Trang chủDi sảnTiếp tục nỗ lực bảo tồn và lan tỏa giá trị của...

Tiếp tục nỗ lực bảo tồn và lan tỏa giá trị của Áo dài Huế


VHO – Sáng ngày 23.11, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Tri thức may, mặc Áo dài Huế”. Đây là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thứ 4 của địa phương này

Tiếp tục nỗ lực bảo tồn và lan tỏa giá trị của Áo dài Huế  - ảnh 1
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Quý Phương trao Bằng chứng nhận “Tri thức may, mặc Áo dài Huế” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho lãnh đạo Sở VHTT. Ảnh: S.THÙY

Ngày 9.8.2024, Bộ trưởng Bộ VHTTDL đã có Quyết định số 2320/QĐ-BVHTTDL công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Tri thức may, mặc Áo dài Huế”. Đây là di sản chung của cộng đồng, do cộng đồng nắm giữ và chung tay bảo vệ, phát huy giá trị.

Áo Ngũ thân, tiền thân của áo dài Việt Nam hiện đại vốn ra đời ở Đàng Trong, gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Thuận Hóa – Phú Xuân. Đây là kết quả của sự sáng tạo của cư dân Việt trên con đường Nam tiến, mở rộng cương thổ đất nước về phía Nam.

Từ năm 1744, vị chúa Nguyễn đời thứ 8 là Nguyễn Phúc Khoát đã quyết định chọn loại trang phục này làm thường phục cho toàn thể nhân dân Đàng Trong (từ sông Gianh Quảng Bình đến hết vùng đất miền Nam hiện nay).

Đầu thế kỷ XIX, trong thời kỳ đất nước thống nhất, Hoàng đế Minh Mạng lại tiếp tục chọn áo Ngũ thân làm trang phục chung cho toàn thể nhân dân Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ 1837-1945, áo Ngũ thân rất phổ biến ở cả hai miền Nam Bắc, và được xem là Quốc phục của người Việt.

Trải qua thời gian dài hơn 300 năm, các thế hệ nghệ nhân xứ Huế đã tích lũy nhiều tri thức may, mặc áo dài. Đó không chỉ thuần túy là chuyện áo quần mà đặc biệt đã được biểu tượng hóa rõ nét hệ chuẩn mực giá trị thẩm mỹ và đạo đức, luân lý của xã hội.

Trong cuộc sống hiện đại, Áo dài Huế vẫn được nhiều đối tượng sử dụng, phổ biến nhất là học sinh, sinh viên, viên chức, thanh niên, rồi cả đến những lớp người trung niên, cao niên, chị em làm nghề buôn bán nhỏ ở các cửa hiệu, ở ngoài chợ…

Tiếp tục nỗ lực bảo tồn và lan tỏa giá trị của Áo dài Huế  - ảnh 2
Lãnh đạo Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế khen thưởng các cá nhân, đơn vị có đóng góp tổ chức thành công Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế năm 2024. Ảnh: S.THÙY

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: Những năm trở lại đây, Sở đã phát động và đẩy mạnh việc gìn giữ và phục hưng áo dài truyền thống (bao gồm cả áo dài nam và áo dài nữ) không chỉ trong cộng đồng nhân dân mà còn cả ở khối cơ quan nhà nước.

Ngành văn hóa đã nỗ lực nghiên cứu, xây dựng và triển khai đề án “Huế – Kinh đô Áo dài Việt Nam” với nhiều nội dung phong phú. Ngày 29/3/2023, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra quyết định phê duyệt đề án này, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai có hiệu quả hoạt động quảng bá, tôn vinh áo dài Huế, thúc đẩy kinh tế, du lịch phát triển, khẳng định áo dài Huế trong cộng đồng quốc tế, hướng đến phát triển thương hiệu “Huế – Kinh đô Áo dài”.

Niều hiệu may đo áo dài Huế tập trung ở các vùng Gia Hội, Kim Long, Vĩ Dạ, Phủ Cam… Đây là những vùng đất có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, dân cư tập trung đông đúc và nơi sinh sống của các gia đình, dòng họ có truyền thống may đo áo dài Huế.

Ngày nay, truyền thống may, mặc áo dài được nâng lên, tô điểm thêm bởi những nhà thiết kế, nhà may áo dài Huế nổi tiếng như Tân Nghiệp, Minh Tân, Mỹ Lệ, Thẩm, Hùng, Đoan Trang, Phúc, Thảo Trang, Viết Bảo, Quang Hòa, Thanh Châu, Xuân Thi, Phương Hoa, Thùy Trang, Cuộc, Trương Anh Hào, Bích Thủy, Hồng Đào, Đan Phương, Tuấn, Minh Tiến, Anh Bảo… 

Các khâu kỹ thuật cắt, may, luôn tà, làm nút đều được các nghệ nhân, người thợ may áo dài chăm chút thận trọng. Vì vậy, chiếc áo dài không đơn thuần là sản phẩm may mặc mà là cả một tác phẩm nghệ thuật, chứa đựng giá trị bản sắc văn hóa Huế.

Tiếp tục nỗ lực bảo tồn và lan tỏa giá trị của Áo dài Huế  - ảnh 3
Du khách tìm hiểu các sản phẩm Áo dài Huế. Ảnh: S.THÙY

Áo dài Huế là sự kết hợp tổng hợp của các lĩnh vực dệt, may, thêu, hội họa, thiết kế, thời trang, đích thực là một sản phẩm văn hóa, hướng đến là một sản phẩm công nghiệp văn hoá để phục vụ du lịch. Các dịch vụ may đo áo dài lấy nhanh cho du khách được phát triển, các địa điểm cho thuê áo dài, chụp ảnh với áo dài ngày một nhiều… Qua đó, góp phần tăng doanh thu cho các cơ sở kinh doanh và tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của nghề may đo áo dài.

“Thừa Thiên Huế đang thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa một cách bền vững. Thiết kế, may đo Áo dài vừa là một ngành nghề thủ công lại vừa là một ngành thiết kế sáng tạo đặc biệt, tạo nên những sản phẩm ấn tượng và có tính phổ biến rất cao. Đó là chưa kể rất nhiều các loại phụ kiện, trang sức kèm theo chiếc áo dài”- ông Phan Thanh Hải nhấn mạnh.

Ngoài ra, công nghiệp văn hóa áo dài còn tạo điều kiện phát triển các ngành khác như sản xuất hàng lưu niệm, đồ chơi, phụ kiện, điện ảnh, mỹ thuật… Đây chính là hướng phát triển công nghiệp văn hóa, phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu, tạo công ăn việc làm, mang lại nguồn thu cho doanh nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân, vừa bảo tồn, lan tỏa giá trị mang đậm bản sắc văn hóa Huế.

Lãnh đạo Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế cũng thông tin, trong thời gian tới, sẽ tiếp tục nỗ lực, quyết tâm bảo tồn, phát huy và lan tỏa hơn nữa giá trị của Áo dài trong cuộc sống đương đại. Đồng thời sẽ đề xuất lãnh đạo tỉnh và Bộ VHTTDL cho phép tiến hành việc xây dựng bộ hồ sơ khoa học “Tri thức may, mặc Áo dài Huế” đệ trình UNESCO xem xét ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/tiep-tuc-no-luc-bao-ton-va-lan-toa-gia-tri-cua-ao-dai-hue-112663.html

Cùng chủ đề

Đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Tri thức May và Mặc áo dài Huế”

(Tổ Quốc) - Lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Tri thức May và Mặc áo dài Huế" được tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức trang trọng với sự tham dự của đông đảo người dân và những người yêu mến áo dài Huế. ...

Tìm thấy thi thể các nạn nhân vụ xe rác lao từ cầu xuống sông Hương

Đến 10h30 ngày 23/11, nạn nhân thứ 2 trong vụ xe gom rác lao từ cầu xuống sông ở Thừa Thiên - Huế  được lực lượng chức năng tìm thấy. Vị trí tìm thấy nạn nhân thứ hai nằm ở khúc sông đoạn giữa cầu Hữu Trạch và cầu treo Bình Điền (nơi xảy ra vụ tai nạn) cùng bắc qua sông Hữu Trạch (một chi lưu của sông Hương). Trước đó, sáng cùng ngày, lực lượng chức năng cũng...

Biểu dương nhiều cá nhân hiến tặng hiện vật cho Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế

(Tổ Quốc) - Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức tuyên dương những cá nhân có thành tích hiến tặng hiện vật. Hoạt động nhằm ghi nhận những đóng góp của những người không trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn, bảo tàng nhưng luôn...

Thừa Thiên Huế khai mạc Tuần lễ du lịch Chăm sóc sức khỏe

(Tổ Quốc) - Ngay sau khi tham dự lễ khai mạc, người dân và du khách có mặt tại TP Huế đã được tham quan, trải nghiệm các hoạt động tại Tuần lễ du lịch Chăm sóc sức khỏe - Wellness Tourism Weekend. ...

Khơi nguồn ý tưởng khởi nghiệp “xanh” cho thế hệ trẻ từ cuộc thi “Yes! Camp x Huế 2024”

(Tổ Quốc) - "Yes! Camp x Huế 2024" là chương trình lần đầu tiên được tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế, mang theo sứ mệnh khơi nguồn cảm hứng sáng tạo và ươm mầm những ý tưởng đột phá cho thế hệ trẻ. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kỷ niệm 20 năm thành lập Hội Di sản văn hóa và Cổ vật Thanh Hoa

VHO - Qua 20 năm hoạt động, Hội Di sản văn hóa và Cổ vật Thanh Hoa (Thanh Hoá) đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hoá và lan toả tình yêu di sản văn hoá. Ngày 23.11, tại Trung tâm Hội nghị 25B (TP Thanh Hoá, Thanh Hoá), Hội Di sản văn hóa và Cổ vật Thanh Hoa (DSVH&CVTH) tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Di sản Văn...

TP.HCM trao Bằng xếp hạng cho 5 di tích kiến trúc-nghệ thuật

VHO - Ngày 22.11, tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng, Sở VHTT TP.HCM và Hội Di sản văn hóa tổ chức Lễ công bố quyết định và trao Bằng xếp hạng di tích cấp Thành phố đối với 5 di tích kiến trúc-nghệ thuật, nâng tổng số di tích được xếp hạng trên địa bàn TP.HCM là 193 công trình. Trong giai đoạn 2020-2024, có 16 công trình, địa điểm được xếp hạng di tích, trong đó Trụ sở...

Nhiều hoạt động ý nghĩa trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam

VHO - Thừa Thiên Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23.11, trong đó có lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận Di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”.  Theo ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, các sự kiện, hoạt động có ý nghĩa được tổ chức trong Ngày Di...

Công bố bảo vật quốc gia “Sưu tập mũi khoan đá Thác Hai”

VHO - UBND tỉnh Đắk Lắk dự kiến sẽ chính thức công bố bảo vật quốc gia được công nhận năm 2024, là bộ “Sưu tập mũi khoan đá Thác Hai”, nhân lễ kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh (tổ chức ngày 22.11.2024). Theo ông, Di chỉ Thác Hai mới được phát triển, chưa lan tỏa các thông tin với giới nghiên cứu chuyên môn, nên thời gian tới, cần công bố rộng rãi những dữ liệu có...

Bài 2: “Giả lập” những không gian di sản là cần thiết

VHO - “Làm mới” các không gian di sản, để không duy trì một cung cách, thái độ “bất khả xâm phạm” tới di sản là điều nên tính toán, cân nhắc. Bởi lẽ nếu chỉ chăm chăm giữ nguyên hiện trạng di sản, nỗ lực bảo vệ “khô cứng” các không gian di sản, chỉ cho du khách tiếp cận đến xem và giữ khoảng cách, liệu có bao nhiêu du khách sẽ thật sự “hiểu” di...

Bài đọc nhiều

Giá Trị Lịch Sử Đang Bị Đe Dọa: Thực Trạng Di Sản Hội An Trước Biến Đổi Khí Hậu

Thành phố Hội An, di sản văn hóa thế giới, mang trong mình vẻ đẹp cổ kính và bề dày lịch sử hơn 500 năm, đang phải đối mặt với những đe dọa nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu đang làm gia tăng các hiện tượng thiên tai khắc nghiệt như bão, lũ và tình trạng nước biển dâng, gây ảnh hưởng không chỉ đến độ bền của các công trình kiến trúc cổ...

TP.HCM trao Bằng xếp hạng cho 5 di tích kiến trúc-nghệ thuật

VHO - Ngày 22.11, tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng, Sở VHTT TP.HCM và Hội Di sản văn hóa tổ chức Lễ công bố quyết định và trao Bằng xếp hạng di tích cấp Thành phố đối với 5 di tích kiến trúc-nghệ thuật, nâng tổng số di tích được xếp hạng trên địa bàn TP.HCM là 193 công trình. Trong giai đoạn 2020-2024, có 16 công trình, địa điểm được xếp hạng di tích, trong đó Trụ sở...

Nhiều hoạt động ý nghĩa trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam

VHO - Thừa Thiên Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23.11, trong đó có lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận Di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”.  Theo ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, các sự kiện, hoạt động có ý nghĩa được tổ chức trong Ngày Di...

Công bố bảo vật quốc gia “Sưu tập mũi khoan đá Thác Hai”

VHO - UBND tỉnh Đắk Lắk dự kiến sẽ chính thức công bố bảo vật quốc gia được công nhận năm 2024, là bộ “Sưu tập mũi khoan đá Thác Hai”, nhân lễ kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh (tổ chức ngày 22.11.2024). Theo ông, Di chỉ Thác Hai mới được phát triển, chưa lan tỏa các thông tin với giới nghiên cứu chuyên môn, nên thời gian tới, cần công bố rộng rãi những dữ liệu có...

Độc đáo lễ cưới người Ba Na

Là người phụ trách đoàn nghệ nhân người Ba Na, anh Đinh Mỡi, hiện đang công tác tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao huyện K’Bang cho biết, lễ cưới là sự kiện quan trọng của người Ba Na, có sự chứng kiến, công nhận của cả cộng đồng, và những người quan trọng trong làng, trong gia đình. Anh Đinh Mỡi cho biết, trai gái người Ba Na đến tuổi tìm hiểu nhau...

Cùng chuyên mục

Kỷ niệm 20 năm thành lập Hội Di sản văn hóa và Cổ vật Thanh Hoa

VHO - Qua 20 năm hoạt động, Hội Di sản văn hóa và Cổ vật Thanh Hoa (Thanh Hoá) đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hoá và lan toả tình yêu di sản văn hoá. Ngày 23.11, tại Trung tâm Hội nghị 25B (TP Thanh Hoá, Thanh Hoá), Hội Di sản văn hóa và Cổ vật Thanh Hoa (DSVH&CVTH) tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Di sản Văn...

TP.HCM trao Bằng xếp hạng cho 5 di tích kiến trúc-nghệ thuật

VHO - Ngày 22.11, tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng, Sở VHTT TP.HCM và Hội Di sản văn hóa tổ chức Lễ công bố quyết định và trao Bằng xếp hạng di tích cấp Thành phố đối với 5 di tích kiến trúc-nghệ thuật, nâng tổng số di tích được xếp hạng trên địa bàn TP.HCM là 193 công trình. Trong giai đoạn 2020-2024, có 16 công trình, địa điểm được xếp hạng di tích, trong đó Trụ sở...

Nhiều hoạt động ý nghĩa trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam

VHO - Thừa Thiên Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23.11, trong đó có lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận Di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”.  Theo ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, các sự kiện, hoạt động có ý nghĩa được tổ chức trong Ngày Di...

Công bố bảo vật quốc gia “Sưu tập mũi khoan đá Thác Hai”

VHO - UBND tỉnh Đắk Lắk dự kiến sẽ chính thức công bố bảo vật quốc gia được công nhận năm 2024, là bộ “Sưu tập mũi khoan đá Thác Hai”, nhân lễ kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh (tổ chức ngày 22.11.2024). Theo ông, Di chỉ Thác Hai mới được phát triển, chưa lan tỏa các thông tin với giới nghiên cứu chuyên môn, nên thời gian tới, cần công bố rộng rãi những dữ liệu có...

Bài 2: “Giả lập” những không gian di sản là cần thiết

VHO - “Làm mới” các không gian di sản, để không duy trì một cung cách, thái độ “bất khả xâm phạm” tới di sản là điều nên tính toán, cân nhắc. Bởi lẽ nếu chỉ chăm chăm giữ nguyên hiện trạng di sản, nỗ lực bảo vệ “khô cứng” các không gian di sản, chỉ cho du khách tiếp cận đến xem và giữ khoảng cách, liệu có bao nhiêu du khách sẽ thật sự “hiểu” di...

Mới nhất

Ông Trump lựa chọn tỷ phú đầu tư làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cho biết đã chọn tỷ phú Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ trong chính quyền mới. “Tôi vui mừng đề cử ông Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính thứ 79 của nước Mỹ… Chính quyền của tôi sẽ khôi phục sự tự do, sức mạnh, khả năng hồi phục và...

Đang diễn ra Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Từ ngày 22-26/11, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp tổ chức “Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam”. Sự kiện nằm trong Triển lãm sắc màu di sản văn hóa thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam năm 2024 do Bộ Văn hóa,...

Chỉ số USD Index đạt mức cao nhất trong 13 tháng

Tỷ giá USD hôm nay 24/11/2024: Giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD. Chỉ số USD Index (DXY) đạt 107,49 điểm. Tham khảo các địa chỉ đổi Ngoại tệ - Mua Bán USD được yêu thích tại Hà Nội: 1. Tiệm vàng Quốc Trinh Hà Trung -...

TP.HCM đề xuất 12 chính sách đẩy nhanh tiến độ dự án đường Vành đai 4

UBND TP.HCM vừa trình Thủ tướng Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP.HCM.Theo UBND TP.HCM, dựa trên thực tiễn triển khai các dự án đường bộ cao tốc trong thời gian qua, TP.HCM và các địa phương kiến nghị...

Canada xin lỗi cộng đồng người Inuit vì giết hàng loạt chó kéo xe nhiều thập kỷ trước

(CLO) Chính phủ Canada hôm thứ Bảy đã xin lỗi người thổ dân Inuit ở phía bắc Quebec vì vụ giết hàng loạt chó kéo xe trong những năm 1950 và...

Mới nhất