Trang chủChính trịNgoại giaoTheo dõi sát tình hình, diễn biến thị trường bất động sản

Theo dõi sát tình hình, diễn biến thị trường bất động sản


Chiều 23/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội” với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89% tổng số đại biểu Quốc hội.

Quốc hội thông qua toàn văn Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Quốc hội thông qua toàn văn Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Nghị quyết đánh giá giai đoạn 2015 – 2021, thị trường bất động sản phát triển sôi động nhưng cơ cấu sản phẩm chưa hợp lý, mất cân đối cung – cầu.

Nguồn cung chủ yếu ở phân khúc cao cấp và cho mục tiêu đầu tư tài chính, thiếu sản phẩm nhà ở phù hợp khả năng chi trả của đa số người dân. Một số dự án gặp vướng mắc về mặt pháp lý, đặc biệt, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người dân.

Cuối giai đoạn này, các loại hình bất động sản du lịch, lưu trú gặp vướng mắc pháp lý, một phần do chưa có quy định điều chỉnh rõ ràng, cụ thể, một phần do việc thực hiện pháp luật còn nhiều hạn chế. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng thị trường bất động sản.

Giai đoạn 2022 – 2023, thị trường bất động sản suy giảm, nguồn cung giảm mạnh so với giai đoạn trước. Trong khi đó, giá bất động sản tăng cao gấp nhiều lần so với mức tăng thu nhập trung bình của đa số người dân. Số lượng lớn dự án bất động sản nhà ở gặp vướng mắc, chậm tiến độ, chậm triển khai, bị đình trệ, gây lãng phí về đất đai và nguồn vốn, làm gia tăng chi phí cho chủ đầu tư, tăng giá bán sản phẩm. Bất động sản du lịch, lưu trú gần như “đóng băng”, tiếp tục gặp vướng mắc về pháp lý.

Theo đó, Nghị quyết của Quốc hội về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội” quyết nghị giao Chính phủ thực hiện ngay các nhiệm vụ và giải pháp.

Đối với các Luật mới ban hành có liên quan đến quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội như Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023, Luật Nhà ở năm 2023, Luật Đấu thầu năm 2023, Luật Đất đai năm 2024, đề nghị triển khai ngay một số nhiệm vụ, giải pháp sau: Tập trung chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, địa phương hoàn thành việc ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành theo thẩm quyền được giao.

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành bảo đảm khắc phục các tồn tại, hạn chế trong giai đoạn 2015 – 2023 và các vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai quy định mới, tạo hành lang pháp lý an toàn, đầy đủ, thuận lợi, ổn định, khả thi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người dân, nhất là các quy định chuyển tiếp, bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và các nguồn lực khác công bằng, công khai, hiệu quả…

Quốc hội giao Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục chủ động theo dõi sát tình hình, diễn biến thị trường bất động sản, tăng cường việc nghiên cứu, phân tích, dự báo để kịp thời có biện pháp điều tiết, lành mạnh hóa thị trường. Trong đó, tôn trọng quy luật thị trường, bảo đảm các mục tiêu phát triển bền vững, ngăn chặn tình trạng thị trường phát triển nóng hoặc đóng băng, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển chung của nền kinh tế, gây hệ lụy về mặt xã hội.

Có biện pháp điều tiết để đa dạng hóa sản phẩm cho thị trường bất động sản, hài hòa giữa cung và cầu, tăng nguồn cung bất động sản phù hợp với thu nhập của đa số người dân, đáp ứng nhu cầu về nhà ở, bảo đảm an sinh xã hội. Có giải pháp căn cơ, dài hạn để đưa giá bất động sản về đúng giá trị nội tại, ngăn chặn việc thao túng, sử dụng các phiên đấu giá quyền sử dụng đất nhằm mục đích tạo sốt giá đất.

Trước mắt, Quốc hội giao Chính phủ tập trung chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương hoàn thành việc ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Có phương án giải quyết phù hợp, xử lý dứt điểm các dự án bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do quá trình triển khai thực hiện kéo dài và pháp luật qua các thời kỳ có sự thay đổi. Giải pháp giải quyết dựa trên việc xem xét toàn diện các yếu tố thực tiễn khách quan, hoàn cảnh lịch sử cụ thể, đánh giá đầy đủ lợi ích – chi phí và tính khả thi của phương án giải quyết để bảo đảm quyền lợi chính đáng của Nhà nước, người dân, doanh nghiệp.

Cùng với đó vì lợi ích chung, tổng thể, giải phóng nguồn lực cho thị trường bất động sản, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội; không hình sự hóa các quan hệ kinh tế – dân sự; làm rõ nội hàm không hợp thức hóa các vi phạm. Giải quyết dứt điểm những dự án thuộc phạm vi xử lý theo thẩm quyền hoặc đã được phân cấp, giao quyền cho Chính phủ, bộ, ngành, địa phương.

Tiếp tục rà soát các dự án khác có khó khăn, vướng mắc pháp lý, hạn chế tối đa ảnh hưởng của việc rà soát đến hoạt động kinh doanh bình thường, liên tục và lợi ích chính đáng, hợp pháp của doanh nghiệp, người dân. Phân loại, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm, đề xuất cơ chế giải quyết phù hợp để báo cấp có thẩm quyền…





Nguồn

Cùng chủ đề

Quốc hội giao Chính phủ sớm quy định mức thuế cao hơn với người nhiều nhà, đất

Quốc hội giao Chính phủ cần sớm đề xuất sửa đổi, ban hành mới các luật về thuế, có quy định mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang. Chiều 23/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển...

Chính thức thông qua Nghị quyết nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật quản lý bất động sản

Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội” với tỷ lệ tán thành cao.   Quốc hội thông qua Nghị quyết về Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản...

Quốc hội giao Chính phủ nghiên cứu đánh thuế đối với bất động sản thứ hai

(TN&MT) - Quốc hội giao Chính phủ nghiên cứu, đề xuất mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang… Chiều ngày 23/11, với đa số đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội...

Giao Chính phủ làm rõ nội hàm ‘không hợp thức hóa các vi phạm’

Ngày 23/11, Quốc hội biểu quyết thông qua: Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” với 87,89% ĐBQH có mặt tán thành. ...

Bất động sản Việt Nam đón sóng chuyển đổi xanh toàn cầu

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và mối quan tâm của cộng đồng về môi trường, sức khỏe tăng cao, việc phát triển các dự án bất động sản xanh đang trở thành xu hướng trên thế giới. Theo đó, ngành bất động sản Việt Nam cũng hòa cùng làn sóng chuyển đổi xanh toàn cầu… Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và mối quan tâm của cộng đồng về môi trường, sức khỏe tăng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump gặp Tổng thư ký NATO bàn chuyện gì?

Ngày 22/11, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte đã có cuộc gặp Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tại bang Florida.

Mục tiêu tài chính khí hậu được nâng lên 300 tỷ USD

Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và các quốc gia giàu có khác ngày 23/11 đã nhất trí tăng mục tiêu tài chính toàn cầu từ 250 tỷ USD lên 300 tỷ USD mỗi năm vào năm 2035.

Liên hợp quốc tăng cường viện trợ lương thực tới những khu vực khó tiếp cận

Ngày 22/11, Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc (WFP) công bố tăng cường hoạt động trên khắp Sudan, nhằm tiếp cận hàng triệu người dân ở các khu vực xung đột biệt lập và cần được hỗ trợ nhất ở quốc gia châu Phi này.

Moscow chuyển tên lửa phòng không cho Bình Nhưỡng, Mỹ “choáng” vì mức độ phát triển nhanh chóng của quan hệ Nga-Triều

Nga đã chuyển giao tên lửa phòng không và hệ thống phòng không cho Triều Tiên, trong khi đó một quan chức Mỹ nêu quan điểm về sự hợp tác giữa Moscow và Bình Nhưỡng.

Thương mại điện tử và câu chuyện niềm tin

Dù khung pháp lý đã tương đối đầy đủ, việc thực thi và giám sát thương mại điện tử trong thực tế vẫn còn nhiều bất cập.

Bài đọc nhiều

Thị trường bật tăng, nông dân phấn khởi, kỳ vọng về một vụ bội thu, được mùa, được giá

Giá tiêu hôm nay 23/11/2024 tại thị trường trong nước bất ngờ tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.500 – 140.200 đồng/kg.

Giá cà phê tăng vọt phiên cuối tuần, robusta tiến sát ngưỡng 5.000 USD, điểm khác thường ở thị trường trong nước?

Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/11, Việt Nam xuất khẩu trên 1,17 triệu tấn cà phê, kim ngạch xuất khẩu 4,7 tỉ USD, giảm 13,5% về lượng nhưng tăng 38,1% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu robusta là chủ lực, đạt 964.610 tấn, kim ngạch 3,48 tỉ USD.

Thị trường kém sôi động, công nghệ chế biến hồ tiêu Việt Nam đã tiếp cận tiêu chuẩn của thế giới

Giá tiêu hôm nay 21/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.500 – 140.000 đồng/kg.

Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng thế giới đã được đẩy lên một ngưỡng kháng cự quan trọng 2.650 USD/ounce. Giá vàng trong nước duy trì chuỗi 4 phiên tăng giá liên tiếp, bám sát diễn biến thị trường vàng thế giới. Xu hướng tăng giá đang trở lại, giới đầu cơ lại ráo riết săn hàng?

Trừng phạt Nga hay chiến dịch “tấn công kinh tế” tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới?

Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã vượt ra ngoài chiến tuyến của chiến hào, quân đội và xe tăng, nó đã lan rộng đến một "chiến trường" của các thỏa thuận và ngoại giao, mối quan hệ của các chủ ngân hàng, công ty bảo hiểm và luật sư, các nhà cung cấp dầu, vi mạch và siêu du thuyền...

Cùng chuyên mục

Mục tiêu tài chính khí hậu được nâng lên 300 tỷ USD

Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và các quốc gia giàu có khác ngày 23/11 đã nhất trí tăng mục tiêu tài chính toàn cầu từ 250 tỷ USD lên 300 tỷ USD mỗi năm vào năm 2035.

Luật hoá tài sản số

Dự án Luật Công nghiệp công nghệ số quy định chi tiết loại hình, quản lý tài sản số và các tổ chức cung ứng dịch vụ tài sản số hóa tùy thuộc vào điều kiện thực tiễn; biện pháp bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

PetroVietnam bắt tay Petronas mở rộng hợp tác phát triển năng lượng tái tạo

Trước sự chứng kiến của Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim, Chủ tịch HĐTV PetroVietnam Lê Mạnh Hùng và Tổng Giám đốc Petronas Tengku Taufik đã trao Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa hai tập đoàn về năng lượng tái tạo.

“Bỏ túi” thêm khoảng 1%, cao nhất trong 2 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 23/11, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần (ngày 22/11), giá dầu “bỏ túi” thêm khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong 2 tuần.

PetroVietnam đề xuất một số hướng hợp tác tiềm năng với các đối tác Dominica

"Có một số lĩnh vực mà Việt Nam và Dominica có thể triển khai hợp tác, đầu tư sớm, như thăm dò, tìm kiếm dầu khí ngoài khơi". Đó là nhận định của ông Trần Bình Minh, Thành viên HĐTV PetroVietnam, tại Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam - Dominica, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức CH. Dominica của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Mới nhất

Để trở thành nền kinh tế thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam cần làm gì?

Theo World Bank, để đạt được trở thành nền kinh tế thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam cần nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ, kỹ năng và đổi mới sáng tạo. Ngân hàng thế giới (World Bank) đã công bố báo cáo "Việt Nam 2045: Nâng cao...

Đồng bào các DTTS Bạc Liêu cần đưa di sản và bản sắc văn hóa thành nguồn lực để phát triển bền vững

Đồng bào các DTTS tỉnh Bạc Liêu cần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, đồng thời nhanh chóng bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín, dị đoan, nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết, chuyển hóa các di sản và bản sắc dân tộc trở thành nguồn lực, tài nguyên cho sự phát...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp nguyên Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định Việt Nam luôn coi trọng việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ tiếp tục gìn giữ, phát triển quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt giữa hai đất nước. Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, sáng 23/11, tại thủ đô Phnom...

Triển lãm 200 hình ảnh, tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa – biển, đảo thiêng liêng Tổ quốc

Ngày 22 và 23-11, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (Bộ Nội vụ), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và Bảo tàng Hải quân tổ chức triển lãm 'Hoàng Sa, Trường Sa - Biển,...

Sẽ tăng giải pháp chống gian lận thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc

Dự thảo thông tư mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy chế thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam đang được trưng cầu ý kiến. ...

Mới nhất