Trang chủChính trịNgoại giaoBất chấp lệnh trừng phạt từ Mỹ và sự bá quyền của...

Bất chấp lệnh trừng phạt từ Mỹ và sự bá quyền của đồng USD, đây là cách Nga-Trung Quốc, BRICS lựa chọn đối đầu

Nhóm BRICS, trong đó Nga-Trung Quốc là thành viên, được thành lập nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế toàn cầu, chống lại sự bá quyền của Mỹ và phương Tây trong lĩnh vực tài chính.

BRICS-Mỹ. (Nguồn: Shutterstock)
Trong những năm gần đây, các quốc gia BRICS đang tìm cách thoát khỏi thế giới do đồng USD Mỹ thống trị. (Nguồn: Shutterstock)

Đồng USD là mô hình tham chiếu của thế giới, đóng vai trò là đồng tiền dự trữ quốc tế và là thước đo cho thị trường xuất khẩu toàn cầu. Tuy nhiên, vị thế độc quyền này đang dần bị đe dọa, đặc biệt là với sự trỗi dậy của Các nền kinh tế mới nổi (BRICS). Đồng thời, những thay đổi trong nền kinh tế toàn cầu có nghĩa là sự chuyển dịch từ hệ thống tài chính tập trung vào đồng bạc xanh sang hệ thống tài chính đa nguyên và đa cực hơn với sự xuất hiện của BRICS.

BRICS hiện nay bao gồm 9 thành viên: Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Brazil, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Ai Cập, Nam Phi, Iran và Ethiopia. Đáng chú ý, khối này có 4 trong số 11 nền kinh tế lớn nhất thế giới, trong đó Trung Quốc và Nga nắm giữ ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Sức mạnh của BRICS thể hiện qua những con số ấn tượng. Với dân số hơn 3,5 tỷ người, chiếm 45% dân số thế giới, BRICS vượt xa G7 – chỉ đại diện cho 715 triệu người. Tổng GDP của BRICS đạt 27.000 tỷ USD, chiếm khoảng 1/4 GDP toàn cầu. Đặc biệt, BRICS quản lý 45% trữ lượng dầu mỏ toàn cầu, cùng với nguồn nước ngọt và đất nông nghiệp dồi dào.

Đặc quyền của Mỹ từ vị thế USD

Kể từ Hiệp định Bretton Woods năm 1944, USD đã trở thành đồng tiền quốc tế. Sau khi hệ thống Bretton Woods sụp đổ năm 1971, Mỹ từ bỏ “bản vị vàng”, đồng USD vẫn giữ thế thượng phong. Có nhiều lý do cho ưu thế này của Washington, gồm: sức mạnh hiện tại của nền kinh tế, USD là đồng tiền dự trữ của thế giới và vai trò của nó trong kinh doanh dầu mỏ, được gọi là hệ thống petrodollar.

USD thống trị khiến Mỹ được hưởng một số đặc quyền quan trọng. Sự bá chủ của đồng bạc xanh đã mang lại cho Mỹ một lợi thế lớn. Nó cho phép quốc gia này vay với lãi suất rẻ hơn vì nhu cầu về tài sản bằng ngoại tệ, đặc biệt là trái phiếu kho bạc Mỹ, vẫn còn cao.

Hơn nữa, vị thế của USD cũng mang lại cho Mỹ đòn bẩy để kiểm soát cơ bản hầu hết các tổ chức như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB). Tuy nhiên, sự tồn tại của một cấu trúc đơn cực của thế giới tài chính đã không tránh khỏi bị chỉ trích.

Mục tiêu chính của BRICS

Các quốc gia thành lập nhóm BRICS vào đầu những năm 2000 với mục tiêu cơ bản là thúc đẩy hội nhập kinh tế và chống lại sự bá quyền của Mỹ và châu Âu trong lĩnh vực tài chính. Nhóm này phát triển qua nhiều năm, trở thành một khối thương mại và đầu tư lớn, xét về thị phần trong tổng thương mại và đầu tư thế giới.

Các nước BRICS sở hữu nhiều thế mạnh: Trung Quốc là một “gã khổng lồ” sản xuất, Brazil được ban tặng nhiều tài nguyên thiên nhiên, Nga là một quốc gia cung cấp năng lượng lớn và Nam Phi là một đất nước chủ chốt ở châu Phi.

Một lý do chính khác khiến BRICS thành lập liên minh là vì hầu hết các quốc gia này chủ yếu dựa vào đồng USD. Một số nước, chịu ảnh hưởng nhiều nhất là Trung Quốc và Nga, đã từng phải đối mặt với tác động của các lệnh trừng phạt kinh tế.

Do đó, khi được thành lập, BRICS tập trung vào việc tìm kiếm các phương pháp để hạn chế vai trò của đồng bạc xanh và đưa ra các chức năng có thể cho phép giao thương bằng các loại nội tệ của các nước thành viên khối.

Thái Lan nộp văn bản bày tỏ ý định gia nhập BRICS. (Nguồn: Reuters)
Các nước BRICS bắt đầu đa dạng hóa khỏi đồng bạc xanh, có nghĩa là quá trình này sẽ có tác động rất quan trọng đến thương mại và tài chính trên toàn cầu. (Nguồn: Reuters)

Những hành động cụ thể

Trong những năm gần đây, các quốc gia BRICS đang tìm cách thoát khỏi thế giới do đồng bạc xanh thống trị. Nhiều yếu tố đã thúc đẩy sự thay đổi này như: sự ganh đua chính trị, các lệnh trừng phạt kinh tế do Mỹ áp đặt và nỗ lực kiểm soát hoạt động nhiều hơn đối với lĩnh vực ngân hàng.

Điểm nổi bật của sự thay đổi này là việc thành lập Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) vào năm 2014, đặt trụ sở tại Thượng Hải (Trung Quốc). Mục tiêu chính của ngân hàng này là cung cấp các giải pháp tài trợ phát triển bằng nội tệ cho các quốc gia thành viên thay vì các hệ thống do USD chi phối của các tổ chức đối tác phương Tây.

Hai nền kinh tế lớn là Trung Quốc và Nga đã rất tích cực trong việc thúc đẩy phi USD hóa, điều này thể hiện rõ qua sự gia tăng về khối lượng thương mại song phương hiện được thanh toán nhiều hơn bằng đồng Nhân dân tệ và Ruble. Ấn Độ cũng bày tỏ mong muốn ngày càng tăng trong việc sử dụng đồng Rupee để mua hàng ở nước ngoài, đặc biệt là mua dầu mỏ từ Nga.

Khi tham gia giao dịch với các thành viên của nhóm này, họ hy vọng đạt được mục tiêu sử dụng các loại nội tệ để tránh hệ thống dựa trên đồng bạc xanh, giảm chi phí kinh doanh cũng như nỗ lực loại bỏ sự biến động của thị trường ngoại hối.

Ngoài ra, các nước cũng xem xét ý tưởng về đồng tiền chung BRICS. Mặc dù hiện vẫn đang trong giai đoạn đầu, nhưng khái niệm này bắt nguồn từ tư duy chiến lược của nhóm về việc tạo ra một kiến ​​trúc tài chính toàn cầu mới sau khủng hoảng. Việc bổ sung đồng tiền chung hoặc thậm chí là kiến ​​trúc tài chính chặt chẽ hơn ở các nước BRICS sẽ góp phần làm giảm vị thế của đồng USD.

Các nước BRICS bắt đầu đa dạng hóa khỏi đồng bạc xanh, có nghĩa là quá trình này sẽ có tác động rất quan trọng đến thương mại và tài chính trên toàn cầu. Khi nhiều quốc gia tìm kiếm các con đường đa dạng hóa dự trữ ngoại hối và xem xét lựa chọn không tích lũy USD, việc sử dụng đồng tiền này có khả năng sẽ giảm xuống.

Thời gian qua, trong quá trình Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất, các nền kinh tế mới nổi không gặp nhiều tác động do họ đã chuyển sang giao dịch thương mại bằng các loại nội tệ. Trong khi đó, hầu hết các nước đang phát triển đều phải chịu tình trạng tháo chạy vốn và lạm phát khi đồng bạc xanh tăng vì nợ của họ thường liên quan đến đồng nội tệ Mỹ.

Việc các nước BRICS nắm giữ USD khiến các tài khoản nước ngoài của các quốc gia này phải chịu sự biến động của đồng tiền này, do đó, họ cần đa dạng hóa hơn để cải thiện sự ổn định kinh tế của mình. Hơn nữa, việc đa dạng hóa tài chính toàn cầu có thể thúc đẩy sự phân phối quyền lực trên thế giới một cách tương đối công bằng. Trong quá khứ, Mỹ đã áp dụng sự kiểm soát thao túng của mình đối với hệ thống tài chính quốc tế dựa trên đồng USD như một cách để đàm phán với các quốc gia khác, hay áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với những nước không chấp thuận.





Nguồn: https://baoquocte.vn/bat-chap-lenh-trung-phat-tu-my-va-su-ba-quyen-cua-dong-usd-day-la-cach-nga-trung-quoc-brics-lua-chon-doi-dau-294482.html

Cùng chủ đề

Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở...

Đại sứ quán Canada và Mỹ tại Kiev đóng cửa, Hàn Quốc nối lại cung cấp đạn pháo cho Ukraine, Tổng thống Biden xóa khoản nợ 4,7 tỷ USD cho Ukraine, Nga tuyên bố bắn hạ tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua...là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua

Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói “lạc hậu”

Mỹ chỉ cho phép xảy ra việc tấn công hạt nhân đối kháng khi Washington bảo toàn được một phần kho vũ khí của mình để tiếp tục ngăn chặn các đối thủ tiềm tàng.

Xung đột Ukraine nóng rẫy với chiêu hiểm từ Nga và Mỹ, ông Trump “thoát” một lời tuyên án

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

Tỷ giá USD hôm nay 20/11/2024: Đồng USD tăng cao

Tỷ giá USD hôm nay 20/11/2024: Chỉ số đồng USD tăng sau khi tăng giá ban đầu đối với các loại tiền tệ an toàn như đồng bạc xanh, đồng Franc Thụy Sĩ và đồng Yen Tỷ giá USD hôm nay 20/11/2024 Tỷ giá USD hôm nay 20/11/2024, Chỉ số đồng USD tăng sau khi tăng giá ban đầu đối với các loại tiền tệ an toàn như đồng bạc xanh, đồng...

Sẽ làm tất cả để tránh xa chiến tranh hạt nhân, Mỹ giữ nguyên thế trận, một nước NATO “thấu hiểu” Moscow

Sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phê duyệt học thuyết hạt nhân sửa đổi, Moscow đã lên tiếng về những lo ngại nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân, trong khi Mỹ nêu phản ứng đầu tiên.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng thế giới đã được đẩy lên một ngưỡng kháng cự quan trọng 2.650 USD/ounce. Giá vàng trong nước duy trì chuỗi 4 phiên tăng giá liên tiếp, bám sát diễn biến thị trường vàng thế giới. Xu hướng tăng giá đang trở lại, giới đầu cơ lại ráo riết săn hàng?

Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.

Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang ở nhiều khu vực, tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil được quốc tế rất trông đợi.

Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở...

Đại sứ quán Canada và Mỹ tại Kiev đóng cửa, Hàn Quốc nối lại cung cấp đạn pháo cho Ukraine, Tổng thống Biden xóa khoản nợ 4,7 tỷ USD cho Ukraine, Nga tuyên bố bắn hạ tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua...là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua

3 cách chèn công thức toán học trong Word nhanh chóng nhất

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn 3 cách đơn giản để chèn công thức toán học trong Word 2010, giúp tạo tài liệu học tập hoặc báo cáo khoa học hiệu quả và tiết kiệm!

Bài đọc nhiều

Đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

Góp phần xây dựng tương lai phát triển ASEAN vững mạnh cũng chính là góp phần quan trọng hiện thực hóa khát vọng của hơn 100 triệu người dân Việt Nam.

Sở hữu “con bài mặc cả” với ông Trump, Đức tự tin chặn đứng dòng chảy LNG từ Nga, mở cửa đón hàng Mỹ

Đức mới đây đã yêu cầu một nhà điều hành cảng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ chối mọi lô hàng của Nga, khẳng định chính sách không nhập khẩu trực tiếp khí đốt của xứ bạch dương. Dường như, đầu tàu kinh tế châu Âu đã có hướng đi mới.

Giá vàng “nóng” trở lại, tăng tiền triệu, “tay to” sắp bước vào và khuấy động thị trường

Giá vàng hôm nay 20/11/2024 ghi nhận thị trường trong nước và thế giới đang "nóng' trở lại. Đến thời điểm hiện tại, kim loại quý đã có một năm tăng trưởng vượt bậc, liên tiếp lập đỉnh kỷ lục.

Thủ tướng đưa ra 3 đề xuất vì tầm nhìn phát triển bền vững

Ngày 19/11/2024 (theo giờ địa phương), tại Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 đã tiếp tục diễn ra với Phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng dưới sự chủ trì của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Chủ tịch G20 năm nay. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và có bài phát biểu tại Phiên thảo luận. Tại Phiên thảo luận, các...

Thị trường kém sôi động, công nghệ chế biến hồ tiêu Việt Nam đã tiếp cận tiêu chuẩn của thế giới

Giá tiêu hôm nay 21/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.500 – 140.000 đồng/kg.

Cùng chuyên mục

Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.

Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng thế giới đã được đẩy lên một ngưỡng kháng cự quan trọng 2.650 USD/ounce. Giá vàng trong nước duy trì chuỗi 4 phiên tăng giá liên tiếp, bám sát diễn biến thị trường vàng thế giới. Xu hướng tăng giá đang trở lại, giới đầu cơ lại ráo riết săn hàng?

Bình Thuận mở rộng giao lưu, tìm hiểu, hợp tác với tỉnh Giang Tô

Tại buổi tiếp, ông Tào Bân, Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Nhân dân Giang Tô cho biết, Đoàn sang thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 18 đến 22/11, tổ chức hội đàm với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật và thống nhất việc tiếp tục thắt chặt hợp tác giữa hai đơn vị trong thời gian tới. Qua đó, góp phần thúc đẩy giao lưu hữu nghị trên các lĩnh vực chính trị,...

Việt Nam tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện T-6C thế hệ mới từ Mỹ

“Trên cơ sở thỏa thuận hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Mỹ như Biên bản ghi nhớ thúc đẩy hợp tác quốc phòng năm 2011, Tuyên bố tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng năm 2024, ngày 20/11 vừa qua, Việt Nam đã tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện T-6C thế hệ mới do Mỹ sản xuất", Người phát ngôn Bộ ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu thông tin tại buổi hợp báo chiều...

Bộ Ngoại giao hoan nghênh Mỹ đánh giá Việt Nam không thao túng tiền tệ

Tại cuộc họp báo Bộ Ngoại giao chiều nay 21/11, liên quan đến thông tin Bộ Tài chính Mỹ công bố báo cáo bán niên về “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn với Mỹ", Người phát ngôn Phạm Thu Hằng cho biết: "Việt Nam đánh giá cao việc Bộ Tài chính Mỹ kết luận không có đối tác thương mại nào, trong đó có Việt Nam, can thiệp vào tỷ giá nhằm...

Mới nhất

‘Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng’ vang lên bên tượng đài Bác giữa thủ đô Santo Domingo

Tình cảm chân thành và ngưỡng mộ Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện sâu sắc với những người dân Cộng hòa Dominica. Bài hát 'Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng' một lần nữa lại vang lên bên tượng đài Bác tại thủ đô Santo Domingo. Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân đã đặt...

‘Trồng người’ cho kỷ nguyên vươn mình

Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, hướng tới kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, xây dựng đất nước giàu mạnh và thịnh vượng, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu và nhà...

Đà Lạt – xứ sở mộng mơ

Ai đã từng một lần đến Đà Lạt mà không bị níu chân bởi những cảnh vật ảo mộng tưởng như vô thực. Một xứ sở sương phủ khắp chốn, mây luồn quanh những dãy núi và hàng thông trên đồi, để rồi cùng tầng lớp những tia nắng sớm tạo nên bức tranh phong cảnh hữu tình đầy...

Dự báo giá vàng năm 2025: Bị 'đốn ngã' bởi nhiều yếu tố tiêu cực, vàng hạ nhiệt

Những bất ổn kinh tế và địa chính trị sẽ tác động tiêu cực lên giá vàng thế giới trong năm 2025. Giới phân tích cảnh báo nhà đầu tư vàng cần chuẩn bị tâm lý trước một chặng đường gập ghềnh và nhiều rủi ro giảm giá đáng kể trong năm tới. Năm 2024, vàng thế giới biến động dữ...

Mới nhất