Trang chủMultimediaẢnhHội An - Nơi thời gian ngừng trôi

Hội An – Nơi thời gian ngừng trôi

Nằm bên dòng sông Hoài thơ mộng, Đô thị cổ Hội An như một viên ngọc quý giữa lòng Quảng Nam, lưu giữ vẻ đẹp cổ kính và bình yên xuyên suốt hàng thế kỷ. Được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào ngày 4/12/1999, Hội An không chỉ là một bảo tàng sống của kiến trúc và lối sống đô thị mà còn là biểu tượng của sự giao thoa văn hóa Đông – Tây độc đáo.

Được hình thành và phát triển từ thế kỷ XVI, Hội An từng là một trong những thương cảng quốc tế sầm uất bậc nhất khu vực. Từ thế kỷ XVI, các thương nhân từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Ấn Độ và Tây Ban Nha đã đến đây giao thương hàng hóa. Chính vì vậy, những công trình kiến trúc và giá trị văn hóa của phổ cổ Hội An được hội tụ từ nhiều nền văn hóa Đông – Tây. Dấu ấn ấy còn in đậm trên từng mái ngói âm dương, từng con phố nhỏ hay những hội quán người Hoa mang kiến trúc tinh xảo.

Thành phố Hội An nằm bên bờ sông Hoài thơ mộng.

Theo ông Phạm Phú Ngọc, Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn Di sản văn hóa Hội An (Quảng Nam), thành phố Hội An có hơn 1.400 di tích được kiểm kê phân loại, trong đó có 27 di tích cấp quốc gia, 49 di tích cấp tỉnh và hơn 1.330 di tích nằm trong danh mục bảo vệ của thành phố. Riêng khu phố cổ có 1.130 di tích, trong đó có 9 di tích đơn lẻ được xếp hạng cấp quốc gia và 8 di tích cấp tỉnh. Các di tích kiến trúc nghệ thuật thuộc các công trình dân dụng (nhà ở, cầu, giếng, chợ), công trình tín ngưỡng (đình, chùa, lăng, miếu, hội quán, nhà thờ tộc) và công trình đặc thù (mộ). Mỗi loại hình kiến trúc đều có những đặc điểm, sắc thái riêng nhưng đó là sự kết hợp hài hòa giữa không gian, bố cục và sự đan quyện tài tình giữa các phong cách kiến trúc Việt – Hoa – Nhật – phương Tây, góp phần tăng thêm tính phong phú, đa dạng văn hóa của Đô thị cổ Hội An.

Trái ngược với sự hiện đại hóa nhanh chóng của nhiều đô thị khác, Hội An tạo ấn tượng sâu sắc bởi những ngôi nhà mái rêu phong, tường vàng cổ kính và những chiếc đèn lồng lung linh sắc màu. Bước chân vào khu phố cổ xinh đẹp này, ta có thể cảm nhận sâu sắc sự pha trộn đa dạng, đầy nghệ thuật và cổ kính bởi những dãy nhà san sát mang những nét đặc trưng kiến trúc của các nền văn hóa khác nhau.

Hội An với những món ăn đặc sản thấm đẫm hồn quê xứ Quảng.

Hội An không chỉ là bảo tàng sống lưu giữ giá trị kiến trúc cổ kính mà còn là một không gian văn hóa đầy sức sống. Những phong tục tập quán, tín ngưỡng và nghệ thuật dân gian như hát bài chòi, hò khoan trên dòng sông Hoài vẫn được gìn giữ, tô điểm thêm cho vẻ đẹp văn hóa độc đáo của phố Hội. Lang thang trên những con đường nhỏ, bạn dễ dàng bắt gặp những gánh hàng rong với cao lầu, mì Quảng, cơm gà – những món ăn đặc sản thấm đẫm hồn quê xứ Quảng. Bên cạnh đó, các cửa hàng thủ công mỹ nghệ bày bán sản phẩm từ các làng nghề truyền thống như mộc Kim Bồng, rau Trà Quế hay gốm sứ Thanh Hà cũng gợi nhớ về một Hội An từng là thương cảng sôi động, vừa cổ xưa, vừa đầy sức sống.

Khi màn đêm buông xuống, Hội An bừng sáng trong vẻ đẹp huyền ảo của hàng nghìn chiếc đèn lồng lung linh sắc màu. Đặc biệt, vào ngày 14 âm lịch hằng tháng, lễ hội đèn lồng biến phố Hội thành một bức tranh lộng lẫy, đầy màu sắc. Một trải nghiệm không thể bỏ qua khi đến Hội An là thả đèn hoa đăng trên dòng sông Hoài thơ mộng. Những chiếc thuyền nhỏ lướt nhẹ mang theo ánh sáng dịu dàng từ đèn hoa đăng, đưa hy vọng và lời cầu chúc trôi theo dòng nước. Với người dân nơi đây, thả đèn không chỉ là một nghi thức đẹp mà còn là cách để xua tan muộn phiền, tìm về cảm giác bình an và hạnh phúc.

Với những giá trị độc đáo riêng có, Đô thị cổ Hội An được được Bộ Văn hóa quyết định xếp hạng Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia vào năm 1985, Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt năm 2009 và được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới năm 1999.

Hội An bừng sáng trong vẻ đẹp huyền ảo của hàng nghìn chiếc đèn lồng lung linh sắc màu.

Trong những năm qua, Hội An không ngừng khẳng định vị trí trong lòng du khách trong nước và quốc tế. Số lượng du khách, đặc biệt là khách quốc tế đến Hội An tăng trưởng mạnh mẽ trong nhiều năm qua, minh chứng cho sức hút không thể cưỡng lại của di sản này. Năm 2019 (trước dịch COVID-19), Hội An đón 5,35 triệu lượt khách du lịch. Sau 3 năm chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, lượng khách đến Hội An đã dần phục hồi và đạt 4 triệu lượt vào năm 2023.

Hội An còn liên tục giành được các danh hiệu danh giá như “Điểm đến thành phố văn hóa hàng đầu châu Á” (World Travel Awards), “Thành phố du lịch tuyệt vời nhất thế giới” (Travel + Leisure)… Tại Giải thưởng World’s Best Awards 2024, Hội An đứng thứ 4 trong danh sách 25 thành phố được yêu thích nhất thế giới và thứ 3 trong danh sách 25 thành phố được yêu thích nhất châu Á…

Ngay từ khi được công nhận là Di sản Thế giới, nhiều chương trình bảo tồn quy mô lớn đã được thực hiện tại Đô thị cổ Hội An. Hiện nay, di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An được phân cấp quản lý chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật, có sự tham gia phối hợp của cả Trung ương, tỉnh Quảng Nam và thành phố Hội An.

Công tác trùng tu di tích luôn là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược bảo tồn. Theo thống kê, từ năm 2008 đến nay, hơn 400 di tích đã được tu bổ với kinh phí vượt 150 tỷ đồng, bao gồm cả nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và sự đóng góp của cộng đồng. Riêng Dự án “Tu bổ khẩn cấp các di tích có nguy cơ sụp đổ” đã cứu nguy cho hàng trăm ngôi nhà cổ, giúp bảo toàn diện mạo phố Hội qua nhiều thế hệ.
Các di tích vật thể quan trọng như Chùa Cầu, nhà cổ Tấn Ký và các hội quán người Hoa đều được tu bổ, quản lý và bảo vệ chặt chẽ, gắn với các kế hoạch dài hạn nhằm bảo đảm tính toàn vẹn và giá trị lịch sử. Chính quyền cũng triển khai ứng dụng công nghệ số trong việc lập hồ sơ quản lý, số hóa dữ liệu di tích để nâng cao hiệu quả giám sát và bảo tồn.

Chùa Cầu (còn gọi chùa Nhật Bản), công trình kiến trúc do các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại Hội An xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 16. Đây là một trong những điểm đến hấp dẫn du khách cả ban ngày lẫn ban đêm.

Bên cạnh các di tích vật thể, các giá trị văn hóa phi vật thể cũng được chú trọng gìn giữ. Các lễ hội truyền thống như lễ hội đèn lồng, hát bài chòi được tổ chức thường xuyên, trở thành nét đặc trưng của vùng đất này. Những phong tục tập quán, nghệ thuật dân gian vẫn được người dân gìn giữ qua từng thế hệ, mang đến sức sống cho di sản. Các làng nghề truyền thống như mộc Kim Bồng, gốm Thanh Hà và rau Trà Quế không chỉ được khôi phục mà còn trở thành điểm đến du lịch văn hóa, tạo sinh kế cho người dân địa phương.

Cộng đồng dân cư đóng vai trò trung tâm trong việc bảo tồn Hội An. Chính người dân đã biến di sản thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống thường nhật, từ việc duy trì các ngôi nhà cổ đến phát triển du lịch xanh. Các chương trình như “Đêm phố cổ”, “Phố đi bộ” và chợ đêm đã trở thành điểm nhấn, vừa thu hút du khách, vừa quảng bá văn hóa.

Vẻ đẹp cổ kính, rêu phong của phố cổ Hội An.

Hội An đang hướng tới mô hình phát triển du lịch bền vững. Thành phố đã triển khai các sáng kiến như sử dụng xe điện trong khu phố cổ, giảm thiểu rác thải nhựa và khuyến khích du khách tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường. Chính phủ Việt Nam cùng các tổ chức quốc tế cũng đã triển khai nhiều dự án hỗ trợ như xây dựng quỹ bảo tồn, tổ chức các hội thảo khoa học và chương trình đào tạo nâng cao nhận thức…

Dù vậy, Hội An vẫn đối diện với những áp lực của vấn đề dân số, mật độ và thành phần dân cư, khách du lịch trong đô thị tăng nhanh khó kiểm soát, nhất là trong khu phố cổ và tác động mặt trái của tốc độ đô thị hóa, phát triển dịch vụ – du lịch đã làm ảnh hưởng nghiệm trọng lên tính toàn vẹn, tính chân xác của di sản văn hóa…

Trong bối cảnh đó, tháng 3/2024, UBND tỉnh Quảng Nam đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành “Đề án bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An đến năm 2030, định hướng đến năm 2035”.

Du khách tham quan Phố cổ Hội An bằng xích lô.

Đề án nhấn mạnh nguyên tắc bảo tồn tính chân xác và toàn vẹn của di sản, đồng thời giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển một cách hài hòa. Mục tiêu là xây dựng Hội An trở thành một thành phố sinh thái – văn hóa – du lịch, vừa giữ gìn được bản sắc, vừa khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế từ di sản.

Đặc biệt, kế hoạch tập trung bảo vệ không chỉ khu phố cổ mà còn các làng nghề truyền thống, vùng ven sông Thu Bồn và Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm. Những yếu tố tự nhiên và văn hóa này được xem như lớp bảo vệ vùng đệm, giúp Hội An phát triển bền vững.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 là hoàn thành 100% công tác tu bổ các di tích xuống cấp, lập hồ sơ khoa học đầy đủ cho tất cả di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Tới năm 2035, Hội An mở rộng vùng bảo vệ di sản, bảo đảm tính toàn vẹn và giá trị nổi bật toàn cầu của đô thị cổ.

Thành phố cũng đặt tham vọng trở thành trung tâm du lịch văn hóa – sinh thái hàng đầu khu vực, với việc tích hợp công nghệ số vào quản lý và trải nghiệm du lịch. Đặc biệt, Hội An sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và bảo tồn di sản, mở rộng cơ hội quảng bá hình ảnh đến bạn bè năm châu.

Ký ức Hội An là một chương trình nghệ thuật thực cảnh đầy màu sắc, đưa người xem ngược dòng thời gian trở về Hội An thời xa xưa tới hiện tại.

Nhân kỷ niệm 25 năm Đô thị cổ Hội An được công nhận Di sản Thế giới (4/12/1999 – 4/12/2024), UBND thành phố Hội An (Quảng Nam) ban hành kế hoạch tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm từ ngày 23/11 đến 4/12/2024, trong đó đáng chú ý có tọa đàm “Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An”, tọa đàm “Những dấu ấn trên chặng đường bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Đô thị cổ Hội An”; trưng bày ảnh “Di sản Văn hóa Thế giới Đô thị cổ Hội An – 25 năm bảo tồn và phát huy”, hội thi “Chúng em với di sản”… Các hoạt động kỷ niệm nhằm đánh giá toàn diện kết quả quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới; ghi nhận nỗ lực bảo tồn di sản của hệ thống chính trị và nhân dân cùng sự hỗ trợ của bạn bè trong nước và quốc tế; tôn vinh, động viên các tổ chức, cá nhân, các tầng lớp nhân dân chung tay gìn giữ di sản văn hóa; đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá rộng các giá trị di sản văn hóa.

25 năm là một chặng đường dài với nhiều nỗ lực để giữ gìn và phát huy giá trị di sản. Với sự chung tay của cộng đồng, chính quyền và bạn bè quốc tế, Hội An không chỉ là niềm tự hào của người dân Việt Nam, mà còn là một trong những biểu tượng văn hóa của nhân loại. Vẻ đẹp vượt thời gian, sự giao thoa hài hòa giữa kiến trúc và văn hóa, cùng những nỗ lực không ngừng trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản, đã giúp Hội An luôn tỏa sáng. Dù bạn đến đây lần đầu hay đã quay lại nhiều lần, Hội An vẫn luôn đem đến những cảm xúc khó quên, là nơi để mỗi người tìm thấy sự bình yên, hoài niệm và những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc.

Bài: Minh Duyên
Ảnh, đồ họa: TTXVN
Biên tập: Kỳ Thư
Trình bày: Hà Nguyễn

Nguồn:https://baotintuc.vn/long-form/emagazine/hoi-an-noi-thoi-gian-ngung-troi-20241122224910013.htm

Cùng chủ đề

Đề nghị công an điều tra thông tin ‘chi 1,8 tỷ để có suất chèo thuyền’ ở Hội An

Tối 23/11, ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch UBND TP Hội An, tỉnh Quảng Nam - cho biết đã đề nghị công an vào cuộc xác minh một tài khoản mạng xã hội đưa thông tin "chi 1,6 đến 1,8 tỷ để có suất chèo thuyền, đạp xích lô tại Hội An".Theo đó, sáng cùng ngày, tài khoản Minh Ohio đăng tải lên mạng xã hội Facebook và Tiktok một video được quay tại TP Hội An.Người đàn...

Quảng Nam định hình 2 “cung đường vàng” du lịch mới

(NLĐO) - Tỉnh Quảng Nam xem xét về việc hình thành 2 cung đường vàng kết nối du lịch từ biển lên núi và tuyến đường trục dọc ven biển. ...

Hội An có trung tâm giới thiệu sản phẩm OCOP đầu tiên

(Dân trí) - Trung tâm sản phẩm OCOP đầu tiên tại Hội An hướng đến 2 mục đích, giới thiệu sản phẩm đặc sản của địa phương đến du khách trong và ngoài nước; tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động. Ngày 27/9, UBND thành phố Hội An, Quảng Nam khánh thành trung tâm giới thiệu sản phẩm OCOP đầu tiên tại đường Nguyễn Thái Học - trung tâm phố cổ Hội An. Tại cửa hàng trưng...

Các hoạt động kỷ niệm 25 năm Đô thị cổ Hội An trở thành Di sản văn hóa thế giới

VHO - Nhằm ghi dấu cột mốc quan trọng qua 25 năm Đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới (4.12.1999 – 4.12.2024), UBND thành phố Hội An sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm sự kiện này. Đây cũng là loạt sự kiện gắn với chào mừng, kỷ niệm ngày Di sản Văn hóa (DSVH) Việt Nam (23.11), 7 năm Nghệ thuật Bài chòi Trung bộ Việt Nam được UNESCO...

Du khách nước ngoài thích thú vào vai nông dân tại làng rau Trà Quế

Làng rau Trà Quế đã trở thành một trong những điểm thu hút nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm nhất tại Hội An.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kho tư liệu hình quý giá tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Khi đến với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, bên cạnh hơn 150.000 hiện vật giúp khách tham quan hiểu hơn về một thời lịch sử hào hùng, những thước phim tư liệu quý được trình chiếu sinh động cũng góp phần mang lại cho người xem cái nhìn chân thực về quá khứ. Hà Linh/Báo Tin tức Nguồn:https://video.baotintuc.vn/kho-tu-lieu-hinh-quy-gia-tai-bao-tang-lich-su-quan-su-viet-nam-post18978.html

Trung Quốc trang bị những ‘vũ khí’ gì cho cuộc chiến thương mại 2.0 với Mỹ?

Lần này, khi đã hiểu rõ về cách thức hoạt động của Tổng thống đắc cử Mỹ, giới lãnh đạo Trung Quốc được trang bị tốt hơn để đối phó với khả năng ông Trump sẽ áp thuế lên tới 60% đối với hàng hóa Trung Quốc nhập vào Mỹ. Vào mùa hè năm 2018, khi cựu Tổng thống Donald Trump phát động cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh, nền kinh tế Trung Quốc đang trên đà phát triển...

​Thông cáo báo chí số 24, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thứ bảy, ngày 23/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 24 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Buổi sáng, nội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, nghe các nội dung: Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình...

Quan hệ Việt Nam – Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới

Chiều 23/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đã về đến sân bay Nội Bài (Hà Nội), kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia từ 21 - 23/11/2024, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia và Phu nhân. Đây là chuyến thăm của một Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tới Malaysia sau 30 năm, do đó chuyến...

Việt Nam, Malaysia tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng và Halal

Nhân dịp Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam có chuyến thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến 23/11, đoàn Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên dẫn đầu đã có buổi làm việc với Công ty Năng lượng tái tạo TNB Renewables Sdn Bhd tại khách sạn Shangri-La vào ngày 22/11. Đoàn Bộ Công Thương Việt Nam làm việc với đại diện Tập đoàn Phát triển Halal...

Bài đọc nhiều

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...
01:26:54

Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng Quốc khánh 2/9

TPO - Chào mừng 79 năm Quốc khánh 2/9, các tuyến phố ở trung tâm Hà Nội trang hoàng rực rỡ màu cờ hoa, pano, áp phích, biểu ngữ gắn liền với hình ảnh lịch sử. VIDEO: Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng Quốc Khánh 2/9 Những ngày cuối tháng 8, các tuyến đường trên địa bàn thành phố Hà Nội được trang hoàng rực rỡ với cờ Tổ quốc, các bảng áp phích, pano, khẩu hiệu chào mừng...

Từ “di sản” bánh chưng đến nấu ăn cho chính khách

Cái tên Madam Nhung không còn xa lạ trong giới ẩm thực. Với hơn 30 năm kinh nghiệm, Madam Nhung được biết tới bởi tài năng sáng tạo không giới hạn trong các món ăn mang đậm hương vị Việt.   Cái tên Madam Nhung không còn xa lạ trong giới ẩm thực Madam Nhung (tên thật là Trương Thị Lê Nhung, ở Hà Nội) cho rằng, bánh chưng không chỉ là một phần của ngày Tết mà còn là một di...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Cùng chuyên mục

Dự án khu đô thị Cồn Tiến Quảng Nam giờ ra sao?

Khu đô thị Cồn Tiến có diện tích 30 ha, đã được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt quy hoạch nhưng đến nay, dự án vẫn chưa bàn giao quỹ đất cho nhà đầu tư do chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng. ...

Độc đáo nhà cổ trình tường miền biên viễn

TPO - Hà Nhì là dân tộc còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc. Cư trú chủ yếu trên vùng núi cao, người Hà Nhì rất giỏi canh tác trên đất dốc, có nhiều kinh nghiệm làm ruộng bậc thang và phong tục, tập quán độc đáo. Nhưng  hấp dẫn nhất khi đến với các bản làng của người Hà Nhì, ở  huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai chính là những ngôi nhà...

Du khách vượt nghìn cây số ra Hà Nội chụp ảnh vườn bưởi Diễn 30 năm tuổi

(Dân trí) - Vườn bưởi Diễn ở Hà Nội vào vụ chín vàng từ đầu tháng 11, thu hút đông đảo du khách ở Hà Nội và ngoại tỉnh đến tham quan, chụp ảnh check-in mỗi ngày. Từ đầu tháng 11, những vườn bưởi Diễn ở phường Phúc Diễn (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bắt đầu bước vào mùa thu hoạch, hàng nghìn quả bưởi ngả vàng tạo nên một bức tranh thiên nhiên đẹp mắt, thu hút đông...

Có gì bên trong ‘tinh cầu ẩm thực’ Omakase giữa lòng Sơn Trà?

Ra mắt tại InterContinental Danang Sun Peninsula Resort ngày 17.11 vừa qua, Tingara được ví như 'tinh cầu ẩm thực' giữa lòng Sơn Trà, Đà Nẵng. Với thiết kế độc đáo tựa tổ chim cùng ẩm thực Omakase đỉnh cao từ những đầu bếp trứ danh, Tingara mở ra một 'vũ trụ' ẩm thực đầy mê hoặc cho mỗi thực khách. Cuộc trình diễn của các "ngôi sao ẩm thực" thế giới Lấy cảm hứng từ ý nghĩa “dòng sông của những...

Nhà khoa học Việt đầu tiên được trao Giải thưởng TechWomen 100: Mong truyền cảm hứng cho người trẻ

Tiến sĩ Nguyễn Thụy Bá Linh hy vọng giải thưởng là nguồn cảm hứng để các nhà khoa học nữ, đặc biệt là các bạn trẻ, tự tin vượt qua mọi rào càn để theo đuổi đam mê khoa học. Tiến sĩ Nguyễn Thụy Bá Linh (trái) cùng Tiến sĩ Vanessa Vallely, Trưởng ban tổ chức giải TechWomen 100 2024, trong đêm trao giải ở London - Ảnh: TTXVN Với những nghiên cứu và đóng góp nổi bật trong lĩnh vực...

Mới nhất

Lương công chức vài trăm năm mới mua được nhà; Hà Nội không còn chung cư bình dân mở bán mới trong năm 2025

Huyện Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh sắp có thêm hơn 12.000 căn nhà ở xã hội; Bình Định chuẩn bị đấu thầu tìm nhà đầu tư nhiều dự án nhà ở xã hội; Khu đô thị 1.440 tỷ đồng ven sông Vinh được giao đất triển khai. Lương công chức vài trăm năm mới mua được nhà; Hà Nội...

Kế hoạch đầu tư 100 triệu USD của Apple để được bán iPhone tại Indonesia

Theo Bộ Công nghiệp Indonesia, Apple đã đệ trình một kế hoạch rót 100 triệu USD vào nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này để xây dựng một trung tâm phát triển và một học viện phát triển cũng như bắt đầu sản xuất các thành phần lưới cho tai nghe AirPods Max bắt đầu từ...

Khơi dậy nội lực, huy động sức mạnh Nhân dân

Với sự chỉ đạo tập trung, thống nhất từ TP đến cơ sở cùng cách làm bài bản, bám sát thực tiễn, phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn TP Hà Nội đã thực sự thấm sâu, lan tỏa trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhiều việc mới, việc khó, phát sinh ở...

Quy trình làm gốm thủ công làng Thanh Hà – Một tác phẩm nghệ thuật từ đôi bàn tay khéo léo

Làng gốm Thanh Hà nổi tiếng với những sản phẩm gốm sứ tinh xảo, mang đậm nét truyền thống. Để tạo ra những tác phẩm ấy, người nghệ nhân đã trải qua một quy trình sản xuất tỉ mỉ và công phu. Người nghệ nhân dùng bàn xoay hoặc khuôn để tạo hình cho sản phẩm. Các sản phẩm gốm...

Cú đúp của thủ khoa “có một không hai” trong lịch sử trường

(Dân trí) - Mỹ Anh là thủ khoa đầu vào duy nhất trong lịch sử Trường Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TPHCM) ở phương thức xét tuyển kết hợp. 4 năm sau, cô gái tiếp tục là thủ khoa đầu ra... Huỳnh Thị Mỹ Anh, khoa kinh tế tài chính và kế toán là một trong những...

Mới nhất