Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcXã hội hóa chứ không thương mại hóa

Xã hội hóa chứ không thương mại hóa

Một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa (SGK) là chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên sau thời gian thực hiện, SGK luôn thu hút sự quan tâm lớn của dư luận, nhất là về giá thành và chất lượng sách.

PV Báo Đại Đoàn Kết có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Văn Tùng – Phó Tổng biên tập Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) về sự thay đổi, điều chỉnh trong giá thành, chất lượng SGK sau 5 năm thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

PV: Từ năm học 2020-2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) bắt đầu đưa bộ SGK mới vào chương trình giảng dạy trên cả nước đối với lớp 1. Ông hãy cho biết điểm khác biệt của quy trình biên soạn, xuất bản SGK Chương trình GDPT 2018 so với trước kia như thế nào?

PGS.TS Nguyễn Văn Tùng: Điểm khác biệt lớn nhất giữa SGK theo chương trình mới so với giai đoạn trước là có nhiều bộ SGK được tổ chức biên soạn, thẩm định và đưa vào giảng dạy trong các cơ sở giáo dục phổ thông thay vì chỉ có 1 bộ SGK được sử dụng thống nhất trên cả nước.

Về quá trình biên soạn, xuất bản, SGK trước đây đều do Bộ GDĐT xây dựng đội ngũ tác giả, tổ chức biên soạn, dạy thí điểm, tập huấn giáo viên; NXB chỉ thực hiện từ khâu biên tập, xuất bản, in và phát hành.

Ảnh ô.Tùng
PGS.TS Nguyễn Văn Tùng – Phó Tổng biên tập NXBGDVN.

Với SGK chương trình 2018, các NXB/đơn vị tổ chức biên soạn phải thực hiện toàn bộ các khâu từ xây dựng đội ngũ tác giả, tổ chức biên soạn, biên tập; tổ chức thực nghiệm; giới thiệu, tập huấn giáo viên; xuất bản, in và phát hành. Và các đơn vị xuất bản phải chịu toàn bộ các chi phí liên quan đến cả quá trình này.

Bên cạnh đó, trước đây do chỉ có 1 bộ SGK nên không phải thực hiện công đoạn giới thiệu sách. Khi thực hiện xã hội hóa SGK thì các NXB phải tự tổ chức giới thiệu sách tới giáo Viên, các cơ sở giáo dục trên toàn quốc bằng nhiều phương thức khác nhau.

Việc cung ứng sách cũng phức tạp hơn do các địa phương không lựa chọn SGK theo bộ mà lựa chọn theo môn học. Các trường học có thể lựa chọn sách từ nhiều bộ khác nhau. Do đó các đơn vị xuất bản cũng gặp những khó khăn nhất định trong quá trình cung ứng SGK theo nhu cầu riêng của từng trường.

Thưa ông, các nhà xuất bản có vai trò, đóng góp như thế nào đối với sự thành công của chủ trương xã hội hóa biên soạn SGK hiện nay?

– Sự tham gia của nhiều nhà xuất bản, tổ chức, doanh nghiệp xuất bản SGK là yếu tố quyết định sự thành công của chủ trương xã hội hóa giáo dục, xã hội hóa việc biên soạn SGK. Tài liệu học tập phong phú, có chất lượng tốt về nội dung và hình thức, góp phần đắc lực thúc đẩy sự phát triển giáo dục nước nhà.

NXBGDVN có gần 70 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên soạn, xuất bản SGK. Hiện, NXBGDVN có 2 trong số 3 bộ SGK biên soạn theo chương trình 2018 là bộ Kết nối tri thức với cuộc sống và Chân trời sáng tạo, gồm đầy đủ sách của các môn học, hoạt động giáo dục từ lớp 1 đến lớp 12. Các bộ SGK của NXBGDVN được đa số các cơ sở giáo dục phổ thông trên toàn quốc sử dụng và đánh giá cao.

Đây là minh chứng cho thấy NXBGDVN đã có những đóng góp tích cực vào sự thành công của chủ trương xã hội hóa việc biên soạn SGK.

Để đảm bảo mọi học sinh được tiếp cận đủ, đúng thời gian và đáp ứng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, thời gian qua, NXBGDVN đã có sự điều chỉnh gì về giá thành, chất lượng sách, thưa ông?

– Thời gian vừa qua, NXBGDVN đã nỗ lực hết mình trong việc xem xét, cân đối và điều chỉnh về giá SGK.

Trước khi nói về việc điều chỉnh giá, tôi xin thông tin một chút về cơ cấu giá SGK và lý do vì sao giá SGK mới (theo chương trình 2018) cao hơn giá SGK cũ (theo chương trình 2000).

Giá SGK được cấu thành từ nhiều yếu tố, trong đó về cơ bản tập trung vào các yếu tố sau: Chi phí tổ chức bản thảo; chi phí nhuận bút; chi phí sản xuất như giấy in, công in…; các chi phí khâu lưu thông (hay còn gọi là chi phí phát hành); chi phí tài chính (hay còn gọi là lãi vay).

Thời gian vừa qua, dư luận cho rằng NXBGDVN lãi lớn từ SGK nhưng trên thực tế, lợi nhuận từ SGK là có nhưng lãi ít. Toàn bộ nguồn vốn sản xuất kinh doanh của NXBGDVN hiện nay hầu hết vốn vay ngân hàng. Lợi nhuận của NXBGDVN chủ yếu có được từ các loại sách khác (như sách bổ trợ, sách tham khảo) vốn là loại sách mà bất cứ đơn vị xuất bản nào cũng được tham gia làm.

Mặc dù lợi nhuận thu được từ SGK là rất thấp, song thực hiện chỉ đạo của các cấp quản lý, đồng thời xác định trách nhiệm của một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ GDĐT, NXBGDVN xác định việc hỗ trợ giáo viên, học sinh và đảm bảo an sinh xã hội là một trong những mục tiêu quan trọng nhất. Vì vậy, từ năm học 2024-2025, NXBGDVN đã thực hiện điều chỉnh giảm giá SGK.

Về việc nâng cao chất lượng SGK, NXBGDVN đã có sự chuẩn bị chủ động, kỹ lưỡng, nghiêm túc trong việc triển khai biên soạn SGK phục vụ đổi mới giáo dục theo Nghị quyết của Quốc hội. SGK của NXBGDVN được đánh giá là có nhiều đổi mới, hấp dẫn, giúp giáo viên chủ động, sáng tạo trong phương pháp dạy học, đáp ứng được yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Sự đổi mới trong cách tiếp cận, phương pháp dạy học là một bước tiến quan trọng, là xu hướng tất yếu của SGK hiện đại.

Học sinh tìm mua sách giáo khoa cho năm học mới.
Học sinh tìm mua SGK cho năm học mới.

Theo ông cần có những cơ chế, chính sách gì để quá trình xã hội hoá SGK được hiệu quả?

– Hiện nay quy định của pháp luật đối với các loại hình doanh nghiệp trong tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức xuất bản-in-phát hành SGK khác nhau nên tạo nên cơ chế cạnh tranh không bình đẳng. Các doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty cổ phần được quyền chủ động tổ chức sản xuất, chủ động mua sắm vật tư, dịch vụ in trực tiếp mà không phải thực hiện các quy trình, thủ tục đấu thầu như doanh nghiệp Nhà nước nên thời gian, tiến độ thực hiện rất ngắn gọn, chủ động, tạo ưu thế cạnh tranh hơn doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy, chúng tôi mong muốn Nhà nước có chế độ, chính sách bình đẳng đối với các NXB trong hoạt động xuất bản, in, phát hành SGK.

Vậy theo ông, ngành giáo dục cần làm gì để nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò của xã hội hóa SGK trong đổi mới giáo dục?

– Chủ trương xã hội hóa biên soạn SGK là quan điểm tiến bộ. Sự đột phá này làm thay đổi chất lượng cũng như diện mạo của giáo dục Việt Nam, nên cần quyết tâm, kiên định, vượt khó để triển khai. Vì vậy, cần phải chủ động tuyên truyền rộng rãi tính ưu việt của chủ trương một chương trình có nhiều SGK và những bất cập khi chỉ có 1 bộ SGK.

Quản lý chuyên môn thực chất phải bằng chương trình chứ không phải là SGK. Việc thi cử được thực hiện theo yêu cầu cần đạt của chương trình.

Chương trình là yếu tố tĩnh, SGK được hiểu là yếu tố động. Giáo viên sẽ lựa chọn SGK phù hợp với điều kiện, phương pháp giảng dạy để truyền thụ kiến thức cho học sinh. Đây được xem như độ mở sáng tạo cho giáo viên và học sinh khiến tình trạng thầy đọc – trò chép, dạy thêm học thêm, bài tập về nhà chồng chất sẽ dần loại bỏ.

Trân trọng cảm ơn ông!



Nguồn: https://daidoanket.vn/sach-giao-khoa-xa-hoi-hoa-chu-khong-thuong-mai-hoa-10294941.html

Cùng chủ đề

Đổi mới phải phù hợp với học sinh

Việc chọn ngữ liệu môn Ngữ văn ngoài sách giáo khoa khi kiểm tra, đánh giá khiến giáo viên và học sinh tự do sáng tạo, hạn chế học vẹt, học tủ nhưng đòi hỏi giáo viên phải đầu tư thời gian tìm hiểu, cân nhắc kỹ lưỡng để không đánh đố học sinh nhưng cũng không hời hợt, dễ dàng, không phân loại được học sinh. ...

Bộ GD&ĐT sẽ xử lý triệt để lợi ích nhóm trong in ấn sách giáo khoa

Kinhtedothi - Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, trong thời gian qua, ngành giáo dục đã chấn chỉnh và xử lý những trường hợp liên quan đến lợi ích nhóm trong việc in ấn, phát hành sách; đồng thời Bộ sẵn sàng tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý triệt để vấn đề này. Ngày 4/11, sau phần thảo luận của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ  GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã giải...

Cẩn trọng với ngữ liệu ngoài sách giáo khoa

Nhiều quan điểm trái chiềuVừa qua, một phụ huynh đã chia sẻ ý kiến về bài thơ “Tiếng hạt nảy mầm” của tác giả Tô Hà trong sách Tiếng Việt lớp 5 bộ sách Kết nối tri thức...

Đảm bảo học sinh có đủ sách giáo khoa sau bão lũ

Sau cơn bão số 3, ngành Giáo dục chịu thiệt hại rất lớn. Trong đó, chỉ tính riêng SGK, thống kê chưa đầy đủ ở các trường học của 18 tỉnh, thành bị ảnh hưởng bởi bão số...

Hà Nội sẽ hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Căn cứ Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 20/3/2024 của Chính phủ về việc ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 686/NQ-UBTVQH15 ngày 18/9/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. UBND TP Hà Nội ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 32/NQ-CP của...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Malaysia

Chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Malaysia, góp phần củng cố nền tảng tin cậy chính trị giữa hai nước. Theo đặc phái viên TTXVN, vào...

Đảm bảo chất – lượng khi nâng tầm đại học

Tháng 11/2024, Trường Đại học (ĐH) Duy Tân và Trường ĐH Kinh tế quốc dân có quyết định chính thức chuyển thành ĐH, nâng tổng số ĐH của Việt Nam từ 7 lên 9. Thách thức đặt ra đối với các ĐH nói riêng và hệ thống giáo dục ĐH Việt Nam là vấn đề chất lượng. ...

Sớm lấp khoảng trống tư vấn tâm lý học đường

Những rối loạn tâm lý tuổi học đường không được quan tâm đúng mức sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy. Trong khi thời gian qua liên tiếp xảy ra các vụ việc đau lòng liên quan học đường như bạo...

Tạo đột phá xây dựng nông thôn mới sáng, xanh, sạch đẹp

Từ sự vào cuộc tích cực, cách làm sáng tạo của MTTQ các cấp, phong trào xây dựng cống, rãnh thoát nước thải nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở khu dân cư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã lan tỏa sâu rộng và nhận được sự đồng thuận ủng hộ của người dân. Thành công từ phong trào này đã tạo đột phá để nhiều địa phương cán đích xây dựng nông thôn mới...

Nóng với lương giáo viên

Ngày 20/11, Ngày Nhà giáo Việt Nam, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo. Trước khi thảo luận, Quốc hội đã bày tỏ lòng tri ân sâu sắc và gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới các nhà giáo lão thành, các vị đại biểu Quốc hội đã và đang làm việc trong ngành giáo dục cùng gần 1,6 triệu nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trên mọi miền của Tổ quốc. ...

Bài đọc nhiều

Lương thấp, có giáo viên bỏ nghề đi làm công nhân khu công nghiệp

'Mặc dù chi tiêu rất tằn tiện nhưng chưa hết tháng đã hết lương... Nhiều thầy, cô giáo trẻ đôi lúc lúc dao động muốn chuyển nghề, thậm chí là đi làm công nhân ở các khu công nghiệp lương sẽ cao hơn...

Gần 90% sinh viên Đại học Quốc gia TP HCM sử dụng ChatGPT

(NLĐO) – Tích hợp Trí tuệ nhân tạo (AI) vào giảng dạy vừa thuận lợi vừa là thách thức cho ngành giáo dục. ...

Trường tiểu học công lập đầu tiên ở Hà Nội dạy golf miễn phí

Trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện, quận Đống Đa (Hà Nội) sẽ dạy miễn phí môn golf cho học sinh toàn trường trong năm học 2024-2025. Bà Hà Ngọc Lan, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện cho biết, toàn bộ 850 học sinh của trường sẽ được các huấn luyện viên hướng dẫn, đào tạo golf miễn phí (bao gồm cả dụng cụ chơi golf) từ tháng 1/2025 đến hết năm học 2024-2025. "Việc đưa golf vào trường học...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Trường đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội kỷ niệm 50 năm ngày tuyền thống

Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội nhắn nhủ sinh viên "tương lai của nhà trường phụ thuộc vào sự cống hiến và khát vọng của các bạn sinh viên", đồng thời gửi lời tri ân tới các thế hệ giáo chức đã cống hiến. ...

Cùng chuyên mục

Nữ sinh bị đánh gãy đốt sống cổ: Đình chỉ học tập 3 học sinh

Trường THPT Nông Cống 2 vừa có quyết định đình chỉ học tập đối với 3 học sinh liên quan vụ đánh một nữ sinh bị gãy đốt sống cổ, phải điều trị gần 2 tháng nay. Sáng 21-11, ông Đặng Văn Hùng -...

Không đội mũ bảo hiểm, tống ba… trong làng đại học TP.HCM

Không khó để bắt gặp hình ảnh sinh viên đi xe không đội mũ bảo hiểm, tống ba, phóng nhanh… trên nhiều tuyến đường tại làng đại học TP.HCM. Nguồn: https://tuoitre.vn/khong-doi-mu-bao-hiem-tong-ba-trong-lang-dai-hoc-tp-hcm-202411211037354.htm

Thu mỗi học sinh 20 nghìn/tháng tiền nước uống, trường thừa gần 200 triệu

Theo kết luận thanh tra trách nhiệm thủ trưởng trong việc thực hiện quy định phòng chống tham nhũng ở trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn do Thanh tra quận 3 (TP.HCM) ban hành, năm 2022, trường này thu tiền nước uống của học sinh là 18 nghìn đồng/em/tháng. Đến năm 2023, mức thu tăng lên 20 nghìn đồng/em/tháng (kịch trần theo quy định).Tổng thu tiền nước uống năm 2022 là 324,6 triệu đồng. Trong khi đó, trường...

Rà soát hồ sơ pháp lý đơn vị liên kết hoạt động giáo dục trong trường

Hiệu trưởng các trường tiểu học tại Q.1 (TP.HCM) phải rà soát hồ sơ pháp lý các đơn vị liên kết hoạt động giáo dục trong trường, báo cáo về Phòng Giáo dục - Đào tạo quận trước 11 giờ ngày 24.11. ...

Phó chủ tịch huyện ở Vĩnh Phúc thông tin về ngôi trường trăm tỷ sát nghĩa trang

Sau phản ánh về ngôi trường trăm tỷ nằm sát nghĩa trang cùng những kiến nghị của người dân thị trấn Thanh Lãng về việc nhập trường THCS Thanh Lãng và THCS Nguyễn Duy Thì, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Xuyên đã có văn bản trả lời. Sau bài viết Lạ lùng ngôi trường trăm tỷ sát nghĩa trang, xây xong bị 'xoá sổ', Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc) ký văn bản số 3790...

Mới nhất

Trái phiếu chậm trả giảm

Báo cáo ngành chứng khoán cập nhật 9 tháng năm 2024 do VIS Rating vừa công bố cho biết, số trái phiếu chậm trả và các cam kết mua lại trái phiếu giảm dần từ đã giúp giảm rủi ro tài sản cho các công ty chứng khoán. Trái phiếu chậm trả của công ty chứng khoán giảm dần, dư...

Trẻ con công nhân khu công nghiệp thiếu thốn mọi mặt, cha mẹ phải gửi về quê

Trẻ là con công nhân khu công nghiệp gần như thiếu thốn mọi thứ. Nhiều cha mẹ phải gửi con về quê, không có điều kiện chăm sóc bữa ăn dinh dưỡng. ...

Nữ sinh bị đánh gãy đốt sống cổ: Đình chỉ học tập 3 học sinh

Trường THPT Nông Cống 2 vừa có quyết định đình chỉ học tập đối với 3 học sinh liên quan vụ đánh một nữ sinh bị gãy đốt sống cổ, phải điều trị gần 2 tháng nay. ...

Đồng Nai: Yêu cầu một số tổ chức đảng, đảng viên khắc phục hạn chế, khuyết điểm

Các tổ chức đảng, đảng viên được giám sát còn có một số hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và nhiệm vụ chuyên môn. Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đồng Nai khóa XI vừa tổ chức Kỳ họp...

Công bố Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn voi tại Việt Nam đến năm 2023, tầm nhìn…

Quang cảnh Lễ công bố Kế hoạch bảo tồn voi tại Việt Nam. Tham dự buổi lễ còn có đại diện lãnh các đơn vị thuộc Bộ NN-PTNT; đại diện các bộ, ngành liên quan và các tỉnh có voi phân bố (Đắk Lắk, Đồng Nai, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam); đại diện các tổ chức phi chính phủ HIS,...

Mới nhất