha hồ tiêu, hơn 33.000 ha cao su, 35.000 ha điều… Các dòng nông sản này, thời gian qua giá thị trường tăng cao, đem lại lợi nhuận cho người dân, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống toàn địa bàn.

Những yếu tố thuận lợi này, đang giúp Đắk Lắk định hướng rõ những thế mạnh chiến lược đầu tư và phát triển, đặt ra các bài toán tăng tốc mạnh mẽ, như phát triển mở rộng hệ thống giao thông, kết nối giao thương ra xung quanh; xúc tiến thu hút nhiều dự án công nghiệp nông nghiệp chất lượng cao; ngày càng hoàn bị hệ thống giáo dục, y tế, quản lý nhân lực xã hội, công nghệ toàn diện…

Điểm tựa văn hóa vững chắc!

Theo ông Lại Đức Đại, Phó giám đốc sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk, những thế và lực đã có của địa phương, đang khẳng định mạnh mẽ định hướng phát triển mạnh mẽ cho vùng đất cao nguyên này.

Điểm đáng lưu ý, là phía sau những thành tựu, con số đã có và định hướng ấy, Đắk Lắk còn có một động lực định vị rất riêng biệt, cần phát huy hơn nữa, chính là nền tảng văn hóa lịch sử, với những giá trị tích lũy lâu đời, đánh dấu rõ nét qua 120 năm đầu tiên.

Hành trình 120 năm, đọng lại ưu thế văn hóa! - ảnh 3
Dấu ấn văn hóa truyền thống Tây Nguyên thể hiện rõ nét trong mọi hoạt động đời sống, sản xuất người dân.

Trước hết, Đắk Lắk là nơi tụ hội 49 dân tộc anh em vùng cao nguyên, với nhiều sắc thái, cơ sở văn hóa cộng đồng khác nhau, nhưng đoàn kết thống nhất; trong xu hướng phát triển kinh tế hội nhập, đa phương, đa dạng, là một lợi thế ưu việt để xây dựng các nguồn lực xã hội hóa, giúp khai thác được nhiều tiềm năng, thế mạnh từ cội rễ văn hóa, tăng cơ hội kết nối, hợp tác ra bên ngoài.

Cạnh đó, Đắk Lắk cũng là địa phương mang đậm dấu ấn văn hóa thị tộc, với vị thế người phụ nữ trong đời sống xã hội luôn được in đậm suốt chiều dài lịch sử phát triển. Điều này, gắn kết các mối quan hệ huyết thống, tộc họ, giúp củng cố các giá trị luân lý, giáo dục xã hội, văn hóa gia đình, tạo nên những truyền thống và cơ hội mở về hội nhập văn hóa xã hội cộng đồng.

Đây sẽ là những nền tảng văn hóa xã hội quan trọng, giúp địa phương thiết chế những nền tảng phát triển vững chắc. Đơn cử về kinh tế hợp tác, vị trí sản xuất, vai trò người có uy tín trong cộng đồng rất quan trọng, khi kết nối, có các chính sách quản lý tốt và hợp tác khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ số hóa… sẽ làm tốt hơn các quan hệ đầu tư kinh tế, thực sự phát triển.

Các ngành kinh tế xã hội khác, như du lịch, văn hóa giáo dục, qua các giá trị văn hóa cố hữu, các di sản văn hóa, những lễ tiết, phong tục bao đời ở vùng đất này, chắc chắn sẽ vừa phát triển được đa dạng, vừa giữ được các bản sắc bền vững.

Hơn nữa, qua 120 năm xác lập, Đắk Lắk ngày càng định rõ vị thế cửa ngõ Tây Nguyên, và theo những chứng cứ khảo cổ, nơi đây có thể từng là đầu mối giao thương rừng – biển cho cả vùng Tây Nguyên và mở rộng ra cả khu vực ASEAN. Do đó, khai thác tốt điểm này, địa phương sẽ tăng lợi thế liên minh liên kết vùng trong phân chia, phân phối hàng hóa, tăng thêm thế mạnh buôn bán, trao đổi, giao lưu văn hóa ra bên ngoài, tiến đến thúc đẩy thay đổi toàn vùng.

Tất cả cho thấy, một thực lực và cơ hội lớn hiện vẫn đang tiếp tục trải mở với địa phương Đắk Lắk. Nếu có thể từ dấu ấn 120 năm lịch sử đi qua, hội tụ những giá trị văn hóa truyền thống, căn cơ có sẵn, định hướng cập nhật thêm ở tương lai, địa phương sẽ càng có thêm điều kiện để vững chãi phát triển.



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/hanh-trinh-120-nam-dong-lai-uu-the-van-hoa-112651.html

Cùng chủ đề

Hình ảnh ấn tượng của Lễ kỷ niệm 120 năm Đắk Lắk

Quảng trường 10/3 rực rỡ sắc màu trong không khí trang trọng của Lễ kỷ niệm 120 năm hình thành và phát triển tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024), với sự tham dự của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, lãnh đạo các ban, ngành Trung ương, địa phương cùng hàng chục nghìn người dân. ...

3 kỷ lục quốc gia vừa được xác lập ở Đắk Lắk

Đắk Lắk  vừa đón nhận 3 kỷ lục quốc gia và Quyết định công nhận "Sưu tập mũi khoan đá Thác Hai" là Bảo vật quốc gia. Viện Kỷ lục Quốc gia công bố 3 kỷ lục quan trọng tôn vinh những tiềm năng, lợi thế của tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: Bảo Trung Tối 22.11, tại Quảng trường 10/3, UBND tỉnh Đắk Lắk long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm hình thành và phát triển tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024). Tại...

Đặc sắc lễ kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk

Kinhtedothi- Tối 22/11, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UB MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 – 22/11/2024). Buổi lễ được tổ chức tại Quảng trường 10/3 (TP Buôn Ma Thuột). Tham dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Hòa Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Mẹ Việt Nam Anh hùng Thái Thị Tài; đồng chí Nguyễn Hải Ninh -...

Đắk Lắk quyết tâm xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững, giàu đẹp, văn minh, bản sắc

Tối 22/11, tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh, gắn với các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 84 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk và hướng tới kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk. ...

Dấu ấn xây dựng nông thôn mới ở vùng quê đáng sống Ea Kao

Kết quả xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao đã giúp bộ mặt nông thôn ở xã Ea Kao có nhiều khởi sắc. Từ một xã xuất phát điểm thấp, đến nay Ea Kao trở thành vùng quê đáng sống trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kỷ niệm 20 năm thành lập Hội Di sản văn hóa và Cổ vật Thanh Hoa

VHO - Qua 20 năm hoạt động, Hội Di sản văn hóa và Cổ vật Thanh Hoa (Thanh Hoá) đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hoá và lan toả tình yêu di sản văn hoá. Ngày 23.11, tại Trung tâm Hội nghị 25B (TP Thanh Hoá, Thanh Hoá), Hội Di sản văn hóa và Cổ vật Thanh Hoa (DSVH&CVTH) tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Di sản Văn...

Tiếp tục nỗ lực bảo tồn và lan tỏa giá trị của Áo dài Huế

VHO - Sáng ngày 23.11, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Tri thức may, mặc Áo dài Huế”. Đây là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thứ 4 của địa phương này Áo dài Huế là sự kết hợp tổng hợp của các lĩnh vực dệt, may, thêu, hội họa, thiết kế, thời trang, đích thực là một sản phẩm văn...

TP.HCM trao Bằng xếp hạng cho 5 di tích kiến trúc-nghệ thuật

VHO - Ngày 22.11, tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng, Sở VHTT TP.HCM và Hội Di sản văn hóa tổ chức Lễ công bố quyết định và trao Bằng xếp hạng di tích cấp Thành phố đối với 5 di tích kiến trúc-nghệ thuật, nâng tổng số di tích được xếp hạng trên địa bàn TP.HCM là 193 công trình. Trong giai đoạn 2020-2024, có 16 công trình, địa điểm được xếp hạng di tích, trong đó Trụ sở...

Nhiều hoạt động ý nghĩa trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam

VHO - Thừa Thiên Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23.11, trong đó có lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận Di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”.  Theo ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, các sự kiện, hoạt động có ý nghĩa được tổ chức trong Ngày Di...

Công bố bảo vật quốc gia “Sưu tập mũi khoan đá Thác Hai”

VHO - UBND tỉnh Đắk Lắk dự kiến sẽ chính thức công bố bảo vật quốc gia được công nhận năm 2024, là bộ “Sưu tập mũi khoan đá Thác Hai”, nhân lễ kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh (tổ chức ngày 22.11.2024). Theo ông, Di chỉ Thác Hai mới được phát triển, chưa lan tỏa các thông tin với giới nghiên cứu chuyên môn, nên thời gian tới, cần công bố rộng rãi những dữ liệu có...

Bài đọc nhiều

Giá Trị Lịch Sử Đang Bị Đe Dọa: Thực Trạng Di Sản Hội An Trước Biến Đổi Khí Hậu

Thành phố Hội An, di sản văn hóa thế giới, mang trong mình vẻ đẹp cổ kính và bề dày lịch sử hơn 500 năm, đang phải đối mặt với những đe dọa nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu đang làm gia tăng các hiện tượng thiên tai khắc nghiệt như bão, lũ và tình trạng nước biển dâng, gây ảnh hưởng không chỉ đến độ bền của các công trình kiến trúc cổ...

TP.HCM trao Bằng xếp hạng cho 5 di tích kiến trúc-nghệ thuật

VHO - Ngày 22.11, tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng, Sở VHTT TP.HCM và Hội Di sản văn hóa tổ chức Lễ công bố quyết định và trao Bằng xếp hạng di tích cấp Thành phố đối với 5 di tích kiến trúc-nghệ thuật, nâng tổng số di tích được xếp hạng trên địa bàn TP.HCM là 193 công trình. Trong giai đoạn 2020-2024, có 16 công trình, địa điểm được xếp hạng di tích, trong đó Trụ sở...

Nhiều hoạt động ý nghĩa trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam

VHO - Thừa Thiên Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23.11, trong đó có lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận Di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”.  Theo ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, các sự kiện, hoạt động có ý nghĩa được tổ chức trong Ngày Di...

Công bố bảo vật quốc gia “Sưu tập mũi khoan đá Thác Hai”

VHO - UBND tỉnh Đắk Lắk dự kiến sẽ chính thức công bố bảo vật quốc gia được công nhận năm 2024, là bộ “Sưu tập mũi khoan đá Thác Hai”, nhân lễ kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh (tổ chức ngày 22.11.2024). Theo ông, Di chỉ Thác Hai mới được phát triển, chưa lan tỏa các thông tin với giới nghiên cứu chuyên môn, nên thời gian tới, cần công bố rộng rãi những dữ liệu có...

Kỷ niệm 20 năm thành lập Hội Di sản văn hóa và Cổ vật Thanh Hoa

VHO - Qua 20 năm hoạt động, Hội Di sản văn hóa và Cổ vật Thanh Hoa (Thanh Hoá) đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hoá và lan toả tình yêu di sản văn hoá. Ngày 23.11, tại Trung tâm Hội nghị 25B (TP Thanh Hoá, Thanh Hoá), Hội Di sản văn hóa và Cổ vật Thanh Hoa (DSVH&CVTH) tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Di sản Văn...

Cùng chuyên mục

Kỷ niệm 20 năm thành lập Hội Di sản văn hóa và Cổ vật Thanh Hoa

VHO - Qua 20 năm hoạt động, Hội Di sản văn hóa và Cổ vật Thanh Hoa (Thanh Hoá) đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hoá và lan toả tình yêu di sản văn hoá. Ngày 23.11, tại Trung tâm Hội nghị 25B (TP Thanh Hoá, Thanh Hoá), Hội Di sản văn hóa và Cổ vật Thanh Hoa (DSVH&CVTH) tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Di sản Văn...

Tiếp tục nỗ lực bảo tồn và lan tỏa giá trị của Áo dài Huế

VHO - Sáng ngày 23.11, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Tri thức may, mặc Áo dài Huế”. Đây là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thứ 4 của địa phương này Áo dài Huế là sự kết hợp tổng hợp của các lĩnh vực dệt, may, thêu, hội họa, thiết kế, thời trang, đích thực là một sản phẩm văn...

TP.HCM trao Bằng xếp hạng cho 5 di tích kiến trúc-nghệ thuật

VHO - Ngày 22.11, tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng, Sở VHTT TP.HCM và Hội Di sản văn hóa tổ chức Lễ công bố quyết định và trao Bằng xếp hạng di tích cấp Thành phố đối với 5 di tích kiến trúc-nghệ thuật, nâng tổng số di tích được xếp hạng trên địa bàn TP.HCM là 193 công trình. Trong giai đoạn 2020-2024, có 16 công trình, địa điểm được xếp hạng di tích, trong đó Trụ sở...

Nhiều hoạt động ý nghĩa trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam

VHO - Thừa Thiên Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23.11, trong đó có lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận Di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”.  Theo ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, các sự kiện, hoạt động có ý nghĩa được tổ chức trong Ngày Di...

Công bố bảo vật quốc gia “Sưu tập mũi khoan đá Thác Hai”

VHO - UBND tỉnh Đắk Lắk dự kiến sẽ chính thức công bố bảo vật quốc gia được công nhận năm 2024, là bộ “Sưu tập mũi khoan đá Thác Hai”, nhân lễ kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh (tổ chức ngày 22.11.2024). Theo ông, Di chỉ Thác Hai mới được phát triển, chưa lan tỏa các thông tin với giới nghiên cứu chuyên môn, nên thời gian tới, cần công bố rộng rãi những dữ liệu có...

Mới nhất

Giới trẻ xếp hàng từ 4 giờ sáng đi săn mây, ngắm hoa dã quỳ

TPO - Vào dịp cuối tuần, hàng nghìn bạn trẻ đã tìm về vườn Quốc gia Ba Vì (Hà Nội) để săn mây, check-in bên những vạt hoa vàng rực rỡ trên sườn núi. 24/11/2024 | 12:40 ...

Đại học Duy Tân lên tiếng vụ ‘học ngành bác sĩ răng – hàm – mặt nhưng nhận bằng bác sĩ nha khoa’

Sinh viên học ngành bác sĩ răng - hàm - mặt tại Đại học Duy Tân cho biết rất hoang mang khi trường cấp bằng bác sĩ nha khoa và không thể đi xin việc. ...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của IPTP

Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 24/11, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề “Tìm kiếm hòa...

Những điểm mới về chi trả, chuyển tuyến, thuốc và vật tư cho người bệnh bảo hiểm y tế

Dự kiến đầu tuần tới Quốc hội sẽ xem xét dự luật Bảo hiểm y tế sửa đổi với rất nhiều điểm mới được mong đợi, ví dụ như khám chữa bệnh tại nhà được bảo hiểm chi trả, mức hưởng bảo hiểm được thiết kế trên cơ sở xóa 'địa giới hành chính'... ...

Cháy khu ổ chuột ở Philippines, 1.000 ngôi nhà bị thiêu rụi

Sở Cứu hỏa Manila thông báo khoảng 1.000 ngôi nhà đã bị thiêu rụi trong đám cháy ở một khu ổ chuột ...

Mới nhất