Trang chủNewsThời sựCuộc cách mạng tốc độ của đường sắt Hàn Quốc

Cuộc cách mạng tốc độ của đường sắt Hàn Quốc

Hàn Quốc là một trong các nước châu Á đầu tư, phát triển đường sắt tốc độ cao từ sớm, nổi tiếng với thương hiệu tàu KTX.

Từ một dự án nhiều tranh cãi…

Nói đến đường sắt cao tốc Hàn Quốc, không thể không nhắc đến tuyến đường sắt đầu tiên của nước này – đường sắt cao tốc KTX (Korea Train Express).

Cuộc cách mạng tốc độ của đường sắt Hàn Quốc- Ảnh 1.

Bản đồ mạng lưới đường sắt tốc độ cao Hàn Quốc.

Quyền Tổng thống Hàn Quốc khi đó là Goh Kun trong bài phát biểu khai trương tuyến đường sắt này ngày 30/3/2004 đã nhấn mạnh “thế giới đã tiến vào thời đại mà tốc độ là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định năng lực cạnh tranh”. “Đường sắt cao tốc chính là biểu tượng của năng lực cạnh tranh quốc gia và là nền tảng của sự phồn vinh đất nước trong thế kỷ 21”.

Cần phải nói rằng, thời điểm đó, việc khai trương tuyến đường sắt này (giai đoạn 1 nối Seoul và Busan) đã chính thức đưa Hàn Quốc trở thành quốc gia thứ 5 trên thế giới xây dựng thành công đường sắt cao tốc, chỉ đứng sau Nhật Bản, Pháp, Đức và Tây Ban Nha”.

Với vận tốc 300 km/h, tàu cao tốc của Hàn Quốc có thể đi đưa hành khách từ Seoul đến Busan chỉ trong 2 giờ 40 phút và thời gian từ Seoul đến Mokpo (tỉnh Nam Jeolla) giảm xuống còn 2 giờ 58 phút, tiết kiệm được tương ứng 1 giờ 30 phút và 1 giờ 40 phút so với đi bằng tàu thường.

Sự mở màn của thời đại đường sắt cao tốc đã giúp người Hàn Quốc có thể đi du lịch đến bất cứ nơi nào trên toàn quốc chỉ trong vòng nửa ngày. Điều này dẫn đến một cuộc cách mạng trong lối sống cho phép mọi người có thể khắc phục được những hạn chế về thời gian và không gian.

Thủ đô Seoul và các địa phương khác trở nên gần gũi hơn, thậm chí những người sống ở khu vực các tỉnh Nam và Bắc Chungcheong, miền Trung Hàn Quốc, có thể dễ dàng và thuận tiện đi làm tại các công ty ở Thủ đô.

Ít người biết, dự án đường sắt cao tốc giúp Hàn Quốc “mở mặt, mở mày” với thế giới này ban đầu cũng vấp phải khó khăn nếu không muốn nói là một dự án “gây nhiều tranh cãi”.

Ông Choi Jin-suk, giám đốc Trung tâm Giao thông đường sắt thuộc Viện Nghiên cứu giao thông vận tải Hàn Quốc cho biết: Khi mới đưa ra kế hoạch này, đã có rất nhiều ý kiến phản đối.

Lý do là vì tàu Saemaul khi đó mất khoảng 4 giờ 50 phút để đi từ Seoul đến Busan. Nếu đưa vào vận hành các tàu cao tốc này thì sẽ giảm xuống còn 2 giờ 30 phút, tuy nhiên bù lại sẽ phải đổ vào kế hoạch này một số tiền khổng lồ lên tới nhiều tỷ USD.

Nhiều chuyên gia trong ngành giao thông vận tải đã cho rằng đây là sự lãng phí khi bỏ ra số tiền quá lớn như vậy chỉ để giảm đi hai tiếng đồng hồ di chuyển.

Ngược lại, những người ủng hộ cho rằng một trong các nguồn tài nguyên quý giá và luôn thiếu thốn nhất đối với con người chính là thời gian.

Tiết kiệm thời gian cũng chính là mang lại lợi ích công nghiệp, lợi ích kinh tế. Khi đó cũng là thời điểm nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh chóng.

…đến quốc gia hàng đầu thế giới về đường sắt cao tốc

Quá trình xây dựng tuyến ĐSTĐC đầu của Hàn Quốc kéo dài và tương đối khó khăn.

Dự án xây dựng tuyến Seoul – Busan phải mất 12 năm để hoàn thành, với sự tham gia của 30.000 nhân công và chi phí lên tới 12.000 tỷ won (tương đương 10,5 tỷ USD theo tỷ giá hiện nay).

Năm 2004, Hàn Quốc khai trương tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên tại nước này là tuyến Seoul – Busan dài 417km. Cũng trong năm này, khai trương tuyến Seoul – Mokpo dài 374km. Tàu tốc độ cao KTX (Korea Train Express) là loại tàu tốc độ cao thứ 5 trên thế giới được khai thác với vận tốc hơn 300km/h. Từ đây, Hàn Quốc đã gia nhập nhóm các nước phát triển hệ thống đường sắt tiên tiến trên thế giới.

Sau khoảng 20 năm, Hàn Quốc có mạng lưới đường sắt cao tốc gồm 8 tuyến, tổng chiều dài 873km với tốc độ khai thác tối đa 300km/h để khai thác riêng hành khách. Mục tiêu đến năm 2040 nâng tốc độ lên 400km/h.

Kể từ đó, mạng ĐSTĐC Hàn Quốc liên tục được mở rộng và xây mới. Tới tháng 9/2023, Hàn Quốc có 1.644 đoàn tàu tốc độ cao (KTX, KTX-Sancheon, KTX-EUM, SRT), khai thác 375 đoàn tàu/ngày, tỷ lệ đúng giờ 99,8%; số lượng vận tải đạt 225.000 hành khách/ngày, cự ly vận chuyển bình quân 225,4km/hành khách, tỷ lệ chiếm chỗ từ 61,6% – 89,2% là hành khách đặt mua vé qua các ứng dụng.

Tại Hàn Quốc, hệ thống ĐSTĐC dành riêng cho vận chuyển hành khách với vận tốc thiết kế tối đa 350km/h. Còn các tuyến đường sắt truyền thống được sử dụng chạy tàu hàng và tàu khách thường, tốc độ thiết kế tối đa 150km/h.

Hàn Quốc không thiết kế tuyến ĐSTĐC chạy chung vì lý do thiệt hại về thời gian dừng tránh và hệ thống thống thông tin tín hiệu.

Tuy nhiên, đoàn tàu tốc độ cao vẫn có thể hoạt động trên các tuyến đường sắt truyền thống nhưng chỉ dừng đỗ tại các ga chính trên tuyến mà không dừng để đón trả khách. Mỗi ngày chỉ có từ 5 – 10 chuyến tàu khách tốc độ cao hoặc ít hơn trên các tuyến đường sắt này.

Về công nghệ, theo tìm hiểu của Báo Giao thông, nước này chọn lựa, ứng dụng và sau đó tự phát triển công nghệ của mình trên nền tảng chuyển giao công nghệ.

Đáng nói, Hàn Quốc còn triển khai xây dựng hạ tầng trước khi có quyết định cuối cùng về lựa chọn công nghệ. Các yếu tố hạ tầng thuộc giai đoạn 1 khi đó phải chấp nhận có khả năng đáp ứng cho mọi loại hình công nghệ.

Sau khi cân nhắc 3 công nghệ đường sắt cao tốc hiện đại bậc nhất lúc bấy giờ là công nghệ Đức với thế hệ tàu ICE-2 (280km/h), Pháp – SNCF (TGV) với thế hệ tàu TGV Atlantique (300km/h) và Nhật Bản với thế hệ tàu Shinkansen 300 (270km/h), Hàn Quốc đã quyết định chọn Pháp.

Cuộc cách mạng tốc độ của đường sắt Hàn Quốc- Ảnh 5.

Tàu tốc độ cao KTX (Ảnh: internet).

Nguyên là do Pháp cam kết chuyển giao công nghệ mạnh mẽ cho phía Hàn Quốc trong khi Đức và Nhật không cam kết việc này. Đây chính là một trong các yếu tố mang tính chất quyết định đối với việc lựa chọn công nghệ TGV cho ĐSTĐC của Hàn Quốc.

Đối với tuyến ĐSTĐC đầu tiên Seoul – Busan, 12 đoàn tàu đầu tiên trong tổng số 46 đoàn tàu được sản xuất tại Pháp và lắp ráp tại Hàn Quốc, 34 đoàn tàu còn được sản xuất và lắp ráp tại Hàn Quốc. Công ty Hyundai Rotem được lựa chọn là đơn vị tiếp nhận công nghệ sản xuất đầu máy, toa xe đã tiến hành sản xuất theo từng giai đoạn bắt đầu từ năm 2001. Tàu sản xuất tại Hàn Quốc được định danh là thế hệ tàu KTX-1.

Về phạm vi chuyển giao công nghệ, bao gồm tất cả các tổng thành và phụ tùng cần thiết để thiết lập dây chuyền sản xuất phương tiện, lắp ráp, toa xe và hệ thống điều khiển; cung cấp thông số kỹ thuật cho 29 hạng mục, kèm theo 350.000 tài liệu kỹ thuật, đào tạo và hỗ trợ cho 2.000 kỹ thuật viên.

Trong giai đoạn này, đoàn tàu KTX thứ 13 là đoàn tàu đầu tiên được sản xuất tại Hàn Quốc và hoàn thành vào năm 2002; đến năm 2003, đoàn tàu thứ 46 được hoàn thành, đánh dấu mốc nội địa hóa công nghệ đầu tiên tại Hàn Quốc.

Như vậy, 5 năm sau khi hoàn toàn chế tạo 2 đoàn tàu đầu tiên, Hàn Quốc đã đạt được 93,8% tỷ lệ nội địa hóa về phương tiện.

Để đạt được mục tiêu chuyển giao công nghệ thành công, trước đó, từ năm 1996-2002, Hàn Quốc đã triển khai Dự án Phát triển công nghệ ĐSTĐC. Trong đó, Bộ Đất đai, Hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc đóng vai trò trung tâm, các Bộ tham gia phối hợp gồm Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ; cơ quan đứng điều hành dự án là Viện nghiên cứu Đường sắt Hàn Quốc. Dự án có sự tham gia của 4.934 nhà nghiên cứu từ 129 tổ chức, đơn vị gồm: 82 doanh nghiệp, 18 viện nghiên cứu và 29 trường đại học.

Với sự phát triển về khoa học và công nghệ của mình, sau đó Hàn Quốc đã tự phát triển thế hệ tàu KTX-2 trên nền tảng tiếp thu và điều chỉnh từ thế hệ KTX-1. Đoàn tàu của Hàn Quốc mang đầy đủ đặc tính của tàu gốc TGV là sử dụng động lực tập trung và hệ thống truyền thông tin bằng GMS.

Năm 2021, Tổng công ty Đường sắt Hàn Quốc (KORAIL) đã khai trương 5 đoàn tàu tốc độ cao KTX EMU-250 công nghệ mới với vận tốc 260km/h trên tuyến Seoul – Gyeongju Jungang. Đây là những đoàn tàu tốc độ cao đầu tiên sử dụng công nghệ động lực phân tán vận hành tại Hàn Quốc. EMU-250 được phát triển dựa trên HEMU-430X, đoàn tàu nguyên mẫu tốc độ 430km/h do Hyundai Rotem thiết kế năm 2012.

Nhờ ứng dụng công nghệ động lực phân tán nên nếu xảy ra vấn đề ở một bộ phận nào thì tàu vẫn có thể chạy an toàn.

Các đoàn tàu cũng được kỳ vọng sẽ cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm sức cản của gió. Điều này sẽ cho phép Hàn Quốc cắt giảm lượng khí thải nhà kính từ 235.000 tấn trong năm 2019 xuống còn 165.000 tấn vào năm 2029.

Hiện nay, 87,5% các hệ thống kiểm soát đoàn tàu tập trung (CTC) cho phép KORAIL kiểm tra và giám sát việc chạy tàu thực tế, phòng ngừa tai nạn có thể xảy ra.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/cuoc-cach-mang-toc-do-cua-duong-sat-han-quoc-192241122001946556.htm

Cùng chủ đề

Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để trí tuệ nhân tạo (AI) chỉ là một trợ lý thông thái chứ không thể thay thế được vai trò, vị trí của mình.

Vinh danh 50 broadcaster và nhà sáng tạo nội dung số Việt Nam

Bigo Live, nền tảng phát hình trực tiếp (livestream) hàng đầu thế giới, sẽ tổ chức chương trình Bigo Gala Vietnam 2024, sự kiện cộng đồng Bigo Live lớn nhất tại Việt Nam trong năm. Sự kiện thường niên này sẽ vinh danh hơn 50 nhà phát sóng (broadcaster) và người tiên phong tại Việt Nam, những người đã đẩy mạnh tinh thần đổi mới và đam mê trong sáng tạo nội dung trên nền tảng.Đây chính là...

Không chỉ xây nhà máy, nhiều doanh nghiệp Hàn muốn lập liên doanh tại Việt Nam

Không chỉ chủ động xây dựng nhà máy, đầu tư sản xuất, nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam. Trả lời câu hỏi của PV. VietNamNet tại buổi họp báo trưa 21/11 bên lề Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc năm 2024, ông Kim Ki Mun, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc, cho biết: Thời gian qua, các doanh nghiệp Hàn Quốc...

Trung Quốc trình làng công nghệ quân sự tiên tiến tại triển lãm hàng không Chu Hải

(CLO) Trung Quốc đã phô trương công nghệ quân sự tiên tiến bằng cách trình làng một loạt thiết bị quân sự hiện đại tại triển lãm hàng không lớn nhất đất nước. ...

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo “đường ray” phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Đại biểu Quốc hội cho rằng, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam như "con rồng" hiện thân, vươn lên để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Tạo động lực lan tỏa, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế Thống nhất cao với Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về sự cần thiết ban...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vì sao nâng mức tiêu chuẩn khí thải xe gắn máy hai bánh từ năm 2027?

Từ ngày 1/1/2024 chính thức áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe gắn máy hai bánh nhập khẩu và sản xuất Mức 4 thay vì Mức 2 như hiện nay. ...

Loại quả ngọt thơm bán đầy chợ, người bệnh tiểu đường ăn cực tốt

Loại quả này vị ngọt thơm rất giàu vitamin C với hàm lượng 243mg/100gr và các chất dinh dưỡng quý khác như vitamin A, thiamin, niacin, carotene, vitamin E, ribloflavin cùng nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe. ...

Phan Đinh Tùng gia nhập đường đua MV sau Anh trai vượt ngàn chông gai

Sau chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai, Phan Đinh Tùng nói rằng, MV "Thương em" như một món quà dành tặng khán giả và là cột mốc trong sự nghiệp âm nhạc của anh. ...

Một huyện ngoại thành Hà Nội thu gần 600 tỷ đồng tiền đấu giá quyền sử dụng đất

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Gia Lâm (TP Hà Nội) đã tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất 2 dự án thu về hơn 572 tỷ đồng. ...

Xử lý nền đất yếu, rút ngắn tiến độ cao tốc Bắc

Nhiều dự án thành phần trên tuyến cao tốc Bắc - Nam đang được chủ đầu tư, nhà thầu nghiên cứu giải pháp, tối ưu tiến độ xử lý nền đất yếu để rút ngắn thời gian, đảm bảo hoàn thành dự án theo kế hoạch. ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng nghĩa vụ quân sự theo quy định mới nhất

Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là vấn đề được rất nhiều người quan tâm vào thời điểm cuối năm bởi đây là thời điểm các địa phương sẽ tiến hành khám nghĩa vụ quân sự để chuẩn bị cho đợt tuyển quân mới. Vậy, tiêu chuẩn về chiều cao, cân nặng đi nghĩa vụ quân sự là bao nhiêu? Theo Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định, nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ...

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Trung tâm Dữ liệu quốc gia Malaysia

Sáng 22/11/2024, tại Thủ đô Kuala Lumpur, Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Trung tâm Dữ liệu quốc gia Malaysia. TTXVN/Báo Tin tức Nguồn:https://baotintuc.vn/thoi-su/tong-bi-thu-to-lam-tham-trung-tam-du-lieu-quoc-gia-malaysia-20241122121905496.htm

Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở...

Ngày 21/11, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Ninh Thuận phối hợp UBND huyện Bác Ái tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024. Tham dự buổi lễ có bà Lê Thị Hậu, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh; ông Phạm Văn Sâm, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bác Ái; bà Cấn Thị Hà, Phó...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị ICAPP 12

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP 12), trong đó nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: "Là các đảng cầm quyền, tham chính, có tiếng nói, vai trò hoạch định chiến lược, triển khai chính sách, chúng ta cần và hoàn toàn có thể phát huy sức mạnh chung...

Sinh hoạt chính trị sâu rộng tạo lan tỏa, phát huy dân chủ ở cơ sở

Kinhtedothi-"Cuộc thi là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, tạo lan tỏa trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân, góp phần phát huy dân chủ ở cơ sở, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị..."- Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP nói. Sáng nay, 22/11, tại Cung Thanh niên Hà Nội đã diễn ra Chung khảo phần thi sân khấu hóa và...

Chi tiết sáp nhập đơn vị hành chính cấp phường tại TPHCM

Sau sáp nhập, TPHCM có 22 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 16 quận, 5 huyện và 1 thành phố; 273 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 210 phường, 58 xã và 5 thị trấn. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết 1278/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TPHCM giai đoạn 2023-2025. Nghị quyết có hiệu lực thi hành...

Mới nhất

Tỷ giá và câu chuyện thiếu hàng hóa

Ước tính, từ đầu năm đến nay, khối ngoại bán ròng rã 85.000 tỷ đồng trên HoSE, kỷ lục từ khi vận hành thị trường chứng khoán Việt Nam. Tác nhân chính được cho là từ áp lực tỷ giá và thiếu hàng hóa mới chất lượng. Kỷ lục bán ròng 85.000 tỷ đồng của khối ngoại: Tỷ giá...

Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương cho 2 phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước đã quyết định tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ rơi máy bay YAK-130 ở Bình Định. ...

Giảng viên cần phải ‘thông minh’ hơn ChatGPT

Theo các nhà khoa học, không thể loại bỏ ChatGPT ra khỏi quá trình giáo dục, ngược lại cần khuyến khích sử dụng nhưng đòi hỏi giảng viên phải 'thông minh' hơn ChatGPT. ...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị ICAPP 12

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP 12), trong đó nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: "Là các đảng cầm quyền, tham chính, có tiếng nói, vai trò hoạch...

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 sẽ diễn ra tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội

(Bqp.vn) - Sáng 19/11, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Họp báo giới thiệu Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Thiếu tướng Lê Quang Tuyến, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp quốc phòng (CNQP); Đại tá Nguyễn Xuân Thủy, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn (Tổng Cục Chính trị QĐND Việt Nam)...

Mới nhất