Trang chủNewsChính trịQuốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Chiều 23/11, với 86,22% ĐBQH có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho biết, hôm nay là Ngày Di sản Việt Nam, việc Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa chính là thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Quốc hội với việc bảo vệ, lưu giữ, trao truyền các giá trị văn hóa của dân tộc.

Trước đó, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh trình bày báo cáo tóm tắt tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Ông Nguyễn Đắc Vinh nêu rõ, trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo quán triệt và thực hiện chủ trương đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật; bảo đảm các quy định rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện, bám sát thực tiễn, bảo đảm tính khả thi; quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Đồng thời chỉ quy định những nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội; giao Chính phủ, các Bộ quy định các nội dung theo thẩm quyền để linh hoạt, kịp thời sửa đổi, bổ sung khi cần thiết; hạn chế tối đa việc quy định trùng lặp với nội dung đã được quy định trong các luật khác.

202411231423588348_z6061466104397_517b4413343310abef4a4f634a752436.jpg
Ông Nguyễn Đắc Vinh giải trình dự thảo Luật trước khi Quốc hội thông qua dự thảo Luật (Ảnh: Quang Vinh)

Luật Di sản văn hóa vừa được Quốc hội thông qua gồm 9 chương, 95 điều, tăng 2 chương, 22 điều so với Luật hiện hành (7 chương, 73 điều), bám sát các mục tiêu, quan điểm, chính sách lớn được Quốc hội thông qua, thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; đồng thời giải quyết những điểm nghẽn về thể chế, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành và tương thích với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Luật Di sản văn hóa vừa được Quốc hội thông qua có những điểm mới cơ bản, cụ thể như: Quy định cụ thể việc xác lập di sản văn hóa theo từng loại hình sở hữu toàn dân, sở hữu chung, sở hữu riêng phù hợp với Bộ luật Dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan; Quy định chính sách của Nhà nước trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước cho các hoạt động có tính đặc thù; đào tạo, bồi dưỡng nhân lực tham gia quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;

Đồng thời hoàn thiện các hành vi bị nghiêm cấm để bảo đảm chính xác, đầy đủ hơn, làm cơ sở cho việc hướng dẫn thực hiện, kiểm tra, xử lý vi phạm trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; Xác định cụ thể các trường hợp điều chỉnh ranh giới khu vực bảo vệ I, khu vực bảo vệ II của di tích, khu vực di sản thế giới và vùng đệm của di sản thế giới; quy định nguyên tắc và thẩm quyền thực hiện điều chỉnh ranh giới các khu vực bảo vệ để bảo đảm tính khả thi khi áp dụng trên thực tiễn; Quy định cụ thể việc sửa chữa, cải tạo, xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ trong và ngoài khu vực bảo vệ di tích.

Luật cũng quy định về quản lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, xử lý di vật, cổ vật được phát hiện, giao nộp; quy định mua và đưa di vật, cổ vật có nguồn gốc Việt Nam từ nước ngoài về nước; Bổ sung Quỹ bảo tồn di sản văn hóa; Quy định chính sách về quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu; Bổ sung chính sách nhằm hỗ trợ sự phát triển của hệ thống bảo tàng; Bổ sung quy định cơ quan thanh tra chuyên ngành về di sản văn hoá.

Để giải quyết những điểm bất cập, bảo đảm tính hợp hiến, tính kế thừa, Luật chỉ quy định những vấn đề mới đã rõ, được kiểm chứng trong thực tiễn, có tính ổn định cao; sửa đổi những quy định chồng chéo, bất cập, không phù hợp với thực tiễn đặt ra. Luật Di sản văn hóa tập trung vào việc quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; các nguyên tắc trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; các hành vi bị nghiêm cấm; trách nhiệm của tổ chức, người đại diện được giao quản lý, sử dụng di tích.

Phân cấp, phân quyền trong hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, cụ thể: Quy định thẩm quyền xếp hạng, xếp hạng bổ sung, hủy bỏ quyết định xếp hạng di tích theo hướng: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với di tích cấp tỉnh; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đối với di tích quốc gia; Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với di tích quốc gia đặc biệt;

Quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức hoặc ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan chuyên môn về văn hóa cấp tỉnh hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện cắm mốc giới khu vực bảo vệ di tích. Bên cạnh đó, Luật Di sản văn hóa còn nhấn mạnh việc hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động sử dụng, khai thác di sản văn hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa, chuyển đổi số, việc xã hội hóa trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Luật Di sản văn hóa có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.



Nguồn: https://daidoanket.vn/quoc-hoi-thong-qua-luat-di-san-van-hoa-sua-doi-10295097.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giao Chính phủ làm rõ nội hàm ‘không hợp thức hóa các vi phạm’

Ngày 23/11, Quốc hội biểu quyết thông qua: Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” với 87,89% ĐBQH có mặt tán thành. ...

Tỉnh Đắk Lắk công nhận xã Cư Êbur đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Ngày 23/11, UBND TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) tổ chức Lễ công bố xã Cư ÊBur đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023. Nhân dịp này, UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 2 tập thể, 10 cá...

Ban Vận động Cứu trợ Trung ương thông báo dừng tiếp nhận, ủng hộ khắc phục hậu quả bão số 3

Ủy ban Trung ương MTTTQ Việt Nam, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương vừa có thông báo số 10/TB-MTTW-BVĐTW về việc kết thúc đợt vận động, tiếp nhận ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. ...

Hướng tới một cộng đồng ASEAN thịnh vượng, đoàn kết và phát triển

Tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ chương trình thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến thăm và có bài phát biểu chính sách quan trọng tại Trường Đại học Quốc gia Malaya. ...

Nhiều trường thay đổi đề án tuyển sinh 2025

Từ năm 2025 thí sinh có tới 36 cách chọn môn thi tốt nghiệp THPT ngoài 2 môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn. Để phù hợp với việc đổi mới trong số môn thi, hình thức thi, nhiều trường ĐH đã có điều chỉnh về tổ hợp xét tuyển với một số tổ hợp xét tuyển mới được đưa vào. ...

Bài đọc nhiều

Quốc hội điều chỉnh chương trình kỳ họp, xem xét công tác nhân sự

Chiều 21/11, Quốc hội đã điều chỉnh chương trình Đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV. Theo đó, sáng ngày 25/11 Quốc hội nghỉ. Trong buổi chiều Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự...

ĐBQH tin tưởng Hải Phòng có thể trở thành “Singapore thứ hai” của vùng Đông Nam Á

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, trong thời gian tới, thành phố Thủy Nguyên trong sẽ là trung tâm chính trị, kinh tế-xã hội của thành phố Hải Phòng. Chiều 21/11, Quốc hội thảo luận ở...

Biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị vững bền Việt Nam-Campuchia

NDO - Chiều 21/11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Khuon Sudary chủ trì lễ khánh thành và trao tặng công trình Tòa nhà hành chính Quốc hội Vương quốc Campuchia - món quà của Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam dành tặng Đảng, Nhà nước, nhân dân Campuchia. Phát biểu tại lễ khánh thành, thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt...

Toàn văn Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Malaysia

NDO - Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Malaysia. 1. Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Dato’ Seri Anwar Ibrahim, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân đã thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 11 năm 2024. 2....

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến với Chủ tịch Thượng viện Malaysia Dato’ Awang Bemee Awang Ali Basah

NDO - Chiều 21/11, tại Trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia Dato’ Awang Bemee Awang Ali Basah. Chủ tịch Thượng viện vui mừng đón Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia; bày tỏ hết sức coi trọng và tin tưởng chuyến thăm của Tổng Bí thư sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Chủ...

Cùng chuyên mục

Giao Chính phủ làm rõ nội hàm ‘không hợp thức hóa các vi phạm’

Ngày 23/11, Quốc hội biểu quyết thông qua: Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” với 87,89% ĐBQH có mặt tán thành. ...

Hướng tới một cộng đồng ASEAN thịnh vượng, đoàn kết và phát triển

Tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ chương trình thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến thăm và có bài phát biểu chính sách quan trọng tại Trường Đại học Quốc gia Malaya. ...

Sau sắp xếp, Bắc Ninh giảm 5 đơn vị hành chính cấp xã

Hội nghị công bố Nghị quyết số 1255/NQ-UBTVQH15 ngày 24/10/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2023 - 2025 diễn ra vào ngày 22/11. ...

Thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

Sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình, Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. ...

Chìa khóa giải quyết hòa bình các bất đồng, xung đột là thông qua đối thoại

Sáng 22/11, Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình và hòa giải” đã khai mạc tại Thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Chủ...

Mới nhất

Càng có tuổi, càng chú ý 6 loại vitamin và khoáng chất quan trọng này

Duy trì chế độ ăn cân đối là quan trọng ở mọi giai đoạn của cuộc sống. Khi bạn già đi, việc chú ý đến chế độ ăn uống để bổ sung vitamin là đặc biệt cần thiết để hỗ trợ từ sức khỏe xương đến hệ...

Bình quân số thành viên mỗi hợp tác xã ở ĐBSCL chưa bằng 1/10 Thái Lan

Một trong những rào cản để thực hiện đề án 1 triệu héc ta lúa chất lượng cao ở ĐBSCL là hợp tác xã còn yếu, bình quân mỗi hợp tác xã chỉ có 80 thành viên, chưa được một nửa bình quân cả nước và chưa...

22 doanh nghiệp chốt trả cổ tức, tuần từ ngày 25 đến 29/11

NDO - Trên 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM, các ngày trong tuần từ 25 đến 29/11, có 22 doanh nghiệp chốt trả cổ tức, thưởng và phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông. * Ngày 20/12/2024, CTCP May Sông Hồng (HOSE: MSH) trả cổ tức năm 2024 bằng tiền, 3.500 đồng/cổ phiếu (CP), ngày giao...

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond

Nhằm hỗ trợ các khách hàng dễ dàng hiện thực hóa ước mơ sở hữu tổ ấm sung túc, hạnh phúc trọn vẹn tại dự án căn hộ cao cấp NewTown Diamond (Đà Nẵng), Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai chương trình Cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond...

Giếng khoan GK-61: Khơi nguồn dòng khí công nghiệp đầu tiên

Kỷ niệm 63 năm Ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam (27/11/1961 - 27/11/2024) Giếng khoan GK-61: “Giếng tổ” của ngành Dầu khí Công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí ở miền võng Hà Nội bắt đầu được tiến hành từ năm 1969 tại làng Khuốc, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình với những...

Mới nhất