Trang chủNewsThế giớiÔng Biden củng cố thế trận châu Á trước khi rời Nhà...

Ông Biden củng cố thế trận châu Á trước khi rời Nhà Trắng

Khi chỉ còn 2 tháng sẽ kết thúc nhiệm kỳ, chính quyền của đương kim Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn tăng cường củng cố thế trận hợp tác ở châu Á, bao hàm cả vấn đề Biển Đông.

Mới đây, bên lề Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Lima (Peru), Tổng thống Biden đã có cuộc gặp 3 bên với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba.

Siết chặt quan hệ đồng minh

Kể từ khi trở thành Thủ tướng Nhật Bản hồi tháng 10, đây là lần đầu tiên ông Ishiba gặp mặt trực tiếp Tổng thống Mỹ. Sau cuộc gặp, ba nước tuyên bố thành lập Ban thư ký ba bên được thiết kế để chính thức hóa mối quan hệ và đảm bảo rằng việc hợp tác không chỉ “họp hành, gặp gỡ” mà sẽ có những hành động cụ thể. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan khẳng định điều này khi nói chuyện với các nhà báo cùng ông Biden trên chuyên cơ Air Force One.

Ông Biden củng cố thế trận châu Á trước khi rời Nhà Trắng- Ảnh 1.

Tàu chiến Mỹ và Philippines trong một lần tập trận chung ở Biển Đông

Việc Hàn Quốc và Nhật Bản hợp tác với nhau được coi là một trong những thành tựu ngoại giao của chính quyền Tổng thống Biden. Bởi trong suốt nhiều năm, Seoul và Tokyo liên tục hục hặc do những bất đồng về lịch sử. Washington xem quan hệ chặt chẽ giữa Mỹ – Nhật – Hàn đóng vai trò quan trọng để cân bằng với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Chính vì thế, việc ông Biden gặp lãnh đạo Hàn Quốc và Nhật Bản vừa qua được đánh giá nhằm củng cố hợp tác ba bên, đồng thời việc thành lập Ban thư ký ba bên là nhằm thể chế hóa mối quan hệ này.

Không chỉ với hai đồng minh Đông Bắc Á, chính quyền của ông Biden cũng vừa củng cố hợp tác với Philippines – một đồng minh ở Đông Nam Á.

Vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã có chuyến công du đến Philippines. Tại Manila, ông Austin và người đồng cấp sở tại đã ký kết Thỏa thuận chung về an ninh thông tin quân sự (GSOMIA) song phương. Thỏa thuận này không chỉ trao đổi thông tin tình báo quân sự, mà còn cho phép Philippines tiếp cận kỹ thuật quân sự hiện đại và công nghệ quân sự tiên tiến của Mỹ. Washington và Manila ký kết thỏa thuận trên trong bối cảnh Philippines gần đây liên tục căng thẳng với Trung Quốc trên Biển Đông.

Tăng cường thế trận ở Biển Đông

Nhận xét về việc Mỹ và Philippines ký kết GSOMIA khi trả lời Thanh Niên ngày 21.11, GS Stephen Robert Nagy (Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế – Nhật Bản, học giả tại Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Nhật) đánh giá: “Chính quyền của ông Biden đang cố gắng hết sức để thể chế hóa chặt chẽ các thỏa thuận với các đối tác Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo-Pacific) như Philippines. Điều này giúp đảm bảo tính liên tục trong cách tiếp cận đầu tiên của các đồng minh đối với chính sách đối ngoại Indo-Pacific. Chia sẻ thông tin tình báo là ví dụ mới nhất để tối đa hóa hợp tác của Mỹ và Philippines để tăng cường phối hợp thông tin giá trị cao trước các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông”.

Cũng trả lời tương tự với Thanh Niên, GS Yoichiro Sato (chuyên gia về quan hệ quốc tế, Đại học Ritsumeikan châu Á – Thái Bình Dương, Nhật Bản) phân tích: “Thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo giữa Mỹ và Philippines đã hoàn thiện các chi tiết cần thiết trong hiệp ước liên minh vốn có từ trước. Trước đây, năng lực tình báo của quân đội Philippines chủ yếu tập trung vấn đề nội địa. Gần đây, căng thẳng gia tăng ở Biển Đông và eo biển Đài Loan khiến cho Philippines cần nâng cấp năng lực tình báo”.

“Việc chia sẻ thông tin tình báo cho phép Washington và Manila phối hợp các hoạt động trên biển. Bên cạnh đó, kết hợp cùng mạng lưới chia sẻ thông tin tình báo sâu rộng từ các thành viên “Bộ tứ” (gồm Mỹ – Nhật Bản – Úc – Ấn Độ) thì thỏa thuận mới với Philippines cũng giúp Washington nâng cao mạng lưới hợp tác thông tin hàng hải ở khu vực. Điều này cho phép Washington và các đồng minh phối hợp chống lại chiến lược vùng xám của Trung Quốc ở Biển Đông”, GS Sato nhận định thêm.

Trong một diễn biến liên quan, hôm qua (21.11), Reuters dẫn lời người phát ngôn Kanishka Gangopadhyay của Đại sứ quán Mỹ ở Manila cho hay quân đội Mỹ đang hỗ trợ các hoạt động của Philippines ở Biển Đông thông qua một lực lượng đặc nhiệm. Sự hỗ trợ này nằm trong sáng kiến hợp tác tình báo, giám sát và trinh sát.

“Lực lượng đặc nhiệm trên tăng cường sự phối hợp và khả năng tương tác của liên minh Mỹ – Philippines bằng cách cho phép các lực lượng Mỹ hỗ trợ các hoạt động của Lực lượng Vũ trang Philippines ở Biển Đông”, phát ngôn viên Gangopadhyay thông tin.




Nguồn: https://thanhnien.vn/ong-biden-cung-co-the-tran-chau-a-truoc-khi-roi-nha-trang-185241121214758876.htm

Cùng chủ đề

Cuộc cách mạng tốc độ của đường sắt Hàn Quốc

Hàn Quốc là một trong các nước châu Á đầu tư, phát triển đường sắt tốc độ cao từ sớm, nổi tiếng với thương hiệu tàu KTX. ...

Tăng cường hợp tác vì ổn định khu vực

Hội nghị Tư lệnh Lục quân các nước ASEAN lần thứ 25 (ACAMM-25) đã diễn ra tại Philippines, với sự tham dự của Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa. Ngày 21/11, Hội nghị Tư lệnh Lục quân các nước ASEAN lần thứ 25 (ACAMM-25) đã diễn ra tại Philippines, với sự tham dự của Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam. Hội nghị năm nay có chủ đề...

Mỹ triển khai lực lượng đặc nhiệm hỗ trợ Philippines ở Biển Đông

Ông Kanishka Gangopadhyay, phát ngôn viên Đại sứ quán Mỹ tại Manila ngày 21.11 cho biết quân đội Mỹ đang hỗ trợ các hoạt động của Philippines ở Biển Đông thông qua một lực lượng đặc nhiệm. ...

Việt Nam mong muốn tham gia chuỗi giá trị của các tập đoàn Hàn Quốc

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đề nghị phía Hàn Quốc tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị của các tập đoàn Hàn Quốc, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà Việt Nam có tiềm năng. Đưa kim ngạch thương mại song phương lên 150 tỷ USD Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc năm 2024 với chủ đề “Niềm tin và hợp tác: Chiến lược...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Trung Quốc tung tiêu chuẩn ‘chip nội tạng’ giữa sức nóng đường đua công nghệ sinh học

Trung Quốc hiện đặt mục tiêu dẫn đầu toàn cầu trong một lĩnh vực công nghệ sinh học triển vọng bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn quốc gia đầu tiên cho 'công nghệ nội tạng trên chip'. ...

Google có nguy cơ mất trình duyệt Chrome?

Hãng Bloomberg ngày 18.11 đưa tin các quan chức Bộ Tư pháp Mỹ đã gửi đề nghị lên thẩm phán nhằm yêu cầu Google phải bán lại trình duyệt Chrome nhằm phá thế độc quyền. ...

Loạt cựu quan chức Hàn Quốc bị tố làm lộ tin tình báo về THAAD

Cơ quan Thanh tra và Kiểm toán Hàn Quốc cáo buộc các cựu quan chức dưới thời Tổng thống Moon Jae-in tiết lộ thông tin tình báo về Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ cho...

Houthi tấn công mục tiêu quan trọng của Israel

Người phát ngôn quân sự của lực lượng Houthi ở Yemen Yahya Saree cho biết họ đã tấn công 'một mục tiêu quan trọng' tại thành phố cảng Eilat của Israel trên biển Đỏ. ...

Cùng chuyên mục

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công vào mục tiêu quân sự trên đất Nga có thể khiến xung đột chuyển sang giai đoạn đối đầu quyết liệt hơn.

Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào “danh sách đen” khủng bố

Burkina Faso ngày 21/11 phong tỏa “tài sản và nguồn lực” của hơn 100 người, trong đó có cựu Tổng thống Paul-Henri Sandaogo Damiba và 2 nhóm thánh chiến, với cáo buộc “tài trợ khủng bố”.

Nhà leo núi bất ngờ lạc vào xứ sở ‘thần tiên’ cách đây 280 triệu năm

Các nhà khoa học đang háo hức trước cơ hội vàng để nghiên cứu một thế giới hóa thạch được bảo tồn vô cùng ấn tượng vào kỷ Đại Cổ sinh, tức trước cả thời khủng long. ...

Thượng viện Mỹ tiếp nhận dự luật đề nghị xóa sổ Bộ Giáo dục

Hôm 21.11, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Mike Rounds (bang Nam Dakota) giới thiệu dự luật xóa sổ Bộ Giáo dục Mỹ, chính thức thúc đẩy kế hoạch được Tổng thống đắc cử Donald Trump ủng hộ. ...

Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính “vạ miệng” khiến Port-au-Prince nổi giận

Trong những ngày qua, tình trạng bạo lực gia tăng tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 150 người, nâng tổng số người thiệt mạng lên hơn 4.500 người từ đầu năm tới nay.

Mới nhất

Tái bản cuốn tiểu thuyết “Sông Thami trong xanh” của Mông Cổ tại Việt Nam

Ngày 22/11, nhân kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông cổ (1954-2024), Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) phối hợp cùng Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam tổ chức Lễ giới thiệu cuốn tiểu thuyết "Sông Thami trong xanh".

Hà Giang: Hơn 71% người hưởng chính sách an sinh xã hội nhận qua tài khoản

Việc thực hiện phương án chi trả chính sách an sinh xã hội không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Hà Giang thời gian qua đã nhận được sự quan tâm, vào cuộc của các cấp, ngành và sự ủng hộ của người dân.  Tính đến tháng 11/2024, trên địa bàn tỉnh Hà Giang có hơn 53.200 đối tượng...

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7: Vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách

Giải thưởng năm nay có nhiều điểm mới như: Mở rộng đối tượng đề cử sách dự giải; tăng tỷ trọng điểm để đề cao tính lan tỏa của sách đoạt giải; bổ sung hạng mục mới trong cơ cấu giải thưởng... Trong khuôn khổ lễ trao giải, Hội Xuất bản Việt Nam...

Đại hội Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Tỉnh Quảng Nam Khóa V, Nhiệm kỳ 2024-2029

(NADS) - Thực hiện Nghị quyết số 178/NQ-BCH ngày 19/8/2024 của Ban Chấp hành Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, về việc tổ chức Đại hội các Chi hội cơ sở nhiệm kỳ 2024-2029, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam lần thứ X nhiệm kỳ 2025-2030, sáng 21/11/2024,...

Mới nhất