Trang chủChính trịChủ quyềnThủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ...

Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định tại Hội thảo Biển Đông lần thứ 16 rằng, việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực được công nhận rộng rãi là nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu.

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt phát biểu tại Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16.

Đứng trước nhiều câu hỏi lớn

Trong khuôn khổ Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 “Định hướng tư duy, Phát huy chuẩn mực” diễn ra tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (23-24/10), Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã có bài phát biểu dẫn đề quan trọng định hướng thảo luận cho Hội thảo.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt cho rằng, thế giới hiện đang ở một bước ngoặt sâu sắc. Sự chuyển dịch sang một thế giới đa cực không còn là một cuộc tranh luận học thuật trừu tượng. Đây là một thực tế đang diễn ra, đang định hình lại trật tự toàn cầu theo những cách thức vẫn còn chưa chắc chắn và nếu không được quản lý đúng cách, có thể gây ra thảm họa.

Trong khi đó, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt chỉ ra rằng, niềm tin vào các thể chế và chuẩn mực đã được thiết lập đang bị hao mòn. Khi niềm tin vào các khuôn khổ đa phương bị suy yếu, các biện pháp đơn phương sẽ thắng thế, bất chấp lợi ích của những bên khác và của cộng đồng toàn cầu. Điều này thu hẹp không gian đối thoại, ngoại giao và hợp tác, đẩy quốc phòng và răn đe lên hàng đầu trong các ưu tiên chiến lược của nhiều quốc gia.

Theo Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt, thế giới đang ngày càng trở nên phân cực, với ranh giới giữa “đúng” và “sai”, “sự thật” và “sự dối trá” bị lu mờ và lẫn lộn. Những “thông tin” và “câu chuyện” rất mâu thuẫn lẫn nhau đang được các bên tuyên truyền, đôi khi được phóng đại thông qua các công nghệ đột phá mới như trí tuệ nhân tạo.

Sự cạnh tranh giữa các cường quốc ngày nay không chỉ đơn thuần là về tài nguyên, lãnh thổ hoặc không gian hàng hải, không chỉ để thống trị về thương mại, công nghệ và năng lực quân sự, mà quan trọng là còn để thống trị các ý tưởng và tầm nhìn sẽ định hình hệ thống quốc tế trong tương lai.

Đây cũng là một “cuộc chiến nhận thức” – một cuộc đấu tranh để “kể” những câu chuyện làm nền tảng nhận thức cho các tranh chấp và xung đột ở nhiều nơi trên thế giới.

Thứ trưởng Ngoại giao khẳng định, trong bối cảnh đó, việc Học viện Ngoại giao lựa chọn chủ đề cho Hội thảo Biển Đông năm nay, “Định hướng tư duy, Phát huy chuẩn mực”, không thể kịp thời hơn.

Nhiều câu hỏi quan trọng được đặt ra như: Cơ sở của những câu chuyện này có vững chắc không? Chúng có dựa trên các giá trị và chuẩn mực được công nhận rộng rãi không? Làm thế nào chúng ta có thể định hướng giữa các câu chuyện cạnh tranh để bảo vệ lập trường của mình và duy trì sự bình yên và sáng suốt của tâm trí?

Tương tự như vậy, làm thế nào các cường quốc tầm trung và các quốc gia thành viên ASEAN có thể duy trì tầm nhìn và kể câu chuyện quốc gia của họ, đồng thời duy trì quyền tự chủ chiến lược và sự tự cường khu vực?

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt
Các đại biểu dự Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 chủ đề “Định hướng tư duy, Phát huy chuẩn mực”.

Nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu

“Giống như một thuỷ thủ cần một ngôi sao chỉ đường để tìm phương hướng, chúng ta cần các luật lệ và nguyên tắc đã được thiết lập để neo giữ các chính sách và hành động của mình”, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt bày tỏ.

Việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực được công nhận rộng rãi là nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu, vì nó cung cấp một khuôn khổ chung để các quốc gia giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình và hợp tác.

Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng cho rằng không thấy bất kỳ chuẩn mực và nguyên tắc nào phù hợp hơn đối với Biển Đông so với những chuẩn mực và nguyên tắc được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).

“Việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực được công nhận rộng rãi là nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu, vì nó cung cấp một khuôn khổ chung để các quốc gia giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình và hợp tác”.

Năm nay kỷ niệm 30 năm ngày UNCLOS có hiệu lực. Cột mốc quan trọng này mang lại cơ hội tái khẳng định tầm quan trọng của Công ước, một khuôn khổ pháp lý toàn diện mà theo đó mọi hoạt động trên biển và đại dương phải tuân thủ và là cơ sở cho hành động và hợp tác quốc gia, khu vực và toàn cầu trên không gian biển và rằng tính toàn vẹn của Công ước cần phải được duy trì.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh, sự phát triển của các thỏa thuận thực hiện UNCLOS trong những năm qua đã nhấn mạnh cam kết lâu dài của các quốc gia đối với Công ước. Ví dụ gần đây nhất và đáng chú ý nhất là thỏa thuận phân định Vùng đặc quyền kinh tế năm 2022 giữa Việt Nam và Indonesia.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng dẫn chứng thêm một phần trong cam kết không lay chuyển của Việt Nam đối với UNCLOS là Việt Nam đã lần đầu tiên đề cử ứng cử viên vào vị trí Thẩm phán Tòa án quốc tế Luật biển (ITLOS) cho nhiệm kỳ 2026-2035: đó là Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Lan Anh, Viện trưởng Viện Biển Đông thuộc Học viện Ngoại giao Việt Nam.

“Chúng tôi tin tưởng, nếu được bầu, PGS. TS. Nguyễn Thị Lan Anh sẽ cống hiến hết mình cho ITLOS và đóng góp hiệu quả vào công việc của ITLOS, điều này cũng thể hiện trên thực tế cam kết mạnh mẽ và liên tục của chúng tôi đối với UNCLOS và rộng hơn là đề cao Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế”, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt chia sẻ.

Thông điệp về tầm nhìn, các chuẩn mực trân quý

Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai của Liên hợp quốc gần đây là minh chứng mạnh mẽ cho quyết tâm chung của chúng ta trong việc đương đầu với những thách thức đối với nhân loại thông qua hợp tác đa phương.

Để làm sáng rõ điều đó, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt dẫn lại phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: “Chúng ta càng cần phải tăng cường đoàn kết, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau”, rằng phải “tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc và giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình”, và rằng “Liên hợp quốc, các tổ chức khu vực, trong đó có ASEAN cần phải đi đầu với sứ mệnh thúc đẩy hợp tác, phối hợp hành động trong ứng phó với các thách thức toàn cầu…”.

Theo Thứ trưởng, đó là những lời tâm huyết nhất về tầm nhìn, câu chuyện và các chuẩn mực trân quý của Việt Nam về tương lai chung, khi “chúng ta giương buồm tiến vào một kỷ nguyên mới”.

Trong kỷ nguyên mới đó, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt cho rằng Biển Đông sẽ là cầu nối của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, một trung tâm năng động đối với tăng trưởng và thịnh vượng toàn cầu.

Biển Đông sẽ đóng vai trò là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, một giao điểm văn hóa nơi các nền văn minh giao thoa và là cầu nối giữa các trung tâm quyền lực của thế giới.

Do vậy, theo Thứ trưởng, ASEAN cần được tin tưởng và sử dụng bởi tất cả các bên, nhất là trong vai trò là tổ chức trung gian, hoà giải, tổ chức cung cấp khuôn khổ cho các kết nối và tương tác, bởi vì các nguyên tắc cởi mở, dung nạp, minh bạch và tôn trọng luật pháp quốc tế của ASEAN mang lại lợi ích cho tất cả các bên trong khi không đe dọa bất kỳ bên nào.





Nguồn: https://baoquocte.vn/thu-truong-ngoai-giao-do-hung-viet-noi-ve-chuan-muc-tai-bien-dong-thuy-thu-can-ngoi-sao-dan-duong-chung-ta-can-luat-le-neo-giu-291138.html

Cùng chủ đề

Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển phù hợp với UNCLOS 1982; đồng thời, Việt Nam cũng đề nghị các quốc gia khác tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và các quyền của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với UNCLOS 1982....

Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở...

Đại sứ quán Canada và Mỹ tại Kiev đóng cửa, Hàn Quốc nối lại cung cấp đạn pháo cho Ukraine, Tổng thống Biden xóa khoản nợ 4,7 tỷ USD cho Ukraine, Nga tuyên bố bắn hạ tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua...là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua

Việt Nam lên tiếng về động thái mới trên Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định, Việt Nam sẵn sàng cùng các bên giải quyết các tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình phù hợp luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982.

Mỹ triển khai lực lượng đặc nhiệm hỗ trợ Philippines ở Biển Đông

Ông Kanishka Gangopadhyay, phát ngôn viên Đại sứ quán Mỹ tại Manila ngày 21.11 cho biết quân đội Mỹ đang hỗ trợ các hoạt động của Philippines ở Biển Đông thông qua một lực lượng đặc nhiệm. ...

Việt Nam lên tiếng về động thái mới của Trung Quốc, Philippines trên Biển Đông

Chiều 21/11, Bộ Ngoại giao Việt Nam trả lời câu hỏi của phóng viên về một số động thái gần đây của Philippines và Trung Quốc trên Biển Đông.Các thông tin này bao gồm việc Tổng thống Philippines ký ban hành Đạo luật các vùng biển (Philippine Maritime Zones), và Đạo luật về luồng Hàng Hải vùng nước quần đảo của Philippines (Philippine Archipelagic Sea Lanes); trong khi đó Trung Quốc công bố thông báo "tên gọi tiêu chuẩn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quảng bá văn hóa Việt Nam tại các lễ hội quốc tế ở Ấn Độ

Hai đoàn nghệ thuật của Việt Nam, với sự hỗ trợ của Trung tâm Văn hóa Swami Vivekananda, đã tỏa sáng ở hai lễ hội văn hóa quốc tế danh tiếng tại Ấn Độ trong những ngày vừa qua.

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Những nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống trên thế giới xuất hiện rất nhiều ở Việt Nam với tác hại vô cùng nghiêm trọng, đặt ra yêu cầu cần sớm chủ động phòng ngừa, ứng phó.

Trừng phạt Nga hay cuộc “chiến tranh kinh tế” tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Trong cuốn sách mới xuất bản phản ánh chi tiết "cuộc chiến kinh tế" của phương Tây nhằm chống lại Nga, nhà báo kinh tế quyền lực của hãng Bloomberg Stephanie Baker đã viết, "tôi tin nó cũng khốc liệt không thua kém cuộc xung đột quân sự đang diễn ra trên thực địa".

Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam, Thường trực Hội đã và đang có nhiều cách làm sáng tạo đem lại hiệu quả rất thiết thực.

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án Healthy Connections của các nhà khoa học tại Đại học Curtin (Australia) là một sáng kiến y tế cộng đồng mang tính đột phá, nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía Tây Australia.

Bài đọc nhiều

Đưa du lịch Phú Yên trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

 Tháp Nghinh Phong bên bờ biển Tuy Hòa, Phú Yên. ...

Vùng 5 Hải quân hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng

Trung tướng Lê Quang Minh kiểm tra tại Tàu 264, Hải đội 515, Lữ đoàn 175. ...

Việt Nam lên tiếng về động thái mới trên Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định, Việt Nam sẵn sàng cùng các bên giải quyết các tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình phù hợp luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982.

Vùng 2 Hải quân phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

 Quang cảnh Hội nghị. Dự Hội nghị có...

Hơn 2.900 hộ dân đã bàn giao mặt bằng cho các dự án đường bộ cao tốc

Liên quan đến công tác xây dựng các khu tái định cư để bố trí nơi ở cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi các dự án xây dựng đường bộ cao tốc, đến nay tỉnh Hậu Giang đã đầu tư hơn 484 tỉ đồng...

Cùng chuyên mục

Bàn giao ngư dân bị bệnh cho gia đình và địa phương

Sau khi Tàu 414, cập cảng căn cứ Cam Ranh an toàn, đại diện lãnh đạo Bộ Tư lệnh Vùng 4, đại diện cán bộ, chiến sĩ Tàu 414, thân nhân gia đình ngư dân và các cơ quan chức năng đã đến động viên, thăm hỏi ngư dân bị bệnh. Trước đó, vào khoảng 07h00 ngày 20/11, Tàu 414, Bộ Tư lệnh Vùng 4, đang hoạt động tuần tra, kiểm soát khu vực đảo Đá Lát, nhận lệnh của...

Đưa du lịch Phú Yên trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

 Tháp Nghinh Phong bên bờ biển Tuy Hòa, Phú Yên. ...

Vùng 2 Hải quân phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

 Quang cảnh Hội nghị. Dự Hội nghị có...

Việt Nam lên tiếng về động thái mới trên Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định, Việt Nam sẵn sàng cùng các bên giải quyết các tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình phù hợp luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982.

Trưng bày, ngoại khóa chủ đề “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam”

Hoạt động ngoại khóa giúp các em học sinh hiểu chính xác chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên biển Đông. ...

Mới nhất

Tăng cường hợp tác trong nghiên cứu và giải quyết các vấn đề thực tiễn

NDO - Ban Ứng dụng và Triển khai công nghệ (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) ra đời năm 2004 gắn với nhiệm vụ quan trọng là thúc đẩy ứng dụng, triển khai khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Đến nay, công tác nghiên cứu...

Hội thảo khoa học “Phục hồi và phát triển ngành đóng tàu TP. Hải Phòng”

Ngành đóng tàu TP. Hải Phòng tiếp tục khẳng định vai trò là một trong những ngành công nghiệp chủ lực của thành phố và đất nước. Chiều 22/11, Sở Công Thương TP. Hải Phòng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hải Phòng phối hợp tổ chức hội thảo khoa học “Phục...

Đình chỉ nhiều kiểm toán viên, có cả ‘phó tổng’ từng ký báo cáo tài chính SCB

Một số kiểm toán viên thuộc các công ty nổi tiếng như Ernst & Young Việt Nam, KPMG vừa bị đình chỉ đến hết năm 2024. Ngoài ra, Kiểm toán DFK Việt Nam và Moore AISC cũng có kiểm toán viên bị đình chỉ. ...

Số lượng sinh viên được tuyển thẳng vào Viettel làm việc đạt kỷ lục

Chương trình Thực tập sinh tài năng (Viettel Digital Talent) mùa bốn vừa khép lại với hơn 101 sinh viên xuất sắc được tuyển dụng chính thức vào làm việc tại Viettel. Bắt đầu từ năm 2021, sau 4 mùa chương trình đã đào tạo hơn 700 sinh viên trong và ngoài nước,...

ĐBQH: Tháo gỡ vướng mắc từ thể chế mới có thể bứt phá tăng trưởng

Theo đại biểu Quốc hội, giải pháp để đạt được mục tiêu tăng trưởng, điều quan trọng nhất là phải tháo gỡ về thể chế, vì tất cả các vướng mắc đều bắt đầu xuất phát từ thể chế, qua đó, tháo gỡ được những “nút thắt” để thúc đẩy phát triển. Điều trị “bệnh” sợ trách nhiệm Theo báo cáo...

Mới nhất