Trang chủKinh tếNông nghiệpNông dân cần được tiếp cận với nguồn tài chính xanh

Nông dân cần được tiếp cận với nguồn tài chính xanh

PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên môi trường (Bộ
Tài nguyên và Môi trường) cho rằng, Diễn đàn Chủ tịch Hội NDVN – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói là cơ hội để hướng người dân đến những mục tiêu phát triển sản xuất xanh.

Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên môi trường: Nông dân cần được tiếp cận với nguồn tài chính xanh - Ảnh 1.

Diễn đàn Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 24/11 tới với sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn và Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy.

Ngày 24/11 tới, tại Hà Nội, lần đầu tiên, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ cùng chủ trì Diễn đàn lắng nghe nông dân nói. Ông đánh giá như thế nào về ý nghĩa của sự kiện này?

– Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò quan trọng trong phát triển bền vững ở Việt Nam, thời gian qua, Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã có định hướng thúc đẩy người dân phát triển kinh tế, đảm bảo phát triển bền vững.

Vì vậy, theo tôi Diễn đàn Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói là cơ hội để người đứng đầu 2 đơn vị lắng nghe được tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của người dân liên quan đến những vấn đề về khơi thông nguồn lực đất đai, chuyển đổi sản xuất xanh, bảo vệ môi trường để từ đó đề xuất cơ chế, chính sách, đồng thời có các chương trình, mục tiêu, kế hoạch giúp nông dân, doanh nghiệp khai thác tốt các nguồn lực, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên môi trường: Nông dân cần được tiếp cận với nguồn tài chính xanh - Ảnh 2.

PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên môi trường (BộTài nguyên và Môi trường) kỳ vọng Diễn đàn Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói sẽ tạo động lực cho nông dân, HTX hướng đến mục tiêu sản xuất xanh.

Một trong những vấn đề được các nông dân, hợp tác xã quan tâm, đặt nhiều câu hỏi tại Diễn đàn là giải pháp khơi thông nguồn lực đất đai, đẩy mạnh tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất lớn. Theo ông, trong bối cảnh Luật Đất đai 2024 đã có hiệu lực, vấn đề đất đai phục vụ sản xuất lớn sẽ được khơi thông như thế nào để đạt được kỳ vọng của nông dân?

-Thời gian qua, Đảng ta đã ban hành những chủ trương rất lớn, mang tính định hướng nhằm khơi thông nguồn lực đất đai, đó là Nghị quyết 18 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 5 khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao đã đưa ra định hướng phát triển nền nông nghiệp quy mô lớn, xây dựng cánh đồng lớn, tập trung tích tụ, tập trung đất đai, phục vụ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Trên cơ sở định hướng của Nghị quyết 18, Luật Đất đai 2024 đã thể chế hóa chỉ đạo của Bộ Chính trị để khơi thông nguồn lực đất đai. Theo đó, đã có những chính sách về thực hiện cánh đồng lớn, tích tụ đất đai, cho phép các hộ cá thể sử dụng đất đai với hạn điền lớn hơn, đồng thời cho phép sử dụng một phần đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, đường đi, nhà kho, đáp ứng phát triển nền nông nghiệp quy mô lớn.

Với những chính sách cởi mở về đất đai góp phần khơi thôn nguồn lực, thời gian qua ở nhiều nơi đã xuất hiện những cánh đồng sản xuất lớn, thành tựu trong nông nghiệp nông thôn đã được chứng minh khi vị thế trụ đỡ của nền kinh tế tiếp tục được khẳng định. Xuất khẩu các nông sản chủ lực tiếp tục đạt được những con số ấn tượng. Thành quả này có đóng góp lớn của người nông dân, đặc biệt là sau Nghị quyết 18, các địa phương đã hỗ trợ nông dân thực hiện tập trng đất đai, sản xuất quy mô lớn, công nghiệp hóa nông thôn.

Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên môi trường: Nông dân cần được tiếp cận với nguồn tài chính xanh - Ảnh 3.

Nông dân tỉnh Sóc Trăng hào hứng tham gia Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Ảnh: Huỳnh Xây.

Có thể thấy, ở nhiều địa phương như Thái Bình, Hải Phòng đã xuất hiện các mô hình đại điền. Ông đánh giá như thế nào về những mô hình này trong việc đặt nền tảng cho sản xuất lớn?

Luật Đất đai 2024 đã thông qua chủ trương mở rộng hạn điền, cho phép cá nhân, hộ gia đình sở hữu đất đai trong nông nghiệp, đưa ra định hướng để doanh nghiệp tham gia sản xuất nông nghiệp đều có thể mở rộng mô hình sản xuất.

Một trong những khó khăn lớn nhất là sau quá trình tập trung đất đai thì việc cấp lại giấy chứng nhận cho người dân. Liên quan đến quản lý hồ sơ, với sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thúc đẩy chuyển đổi số trong quản lý đất đai, nhiều địa phương đã đưa hồ sơ đất đai lên hệ thống quản lý đất đai, đồng thời tiến hành kiểm kê, đo đạc lại và cấp giấy chứng nhận cho người dân. Ứng dụng chuyển đổi số, đăng ký đất đai đã tạo điều kiện cho người dân phát triển sản xuất.

Chuyển đổi sản xuất xanh để đáp ứng mục tiêu NET ZERO vào năm 2050 là một chủ trương lớn mà Việt Nam đã cam kết với cộng đồng quốc tế. Để góp phần đạt được mục tiêu này, người nông dân cần bắt đầu từ đâu?

-Năm 1992, tại Hội nghị Liên hiệp quốc về Môi trường và Phát triển (UNCED), còn được gọi là Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất Rio de Janeiro, thế giới đặt ra 3 mục tiêu phát triển hài hòa: Kinh tế – xã hội – môi trường và đưa ra định hướng đưa phát thải ròng bằng 0, chống ô nhiễm, phục hồi hệ sinh thái, chống suy giảm đa dạng sinh học.

Đến Hội nghị COP 26, Việt Nam cam kết với cộng đồng quốc tế sẽ đưa phát thải bằng 0 vào năm 2050. Đây là thách thức lớn của Việt Nam khi nhiều đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Việt Nam chưa thực hiện cam kết này. Nhưng nếu không giảm phát thải, không chống ô nhiễm, suy giảm đa dạng sinh học thì không thúc đẩy thường mại nông sản với thế giới, không thu hút được đầu tư toàn cầu.

Có thể lấy ví dụ, thời gian qua, Liên minh châu Âu đưa ra quy định về chống khai thác thủy sản không có báo cáo, không theo quy định (IUU) hay Luật chống phá rừng (EUDR) đưa ra quy định không nhập khẩu sản phẩm có nguồn gốc phá rừng hoặc gây suy thoái từng. Dự kiến, một số sản phẩm như: gỗ, cao su, ca cao, cà phê, dệt may,… sẽ bị ảnh hưởng bởi chính sách này. EU, Nhật Bản, Mỹ,… đều là những thị trường lớn, nếu không đáp ứng về giảm phát thải, suy giảm đa dạng sinh học thì nhiều mặt hàng nông sản sẽ bị ảnh hưởng và người nông dân sẽ chịu tác động trực tiếp. Trong bối cảnh nền sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, khi đứt gãy chuỗi cung ứng thì họ mới nhận ra lý do bị loại khỏi thị trường.

Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên môi trường: Nông dân cần được tiếp cận với nguồn tài chính xanh - Ảnh 4.

Hội viên nông dân xã Xuân Hòa, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. tham gia mô hình “Thu gom, phân loại và xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón ở hộ gia đình và cộng đồng dân cư”

Do vậy, Diễn đàn lắng nghe nông dân nói lần này của Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ có ý nghĩa định hướng tuyên truyền, hỗ trợ người nông dân nhận thức được quy định của toàn cầu.

Thời gian qua, Việt Nam đã bán được 10,2 triệu tín chỉ carbon rừng, thu về 51 triệu USD, đây là nỗ lực trong 10 năm đàm phán, nỗ lực phát triển rừng. Hiện nay, Việt Nam đang triển khai Dự án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hướng đến mục tiêu chuyển đổi xanh, giảm phát thải.

Trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, các nước trên thế giới đều áp dụng mô hình sản xuất tuần hoàn, giảm ô nhiễm. Với Đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp, bà con chỉ cần thay đổi một chút trong quy trình canh tác cũng đã góp phần giảm chi phí, tăng thu nhập, bởi thực tế, canh tác lúa đang chiếm tới 40% lượng phát thải của ngành nông nghiệp. Quy trình canh tác “ngập – khô xen kẽ” sẽ là mô hình điển hình để giảm phát thải, cải thiện đời sống nông dân.

Có nghĩa là chỉ cần một thay đổi nhỏ trong sản xuất của nông dân cũng có thể mang lại những thay đổi lớn, thu hút được nguồn tài chính khí hậu?

Đúng là vậy, nếu áp dụng được mô hình, giảm được phát thải thì sẽ có cơ hội bán được tín chỉ carbon, từ đó hỗ trợ cho nông dân, bởi nguyên tắc của thế giới là người phát thải phải trả phí cho người hấp thu phát thải, thông qua cơ chế chi trả này thì người nông dân có thu nhập, đáp ứng cân bằng cho những khu vực chuyển đổi mục đích và những khu vực không được chuyển đổi và hấp thu carbon.

Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên môi trường: Nông dân cần được tiếp cận với nguồn tài chính xanh - Ảnh 5.

Việt Nam đã thu được 51,3 triệu USD từ giao dịch tín chỉ carbon rừng.

Tài chính khí hậu là công cụ tài chính của toàn cầu, được thiết kế để các nước phát triển tài trợ cho các nước đang phát triển. Thời gian qua, Việt Nam đã nhận được sự hỗ tợ của WB, các đơn vị song phương, đơn vị tài chính đa phương. Người nông dân cũng có thể nhận được nguồn tài chính khí hậu này nếu ghi nhận quá trình giảm phát thải, ghi nhật ký giảm phát thải. Ví dụ, với sản xuất lúa, ngày nào đưa nước vào, ngày nào rút nước, bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật… Nông dân cần được hỗ trợ công cụ chuyển đổi số để thực hiện thành công, đưa số liệu vào để không lãng phí tín chỉ carbon trong quá trình canh tác. Công nghệ xanh, tài chính xanh, năng lượng xanh là những vấn đề nông dân cần được tiếp cận.

Đối với vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn, cần giải quyết như thế nào, thưa ông?

Luật Đất đai 2024 đưa ra quy định về 3 ranh giới, 4 khu vực, trong đó, khu vực được bảo vệ sẽ không được chuyển đổi mục đích sử dụng đất, không phát thải. Cách thức quy hoạch dựa vào hệ sinh thái, dựa vào phương pháp tiếp cận cảnh quan, quản lý đất đai theo lưu vực sông từ thượng, trung nguồn, hạ nguồn và ven biển; tạo sự cân đối giữa khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất với không được chuyển đổi, giữa khu vực công nghiệp và khu vực nông nghiệp, bảo tồn, giữa xã hội hiện tại và tương lai.

Theo tôi, để xử lý triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường ở nông thôn thì cần khai thông nguồn nước, đảm bảo hệ thống nước thải phải được xử lý triệt để. Ngoài ra, trong sản xuất, vấn đề xử lý bao bì, vỏ thuốc bảo vệ thực vật, giá thể nuôi trồng thủy sản, đệm lót chuồng, rơm rạ sau thu hoạch cũng phải được thu gom, xử lý, tái chế thành nguyên vật liệu trong công nghiệp. Áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, chất thải của ngành này có thể là tài nguyên của ngành khác không chỉ giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường mà còn cải thiện cuộc sống của người dân. 

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!





Nguồn: https://danviet.vn/vien-truong-vien-chien-luoc-chinh-sach-tai-nguyen-moi-truong-bo-tnmt-nong-dan-can-duoc-tiep-can-voi-nguon-tai-chinh-xanh-20241122124244726.htm

Cùng chủ đề

Chuyển đổi xanh: Doanh nghiệp không nên chần chừ

Sáng 21-11, hội thảo với chủ đề “Công nghệ số thúc đẩy chuyển đổi xanh: Cơ hội phát triển các mô hình kinh tế mới” đã được tổ chức tại Đà Nẵng. Tại đây, PGS Nguyễn Hồng Quân, viện trưởng Viện Nghiên cứu phát...

Tìm giải pháp đột phá cho thị trường tài chính xanh

Xu hướng chuyển đổi sang kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu thế tất yếu, khách quan, không thể đảo ngược và là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới nhằm phát triển thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và đảm bảo an toàn công bằng về xã hội.Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính một...

Tăng cường hợp tác ‘xanh’ Việt Nam – EU

DNVN - Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU) đã đặc biệt chú trọng đến phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu, cùng các tiêu chuẩn mới về chuỗi cung ứng, nguyên liệu, lao động và môi trường. Qua đó góp phần quan trọng vào sự...

Cần xây dựng tín dụng xanh phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Đến cuối tháng 6, Việt Nam có 50 tổ chức tín dụng phát sinh dư nợ tín dụng xanh 650.300 tỷ đồng, tăng hơn 4,7% so với cuối năm 2023. Tuy nhiên, con số này còn rất khiêm tốn so với nhu cầu tín dụng xanh của doanh nghiệp ở TP.HCM hiện nay. Nguồn tín dụng xanh hạn chế do ngân hàng còn gặp một số khó khăn vì chưa có quy định chung về Danh mục phân loại...

HDBank: Nhiều lợi thế về nguồn vốn xanh hóa nền kinh tế

DNVN - Ông Bùi Xuân Hương - Phó Giám đốc Khối khách hàng doanh nghiệp, Ngân hàng HDBank khẳng định, xanh hóa nền kinh tế xu hướng tất yếu, trong đó tiêu dùng xanh và đầu tư xanh đóng vai trò dẫn dắt. HDBank là ngân hàng có nhiều lợi thế về nguồn vốn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ca sĩ Bích Tuyền nói gì về số tiền bồi thường “khủng”?

Ca sĩ Bích Tuyền và chồng doanh nhân công nghệ Gerard Richard Williams cho biết, họ không chấp nhận số tiền 15 triệu USD do ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đòi bồi thường vụ tai nạn bị đứt ngón chân. ...

Trẻ mới học mẫu giáo đã đi học thêm để “luyện thi” vào lớp 1

Để chuẩn bị cho con vào lớp 1 trường chất lượng cao, trường tư, nhiều phụ huynh đã cho con đi học thêm để ôn luyện, dù con mới chỉ 4-5 tuổi. ...

Vì sao TH ra mắt dòng Thức uống Sữa trái cây MISTORI dành riêng cho trẻ em?

Sự xuất hiện của dòng sản phẩm Thức uống Sữa trái cây TH true JUICE milk MISTORI khiến các bé thêm phần hào hứng, tự tin khi lựa chọn sản phẩm dành riêng cho mình. ...

Bên trong công viên “bỏ hoang” nhiều năm được Chủ tịch TP.Hà Nội nhắc nhở, yêu cầu hoàn thành trước Tết Nguyên đán

Chủ tịch UBND TP.Hà Nội vừa yêu cầu quận Nam Từ Liêm và Thanh Xuân bàn giao mặt bằng để hoàn thiện dự án Công viên hồ điều hòa Phùng Khoang dịp Tết 2025. PV Dân Việt ghi nhận hiện trạng công viên này. ...

Tôm nõn HTX Hoa Linh Chi ở Hà Tĩnh là sản phẩm OCOP 4 sao, nhìn thôi đã thấy ngon rồi

Bằng sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, chị Phạm Thị Hoa – Giám đốc HTX Hoa Linh Chi, ở thôn Bắc Mới, xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã nâng tầm “đặc sản” tôm nõn mang thương hiệu đạt chuẩn OCOP 4 sao, mở ra cơ hội tiếp cận thị trường ngày càng rộng lớn. Thay đổi nếp nghĩ, cách làm truyền thống cha ông Xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh), có nghề...

Bài đọc nhiều

Tiềm năng và triển vọng trong sản xuất nông nghiệp Bắc Giang

Những ngày đầu tháng 10, bà Trần Thị Tuyết, (xã An Hà, Lạng Giang, Bắc Giang) chăm ra thăm đồng hơn. Đánh giá về tình hình sản xuất vụ Mùa 2024, bà Tuyết cho biết, cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua đã gây thiệt hại không...

Cán bộ Kiểm lâm bốn lần xin thôi chức để đi “đi rừng” trên cao nguyên đá

38 năm công tác tại Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, ông Phạm Văn Đồng trải qua nhiều câu chuyện vui buồn, đến những hiểm nguy trực chờ. Tình yêu với nghề, với núi rừng đã giúp ông vượt qua, gắn bó với những cánh rừng ở cao...

Thành phố Hưng Yên thu ngân sách 9 tháng đầu năm 2024 đạt 2.083,756 tỷ đồng

Thời gian qua, bằng việc tập trung khai thác các tiềm năng, lợi thế có sẵn, tận dụng những ưu thế mới, thành phố Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên) chuyển mình mạnh mẽ và đang trở thành một thành phố năng động, hiện đại với kinh tế tăng trưởng tốt, diện mạo đô thị, nông thôn khởi sắc.Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024, đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp (DN) đang tăng tốc...

Ông Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đối thoại với nông dân

Ngày 21/11, tại TP.Hạ Long đã diễn ra Hội nghị Lãnh đạo tỉnh đối thoại với nông dân Quảng Ninh năm 2024 với chủ đề “Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất - kinh doanh, nâng cao thu nhập và chất lượng đời sống nhân dân khu vực nông thôn”. ...

Nhiều làng hoa, quả đua nhau chuẩn bị vụ Tết

Đến thời điểm hiện tại, các làng nghề trồng đào, quất, hoa tươi lâu năm ở Hà Nội, Đà Lạt, hay vùng trồng thanh long ở tỉnh Bình Thuận đang nỗ lực phục hồi, chăm sóc cây trồng để phục vụ người dân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025.Chủ động nâng cao nhận thức, tư duy trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng, tăng sức...

Cùng chuyên mục

Nhiều làng hoa, quả đua nhau chuẩn bị vụ Tết

Đến thời điểm hiện tại, các làng nghề trồng đào, quất, hoa tươi lâu năm ở Hà Nội, Đà Lạt, hay vùng trồng thanh long ở tỉnh Bình Thuận đang nỗ lực phục hồi, chăm sóc cây trồng để phục vụ người dân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025.Chủ động nâng cao nhận thức, tư duy trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng, tăng sức...

Vì sao TH ra mắt dòng Thức uống Sữa trái cây MISTORI dành riêng cho trẻ em?

Sự xuất hiện của dòng sản phẩm Thức uống Sữa trái cây TH true JUICE milk MISTORI khiến các bé thêm phần hào hứng, tự tin khi lựa chọn sản phẩm dành riêng cho mình. ...

“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

Những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc việt là lao động người DTTS, người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, tự tạo việc làm, sinh kế ổn định ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) là “chìa khóa” giảm nghèo, thoát nghèo bền vững.Chủ động nâng cao nhận thức, tư duy trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh ứng...

Tôm nõn HTX Hoa Linh Chi ở Hà Tĩnh là sản phẩm OCOP 4 sao, nhìn thôi đã thấy ngon rồi

Bằng sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, chị Phạm Thị Hoa – Giám đốc HTX Hoa Linh Chi, ở thôn Bắc Mới, xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã nâng tầm “đặc sản” tôm nõn mang thương hiệu...

Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Lần đầu tiên Việt Nam đã ký cam kết và bán được 10,3 triệu tấn tín chỉ carbon cho quốc tế, nhưng do vướng khung pháp lý, hiện vẫn còn dư 5,9 triệu tấn CO2 chưa tìm được đối tác để chuyển giao…Chủ động nâng cao nhận thức, tư duy trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông...

Mới nhất

Trao tặng hơn 1.000 mũ bảo hiểm cho học sinh

(NLĐO)- Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội, phối hợp với UBND Cầu Giấy, phòng Giáo dục và Đào tạo Cầu Giấy, đã trao tặng hơn...

Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia

Sáng 22/11, thảo luận ở tổ về dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), đại biểu Phan Đức Hiếu (đoàn Thái Bình) cho biết, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu được phân làm 2 loại, gồm trên 20 độ cồn và dưới 20 độ cồn."Ở góc độ người tiêu dùng tôi thấy không...

Tiến Linh: Indonesia là ứng viên vô địch AFF Cup 2024

“Indonesia là đội bóng mạnh. Họ có nhiều cầu thủ nhập tịch chất lượng và cũng vừa thắng Ả Rập Xê Út. Họ là ứng cử viên vô địch, nhưng đội tuyển Việt Nam cũng đang khát khao trở lại vị thế của mình tại Đông Nam Á”, tiền đạo Nguyễn Tiến Linh trả lời phỏng vấn trước...

LPBank khẳng định vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực thanh toán quốc tế với giải thưởng danh giá từ JPMorgan Chase

Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực thanh toán quốc tế khi vừa qua) được JPMorgan Chase - một trong những tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới - trao tặng giải thưởng “Chất lượng Thanh toán Quốc tế Xuất sắc” (Clearing Elite Quality Recognition Award MT202)...

Chi tiết sáp nhập đơn vị hành chính cấp phường tại TPHCM

Sau sáp nhập, TPHCM có 22 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 16 quận, 5 huyện và 1 thành phố; 273 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 210 phường, 58 xã và 5 thị trấn. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết 1278/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc...

Mới nhất