Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhNga-Trung Quốc hợp sức ‘lật đổ’ đồng USD – đường còn dài,...

Nga-Trung Quốc hợp sức ‘lật đổ’ đồng USD – đường còn dài, mà chẳng đến đâu?


Nga-Trung Quốc hợp sức ‘lật đổ’ USD – đường còn dài, mà chẳng đến đâu?. (Nguồn: The Economist)
Nga-Trung Quốc hợp sức ‘lật đổ’ USD – đường còn dài, mà chẳng đến đâu? (Nguồn: The Economist)

Nền kinh tế mong manh của Nga và các biện pháp kiểm soát vốn của Trung Quốc đang khiến đồng tiền của cả quốc gia này kém hấp dẫn hơn, do đó, sẽ mất nhiều thời gian để có bất kỳ thách thức đáng kể nào đối với đồng bạc xanh.

Hợp sức thách thức vị thế số 1 của USD

Một số chuyên gia đánh giá, những nỗ lực của Nga nhằm chống lại ưu thế của đồng USD khó có thể thành công, ngay cả khi nước này thân thiện với Trung Quốc trong cùng một mục tiêu thách thức đồng bạc xanh bằng một loại tiền dự trữ thay thế.

Sau loạt đòn trừng phạt từ phương Tây liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine, Nga đã tuyên bố sẽ “phi USD hóa” nền kinh tế của mình, với các biện pháp bao gồm tránh xa tiền tệ từ các quốc gia “không thân thiện” và lên kế hoạch tạo ra một loại tiền dự trữ mới với Trung Quốc để thách thức vị thế số 1 của USD – đồng tiền có sức mạnh hàng đầu trong thương mại toàn cầu.

Năm ngoái, Nga tuyên bố sẽ hợp tác với các nước BRICS khác (bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) để phát triển một loại tiền dự trữ thay thế. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, những nỗ lực nhằm lật đổ đồng bạc xanh khỏi vị trí cao nhất của nó trên thị trường quốc tế là vô ích. Cả đồng Ruble của Nga, hay bất kỳ động thái nào liên kết với Trung Quốc nhằm đưa một đồng tiền dự trữ mới thay thế đều sẽ tạo ra một thách thức đáng kể.

Jay Zagorsky, nhà kinh tế từ Đại học Boston phân tích, một trong những vấn đề chính của Nga là nền kinh tế nước này vốn đã gắn liền với đồng USD thông qua thương mại dầu mỏ. Dầu thô và khí đốt là một trong những nguồn doanh thu chính của Moscow, với các giao dịch vốn đã được thực hiện rộng rãi bằng đồng tiền của Mỹ.

Do đó, nhà kinh tế Zagorsky đặt nghi ngờ rằng, các kế hoạch của Nga về một đồng tiền dự trữ hợp tác với Trung Quốc, hay các quốc gia khác liệu có nhiều nhu cầu?

Những nỗ lực trước đây nhằm tạo ra một đồng tiền dự trữ chung, chẳng hạn như các kế hoạch gần đây giữa Brazil và Argentina, thường đi đến thất bại, đặc biệt là khi các quốc gia đối tác có nền kinh tế không đồng đều.

“Nga hiện là một nền kinh tế mong manh và đang phải hứng chịu nhiều đòn trừng phạt nặng nề. Moscow đang gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế”, theo Bob Stark, người đứng đầu bộ phận chiến lược thị trường tại Kyriba nhận định.

“Liệu Nga có thích lật đổ đồng USD không? Tôi chắc chắn, nhưng đó có lẽ chưa phải tính toán của Moscow với đồng Ruble”, ông Bob Stark nhận định.

“Người chơi” lớn hơn trong mục tiêu này là Trung Quốc, quốc gia đã đạt được một số kết quả nhất định và trở thành đối tác lớn với nhiều quốc gia khác để tăng cường sự hiện diện của đồng NDT trên trường thế giới.

Theo chiến lược gia Bob Stark, Nga tham gia những nỗ lực này chỉ đơn giản là một giải pháp sinh tồn, một cách để giữ cho nền kinh tế phát triển và duy trì hoạt động thương mại sau các lệnh trừng phạt khắc nghiệt từ Mỹ và phương Tây.

“Không phải Nga đang cố gắng thách thức sự thống trị của đồng bạc xanh mà là việc Trung Quốc đang trỗi dậy như một siêu cường kinh tế trên thế giới. Đó là một phần trong chiến lược lớn hơn của Trung Quốc”.

Trong xu thế này, ông Bob Stark cũng đưa ra những cảnh báo từ nhà kinh tế học nổi tiếng Nouriel Roubini – dự báo về một hệ thống tiền tệ quốc tế lưỡng cực có thể xuất hiện trong thập kỷ tới, trong đó NDT sẽ cạnh tranh trực tiếp với USD trong thương mại toàn cầu.

Tuy nhiên, trong khi chiến lược gia trưởng của Kyriba cho rằng, chế độ tiền tệ quốc tế lưỡng cực NDT và USD là có thể, thì ông vẫn phải chỉ ra rằng, “kịch bản đó vẫn còn là một khả năng xa vời”.

Phải mất một thời gian dài để một loại tiền tệ được tin cậy và sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế. Và chắc chắn sẽ mất nhiều thời gian để lật đổ đồng bạc xanh – đã chiếm tới 96% thương mại thế giới trong những thập kỷ gần đây, theo dữ liệu từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Trong khi đó, NDT mới chỉ chiếm 2% thương mại toàn cầu trong nửa đầu năm 2022.

Nhà kinh tế của Đại học Boston Jay Zagorsky bác bỏ thẳng quan điểm cho rằng, USD sẽ hoàn toàn bị thay thế bởi NDT, do chính sự kiểm soát vốn của Trung Quốc đối với đồng nội tệ của nước này, chẳng hạn như hạn chế số lượng NDT có thể được mang ra khỏi đất nước. Ông cho rằng, chừng nào những quy tắc đó còn được áp dụng, điều đó sẽ làm cho NDT kém thanh khoản hơn so với các loại tiền tệ khác như USD và do đó kém hấp dẫn hơn.

“Các nhà đầu tư và thương nhân quốc tế không muốn sử dụng một loại tiền tệ khi họ lo lắng rằng tiền của họ sẽ bị mắc kẹt trong một quốc gia và họ sẽ không thể chuyển nó ra ngoài”, Jay Zagorsky phân tích.

Một báo cáo từ Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế tuyên bố, NDT không phải là mối đe dọa đối với đồng bạc xanh, vì quá trình quốc tế hóa đồng tiền này sẽ đòi hỏi dự trữ USD để giữ cho nó ổn định.

Trong khi đó, nhà kinh tế học đoạt giải Nobel năm 2008 Paul Krugman nói rằng, ông không sợ đồng USD mất vị trí thống trị vì nếu điều đó xảy ra, đó sẽ là “chuyện kinh thiên động địa” đối với nền kinh tế Mỹ.

Tác dụng ngược?

Trong khi đó, theo giới phân tích, việc Nga ngày càng sử dụng nhiều NDT không phải là mối đe dọa đối với USD, mà lại có thể gây tổn hại cho chính nền kinh tế của Moscow.

Theo nhận định mới đây của Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, “việc sử dụng NDT ngày càng tăng của Nga có thể sẽ gây tác dụng ngược đối với Moscow. Trong khi đồng tiền của Trung Quốc khó có thể thay thế USD trong nền tài chính toàn cầu.

Điều đó có nghĩa là, Bắc Kinh không thể thực sự giúp được Moscow trong “cuộc thập tự chinh” chống lại đồng USD”.

Trong một lưu ý gần đây, nhóm chuyên gia có trụ sở tại Washington DC. đã chỉ ra sự phụ thuộc của Nga vào đồng NDT kể từ khi các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhắm vào Nga từ năm ngoái đã “cắt” Moscow khỏi USD và Euro trong hệ thống tài chính toàn cầu.

Theo số liệu của Trung tâm Thảo luận quốc tế Carnegie Endowment, đồng USD và đồng Euro chiếm 52% giao dịch tại thị trường Nga trước xung đột Nga-Ukraine, nhưng đã giảm 34% trong vòng 9 tháng đầu năm 2022. Trong khi đó, giao dịch với đồng Ruble của Nga tăng từ 12,3% lên 32,4% giao dịch và giao dịch với NDT của Trung Quốc tăng vọt từ 0,4% lên 14% giao dịch.

Trong khi đó, NDT chưa phải là mối đe dọa đối với sự thống trị của USD, báo cáo của Carnegie cho biết, bởi vì quá trình quốc tế hóa của NDT kéo theo dự trữ USD phải nhiều hơn, trong khi đồng bạc xanh cũng giúp ổn định đồng nội tệ của Trung Quốc ở các thị trường lớn khác như Hong Kong.

Theo đó, sức mạnh của NDT với tư cách là đồng tiền dự trữ không làm suy yếu đồng bạc xanh; thay vào đó, hai loại tiền tệ này đang bổ sung cho nhau. Điều này có nghĩa là Bắc Kinh không thể thực sự giúp Moscow trong “cuộc thập tự chinh” chống lại đồng tiền của Mỹ.

Trung Quốc cũng không thể giúp Nga tránh các lệnh trừng phạt. Mặc dù Trung Quốc hiện không chính thức thực thi các biện pháp trừng phạt của phương Tây, nhưng về mặt kỹ thuật, họ cũng không để bị “mất lòng”.

Và trong khi mối quan hệ đối tác ngày càng sâu sắc giữa Nga và Trung Quốc đang giúp Điện Kremlin tạm thời vơi “gánh nặng” của các biện pháp trừng phạt, nó có thể không tốt cho nền kinh tế về lâu dài, đặc biệt trong trường hợp mối quan hệ chính trị giữa họ xấu đi.

Các khoản dự trữ và thanh toán của Nga sẽ bị ảnh hưởng bởi các chính sách của Bắc Kinh và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. Nếu quan hệ giữa hai nước xấu đi, Nga có thể phải đối mặt với tổn thất dự trữ và gián đoạn thanh toán.

“Các nhà lãnh đạo Nga muốn nhấn mạnh mối quan hệ hợp tác chiến lược chưa từng có giữa hai nước Nga-Trung Quốc. Tuy nhiên, trên thực tế, sự hợp tác này đang khiến Moscow ngày càng phụ thuộc vào Bắc Kinh”, một số nhà kinh tế đưa ra cảnh báo.

Ý tưởng lớn gặp nhau, cùng rũ bỏ rủi ro, Nga chắc phần thắng trong Liên minh khí đốt với Kazakhstan và Uzbekistan? Ý tưởng lớn gặp nhau, cùng rũ bỏ rủi ro, Nga chắc phần thắng trong Liên minh khí đốt với Kazakhstan và Uzbekistan?

“Liên minh khí đốt Nga-Kazakhstan-Uzbekistan” tại sao không?, khi các bên đều cùng có nhu cầu hợp tác chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, các sáng …

Giá vàng hôm nay 15/3/2023: Giá vàng vượt ngưỡng 1.900 USD, Fed sẽ kích hoạt giá lên 2.000 USD, nên mua vào hay bán? Giá vàng hôm nay 15/3/2023: Giá vàng vượt ngưỡng 1.900 USD, Fed sẽ kích hoạt giá lên 2.000 USD, nên mua vào hay bán?

Giá vàng hôm nay 15/3/2023 giao dịch vượt ngưỡng 1.900 USD dù có lúc chưa bền. Giới phân tích kỳ vọng, giá vàng còn hấp …

Nga 'quay xe' loại bỏ hoàn toàn USD trong kho dự trữ - Hồi kết của đồng bạc xanh? Nga ‘quay xe’ loại bỏ hoàn toàn USD trong kho dự trữ – Hồi kết của đồng bạc xanh?

Thế giới sẽ dần từ bỏ USD, đồng bạc xanh sẽ đánh mất vị thế là đồng tiền tệ dự trữ trong vòng 1 thập …

Toan tính của Nga 'giải mã cách chống lưng' cho đồng Ruble trước cuồng phong kinh tế Toan tính của Nga ‘giải mã cách chống lưng’ cho đồng Ruble trước cuồng phong kinh tế

Dù liên tục hứng chịu những trận “cuồng phong” kinh tế, nhưng kể từ năm 2022, đồng nội tệ của Nga đã tăng khoảng 15% …





Nguồn

Cùng chủ đề

Thế giới có hơn 800 triệu người lớn mắc bệnh tiểu đường, nhiều người không được điều trị

NDO - Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet cho biết, trên thế giới có 800 triệu người lớn mắc bệnh tiểu đường, gần gấp đôi so với ước tính trước đây, trong đó hơn một nửa số người trên 30 tuổi mắc bệnh này không được điều trị. Nghiên cứu cho thấy, năm 2022, có khoảng 828 triệu người từ 18 tuổi trở lên mắc bệnh tiểu đường tuýp 1...

Tăng kiểm tra an toàn thực phẩm những tháng cuối năm

Những tháng cuối năm, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân tăng cao. Đây cũng là thời điểm các loại hàng giả, hàng nhái, không rõ nguồn gốc, xuất xứ dễ trà trộn vào thị trường, gây nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Những tháng cuối năm, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân tăng cao. Đây cũng là thời điểm các loại hàng giả, hàng nhái, không rõ nguồn gốc, xuất xứ dễ trà...

Đề xuất dùng ngân sách địa phương nâng cấp Cảng Hàng không Phù Cát

(ĐCSVN) - Trong bối cảnh Bộ GTVT, Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) chưa thể cân đối vốn để đầu tư ngay Dự án hạng mục xây dựng đường cất hạ cánh số 2, Cảng Hàng không Phù Cát trong giai đoạn 2021-2025, Bộ GTVT đề xuất việc sử dụng ngân sách địa phương của UBND tỉnh Bình Định. ...

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh lên mức đáng lo ngại

(ĐCSVN) – Theo Bộ trưởng Bộ TN&MT Đỗ Đức Duy, ô nhiễm không khí đã tăng lên mức độ đáng lo ngại trong khoảng 10 năm gần đây, tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Trong đó, thông số ô nhiễm không khí chính hiện nay là bụi mịn kích thước nhỏ hơn 2,5 micromet.   ...

Tăng cường hợp tác trong đào tạo nhân lực cho điện gió

(ĐCSVN) - Với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực phục vụ thúc đẩy ngành năng lượng tái tạo tại Việt Nam, chung tay cùng các bên liên quan hành động hướng đến đạt mục tiêu phát thải ròng bằng “0”, sáng 14/11, Trường Đại học Điện lực và Quỹ GE Vernova Foundation cùng Tổ chức ASSIST Asia đồng tổ chức Hội thảo quốc tế “Dự án đào tạo về điện gió”. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lần đầu tiên kết hợp Triển lãm thực tế ảo và Triển lãm truyền thống tại Vietnam Foodexpo 2024

Triển lãm quốc tế Công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024 (Vietnam Foodexpo 2024) khai mạc ngày 13/11 đánh dấu một bước đột phá khi lần đầu tiên kết hợp tổ chức dưới cả hình thức Triển lãm truyền thống và Triển lãm thực tế ảo. Không chỉ diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Triển lãm còn mở rộng ra không gian số, kết nối người tham gia từ khắp nơi trên thế giới.

Hàn Quốc dọa trả miếng nếu Triều Tiên tiếp tục hợp tác quân sự với Nga, nói đã “sẵn đòn”

Mới đây, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tuyên bố có thể tăng cường hỗ trợ cho Ukraine, tùy thuộc mức độ tham chiến của Triều Tiên trong cuộc xung đột ở quốc gia Đông Âu.

Hiệp ước Biển cả – BBNJ (kỳ II): 20 năm “gieo hạt, nảy mầm”, mang một sứ mệnh riêng

Trong khuôn khổ Đối thoại Biển lần thứ 13, được tổ chức tại Thành phố Cần Thơ (ngày 14/11), các học giả, luật gia trong nước và quốc tế đã "mổ xẻ" ý nghĩa của Hiệp định trong khuôn khổ UNCLOS về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển tại khu vực nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (BBNJ). Việc đạt được BBNJ là một dấu mốc của luật pháp quốc tế, tuy nhiên vẫn còn một hành trình dài để có thể đi vào thực tiễn triển khai.

Iran chỉ ra “chìa khóa” giải quyết vấn đề Trung Đông, tuyên bố tự vệ là quyền hợp pháp

Tình hình Trung Đông leo thang căng thẳng khi giao tranh diễn ra dữ dội qua biên giới Israel-Lebanon, còn Dải Gaza vẫn chưa có tín hiệu rõ ràng về một lệnh ngừng bắn hoàn toàn. Mới đây, Iran đã chỉ ra con đường thúc đẩy giải quyết tình hình khu vực.

Đức “tuyệt tình” với khí đốt Nga; Moscow sẵn sàng bán hàng cho châu Âu nhưng phải được Kiev nhất trí

Ngày 14/11, tờ Financial Times đưa tin, Đức đã ra chỉ thị yêu cầu các cảng khí đốt do nhà nước quản lý không được tiếp nhận bất kỳ lô khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) nào có nguồn gốc từ Nga.

Bài đọc nhiều

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng bỏ ‘tiền túi’ rót thêm cho VinFast gần 2 tỉ USD

Ông Phạm Nhật Vượng, với tư cách tổng giám đốc và cổ đông lớn của VinFast, sẽ tài trợ 50.000 tỉ đồng được thu xếp từ các nguồn tài sản cá nhân cho hãng xe. Ngày 12-11, Tập đoàn Vingroup và ông Phạm Nhật...

Cổ phiếu ngân hàng “hạ giá” sâu phiên 11/11, HPG và FPT chưa đủ “gánh” thị trường

Lực cầu dâng cao cuối phiên giúp VN-Index hồi phục mạnh, dù chưa lấy lại được sắc xanh. Cổ phiếu ngành công nghệ là điểm sáng của phiên hôm nay, trong khi nhóm ngân hàng “hạ giá” sâu. Cổ phiếu ngân hàng “hạ giá” sâu phiên 11/11, HPG và FPT chưa đủ “gánh” thị trườngLực cầu dâng cao cuối phiên giúp VN-Index hồi phục mạnh, dù chưa lấy lại được sắc xanh. Cổ phiếu ngành công nghệ là điểm sáng...

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

Bã cà phê, vỏ hàu, bột đá thành trang phục cao cấp, đến Ngày hội Việt Nam Xanh mà xem

Bã cà phê, vỏ hàu, bột đá… tưởng chừng là rác thải được Công ty CP kết nối thời trang Faslink hô biến thành những trang phục cao cấp độc đáo. Mang thông điệp về thời trang tuần hoàn tới lễ hội, ông Phước...

Cùng chuyên mục

Đầu tư IPA phát hành hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu để đảo nợ

CTCP Tập đoàn Đầu tư I.P.A đã liên tục phát hành trái phiếu trong nửa năm qua để đảo nợ của các lô trái phiếu cũ đã đến hạn thanh toán. Đầu tư IPA phát hành hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu để đảo nợ CTCP Tập đoàn Đầu tư I.P.A đã liên tục phát hành trái phiếu trong nửa năm qua để đảo nợ của các lô trái phiếu cũ đã đến hạn thanh toán. ...

Một công ty lên sàn sớm nhất thị trường chứng khoán vừa thay chủ tịch lẫn CEO

Sam Hodings là một trong 2 công ty đầu tiên được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã SAM. Doanh nghiệp này vừa có chuyển biến cơ cấu lãnh đạo cấp cao đáng chú ý. Theo báo cáo thường niên...

Chứng khoán lại bị bán tháo, chuyên gia chỉ ra điều bất ngờ

(NLĐO) – VN-Index bị bán tháo, rớt xuống mức thấp nhất trong 4 tháng, chuyên gia cho rằng chứng khoán vẫn là kênh đầu tư có mức sinh lời tốt trong dài hạn. ...

Từ 15h chiều 14-11, giá xăng dầu đồng loạt giảm

Từ 15h chiều 14 -11, liên bộ Công Thương - Tài chính đã công bố điều chỉnh giá xăng dầu. Theo đó, xăng E5 có giá mới là 19.452 đồng/lít, giảm 292 đồng/lít. Tương tự, xăng RON 95-III có giá mới 20.607 đồng/lít, giảm...

Lãi suất tiết kiệm tăng, tiền nhàn rỗi nối đuôi chảy mạnh vào ngân hàng

(NLĐO) – Thêm ngân hàng tăng lãi suất gửi tiết kiệm thu hút dòng tiền nhàn rỗi chảy vào. Ngân hàng nào đang huy động lãi suất trên 6%/năm? ...

Mới nhất

Ngành dệt may Việt Nam đang trên đà bứt phá

Ngành dệt may Việt Nam hồi sinh mạnh mẽ trong năm 2024 nhờ nhu cầu gia tăng, giảm lượng tồn kho, triển vọng kinh tế thuận lợi và môi trường đầu tư hấp dẫn. Sự hồi sinh của ngành dệt may Năm 2024 chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ của ngành dệt...

Nhóm hỗ trợ Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump lên danh sách “thanh lọc” Lầu Năm Góc

Hai nguồn tin của Reuters cho biết, nhóm hỗ trợ Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đang lên danh sách các sĩ quan quân đội có thể sẽ bị sa thải tại Lầu Năm Góc. Theo Reuters cập nhật ngày 14/11, "làn sóng" sa thải có thể ảnh hưởng tới vị trí Tham mưu trưởng...

Cảnh báo về tình trạng giả mạo thương hiệu VIMC trong tuyển dụng và lừa đảo chiếm đoạt tài sản – Tổng công ty...

Kính gửi các ứng viên và cộng đồngTrong thời gian gần đây, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc mạo danh thương hiệu VIMC để lừa đảo trong tuyển dụng, bao gồm yêu cầu ứng viên: nộp phí, đưa ra các đề bài tuyển dụng hoặc yêu cầu ứng...

Lần đầu tiên kết hợp Triển lãm thực tế ảo và Triển lãm truyền thống tại Vietnam Foodexpo 2024

Triển lãm quốc tế Công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024 (Vietnam Foodexpo 2024) khai mạc ngày 13/11 đánh dấu một bước đột phá khi lần đầu tiên kết hợp tổ chức dưới cả hình thức Triển lãm truyền thống và Triển lãm thực tế ảo. Không chỉ diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Triển lãm còn mở rộng ra không gian số, kết nối người tham gia từ khắp nơi trên thế giới.

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng...

Mới nhất

200 năm kênh Vĩnh Tế