Trang chủKinh tếNông nghiệpĐẩy mạnh cho vay qua tổ, tăng khả năng tiếp cận vốn

Đẩy mạnh cho vay qua tổ, tăng khả năng tiếp cận vốn


Với vai trò chủ lực đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong nhiều năm qua, Agribank đã và đang triển khai nhiều giải pháp tăng khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng. Trong số đó phải kể đến việc phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội thực hiện đẩy mạnh cho vay qua tổ vay vốn.

Agribank được vinh danh doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh Việt Nam năm 2024 Trụ vững, phát triển nhờ nguồn vốn từ Agribank

Tăng khả năng tiếp cận vốn thông qua tổ vay vốn

Thực hiện Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển nông nghiệp, nông thôn và các văn bản chỉ đạo của NHNN Việt Nam, Agribank đã phối hợp có hiệu quả với các tổ chức chính trị – xã hội, trong đó nòng cốt là các cấp Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ và các tổ chức chính trị – xã hội khác tổ chức triển khai thực hiện các nội dung cụ thể về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ chính trị được giao.

Đến nay, Agribank đã triển khai cho vay qua tổ vay vốn tại trên 7.200 xã, phường, thị trấn, chiếm tỷ lệ 77% tổng số xã, phường, thị trấn tại các địa phương trong toàn quốc. Hoạt động của tổ vay vốn đã đóng góp tích cực trong hoạt động tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của Agribank. Bên cạnh đó, triển khai có hiệu quả hoạt động cho vay qua tổ vay vốn đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động ngân hàng gắn với thực hiện chính sách “tam nông” của Đảng và Nhà nước, gắn kết hoạt động của Agribank với sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Đến tháng 9/2024, các chi nhánh trong hệ thống Agribank đã triển khai, thành lập tổ vay vốn và đã ký trên 5.700 thỏa thuận hợp tác với các tổ chức chính trị – xã hội, trong đó có trên 2.000 thỏa thuận đã được ký kết với tổ chức Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp, gần 3.700 thỏa thuận đã được ký kết với tổ chức chính trị – xã hội khác. Hiện nay, Agribank đã phối hợp thành lập gần 62.000 tổ vay vốn với gần 1,2 triệu thành viên chiếm tỷ lệ trên 39% số lượng khách hàng cá nhân với dư nợ trên 210.000 tỷ đồng, chiếm 17,3% dư nợ khách hàng cá nhân và 12,7% dư nợ nền kinh tế; bình quân dư nợ/tổ vay vốn là 3,38 tỷ đồng; bình quân dư nợ/thành viên là trên 180 triệu đồng, tỷ lệ nợ xấu rất thấp (0,49%/năm). Tỷ trọng cho vay “tam nông” của Agribank trong những năm qua luôn chiếm 65-70% dư nợ nền kinh tế của Agribank và chiếm 1/3 tín dụng lĩnh vực này của cả nước.

Có thể thấy, hoạt động cho vay qua tổ vay vốn được Agribank triển khai mở rộng cả về chất lượng và quy mô, dư nợ tăng trưởng hàng năm, chất lượng tín dụng đảm bảo, tạo sự gắn kết giữa các hội đoàn thể, chính quyền, người dân, khách hàng với Agribank.

Thông qua tổ vay vốn, hội viên được tăng khả năng tiếp cận vốn vay, được ngân hàng cung cấp các sản phẩm dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, bảo hiểm một cách thuận lợi và có hiệu quả. Các thành viên tổ vay vốn đều sử dụng vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh qua đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần hạn chế nạn tín dụng đen. Nguồn vốn tín dụng thông qua tổ vay vốn đã góp phần đóng góp có hiệu quả trong việc phát huy vai trò của tín dụng ngân hàng trong thực hiện chính sách “tam nông”, góp phần phát triển tài chính vi mô đối với hộ gia đình trong thực hiện chiến lược tài chính toàn diện quốc gia.

Bên cạnh đó, việc phát triển cho vay qua tổ vay vốn đã góp phần giảm thiểu các thủ tục hành chính trong hoạt động ngân hàng, đơn giản hóa hồ sơ vay vốn. Thông qua tổ vay vốn, khách hàng được hướng dẫn đầy đủ, chi tiết thủ tục vay vốn, đảm bảo chấp hành quy định, quy trình nghiệp vụ cho vay của ngân hàng. Bên cạnh đó việc giải ngân, thu nợ thông qua tổ vay vốn, tổ cho vay lưu động, điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng theo lịch cố định tại các điểm giao dịch tại các xã, thôn, bản, xóm, ấp… đã góp phần tiết kiệm được chi phí đi lại của khách hàng, giúp khách hàng tiếp cận được nguồn vốn vay và các dịch vụ ngân hàng thuận tiện, dễ dàng hơn.

Agribank còn cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ cho các thành viên của tổ gắn với mô hình ngân hàng số, cho vay, thu nợ tự động, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua các kênh giao dịch điện tử như thanh toán chuyển tiền, thu hộ chi hộ, phát hành thẻ, mở tài khoản thanh toán, Agribank Plus…

Dự án STEP: Góp phần xây dựng nền tài chính ổn định, toàn diện, bao trùm
Agribank có những đóng góp nhất định vào sự thành công trong công tác phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế của hộ gia đình

Để hoạt động cho vay qua tổ vay vốn hiệu quả hơn

Chia sẻ về định hướng triển khai hoạt động này, đại diện Agribank cho biết, thời gian tới, ngân hàng tiếp tục kết hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị – xã hội và các cấp chính quyền đẩy mạnh tuyên truyền chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn, nắm bắt nhu cầu vay vốn của khách hàng, tạo điều kiện để khách hàng tiếp cận vốn vay nhanh chóng, thuận lợi. Đồng thời, ngân hàng cũng công khai, minh bạch chính sách, thủ tục hồ sơ, điều kiện cho vay trên cơ sở cải cách, đơn giảm thủ tục hành chính, tạo điều kiện tối đa cho khách hàng trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Agribank tiếp tục triển khai cho vay theo mô hình liên kết, cho vay theo chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ, cung cấp dịch vụ thanh toán trong nông nghiệp, đặc biệt là với hàng hóa nông sản có giá trị xuất khẩu cao; đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các doanh nghiệp, hộ gia đình kinh doanh, thu mua và xuất khẩu hàng nông sản chủ lực.

Từ những kết quả đạt được trong phối hợp thực hiện thỏa thuận liên ngành với các tổ chức chính trị xã hội, có thể khẳng định Agribank đã có đóng góp không nhỏ vào sự thành công trong phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế của hộ gia đình, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải quyết vấn đề việc làm, cải thiện đời sống của nhân dân ở khu vực nông thôn theo chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

Tuy nhiên, để hoạt động cho vay qua tổ vay vốn tiếp tục triển khai hiệu quả hơn nữa, đại diện Agribank cho rằng, cần có sự vào cuộc đồng bộ của các cấp các ngành. Cụ thể, Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chính sách khuyến khích người sản xuất và đơn vị cung ứng, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong vùng sản xuất, vùng nguyên liệu hình thành chuỗi liên kết, chính sách tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong nước và nước ngoài. Nhất là các chương trình phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), giảm phát thải khí nhà kính… để tạo môi trường đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn có chất lượng. Từ đó tạo điều kiện để Agribank đầu tư vốn tín dụng thông qua hoạt động của tổ vay vốn, tổ liên kết có hiệu quả hơn.

Hoạt động tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật khuyến nông tại các địa phương cần được đẩy mạnh giúp tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. Bên cạnh đó, cần phổ biến kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao, ứng dụng mô hình nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các vùng kinh tế theo phân vùng, quy hoạch của nhà nước cho các cấp hội và thành viên tổ vay vốn để có định hướng tốt cho các phương án, dự án sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn, sử dụng vốn vay có hiệu quả.

Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ và các tổ chức chính trị xã hội tiếp tục phối hợp với Agribank triển khai hoạt động của tổ vay vốn gắn với mô hình ngân hàng số, thực hiện các biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ vay vốn; chấp hành nghiêm túc quy định về hoạt động của tổ vay vốn, hạn chế rủi ro tín dụng; tăng cường công tác kiểm tra giám sát của ngân hàng đối với hoạt động của các tổ vay vốn; phối hợp có hiệu quả với Agribank trong thực hiện chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn theo mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế – xã hội địa phương để phát huy vai trò của tín dụng ngân hàng đối với phát triển tài chính vi mô cho khách hàng hộ sản xuất và cá nhân trong thực hiện chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Bên cạnh chủ động đẩy mạnh hoạt động cho vay qua tổ vay vốn, Agribank đã và đang tích cực triển khai nhiều giải pháp tăng khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng thông qua mô hình điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng, chương trình đề án thẻ và các chương trình tín dụng ưu đãi dành riêng cho khách hàng khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn… Ngân hàng chủ động và tích cực triển khai hiệu quả 07 chương trình tín dụng chính sách và 02 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, cung ứng trên 200 sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích với nhiều kênh phân phối đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, đóng góp tích cực phát triển thị trường thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, đặc biệt là ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/day-manh-cho-vay-qua-to-tang-kha-nang-tiep-can-von-157972.html

Cùng chủ đề

Giải pháp tài chính thông minh cho người mua ô tô

Trong bối cảnh kinh tế hiện đại, việc sở hữu xe ô tô thông qua hình thức vay vốn không chỉ là xu hướng mà còn là một giải pháp tài chính thông minh được nhiều người quan tâm. Bài toán tài chính giữa hiện tại và tương lai Mỗi sáng, hình ảnh chen chúc trong giờ cao điểm hay những cơn mưa bất chợt khiến việc đưa đón con đến trường trở nên vất vả và đã trở thành nỗi...

Thư chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam của Bí thư Đảng ủy – Chủ tịch Hội đồng Thành viên Agribank

Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, đồng chí Phạm Đức Ấn - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Agribank gửi thư chúc mừng đến toàn thể giảng viên, người lao động làm công tác đào tạo trong hệ thống Agribank. Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Agribank xin trân trọng giới thiệu đến Quý bạn đọc toàn văn bức thư:   Nguồn: https://www.agribank.com.vn/vn/ve-agribank/tin-tuc-su-kien/tin-ve-agribank/hoat-dong-agribank/thu-chuc-mung-ngay-nha-giao-viet-nam-cua-bi-thu-dang-uy-chu-tich-hoi-dong-thanh-vien-agribank

Nông dân muốn vay, ngân hàng rất muốn cho vay, nhưng vì sao không vay được?

Một nghịch lý là nông dân, doanh nghiệp nhỏ và vừa muốn vay vốn, ngân hàng cũng muốn cho vay nhưng lại không vay được. Nút thắt ở đâu? Ngày 18-11, tại Cần Thơ đã diễn ra hội thảo "Thúc đẩy tín dụng cho...

Tìm giải pháp thúc đẩy tín dụng cho các ngành hàng nông sản chủ lực của ĐBSCL

Hội thảo "Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phát triển nhanh, bền vững" diễn ra tại TP Cần Thơ vào sáng nay (18/11). Phát biểu khai mạc, Tổng biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền chia sẻ hội thảo này hướng đến mục tiêu "tìm ra những giải pháp hiệu quả nhằm thúc đẩy tín dụng cho các ngành hàng nông sản chủ lực...

Agribank tăng cường triển khai các giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh tại một số đơn vị trên địa bàn khu vực...

Ngày 15/11/2024, Tổng Giám đốc Agribank - Phạm Toàn Vượng cùng đoàn công tác tại Trụ sở chính đã làm việc trực tiếp với lãnh đạo, cán bộ chủ chốt tại Văn phòng đại diện Agribank khu vực miền Trung, các chi nhánh của Agribank trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam về tình hình hoạt động, công tác cơ cấu, xử lý nợ, công tác nhân sự, năng suất lao động và mạng lưới. Cùng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 – 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1437/QĐ-TTg ngày 20/11/2024 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025. Mục tiêu của Kế hoạch là thúc đẩy phát triển kinh tế số nhằm đạt được các mục tiêu đề ra tại Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm...

Thúc đẩy hạ tầng khu công nghiệp xanh để đón dòng chảy làn sóng FDI thứ tư

Thúc đẩy phát triển khu công nghiệp (KCN) theo hướng sinh thái sẽ huy động nguồn lực lớn từ khu vực tư nhân cho các giải pháp công nghiệp xanh, đảm bảo an ninh năng lượng, thúc đẩy tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, thể hiện quyết tâm chính trị của Chính phủ trong việc thực hiện các cam kết phát triển bền vững. ...

Miền Trung xóa tàu cá “3 không”

Hiện, các địa phương ở miền Trung đang đẩy mạnh chiến dịch xử lý dứt điểm tàu cá “3 không” (không đăng ký, không đăng kiểm, không có giấy phép), nhằm đáp ứng yêu cầu của Ủy ban châu Âu (EC) trong cuộc chiến chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) để tháo gỡ “thẻ vàng” cho ngành thủy sản Việt Nam. Xuất khẩu...

Chăn nuôi nông hộ cần trợ lực chuyển đổi xanh

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, với quy mô ngành chăn nuôi (trâu, bò, lợn và một số loại gia súc, gia cầm), mỗi năm tổng lượng chất thải thải ra môi trường ước khoảng 82 triệu tấn. Cơ sở chăn nuôi được hỗ trợ xử lý chất thải Kết nối hiệu quả giữa nhà chăn nuôi và doanh nghiệp Nguồn phát thải khí nhà kính từ ngành chăn nuôi chủ yếu...

Bài đọc nhiều

Tiềm năng và triển vọng trong sản xuất nông nghiệp Bắc Giang

Những ngày đầu tháng 10, bà Trần Thị Tuyết, (xã An Hà, Lạng Giang, Bắc Giang) chăm ra thăm đồng hơn. Đánh giá về tình hình sản xuất vụ Mùa 2024, bà Tuyết cho biết, cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua đã gây thiệt hại không...

Đã chi hàng tỷ đô mua của Việt Nam, thương nhân Trung Quốc còn tìm cơ hội trồng loại trái cây “vua” ở Lào

Báo cáo tuần về ngành hàng rau quả của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho thấy, các nhà nhập khẩu sầu riêng Trung Quốc đang tìm kiếm cơ hội đầu tư trồng sầu riêng ở Lào, trong khi đang chi hàng tỷ USD mua...

Bão MANYI đã mạnh lên thành siêu bão, ngày 18/11 dự kiến sẽ vào biển Đông

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, khoảng sáng ngày 18/11, bão MANYI sẽ di chuyển vào biển Đông, trở thành cơn bão số 9 ảnh hưởng đến nước ta trong mùa bão lũ năm nay. ...

Ngành cá tra phấn đấu nâng cao giá trị, hướng tới kim ngạch xuất khẩu 2 tỷ USD trong năm 2025

Ngày 17/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội nghị “Tổng kết ngành hàng cá tra năm 2024 và bàn giải pháp triển khai nhiệm vụ năm 2025”. Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ Ngày hội Cá tra Đồng Tháp năm 2024.UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành Quyết định phê duyệt Dự án mở rộng phạm vi bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho...

Ở một khu rừng gỗ quý nổi tiếng Vĩnh Phúc, dân trồng cây dứa gai ra quả ngon quá trời, bán hút hàng

Dưới những tán rừng lim xanh mát ở thị trấn Đại Đình, huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc) là vườn trồng dứa lâu năm của người dân địa phương. Theo bà Nguyễn Thị Thư, thôn Đồng Lính: "Hễ chỗ nào có bóng cây gỗ lim là ở đó cây dứa cho...

Cùng chuyên mục

7 nhóm nông sản Việt Nam nằm trong phạm vi kiểm soát của quy định chống phá rừng, đó là nhóm nào?

Hiện có 7 nhóm mặt hàng nằm trong phạm vi kiểm soát của quy định chống phá rừng (EUDR), gồm: dầu cọ, gia súc, cà phê, cao su, gỗ, ca cao và đậu tương. Trong đó, Việt Nam có 3 mặt hàng là cà phê, gỗ và cao su. Các mặt...

Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba thăm và làm việc với Ngân hàng Chính sách Xã hội

Ngày 20/11, Đoàn lãnh đạo cấp cao Ngân hàng Trung ương Cuba do bà Juanna Lilia Delgado Portal - Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH). Đi cùng đoàn có đại diện một số Bộ, ngành, Chủ tịch một số Ngân hàng tại Cuba; đại diện Đại sứ quán Cuba tại Việt Nam và đại diện Ngân hàng Nhà nước...

phát triển hoa, cây cảnh thành ngành kinh tế mũi nhọn

Giá trị kinh tế hơn 7.000 tỷ đồng Nằm ở phía Bắc của Thủ đô, huyện Mê Linh được xem là thủ phủ trồng hoa, cây cảnh lớn nhất của Hà Nội. Trung bình mỗi vụ, vựa hoa nơi đây cung ứng cho thị trường hàng triệu bông, với nhiều chủng loại như: hoa hồng, hoa cúc, hoa ly, hoa đồng tiền và hàng vạn chậu cây cảnh. Cùng với huyện Mê Linh, 4 quận, huyện khác gồm: Bắc Từ...

Xáo chuối nấu bằng rau gì, thịt gì mà mâm cỗ cúng ở 3 huyện này của Gia Lai cứ phải có?

Trong hầu hết mâm cỗ cúng đình miếu ở vùng An Khê và Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đều có món xáo chuối. Đây là món đạm bạc nhưng lại hàm ẩn nhiều giá trị lịch sử và nhân văn mà người dân nơi đây muốn gửi gắm, trao truyền cho...

Ở một khu rừng gỗ quý nổi tiếng Vĩnh Phúc, dân trồng cây dứa gai ra quả ngon quá trời, bán hút hàng

Dưới những tán rừng lim xanh mát ở thị trấn Đại Đình, huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc) là vườn trồng dứa lâu năm của người dân địa phương. Theo bà Nguyễn Thị Thư, thôn Đồng Lính: "Hễ chỗ nào có bóng cây gỗ lim là ở đó cây dứa cho...

Mới nhất

LG tăng thêm 1 tỷ USD, vốn đầu tư nước ngoài vào Hải Phòng vọt lên 3,5 tỷ USD

TP. Hải Phòng vừa trao chứng nhận đầu tư cấp mới, tăng vốn cho các dự án với tổng vốn đạt hơn 1,8 tỷ USD, nâng tổng vốn đầu tư nước ngoài hết tháng 11/2024 lên 3,5 tỷ USD, bằng 140% kế hoạch năm. LG tăng thêm 1 tỷ USD, vốn đầu tư nước ngoài vào Hải Phòng vọt lên...

Đan Mạch, Thụy Điển theo dõi ‘nghi phạm’ gây đứt cáp tại Baltic

Cơ quan điều tra của Đan Mạch và Thụy Điển đang theo dõi một tàu Trung Quốc khả nghi sau khi 2 tuyến...

Hai vợ chồng cùng được nhận giải thưởng Nhà giáo trẻ tiêu biểu TP.HCM

Đã đăng ký kết hôn, tháng sau sẽ đãi tiệc cưới và niềm vui đến sớm với đôi vợ chồng giáo viên trẻ tại huyện Hóc Môn (TP.HCM) khi cùng được nhận giải thưởng "Nhà giáo trẻ tiêu biểu" cấp TP năm nay.   Đôi vợ chồng Hồng Xuân và Thanh Tùng cùng nhận danh hiệu "Nhà giáo trẻ tiêu biểu"...

Quỹ đầu tư nước ngoài đưa bất động sản Việt lên đường đua ESG thế giới

Quỹ đất vàng cuối cùng còn sót lại giữa trung tâm TP. Đà Lạt, kế bên hồ Xuân Hương đang được giới đầu tư, truyền thông trong nước và quốc tế quan tâm khi được quỹ, nhà đầu tư nước ngoài rót vốn để trở thành bất động sản ESG đầu tiên tại Việt Nam, đưa Đà Lạt lên...

Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường

Khu vực doanh nghiệp nhà nước đang được nhắc tên khi hàng loạt dự án quy mô lớn, quan trọng của đất nước tiếp tục được đặt lên đường ray, chuẩn bị thế và lực cho kỷ nguyên vươn mình. Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 1: Kỳ vọng trở lại đường ray...

Mới nhất