Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcDanh sách nhà nghiên cứu được trích dẫn nhiều: Lần đầu vắng...

Danh sách nhà nghiên cứu được trích dẫn nhiều: Lần đầu vắng bóng người từ Việt Nam

Hãng Clarivate vừa công bố danh sách thường niên các nhà nghiên cứu được trích dẫn nhiều, Highly Cited Researchers (HCR) năm 2024, trong đó lần đầu tiên không có người nào từ Việt Nam.

Danh sách nhà nghiên cứu được trích dẫn nhiều: Lần đầu vắng bóng người từ Việt Nam - Ảnh 1.

Báo cáo nghiên cứu toàn cầu của Clarivate mang tên “Liêm chính nghiên cứu: Hiểu biết về trách nhiệm chung của chúng ta đối với một hệ sinh thái học thuật bền vững”, kêu gọi tất cả các bên liên quan đến hoạt động khoa học cùng chia sẻ trách nhiệm trong việc đảm bảo liêm chính nghiên cứu – Ảnh chụp màn hình

Danh sách HCR, xuất hiện lần đầu tiên năm 2014, bao gồm các nhà nghiên cứu có nhiều công trình thuộc nhóm 1% số bài hay được trích dẫn nhất trong vòng 10 năm trước đó.

Danh sách HCR năm nay gồm khoảng 6.600 người, chiếm tỉ lệ một phần nghìn tổng số nhà nghiên cứu toàn cầu. 

Những người được trích dẫn nhiều làm việc tại 59 quốc gia, nhưng tới 85,4% tập trung ở 10 nước, và 74,4% có địa chỉ ở 5 quốc gia. Điều này cho thấy mức độ tập trung rất cao của các nhà nghiên cứu có ảnh hưởng tại một vài nước có nền khoa học tiên tiến.

Suốt 10 năm qua, mỗi năm luôn có 1 đến 6 người ghi địa chỉ Việt Nam trong danh sách HCR. Năm ngoái, số người ghi địa chỉ Việt Nam là 4. Tuy nhiên sang đến năm nay, không còn ai từ Việt Nam trong danh sách này.

Cuộc đua giữa Mỹ và Trung Quốc

Mỹ vẫn là nước dẫn đầu danh sách HCR năm nay với 2.507 nhà nghiên cứu, chiếm 36,4% toàn cầu. Theo ngay sau là Trung Quốc với 1.405 người, chiếm tỉ lệ 20,4%. Như vậy, riêng hai nước này đã có tới 57% tổng số nhà nghiên cứu được trích dẫn nhiều.

Trung Quốc đang nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với Mỹ. Tỉ lệ nhà nghiên cứu được trích dẫn nhiều của Trung Quốc tăng mạnh từ 7,9% năm 2018 lên 20,4% năm nay, nghĩa là tăng thêm tới 12,5% sau 6 năm.

Ngược lại, tỉ lệ của Mỹ giảm đáng kể, từ 43,3% năm 2018 xuống 36,4% năm nay, tức là mất 6,9% trong cùng khoảng thời gian mà Trung Quốc trỗi dậy. So với năm 2023, tỉ lệ của Trung Quốc tăng tới 2,5%, trong khi Mỹ giảm 1,1% chỉ sau một năm.

Xếp sau Mỹ và Trung Quốc trong danh sách HCR 2024 lần lượt là Anh, Đức, Úc, Canada, Hà Lan, Hong Kong, Pháp và Singapore.

Ở cấp độ đơn vị nghiên cứu, trong số 50 đơn vị dẫn đầu thế giới, Mỹ vẫn chiếm số lượng lớn nhất, tới gần một nửa, với 24 đơn vị; tiếp đến là Trung Quốc với 7 đơn vị, rồi lần lượt là Anh (6), Úc (3), Hong Kong (2), Singapore (2); còn lại là Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Israel và Hà Lan, mỗi nước có 1 đơn vị.

Đứng đầu các đơn vị là Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc với 308 người được trích dẫn nhiều, tiếp đến là Đại học Harvard với 231 người, theo sau lần lượt là Đại học Stanford (133 người), Đại học Thanh Hoa, Viện Y tế quốc gia Mỹ, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Đại học Oxford, Đại học London (UCL), Hiệp hội Max Planck (Đức), Đại học California tại San Diego (UCSD) và Đại học Hong Kong.

Hơn 2.000 nhà nghiên cứu bị loại

Theo Clarivate, niềm tin vào nghiên cứu đang đối diện với nguy cơ lớn, còn dữ liệu trắc lượng khoa học dễ dàng bị bóp méo. Do đó, Clarivate liên tục tinh chỉnh các tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn đối với danh sách HCR trước thách thức về sự phức tạp và ô nhiễm ngày càng gia tăng của tài liệu học thuật.

Với cam kết của Clarivate trong việc đảm bảo liêm chính nghiên cứu, quá trình đánh giá và lựa chọn nhà nghiên cứu vào danh sách HCR thường xuyên được cải tiến để sàng lọc những tác giả siêu năng suất, công bố quá nhiều bài liên tục trong khoảng thời gian dài, tác giả tự trích dẫn quá nhiều, có đặc điểm trích dẫn bất thường, một nhóm nhỏ trích dẫn qua lại lẫn nhau và nhiều hành vi gây quan ngại khác.

Tất cả các bài báo bị gỡ bỏ, dù được trích dẫn nhiều bao nhiêu, đều không được dùng trong đánh giá; còn những cá nhân đã chính thức bị kết luận có hành vi sai trái trong nghiên cứu đều bị loại khỏi danh sách năm nay.

Các chuyên gia phân tích của Clarivate đã áp dụng nhiều công cụ sàng lọc bổ sung nhằm phát hiện và điều tra hành vi xuất bản và trích dẫn bất thường. Nhờ sự nâng cao và thắt chặt tiêu chuẩn liêm chính, hàng trăm đến hàng ngàn ứng viên đã không vượt qua được vòng sàng lọc.

Cụ thể, số ứng viên bị loại khỏi danh sách HCR do quan ngại về liêm chính đã tăng vọt từ khoảng 300 người năm 2021 lên 500 vào năm 2022, rồi gấp đôi lên 1.000 trong năm 2023, và tiếp tục gấp đôi năm nay, tới hơn 2.000 người bị loại.

Với 6.600 nhà nghiên cứu trong danh sách HCR 2024, số người bị loại vượt mốc hơn 2.000 là cực kỳ choáng váng, bởi điều này đồng nghĩa với việc cứ 3 người được chọn vào danh sách thì có 1 người bị loại vì quan ngại liêm chính. Theo Clarivate, thực tế này nhấn mạnh sự cần thiết phải có thêm phương pháp đánh giá định tính hiệu quả bên cạnh phân tích định lượng công bố khoa học.

Ngăn chặn gian lận địa chỉ

Trước khi công bố danh sách HCR, Clarivate đề nghị các ứng viên xác nhận địa chỉ làm việc để đảm bảo dữ liệu chính xác và cập nhật. Tuy nhiên, nhiều ứng viên sẵn sàng khai man địa chỉ khi những đơn vị cần thăng tiến trong các bảng xếp hạng trả tiền cho họ để xuất hiện trong danh sách HCR.

Trong danh sách năm nay, Clarivate áp dụng những tiêu chuẩn rõ ràng hơn về địa chỉ làm việc chính. Cụ thể, đó là nơi mà nhà nghiên cứu thực sự làm việc và thực hiện phần lớn các công trình, cũng là nơi mà nhà nghiên cứu có biên chế hoặc hợp đồng làm việc dài hạn.

Các địa chỉ nơi nhà nghiên cứu làm việc, có hợp đồng hoặc được bổ nhiệm chức danh theo diện danh dự hoặc ngắn hạn không được tính. Khi cần thiết, Clarivate đề nghị các đơn vị xác nhận địa chỉ làm việc của nhà nghiên cứu.

Việc này củng cố cam kết của Clarivate trong việc duy trì sự minh bạch và đáng tin cậy của địa chỉ gắn với mỗi nhà nghiên cứu trong danh sách HCR, đồng thời ảnh hưởng rất lớn tới thứ hạng của các đơn vị trong những bảng xếp hạng sử dụng danh sách này làm tiêu chí đánh giá.

Clarivate cũng kêu gọi cộng đồng cùng bảo vệ liêm chính khoa học thông qua hoạt động bình duyệt chặt chẽ và tuân thủ các thực hành khác đã được quốc tế công nhận nhằm duy trì sự liêm chính của hoạt động nghiên cứu và công bố khoa học. Đồng thời, hãng này sẽ tiếp tục cải tiến phương pháp để tăng cường độ tin cậy và liêm chính của danh sách HCR trong những năm tiếp theo.



Nguồn: https://tuoitre.vn/danh-sach-nha-nghien-cuu-duoc-trich-dan-nhieu-lan-dau-vang-bong-nguoi-tu-viet-nam-20241123074943098.htm

Cùng chủ đề

Phát hiện khối hổ phách từ một bồn trầm tích ngoài khơi Nam Cực

Lần đầu tiên các nhà nghiên cứu khoa học đã tìm thấy những mẩu hổ phách ngoài khơi Nam Cực. ...

Nhà nghiên cứu công nghệ tên lửa hạt nhân trở thành phi hành gia trẻ

TRUNG QUỐC - Là phi hành gia trẻ tham gia vào sứ mệnh phóng tàu vũ trụ Thần Châu-19, Vương Hạo Trạch gây ấn tượng vì xuất phát điểm là nhà nghiên cứu công nghệ tên lửa hạt nhân. Tháng 9/2020, Vương Hạo Trạch được chọn là lứa phi hành gia thứ ba của Trung Quốc, thực hiện sứ mệnh phóng tàu vũ trụ Thần Châu-19. Ngày 30/10, Hạo Trạch cùng chỉ huy Thái Húc Triết và phi hành gia...

Kinh nghiệm tiếp cận quỹ cho các nhà làm phim độc lập

(Tổ Quốc) - Sáng 8/11, trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII), đã diễn ra Hội thảo Tiêu điểm Điện ảnh Đức. Hội thảo có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông; Đại sứ Đức tại Việt Nam Helga...

Nhóm ‘Liêm Chính Khoa Học’ trên Facebook đã hoạt động trở lại

Nhóm 'Liêm Chính Khoa Học' trên Facebook với gần 100.000 thành viên đã hoạt động trở lại sau 4 ngày bất ngờ biến mất. Hiện tại, liên kết đến nhóm Liêm Chính Khoa Học đã bình thường. Tất cả bài viết và bình luận...

Nhóm ‘Liêm Chính Khoa Học’ bất ngờ biến mất trên Facebook

Nhóm 'Liêm Chính Khoa Học' trên Facebook với gần 100.000 thành viên vừa bất ngờ biến mất. Hiện tại, liên kết đến nhóm hiển thị thông báo 'Bạn hiện không xem được nội dung này'. "Ban quản trị nhóm luôn kiểm tra thông tin...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Biến động ở REE: ‘Nữ tướng’ Mai Thanh rời ghế chủ tịch, sếp mới là đại diện quỹ ngoại

Ông Alain Xavier Cany - đại diện của quỹ ngoại Platinum Victory - trở thành chủ tịch HĐQT mới của REE thay bà Nguyễn Thị Mai Thanh. Là thương vụ lớn khi số tiền bỏ ra có thể lên tới 2.000 tỉ đồng nhưng...

Ngăn chặn và xử lý các rủi ro liên quan đến tài sản số

Tại dự Luật Công nghiệp công nghệ số đã bổ sung nội dung về tài sản số, trí tuệ nhân tạo (Al) và quy định chương riêng liên quan công nghiệp bán dẫn. Phó thủ tướng Lê Thành Long trình dự luật - Ảnh: GIA HÂN Sáng 23-11, Phó thủ tướng Lê Thành Long trình Quốc hội tờ trình về dự Luật Công nghiệp công nghệ số. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp về tài sản số Theo ông Long, mục...

Doanh nghiệp nhà nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Cùng với nỗ lực tái cơ cấu toàn diện để nâng cao hiệu quả hoạt động, các doanh nghiệp nhà nước mong muốn được thực hiện những dự án đầu tư quy mô lớn, có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong giai đoạn mới.   Vietnam Airlines đón nhận máy bay Boieng 787-10 thứ 5 và là máy bay thân rộng thứ 30 trong đội bay của hãng vào giữa năm...

Cô ơi, nhờ có cô con mới biết đến học bổng Tiếp sức đến trường

Cô giáo Nguyễn Thị Hoa Phượng đã gửi đến Tuổi Trẻ lời cảm ơn của mình, sau khi cô nhận được lời cảm ơn của một học trò vừa nhận học bổng Tiếp sức đến trường năm 2024. Trao học bổng cho sinh viên...

Quốc hội họp bàn về công nghệ số, phát triển trí tuệ nhân tạo

Theo chương trình làm việc, sáng nay 23-11, Quốc hội sẽ nghe tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Sau đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh sẽ trình bày báo cáo thẩm tra dự luật này. Tiếp đó, Quốc hội sẽ nghe Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trình tờ trình về dự án...

Bài đọc nhiều

Giảng viên cần phải ‘thông minh’ hơn ChatGPT

Theo các nhà khoa học, không thể loại bỏ ChatGPT ra khỏi quá trình giáo dục, ngược lại cần khuyến khích sử dụng nhưng đòi hỏi giảng viên phải 'thông minh' hơn ChatGPT. Đề cao tính liêm chính khoa học thuậtTS Đặng Thị Minh...

Gần 90% sinh viên Đại học Quốc gia TP HCM sử dụng ChatGPT

(NLĐO) – Tích hợp Trí tuệ nhân tạo (AI) vào giảng dạy vừa thuận lợi vừa là thách thức cho ngành giáo dục. ...

Lương thấp, có giáo viên bỏ nghề đi làm công nhân khu công nghiệp

'Mặc dù chi tiêu rất tằn tiện nhưng chưa hết tháng đã hết lương... Nhiều thầy, cô giáo trẻ đôi lúc lúc dao động muốn chuyển nghề, thậm chí là đi làm công nhân ở các khu công nghiệp lương sẽ cao hơn...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Việt Nam rớt xuống nhóm các nước thông thạo tiếng Anh thấp nhất toàn cầu

Đây là kết quả được công bố từ báo cáo chỉ số thông thạo Anh ngữ toàn cầu năm 2024 (EPI), của tổ chức giáo dục Education First Việt Nam (EF Việt Nam) vào ngày 13/11. Cụ thể, chỉ số thành thạo tiếng Anh của Việt Nam năm nay đạt 498 điểm, xếp thứ 63/116 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá và nằm trong nhóm có mức độ thông thạo thấp. Vị trí số 1 năm nay...

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết trong xây dựng hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội

Bằng cách kiểm soát và lựa chọn kỹ nội dung cập nhật trên mạng xã hội, bạn đã thể hiện sự tôn trọng với bản thân, với người khác và có thể tạo nên một hình ảnh cá...

‘Bữa tiệc âm nhạc’ chào năm học mới của trường CĐ Kỹ thuật – Công nghệ Bách Khoa

Với chủ đề “Thanh xuân rực rỡ”, đây là đêm nhạc hội khai giảng được đầu tư công phu nhất từ trước đến nay tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật - Công nghệ Bách Khoa (CTECH). Tối 19/11, khuôn viên CTECH trở thành một “bữa tiệc” âm nhạc và sắc màu với nhạc hội khai giảng năm học 2024 - 2025. Sự kiện là dịp chào đón tân sinh viên, đánh dấu khởi đầu một năm học mới. Tại sự kiện,...

Thế giới mới có bảng xếp hạng khoa học liên ngành, một ĐH Việt Nam hạng 95

Việt Nam có hai đại diện lọt vào bảng xếp hạng ĐH nghiên cứu khoa học liên ngành tốt nhất thế giới mới ra mắt, với thứ hạng đều nằm trong tốp 200. ...

Ranh giới mong manh, khó kiểm soát

TP - Quy định không cấm dạy thêm học thêm ở các cấp học đang có nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều người đồng tình, ủng hộ nhưng băn khoăn tự nguyện hay ép buộc là ranh giới mong manh và rất khó để quản nội dung dạy thêm. TP - Quy định không cấm dạy thêm học thêm ở các cấp học đang có nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều người đồng tình, ủng hộ nhưng...

Hà Nội bỏ 3 môn Lý, Hóa, Sinh trong kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 cấp thành phố

Chi tiết kế hoạch tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố các môn văn hóa lớp 9 cấp THCS năm học 2024-2025: Xem tại đây.Theo kế hoạch, 7 môn thi là được Sở GD&ĐT quy định gồm: Toán, Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tin học, Ngoại ngữ, Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên.Trong đó, môn Ngoại ngữ gồm có 3 thứ tiếng: Anh, Pháp, Nhật. Môn Lịch sử và Địa lý...

Mới nhất

Trừng phạt Nga hay chiến dịch “tấn công kinh tế” tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới?

Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã vượt ra ngoài chiến tuyến của chiến hào, quân đội và xe tăng, nó đã lan rộng đến một "chiến trường" của các thỏa thuận và ngoại giao, mối quan hệ của các chủ ngân hàng, công ty bảo hiểm và luật sư, các nhà cung cấp dầu, vi mạch và siêu du thuyền...

Doanh nghiệp nhà nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Cùng với nỗ lực tái cơ cấu toàn diện để nâng cao hiệu quả hoạt động, các doanh nghiệp nhà nước mong muốn được thực hiện những dự án đầu tư quy mô lớn, có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong giai đoạn mới.   Vietnam Airlines đón nhận máy bay...

New York đẩy nhanh việc thu phí giao thông ở Manhattan dù ông Trump phản đối

Bộ Giao thông Mỹ hôm 22.11 đã thông qua đề xuất của chính quyền thành phố New York (bang New York) về việc...

‘Bữa tiệc âm nhạc’ chào năm học mới của trường CĐ Kỹ thuật – Công nghệ Bách Khoa

Với chủ đề “Thanh xuân rực rỡ”, đây là đêm nhạc hội khai giảng được đầu tư công phu nhất từ trước đến nay tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật - Công nghệ Bách Khoa (CTECH). Tối 19/11, khuôn viên CTECH trở thành một “bữa tiệc” âm nhạc và sắc màu với nhạc hội khai giảng năm học 2024 -...

Mới nhất