Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcTP.HCM thử nghiệm đưa AI vào giáo dục

TP.HCM thử nghiệm đưa AI vào giáo dục

Một trong hai giải pháp là phát hiện lỗ hổng kiến thức của học sinh, trên cơ sở đó AI sẽ đề xuất những nội dung học sinh cần bồi dưỡng.

TP.HCM thử nghiệm đưa AI vào giáo dục - Ảnh 1.

Các đại biểu tìm hiểu về các giải pháp công nghệ tại hội thảo khoa học “Dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo trong giáo dục: từ thách thức đến đột phá” – Ảnh: T.T

Ngày 22-11, UBND TP.HCM và Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM tổ chức hội thảo khoa học “Dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo trong giáo dục: từ thách thức đến đột phá”.

Hai giải pháp về AI

Tại hội thảo, ông Hồ Tấn Minh, chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, cho biết TP.HCM đã chọn hai giải pháp để thử nghiệm đưa AI vào giáo dục. Giải pháp 1 là hỗ trợ học sinh tự điều chỉnh lộ trình học tập. Giải pháp 2 là phát hiện lỗ hổng kiến thức của học sinh, trên cơ sở đó AI sẽ đề xuất những nội dung học sinh cần bồi dưỡng.

“Mỗi học sinh có nhu cầu, tốc độ học tập và khả năng tiếp thu khác nhau. Học tập tự điều chỉnh giúp học sinh kiểm soát hành trình giáo dục của mình, đưa ra lựa chọn về việc học gì, học như thế nào và học khi nào. 

Mô hình AI do Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM phát triển nhằm mục đích hỗ trợ sinh viên, học sinh tự điều chỉnh lộ trình học tập của mình bằng cách phân tích các tương tác của người học với các tác vụ trên hệ thống LMS.

Mô hình sẽ đưa ra các khuyến nghị được cá nhân hóa cho từng học sinh, như những lĩnh vực cần tập trung cải thiện; tài liệu hoặc hoạt động bổ sung; điều chỉnh lịch trình học tập; chiến lược nâng cao hiệu quả học tập…” – ông Minh nói.

Về giải pháp thứ hai, ông Minh thông tin AI sẽ phân tích dữ liệu lịch sử từ các cuộc khảo sát năng lực và ngân hàng câu hỏi. Qua đó, AI sẽ dự báo các nội dung, kiến thức cụ thể mà học sinh có thể cần hỗ trợ thêm.

Và những thách thức

TP.HCM thử nghiệm đưa AI vào giáo dục - Ảnh 2.

Ông Hồ Tấn Minh, chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, phát biểu tại hội thảo – Ảnh: T.T

“Hiện nay, chúng tôi đang trong giai đoạn thu thập và tích hợp dữ liệu cho AI. Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM cũng đang gặp nhiều thách thức như hạn chế về cơ sở hạ tầng (thiếu cơ sở hạ tầng máy chủ phù hợp được trang bị bộ xử lý đồ họa – GPU).

Nếu không có khả năng tăng tốc GPU, việc đào tạo các mô hình AI sẽ chậm hơn đáng kể, làm giảm tính khả thi của quá trình phát triển lặp lại và triển khai trên quy mô lớn. Hạn chế này không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ mà cả khả năng mở rộng của các giải pháp AI, vì việc xử lý các tập dữ liệu lớn trở nên không khả thi trong thực tế với các tài nguyên CPU tiêu chuẩn” – ông Minh chia sẻ.

Theo ông Minh, việc mua GPU thông qua đầu tư ngân sách nhà nước không khả thi do chính sách xuất khẩu từ các nước sản xuất chip. Việc sử dụng nền tảng đám mây AI hoặc API từ các nhà cung cấp như OpenAI phát sinh chi phí đáng kể, đặc biệt là khi giải pháp được sử dụng để phục vụ cho số lượng lớn người dùng.

Các dịch vụ đám mây tính phí dựa trên mức sử dụng, bao gồm xử lý dữ liệu, lưu trữ và lượt gọi API. Đối với các hoạt động công lập có ngân sách hạn chế, những chi phí liên tục này gây ra gánh nặng tài chính…

Thúc đẩy tiến độ chuyển đổi số trong giáo dục

Hội thảo khoa học “Dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo trong giáo dục: từ thách thức đến đột phá” có hơn 350 đại biểu đến từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND TP.HCM, các sở giáo dục và đào tạo vùng Đông Nam Bộ, chuyên gia chuyển đổi số…

Đây là một trong những hoạt động thúc đẩy tiến độ triển khai các nhiệm vụ và thực hiện hiệu quả Kế hoạch tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số của ngành giáo dục – đào tạo giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030 của các tỉnh vùng Đông Nam Bộ.

Hội thảo có khá nhiều tham luận về mô hình, giải pháp, công nghệ hay từ các sở giáo dục và đào tạo, các chuyên gia, doanh nghiệp có kinh nghiệm thực hiện chuyển đổi số. Đồng thời hội thảo cũng đã giới thiệu những mô hình, giải pháp đột phá mà các sở giáo dục vùng Đông Nam Bộ chuẩn bị triển khai trong giai đoạn tiếp theo.

TP.HCM thử nghiệm đưa AI vào giáo dục - Ảnh 1.Ứng dụng AI trong giáo dục ra sao?

Nhiều năm qua, hai tiến sĩ người Việt đang làm việc tại thung lũng Silicon (Mỹ) là Vũ Duy Thức và Lương Minh Thắng đã vận hành Viện New Turing để tổ chức giảng dạy trí tuệ nhân tạo (AI) cho nhiều bạn trẻ Việt Nam.



Nguồn: https://tuoitre.vn/tp-hcm-thu-nghiem-dua-ai-vao-giao-duc-20241122175617646.htm

Cùng chủ đề

Trí tuệ nhân tạo khó có thể thay thế người thầy

(NLĐO)- Việc tích hợp AI vào giáo dục đặt ra những vấn đề quan trọng về quyền riêng tư, bảo mật dữ liệu và đạo đức sử dụng công nghệ. ...

Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết "Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã tạo sự kết nối tình cảm giữa thầy với trò, giữa nhà trường với học sinh ngày một bền chặt hơn.

Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để trí tuệ nhân tạo (AI) chỉ là một trợ lý thông thái chứ không thể thay thế được vai trò, vị trí của mình.

Cần quản lý tốt hoạt động dạy thêm, nên buộc đóng thuế

Về chủ trương không cấm dạy thêm vừa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra, nhiều bạn đọc có ý kiến phản hồi. Bài viết "Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Đang chủ trương không cấm dạy thêm" đăng tải trên...

Số sinh viên quốc tế tại Mỹ tiếp tục tăng, cao kỷ lục

Theo báo cáo Open Doors 2024 do Viện Giáo dục quốc tế (IIE) phối hợp với Bộ Ngoại giao Mỹ công bố, số lượng sinh viên quốc tế tại Mỹ trong năm học 2023-2024 đã đạt mức cao kỷ lục, với hơn 1,1 triệu sinh viên, tăng 6,6% so với năm trước. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

ACB: Vay mua nhà với lãi suất hấp dẫn

Các gói vay đang được ACB triển khai góp phần san sẻ áp lực tài chính, đồng hành cùng khách hàng nắm bắt cơ hội sở hữu nhà ở, an cư lạc nghiệp. ACB triển khai góp phần san sẻ áp lực tài chính,...

Nhân viên quán bia kể lúc đập khóa, dập tắt ngọn lửa trong căn nhà bốc cháy

Phát hiện đám cháy bùng lên trong căn nhà khóa cửa, 3 người đàn ông làm việc ở quán bia gần đó đã tiếp cận để phá khóa. Họ sau đó dùng bình cứu hỏa để dập tắt ngọn lửa. Gần một ngày sau...

Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM: Đánh thuế hoạt động giáo dục tạo gánh nặng học phí cho phụ huynh

Khoản thuế 2% hoạt động giáo dục sẽ được tính vào học phí, nghĩa là gánh nặng cho sinh viên và phụ huynh. Đại biểu Quốc hội Vũ Hải Quân - giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM - đặt vấn đề như vậy...

Trung Quốc trỗi dậy về công nghệ, Hàn Quốc đứng ngồi không yên

Sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc đang gây áp lực lớn lên các ngành công nghiệp và công nghệ tiên tiến của Hàn Quốc. Ngành thép Hàn Quốc cũng không mấy lạc quan khi ngày 19-11 POSCO, tập đoàn thép hàng đầu...

Bình Định xúc tiến đầu tư, thương mại với Thái Lan

Sáng 22-11, UBND tỉnh Bình Định tổ chức hội nghị Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan, nhằm xúc tiến đầu tư, thương mại trên nhiều lĩnh vực giữa tỉnh này với Thái Lan. Ông Chalermchai Pornsiripiyakool - giám đốc trách nhiệm xã hội...

Bài đọc nhiều

ChatGPT và những hệ quả tiêu cực phát triển năng lực cho sinh viên

Hiện nay, việc sử dụng ChatGPT trong học tập đã trở thành một xu hướng phổ biến trong cộng đồng sinh viên, mang lại nhiều lợi ích như hỗ trợ cá nhân hóa học tập và xử lý thông tin nhanh chóng. Tuy nhiên, việc lạm dụng công cụ này đang gây ra những lo ngại về sự suy giảm khả năng tư duy, sáng tạo và kỹ năng mềm, những yếu tố thiết yếu cho sự phát...

Điều gì xảy ra nếu có người chết trong vũ trụ?

Cách xử lý khi có người qua đời trong vũ trụ phụ thuộc vào khoảng cách với Trái Đất và nhiều yếu tố khác. Phi hành gia cần mặc đồ bảo hộ ở ngoài tàu vũ trụ. Ảnh: Live Science Từ khi khám phá vũ trụ bắt đầu cách đây hơn 60 năm, 20 người đã thiệt mạng, bao gồm 14 người trong thảm kịch tàu con thoi của NASA năm 1986 và 2003, 3 nhà du hành trong nhiệm...

8 vật thể lớn nhất trong vũ trụ

Các nhà thiên văn học phát hiện một số loại thiên thể đồ sộ nhất trong vũ trụ, từ hành tinh tới siêu cụm thiên hà. Hành tinh lớn nhất: ROXs 42Bb Mô phỏng hành tinh ROXs 42 Bb. Ảnh: NASA Sao Mộc, hành tinh lớn hơn Trái Đất 11 lần về bán kính, là hành tinh lớn nhất hệ Mặt Trời. ROXs 42Bb là hành tinh lớn nhất tìm thấy trong vũ trụ. Nó có khối lượng gấp 9 lần...

Tại sao nước Thái Bình Dương và Đại Tây Dương tách đôi?

Nơi Thái Bình Dương và Đại Tây Dương giao nhau có một đường ngăn cách với màu nước khác biệt ở hai phía do chênh lệch về độ mặn, nhiệt độ, thành phần hóa học của nước biển. Nơi giao nhau giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương ở eo biển Beagle tại Tierra del Fuego, Chile. Ảnh: Dea Theo Nadín Ramírez, nhà hải dương học ở Đại học Concepción tại Chile, nước biển Thái Bình Dương và Đại...

Cùng chuyên mục

Trung Quốc trỗi dậy về công nghệ, Hàn Quốc đứng ngồi không yên

Sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc đang gây áp lực lớn lên các ngành công nghiệp và công nghệ tiên tiến của Hàn Quốc. Ngành thép Hàn Quốc cũng không mấy lạc quan khi ngày 19-11 POSCO, tập đoàn thép hàng đầu...

Chuỗi sự kiện ra mắt sản phẩm mới thường niên SaaS Day 2024

DNVN - Năm 2024, SaaS Day - chuỗi sự kiện công nghệ và quản trị thường niên của Base.vn được tổ chức tại cả 3 miền: Hồ Chí Minh (ngày 13/11), Hà Nội (ngày 22/11) và Đà Nẵng (28/11) với chủ đề “Doanh nghiệp thế hệ mới - Công nghệ song hành đam mê”....

Hãng bay Mỹ dùng công nghệ mới ngăn khách chen lấn lên máy bay

Hãng hàng không American Airlines sẽ mở rộng công nghệ mới tại hơn 100 sân bay trên toàn quốc nhằm ngăn hành khách chen lấn khi lên máy bay. Đài CNN ngày 21-11 đưa tin Hãng hàng không American Airlines sẽ mở rộng công...

Microsoft thúc đẩy người dùng Windows 10 mua máy tính mới

DNVN - Tập đoàn công nghệ Microsoft đã bắt đầu đưa ra các thông báo nhằm thúc đẩy người dùng chuyển sang sử dụng máy tính mới chạy Windows 11 và Copilot+, trong bối cảnh thời gian hỗ trợ Windows 10 sắp hết hạn. ...

Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người

Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi...

Mới nhất

Yêu cầu tác giả chỉnh sửa

Sau quá trình kiểm tra, xác minh vụ một cán bộ thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế bị tố...

Ô tô ra vào sân bay Nội Bài không phải dừng thu phí

Chủ xe đã có tài khoản ETC sử dụng trên các quốc lộ, cao tốc có thể lưu thông qua làn thu phí của sân bay Nội Bài mà không cần dán thêm thẻ. Từ ngày 21/11, sân bay Nội Bài tổ chức chạy thử giai đoạn 1 đối với 3 làn ra thuộc hệ thống thu không dùng tiền...

Tiêu chuẩn nào cho vị trí Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ?

Việc Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn ông Pete Hegseth, người dẫn chương trình Fox News, vào vị trí Bộ trưởng Quốc phòng đã thực sự gây bất ngờ cho cộng đồng ngoại giao, an ninh và quốc phòng Mỹ.   Vào năm 2017, ông Pete Hegseth từng phỏng vấn Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng (Ảnh: Reuters). Tổng...

Kết nối, tiêu thụ đặc sản miền núi, vùng sâu, vùng xa của Thái Nguyên

Chị Nguyễn Thị Bình (tỉnh Thái Nguyên) là một trong những phụ nữ tiên phong kết nối tiêu...

Mới nhất