Con càng đước hay còn được gọi là rùa đất lớn (rùa răng) là loài động vật hoang dã có tên trong sách Đỏ được nhân giống, nuôi tại nhà. Ông Dang Trung Kiên, phường Bình Khánh, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang đã nuôi càng đước trên tầng áp mái, thuần dưỡng, cho sinh sản thành công loài động vật hoang dã này.
Thấy nghề nuôi càng đước có tiềm năng, ông Dang Trung Kiên, nông dân khóm Bình Khánh 7, phường Bình Long, TP Long Xuyên (tỉnh An Giang) đã tận dụng khoảng không gian trống trên tầng áp mái nhà để xây dựng bể nuôi con càng đước kiên cố.
Bể nuôi con càng đước của gia đình ông Dang Trung Kiên có hệ thống xử lý nước thải, với diện tích 30m2.
Khi xây bể nuôi càng đước, ông Kiên đặc biệt lưu ý đến vị trí bể nuôi phải thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp; có hệ thống thoát nước để đảm bảo thuận tiện cho việc thay nước thường xuyên; bể được xây bằng xi-măng chắc chắn, diện tích hay độ rộng của bể đủ lớn để đảm bảo rằng đủ diện tích cho càng đước di chuyển thuận tiện.
Theo ông Kiên, loài càng đước dễ nuôi, ít bệnh, nguồn thức ăn của con động vật này dễ tìm, chủ yếu là rau muống, rất rẻ và dễ kiếm, vì vậy mà tiết kiệm được một phần trong chi phí nuôi.
Càng đước trung bình nuôi từ 1-2 năm là có thể xuất chuồng bán với cân nặng khoảng từ 5 – 6 kg, thương lái đến nhà thu mua thường có giá càng đước ổn định 300.000 – 350.000 đồng/kg.
Con càng đước hay còn gọi là con rùa răng (rùa đầu lớn) thuộc nhóm IIB là động vật hoang dã quý hiếm, có tên trong sách Đỏ Việt Nam được phép nuôi thương mại, nuôi làm cảnh nhưng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ, bảo tồn, đa dạng sinh học….
Giá bán mỗi con càng đước giống thường ở mức bình quân 400.000 đồng/con. Đặc biệt là mô hình nuôi càng đước không phụ thuộc nhiều vào thời gian, nên ông có thể làm công việc khác, tăng thêm thu nhập kinh tế cho gia đình.
Theo số liệu thống kê, trong môi trường nuôi nhốt, con càng đước sống được hơn 35 năm. Tuy nhiên ở mỗi cá thể càng đước sẽ khác nhau tùy thuộc vào môi trường nơi càng đước sinh sống, khả năng miễn dịch của mỗi cá thể mà có thể tuổi thọ sẽ tăng hoặc giảm.
Đến nay, ông Kiên sở hữu gần 400 con càng đước lớn nhỏ các loại, trong đó có 70 con càng đước bố mẹ.
Càng đước là loài vật tương đối dễ nuôi, tuy nhiên nếu không chăm sóc kỹ thì khó cho ra năng suất sinh sản cao.
Để đạt hiệu quả kinh tế, người nuôi càng đước cần thay nước cho chuồng nuôi thường xuyên, bổ sung thêm dinh dưỡng cho càng đước bằng việc thay đổi khẩu phần ăn và chọn rau củ còn tươi.
Càng đước là loài động vật hoang dã đẻ trứng, khi càng đước mẹ mang thai thì cần được chăm sóc tốt nhất, ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ.
Trứng của con càng đước cần được để ở nơi có nhiệt độ phù hợp thì mới có thể ấp nở được. Mô hình nuôi càng đước là mô hình mới, hiệu quả kinh tế cao, cần nhân rộng để phát triển kinh tế chung của địa phương.
Càng đước là loài động vật hoang dã đang có nguy cơ tuyệt chủng và cần được bảo tồn. Loài càng đước là một trong những loài động vật quý hiếm, theo sách Đỏ, con càng đước hay còn gọi là con rùa răng (rùa đầu lớn) thuộc nhóm IIB.
Theo quy định, càng đước là đối tượng động vật hoang dã bị hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại nhưng được phép gây nuôi khi có nguồn gốc hợp pháp.
Các hộ khi nuôi nhốt càng đước dù mục đích thương mại hay làm cảnh đều phải thông qua thủ tục, có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp…để cơ quan chức năng cấp sổ theo dõi.
Vì vậy để việc nuôi càng đước hợp pháp, ông Dang Trung Kiên, phường Bình Khánh, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang đã tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về tổ chức chuồng trại, trang bị đầy đủ các loại chứng chỉ để được phép hành nghề.
Nguồn: https://danviet.vn/cang-duoc-con-dong-vat-hoang-da-nam-trong-sach-do-to-lo-co-nuoi-o-an-giang-ban-dat-tien-20241121155312366.htm