Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBuộc ngừng học có còn là biện pháp đủ mạnh thời 4.0?

Buộc ngừng học có còn là biện pháp đủ mạnh thời 4.0?

Từ đầu năm học 2024 – 2025 đến nay xảy ra nhiều vụ bạo lực học đường làm xã hội hết sức lo ngại, trăn trở, bức xúc.

Liên tiếp các vụ bạo lực học đường

Ngày 12.11 báo chí đưa tin tại Trường THCS Nguyễn Huệ (xã Thuận An, huyện Đắk Mil, Đắk Nông), sau buổi chào cờ sáng 11.11 tại trường này, do mâu thuẫn, 2 nam sinh đâm 2 nữ sinh trọng thương phải nhập viện cấp cứu.

Trị bạo lực học đường: Buộc ngừng học có còn là biện pháp đủ mạnh thời 4.0?- Ảnh 1.

Nhiều vụ việc học sinh đánh nhau từ những nguyên nhân rất đơn giản

Chiều 20.10, nữ sinh lớp 7/3 Trường THCS Ngô Gia Tự (xã An Phú, TP. Pleiku, Gia Lai) bị nhóm bạn cùng trường dẫn ra cánh đồng sau trường, vùi em xuống đất đánh đập tập thể, quay video lột đồ. Chiều hôm sau 21.10, nhóm này chờ em ra vị trí cũ, tiếp tục đánh đập, vùi xuống bùn đất, giựt tóc, lột quần áo của em.

Tối 19.10, do mâu thuẫn từ trước, một nam sinh của Trường THCS Anh Xuân (Huyện Nam Đàn, Nghệ An) bị bạn cùng trường ép ngồi xuống bốc đất bỏ vào miệng, sau khi ăn hết nắm đất đầu tiên, nam sinh này bị bắt tiếp tục hút thuốc lá.

Sáng 17.10 tại Trường THPT An Thới (Huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre), một nam lớp 10 bị đánh hội đồng ngay trong lớp phải nhập viện.

Ngày 12.10, tại Trường THCS và THPT Bắc Sơn (Tuyên Hóa, Quảng Bình), một nam sinh bị hai bạn cùng trường đánh ngay tại lớp học phải nhập viện…

Và chắc còn nhiều vụ khác nhưng các trường giải quyết “nội bộ”. Có thể thấy, bạo lực học đường ngày càng tăng về số lượng, tính chất manh động, tàn nhẫn.

Ngừng học là… nghỉ học có lý do chính đáng!

Thực trạng này đòi hỏi sự vào cuộc nhanh chóng, trước hết là của ngành giáo dục.

Đối với học sinh THCS, THPT hình thức kỷ luật cao nhất theo quy định hiện nay là “buộc ngừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ GD-ĐT”.

Trước đây, học sinh bị đuổi học, các em nhận thức sự nặng nề, áp lực, cô đơn khi không được đến trường cùng bạn bè. Bây giờ, tuy phải tạm thời ngừng học ở trường nhưng điện thoại di động trong tay, học sinh bị kỷ luật vẫn kết nối với “chiến hữu”, vẫn games… Những em lười học coi thời gian bị đuổi học là… nghỉ học có lý do chính đáng!?

Một số trường yêu cầu trong thời gian kỷ luật, học sinh đến trường lao động vệ sinh trường lớp, đọc sách… Với học sinh “cá tính”, biện pháp đó không hiệu quả mấy, học sinh đối phó, nên sau thời gian chịu kỷ luật, chứng nào tật ấy.

Trị bạo lực học đường: Buộc ngừng học có còn là biện pháp đủ mạnh thời 4.0?- Ảnh 2.

Cần những giải pháp mạnh mẽ, đột phá, nghiêm khắc từ ngành giáo dục để trị bạo lực học đường

Cần giải pháp căn cơ, mạnh mẽ trị bạo lực học đường

Thực trạng này đòi hỏi giải pháp căn cơ, mạnh mẽ, đột phá, nghiêm khắc từ ngành giáo dục, đồng thời, phối hợp chặt chẽ với phụ huynh, địa phương, các bộ, ngành chức năng.

Với vụ việc nghiêm trọng, không dừng ở đuổi học mà có thể đưa các học sinh này vào trường giáo dưỡng, quản chế chặt chẽ, cứng rắn, linh hoạt, mới có thể thay đổi. Phạt nặng và nghiêm, cảnh tỉnh học sinh ương bướng, cả với phụ huynh, nhà trường. “Mạnh tay” một vài trường hợp để hàng các học sinh khác biết sợ mà không dám làm.

Triệt để giảm tải chương trình học, đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng nhẹ nhàng, xóa bằng được dạy thêm, học thêm tràn lan, triệt tiêu lạm thu tiền trường. Xây học đường vui – khỏe – nhân văn – tiến bộ. Chú trọng hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, đọc sách, rèn kỹ năng sống; đặc biệt, rèn học sinh đức tính lễ phép, thân thiện, bao dung. Phát triển văn hóa học đường có tiêu chí cụ thể, nội dung giáo dục sống động, thực tế, không sáo rỗng, không hình thức, càng không nặng nề thi đua, điểm số, thi cử.

Giáo dục học sinh bằng nêu gương từ thầy cô. Trui rèn đạo đức nhà giáo phải là quyết sách hàng đầu của giáo dục. Thầy cô tốt, ắt có học sinh ngoan. Mỗi bài giảng là tiếng lòng của giáo viên giúp học sinh nên người chứ không nặng nề thêm – bớt kiến thức.

Tất nhiên, nhà trường trong hành trình này luôn cần sự phối hợp của phụ huynh, sự chung tay của xã hội. Gia đình nền nếp, yêu thương, trách nhiệm cùng thầy cô bảo ban con em mình.

Truyền thông, giải trí có trách nhiệm khi chia sẻ thông tin, sản xuất phim, ảnh, truyện… Làm sao những sản phẩm ra đời có nội dung giáo dục, hạn chế bạo lực.

Ngành giáo dục đột phá với chức năng quản lý nhà nước của mình cùng với giám sát, thanh tra, kiểm tra, sâu sát cơ sở, thấu cảm với thầy cô, học sinh, phụ huynh, lắng nghe ý kiến của mọi người với tinh thần cầu thị mới có thể trị bạo lực học đường.




Nguồn: https://thanhnien.vn/tri-bao-luc-hoc-duong-buoc-ngung-hoc-co-con-la-bien-phap-du-manh-thoi-40-185241124133825603.htm

Cùng chủ đề

Nữ sinh bị đánh gãy đốt sống cổ: Đình chỉ học tập 3 học sinh

Trường THPT Nông Cống 2 vừa có quyết định đình chỉ học tập đối với 3 học sinh liên quan vụ đánh một nữ sinh bị gãy đốt sống cổ, phải điều trị gần 2 tháng nay. Sáng 21-11, ông Đặng Văn Hùng -...

Nữ sinh lớp 11 Thanh Hóa bị bạn cùng trường đánh đến chấn thương cổ

(Dân trí) - Ban giám hiệu Trường THPT Nông Cống 2, huyện Nông Cống, Thanh Hóa đã đình chỉ học đối với 3 học sinh đánh hội đồng nữ sinh lớp 11 chấn thương vùng cổ. Ngày 21/11, ông Đặng Văn Hùng, Hiệu trưởng Trường THPT Nông Cống 2, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho biết, cơ quan công an đang điều tra, làm rõ vụ việc em L.V.G.N. (lớp 11A6) bị nhóm học sinh cùng trường đánh hội...

Hình ảnh ấn tượng ở những ngôi trường ghi dấu đặc biệt tại TP HCM

(NLĐO)- Nhiều thế hệ học sinh TP HCM tự hào khi được học tập, trưởng thành dưới những ngôi trường mang dấu ấn đặc biệt ...

Xử lý nghiêm tình trạng bạo lực học đường

Sở GD-ĐT Bình Thuận đã có công văn gửi các cơ sở giáo dục toàn tỉnh yêu cầu chấn chỉnh, ngăn chặn và xử lý nghiêm tình trạng bạo lực học đường xảy ra trên địa bàn. ...

Xác minh vụ học sinh bị đánh hội đồng

Những ngày qua, trên các trang mạng xã hội đưa hình ảnh clip một nữ sinh bị các bạn đánh liên tiếp. Qua xác minh được biết học sinh bị đánh đang học lớp 7 ở Trường THCS Thuận Nam, H.Hàm Thuận Nam. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Giảng viên cần phải ‘thông minh’ hơn ChatGPT

Theo các nhà khoa học, không thể loại bỏ ChatGPT ra khỏi quá trình giáo dục, ngược lại cần khuyến khích sử dụng nhưng đòi hỏi giảng viên phải 'thông minh' hơn ChatGPT. Đề cao tính liêm chính khoa học thuậtTS Đặng Thị Minh...

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Gần 90% sinh viên Đại học Quốc gia TP HCM sử dụng ChatGPT

(NLĐO) – Tích hợp Trí tuệ nhân tạo (AI) vào giảng dạy vừa thuận lợi vừa là thách thức cho ngành giáo dục. ...

Lương thấp, có giáo viên bỏ nghề đi làm công nhân khu công nghiệp

'Mặc dù chi tiêu rất tằn tiện nhưng chưa hết tháng đã hết lương... Nhiều thầy, cô giáo trẻ đôi lúc lúc dao động muốn chuyển nghề, thậm chí là đi làm công nhân ở các khu công nghiệp lương sẽ cao hơn...

Giáo sư Nguyễn Đình Đức vào hội đồng biên tập tạp chí quốc tế uy tín

Hiện tại, giáo sư Nguyễn Đình Đức là thành viên hội đồng biên tập của 10 tạp chí quốc tế trong danh mục ISI thuộc những nhà xuất bản có uy tín, như: tạp chí Aerospace Science and Technology (Nhà xuất bản Elsevier); tạp chí Mechanical Engineering Science (Proc. IMechE Part C, Nhà xuất bản SAGE); tạp chí Mechanics of Composite Materials...

Cùng chuyên mục

Đại học Duy Tân lên tiếng vụ ‘học ngành bác sĩ răng – hàm – mặt nhưng nhận bằng bác sĩ nha khoa’

Sinh viên học ngành bác sĩ răng - hàm - mặt tại Đại học Duy Tân cho biết rất hoang mang khi trường cấp bằng bác sĩ nha khoa và không thể đi xin việc. Ông Dàng cho hay ông và nhà trường rất...

Vào lớp 1 trở thành “cuộc chiến”, thi khó, tỷ lệ chọi cao

Giáo viên tiểu học cho biết nhu cầu cho con thi vào lớp 1 trường "hot" ngày càng cao, kéo theo đó là áp lực để trẻ trúng tuyển vào các trường này cũng tăng đáng kể. ...

Giám đốc Đại học Huế: Chúng tôi không có quyền thẩm định luận án tiến sĩ đạo văn

Liên quan đến vụ việc luận án tiến sĩ của một trưởng phòng nghiên cứu khoa học được xác định đạo văn ở Huế, giám đốc Đại học Huế đã lên tiếng về vụ việc này. Thứ nhất, Đại học Huế yêu cầu bà...

Ấn Độ lần đầu tiên vượt Trung Quốc về số lượng du học sinh tại Mỹ

Mới đây, tờ Global Times dẫn kết quả khảo sát của Viện Giáo dục Quốc tế (IIE) cho biết, số lượng sinh viên Ấn Độ tại Mỹ đã vượt qua Trung Quốc lần đầu tiên trong 15 năm qua.

Thúc đẩy phụ nữ Trung Á tham gia nghiên cứu khoa học

Năm 2019, Sabrina Muzafari, một phụ nữ trẻ đến từ Tajikistan, tham gia chương trình “Adventure of Science: Women and Glaciers in Central Asia” với mong muốn thử thách bản thân và tìm hiểu về băng hà. Khởi...

Mới nhất

Trời rét nên ăn gì để tránh cảm lạnh, cảm cúm?

Thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng, chống cảm cúm, cảm lạnh Ăn súp gà Thịt gà là món ăn giàu dinh dưỡng, giúp bồi bổ cơ thể suy yếu rất tốt, đồng thời làm tăng cường miễn dịch. Thịt gà có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, đồng thời là thuốc quý trong Đông y có...

Lãnh đạo PetroVietnam tháp tùng Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với Tập đoàn Petronas

Đoàn Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) tham gia tháp tùng Tổng Bí thư Tô Lâm tham quan và làm việc tại Petronas có Chủ tịch HĐTV Lê Mạnh Hùng và Phó Tổng Giám đốc Lê Mạnh Cường.

Soobin động viên Tùng Dương thi Anh trai vượt ngàn chông gai mùa 2

Là khách mời trong liveshow "Người đàn ông hát", Soobin dạy Tùng DÆ°Æ¡ng nhảy và động viên nam ca sÄ© thi "Anh trai vượt ngàn chông gai" mùa sau. Liveshow Người đàn ông hát của ca sĩ Tùng Dương diễn ra tối 23/11 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội với sự theo dõi của 4.000 khán...

Vào lớp 1 trở thành “cuộc chiến”, thi khó, tỷ lệ chọi cao

Giáo viên tiểu học cho biết nhu cầu cho con thi vào lớp 1 trường "hot" ngày càng cao, kéo theo đó là áp lực để trẻ trúng tuyển vào các...

Mới nhất