Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNâng ngưỡng đầu vào ngành sư phạm, sức khỏe, siết quy định...

Nâng ngưỡng đầu vào ngành sư phạm, sức khỏe, siết quy định xét tuyển bằng học bạ

Bộ GD-ĐT dự kiến sửa đổi quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non, trong đó có một số nội dung về thay đổi ngưỡng đầu vào đối với ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe và quy định xét tuyển bằng học bạ.

Bộ GD-ĐT công bố dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non vào chiều 22.11. Trong đó có những thay đổi ngưỡng đầu vào đối với ngành đào tạo giáo viên, ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe và quy định xét tuyển bằng kết quả học tập cấp THPT.

Ngưỡng đầu vào ngành ngành đào tạo giáo viên, sức khỏe xét học lực cả 3 năm THPT

Theo dự thảo Thông tư, về ngưỡng đầu vào đối với ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề cho các phương thức tuyển sinh đào tạo, Bộ GD-ĐT quy định kết quả học tập trong cả 3 năm cấp THPT xếp mức tốt trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên. Trong khi hiện nay, Bộ GD-ĐT chỉ quy định xét kết quả học tập lớp 12 đạt học lực loại giỏi trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT đạt từ 8,0 trở lên.

Đối với các ngành giáo dục thể chất, sư phạm âm nhạc, sư phạm mỹ thuật; ngành giáo dục mầm non trình độ cao đẳng và các ngành điều dưỡng, y học dự phòng, hộ sinh, kỹ thuật phục hình răng, kỹ thuật xét nghiệm y học, kỹ thuật hình ảnh y học, kỹ thuật phục hồi chức năng, Bộ GD-ĐT quy định kết quả học tập trong cả 3 năm cấp THPT xếp mức khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên. Quy chế hiện hành cũng chỉ yêu cầu xét học lực lớp 12 xếp loại từ khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên.

Nâng ngưỡng đầu vào ngành sư phạm, sức khỏe, siết quy định xét tuyển bằng học bạ- Ảnh 1.

Dự thảo Thông tư dự kiến thay đổi ngưỡng đầu vào đối với ngành đào tạo giáo viên, ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe

Đối với thí sinh đã tốt nghiệp trình độ trung cấp trở lên dự tuyển vào đại học nhóm ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề, ngưỡng đầu vào được áp dụng một trong các tiêu chí sau:

  1. Học lực 3 năm cấp THPT đạt loại giỏi (mức tốt) trở lên hoặc điểm trung bình chung các môn văn hóa cấp THPT đạt từ 8,0 trở lên;
  2. Tốt nghiệp THPT loại giỏi trở lên hoặc học lực cấp THPT đạt loại khá (mức khá) và có 3 năm kinh nghiệm công tác đúng với chuyên môn đào tạo;
  3. Tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học đạt loại giỏi trở lên;
  4. Tốt nghiệp trình độ trung cấp, hoặc trình độ cao đẳng hoặc trình độ đại học đạt loại khá và có 3 năm kinh nghiệm công tác đúng với chuyên môn đào tạo;

Như vậy, so với quy định trong quy chế hiện hành, Bộ GD-ĐT cũng đã thay đổi điều kiện, từ chỉ xét học lực lớp 12 sang học lực 3 năm cấp THPT.

Xét tuyển bằng học bạ: Phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12 

Đối với phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả học tập, kết quả thi theo từng môn (bao gồm điểm tổng kết các môn học cấp THPT, điểm thi các môn tốt nghiệp THPT, các chứng chỉ ngoại ngữ và các kết quả đánh giá khác), một điểm mới trong dự thảo Thông tư quy định: Trường hợp sử dụng kết quả học tập cấp THPT để xét tuyển phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12 của thí sinh.

Tổ hợp môn dùng để xét tuyển bao gồm ít nhất 3 môn phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của chương trình đào tạo, trong đó phải có môn toán hoặc ngữ văn với trọng số đánh giá chiếm ít nhất 1/3 tổng điểm.

Một chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo có thể sử dụng đồng thời một số tổ hợp môn để xét tuyển, khi đó số môn chung của các tổ hợp phải có trọng số đánh giá chiếm ít nhất 50% tổng điểm.

Thực tế những năm trước đây, nhiều trường chỉ sử dụng kết quả học tập của một số học kỳ mà không sử dụng kết quả học kỳ 2 năm lớp 12 của thí sinh cho phương thức xét tuyển sớm. Điều này được đánh giá sẽ làm ảnh hưởng đến thái độ học tập, khiến học sinh mất động lực học tập ở năm cuối cấp THPT…

Về cách thức quy đổi điểm xét đối với từng chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo, Bộ GD-ĐT yêu cầu phải bảo đảm mỗi thí sinh đều có cơ hội đạt mức điểm tối đa, đồng thời không thí sinh nào có điểm xét vượt quá mức điểm tối đa (tính cả các điểm ưu tiên, điểm thưởng, điểm khuyến khích).

Cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm giải trình về căn cứ khoa học và thực tiễn trong xác định phương thức tuyển sinh, phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển và việc quy đổi tương đương điểm xét, điểm trúng tuyển; trong đó phải dựa trên phân tích, đánh giá và đối sánh kết quả học tập của sinh viên trúng tuyển hằng năm.




Nguồn: https://thanhnien.vn/nang-nguong-dau-vao-nganh-su-pham-suc-khoe-siet-quy-dinh-xet-tuyen-bang-hoc-ba-185241123000223359.htm

Cùng chủ đề

Thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Nhật Bản là thị trường có nhu cầu tiêu thụ lớn các sản phẩm nông, lâm, thủy sản nhập khẩu. Đây cũng là thị trường tiềm năng cho hàng nông sản Việt Nam mở rộng khai thác thời gian tới. Ngày 22/11, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Công ty TNHH AEON TOPVALU Việt Nam tổ chức Hội thảo “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng thị trường” và ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác...

Hiệu ứng tích cực từ “Anh trai vượt ngàn chông gai”

Qua những bài hát truyền thống được phối lại, nhiều bạn học sinh đã được truyền cảm hứng để bày tỏ lòng yêu nước mạnh mẽ qua tiết mục trên sân trường. Trong những năm gần đây, các ca khúc truyền thống Việt Nam đang dần được khoác lên mình “tấm áo mới” nhờ những bản phối hiện đại, giàu sáng tạo. Những bài hát tưởng chừng đã gắn liền với ký ức của thế hệ...

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Brazil là thị trường cung cấp đậu tương nhiều nhất cho Việt Nam trong 10 tháng đạt 1,07 triệu tấn, tăng 20% về lượng và tăng 0,9% về kim ngạch so với cùng kỳ. Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu đậu tương trong 10 tháng đầu năm 2024 đạt gần 1,82 triệu tấn, trị giá gần 935,84 triệu USD, giá trung bình 515,2 USD/tấn, tăng 12,8% về lượng, nhưng giảm...

Việt Nam – Ấn Độ nâng cao khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình

Diễn tập song phương Việt Nam - Ấn Độ về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc năm 2024 (VINBAX 2024) đã kết thúc với những thành tựu đáng kể. Diễn tập song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc năm 2024 (VINBAX 2024) lần thứ 5 đã diễn ra thành công tại trụ sở Lữ đoàn Công binh 474, Chandi Mandir, bang Haryana, Ấn Độ. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thế giới mới có bảng xếp hạng khoa học liên ngành, một ĐH Việt Nam hạng 95

Việt Nam có hai đại diện lọt vào bảng xếp hạng ĐH nghiên cứu khoa học liên ngành tốt nhất thế giới mới ra mắt, với thứ hạng đều nằm trong tốp 200. Hai ĐH Việt được xếp hạng về khoa học liên ngành Tổ chức Times Higher Education (THE) tại Anh phối hợp với tổ chức Học giả khoa học Schmidt (Schmidt Science Fellows) ngày 21.11 công bố bảng xếp hạng ĐH nghiên cứu khoa học kiên ngành tốt nhất thế giới...

Áo tweed và các bản phối sành điệu giúp nàng trẻ trung hết cỡ

Áo tweed mùa lạnh với các sắc màu tươi tắn như đỏ, vàng, xanh... đã không còn xa...

New York đẩy nhanh việc thu phí giao thông ở Manhattan dù ông Trump phản đối

Bộ Giao thông Mỹ hôm 22.11 đã thông qua đề xuất của chính quyền thành phố New York (bang New York) về việc áp phí từ 9 USD cho xe cộ lưu thông ở khu Manhattan, bắt đầu từ ngày 5.1.2025. ...

Bài đọc nhiều

Giảng viên cần phải ‘thông minh’ hơn ChatGPT

Theo các nhà khoa học, không thể loại bỏ ChatGPT ra khỏi quá trình giáo dục, ngược lại cần khuyến khích sử dụng nhưng đòi hỏi giảng viên phải 'thông minh' hơn ChatGPT. Đề cao tính liêm chính khoa học thuậtTS Đặng Thị Minh...

Gần 90% sinh viên Đại học Quốc gia TP HCM sử dụng ChatGPT

(NLĐO) – Tích hợp Trí tuệ nhân tạo (AI) vào giảng dạy vừa thuận lợi vừa là thách thức cho ngành giáo dục. ...

Lương thấp, có giáo viên bỏ nghề đi làm công nhân khu công nghiệp

'Mặc dù chi tiêu rất tằn tiện nhưng chưa hết tháng đã hết lương... Nhiều thầy, cô giáo trẻ đôi lúc lúc dao động muốn chuyển nghề, thậm chí là đi làm công nhân ở các khu công nghiệp lương sẽ cao hơn...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Việt Nam rớt xuống nhóm các nước thông thạo tiếng Anh thấp nhất toàn cầu

Đây là kết quả được công bố từ báo cáo chỉ số thông thạo Anh ngữ toàn cầu năm 2024 (EPI), của tổ chức giáo dục Education First Việt Nam (EF Việt Nam) vào ngày 13/11. Cụ thể, chỉ số thành thạo tiếng Anh của Việt Nam năm nay đạt 498 điểm, xếp thứ 63/116 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá và nằm trong nhóm có mức độ thông thạo thấp. Vị trí số 1 năm nay...

Cùng chuyên mục

Danh sách nhà nghiên cứu được trích dẫn nhiều: Lần đầu vắng bóng người từ Việt Nam

Hãng Clarivate vừa công bố danh sách thường niên các nhà nghiên cứu được trích dẫn nhiều, Highly Cited Researchers (HCR) năm 2024, trong đó lần đầu tiên không có người nào từ Việt Nam. Danh sách HCR, xuất hiện lần đầu tiên năm...

Những điều cần biết trong xây dựng hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội

Bằng cách kiểm soát và lựa chọn kỹ nội dung cập nhật trên mạng xã hội, bạn đã thể hiện sự tôn trọng với bản thân, với người khác và có thể tạo nên một hình ảnh cá...

‘Bữa tiệc âm nhạc’ chào năm học mới của trường CĐ Kỹ thuật – Công nghệ Bách Khoa

Với chủ đề “Thanh xuân rực rỡ”, đây là đêm nhạc hội khai giảng được đầu tư công phu nhất từ trước đến nay tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật - Công nghệ Bách Khoa (CTECH). Tối 19/11, khuôn viên CTECH trở thành một “bữa tiệc” âm nhạc và sắc màu với nhạc hội khai giảng năm học 2024 - 2025. Sự kiện là dịp chào đón tân sinh viên, đánh dấu khởi đầu một năm học mới. Tại sự kiện,...

Thế giới mới có bảng xếp hạng khoa học liên ngành, một ĐH Việt Nam hạng 95

Việt Nam có hai đại diện lọt vào bảng xếp hạng ĐH nghiên cứu khoa học liên ngành tốt nhất thế giới mới ra mắt, với thứ hạng đều nằm trong tốp 200. ...

Ranh giới mong manh, khó kiểm soát

TP - Quy định không cấm dạy thêm học thêm ở các cấp học đang có nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều người đồng tình, ủng hộ nhưng băn khoăn tự nguyện hay ép buộc là ranh giới mong manh và rất khó để quản nội dung dạy thêm. TP - Quy định không cấm dạy thêm học thêm ở các cấp học đang có nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều người đồng tình, ủng hộ nhưng...

Mới nhất

Lên Mù Cang Chải nhớ ghé bản Thái

Đi từ Nghĩa Lộ lên thị trấn Mù Cang Chải (Yên Bái), nếu thấy phía bên trái đường có một bản toàn nhà sàn xinh xắn nhìn hướng ra cánh đồng rộng lớn, thì đó là bản làng của người Thái, từ lâu vẫn được gọi là bản Thái. ...

Thế giới mới có bảng xếp hạng khoa học liên ngành, một ĐH Việt Nam hạng 95

Việt Nam có hai đại diện lọt vào bảng xếp hạng ĐH nghiên cứu khoa học liên ngành tốt nhất thế giới mới ra mắt, với thứ hạng đều nằm trong tốp 200. Hai ĐH Việt được xếp hạng về khoa học liên ngành Tổ chức Times Higher Education (THE) tại Anh phối hợp với tổ chức Học giả khoa học Schmidt...

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV,...

Sáng 23/11, tại Trung Tâm văn hóa tỉnh Bạc Liêu, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV, năm 2024 đã chính thức khai mạc. Đại hội vinh dự đón ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tham dự và chỉ đạo Đại hội.Bà Tôn...

Tuyến đường bao biển xuyên núi kết nối hai di sản Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long

Tuyến đường bao biển nối 2 thành phố Hạ Long và Cẩm Phả (tỉnh Quảng Ninh) có chiều dài 18,691km, quy mô 6 làn xe (2 giai đoạn), tổng mức đầu tư lên tới 2.290 tỷ đồng, chính thức đưa vào khai thác từ năm 2023. Đây được đánh giá là tuyến đường du lịch ven biển hiện đại, đẹp...

Kỳ vọng về một thành phố thông minh, bền vững

Diễn đàn TP thông minh và bền vững 2024 chủ đề "Xã hội số - dẫn dắt tương lai bền vững của Việt Nam" diễn ra sáng 22-11 tại Trường ĐH RMIT Việt Nam. ...

Mới nhất