Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcLặng thầm vun vén cho học trò

Lặng thầm vun vén cho học trò

Nhiều thầy, cô giáo dạy học ở những điểm trường vùng sâu, xa cũng đồng thời là người kết nối các nguồn, lo cho học sinh…

img

Trẻ mầm non ở điểm trường Răng Chuỗi (Trà Tập, huyện Nam Trà My) với bữa trưa tại trường từ nguồn kinh phí hỗ trợ của các nhà hảo tâm. Ảnh: Trà Thu

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, với thầy, cô giáo, không chỉ có niềm vui, sự tri ân, mà còn là những chăm sóc âm thầm cho học trò còn nhiều khó khăn như “đổi” hoa lấy sách vở, sữa, thẻ bảo hiểm y tế cho học sinh…

Đổi hoa lấy thẻ bảo hiểm y tế

Cô Trần Thị Minh Nga – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hai Bà Trưng (Sơn Trà, Đà Nẵng) cho biết, đến đầu tháng 11, từ các nguồn vận động, nhà trường đã “lo” được 13 thẻ bảo hiểm y tế cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng không được miễn, giảm khi đóng bảo hiểm y tế vì gia đình không thuộc đối tượng hộ nghèo hoặc cận nghèo. “Ngay từ đầu năm học 2024 – 2025, giáo viên chủ nhiệm các lớp đã rà soát, thống kê danh sách những học sinh có gia cảnh thực sự khó khăn, không thể tham gia bảo hiểm y tế để nhà trường có hướng hỗ trợ”.

Hằng năm, Trường Tiểu học Hai Bà Trưng đều vận động từ nhiều nguồn để tặng thẻ bảo hiểm y tế cho những học sinh này. Cô Minh Nga cho biết, trước hết, tập thể hội đồng sư phạm nhà trường cùng sẻ chia với học sinh của mình. Sau đó mới kêu gọi các nhà hảo tâm, mạnh thường quân, doanh nghiệp cùng hỗ trợ, chung tay. Từ nhiều nguồn hỗ trợ như vậy, Trường Tiểu học Hai Bà Trưng luôn có 100% học sinh tham gia bảo hiểm y tế.

Thế nhưng, năm học 2023 – 2024, trước tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, số lượng học sinh không thể tham gia bảo hiểm y tế lên đến gần 50 học sinh. “Nhà trường đã gia hạn thời gian nộp tiền mua thẻ bảo hiểm y tế cho học sinh các khối lớp 2 – 5 vào giữa tháng 12. Thế nhưng nhiều phụ huynh vẫn khất với giáo viên chủ nhiệm dù được nhắc nhở gần đến thời hạn đóng tiền”, cô Nga chia sẻ.

Vì vậy, Trường Tiểu học Hai Bà Trưng đã gửi thư ngỏ, bày tỏ mong muốn quý phụ huynh, cơ quan, doanh nghiệp… thay vì tặng hoa, quà cho nhà trường vào dịp 20/11 như những năm trước thì xin đổi hình thức bằng cách tặng thẻ bảo hiểm y tế cho học sinh khó khăn. Thư của nhà trường được chuyển rộng rãi đến phụ huynh học sinh của Trường Tiểu học Hai Bà Trưng thông qua kênh giáo viên chủ nhiệm lớp. Chỉ trong ngày đầu tiên sau khi phát Thư ngỏ, nhà trường đã nhận rất nhiều sự ủng hộ của phụ huynh, doanh nghiệp… và quy đổi được gần 15 thẻ.

Năm học 2024 – 2025, Trường Tiểu học Hai Bà Trưng tiếp tục xin “đổi” hoa lấy thẻ bảo hiểm y tế cho học sinh ngay từ trước lễ khai giảng và kéo dài cho đến dịp 20/11 này. “Đã có tiền lệ từ năm học trước nên chúng tôi nhận được nhiều nguồn hỗ trợ từ thành viên ban đại diện cha mẹ học sinh ở các lớp và đơn vị, doanh nghiệp đối tác”, cô Trần Thị Minh Nga thông tin.

Một năm trước, cũng vào dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, lá thư ngỏ của thầy Đinh Phú Cường – Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Văn Luông (Quận 6, TP Hồ Chí Minh), kêu gọi các nhà hảo tâm và phụ huynh học sinh thay vì tặng hoa, bánh kem cho các thầy cô, hãy tặng thẻ bảo hiểm y tế cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn của trường, đã thu hút sự quan tâm rộng rãi của cộng đồng và được đánh giá cao. Ban đầu, nhà trường chỉ xin cấp 89 thẻ bảo hiểm cho 89 học sinh nghèo. Tuy nhiên, trường nhận được 200 thẻ bảo hiểm từ sự ủng hộ của phụ huynh, tổ chức và doanh nghiệp.

img

Giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Hai Bà Trưng (Sơn Trà, Đà Nẵng) góp quỹ ủng hộ học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: NTCC

Ưu tiên cho sự phát triển toàn diện của trò

Mới đây nhất, thầy Lê Hồng Thái – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phan Văn Trị (Quận 1, TPHCM) có thư ngỏ với mong muốn nhận tập vở, sữa, trang thiết bị thể dục thể thao để nhà trường khen thưởng cho các em thay vì nhận hoa chúc mừng.

Tháng 11 này, Trường Tiểu học Phan Văn Trị tổ chức nhiều hoạt động cho học sinh như kể chuyện sách có minh họa, thi đấu thể dục thể thao, vẽ tranh, trang trí nón lá, trang trí heo đất… Các cuộc thi được học sinh, giáo viên và cả phụ huynh tham gia hào hứng, nhiệt tình.

Tuy nhiên, theo thầy Thái, kinh phí của nhà trường chỉ có thể dừng lại ở việc trao giấy khen cho các em. Trong khi đó, hằng năm, cứ đến Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, nhà trường nhận được nhiều lẵng hoa chúc mừng. Số hoa này chỉ dùng vài ngày lại bỏ, rất phí. Do vậy, nhà trường mong muốn “quy đổi” hoa, quà ngày 20/11 thành sữa, tập vở, trang thiết bị thể dục thể thao để nhà trường khen thưởng cho học sinh. Việc quy đổi này vừa mang ý nghĩa giáo dục sự tiết kiệm, vừa động viên học trò, góp phần chung tay xây dựng trường học hạnh phúc.

“Nhà trường mong nhận được sự ủng hộ và chia sẻ của nhà hảo tâm, doanh nghiệp và tổ chức nhằm mang đến những phần quà thiết thực – hỗ trợ trực tiếp cho các em trong việc rèn luyện trí – thể – mỹ; động viên học trò tự tin tham gia vào các sân chơi bổ ích. Mọi đóng góp của quý vị, dù lớn hay nhỏ, đều là nguồn động lực cho chúng tôi và học sinh trong hành trình phát triển tri thức và nhân cách”, trích thư ngỏ của thầy Lê Hồng Thái.

Mang nỗi lo của bậc làm cha mẹ, nhiều thầy, cô giáo dạy học ở những điểm trường vùng sâu, xa cũng đồng thời là người kết nối các nguồn, lo cho học sinh từ tấm áo khoác đến đôi ủng đi mưa, bữa cơm trưa có thịt, thậm chí là dự trữ sẵn mì tôm để các em ăn sáng, đủ sức để học hết buổi. 20 điểm trường lẻ heo hút ở những vùng núi cao gồm Tăk Tố, Răng Chuỗi, Trăng Tà Puồng, Cu Dong, Ho Le, Ông Thương, Ông Thái, Long Riêu… của Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, thầy, cô giáo vẫn tổ chức bữa ăn trưa từ nguồn kinh phí hỗ trợ của CLB Bạn thương nhau (Đà Nẵng).

Những bữa ăn có thịt, có cá vừa góp phần cải thiện tình trạng thể chất, vừa giúp các em có thêm động lực tới trường, bám trụ với con chữ, học hành để có thể thoát nghèo.

Đầu tháng 11, khi Nam Trà My (Quảng Nam) bước vào mùa mưa lạnh, cô Trà Thị Thu – giáo viên đứng điểm ở điểm trường Răng Chuỗi thuộc Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Trà Tập đã kết nối với các nhà hảo tâm để có thêm chăn, gối, xốp trải sàn nhà cho học sinh ngủ trưa.

Chăm chút cho học sinh từ đôi dép, tấm áo đi mưa…, cô Thu cũng nhận lại được từ các em những món quà độc đáo. Những trái cây được hái trên nương, đôi khi có cả rau rừng, hoa rừng mà các em hái được trên đường đến trường, có em còn tặng cô giáo cả giò phong lan. “Cách tặng quà của các em thật đặc biệt, quà được dúi vào tay cô giáo, học sinh chỉ cười cười thay lời chúc. Thế thôi mà giáo viên cảm nhận được sự ấm áp của trò”, cô Thu chia sẻ.

Mô hình Bếp tình thương, Bữa trưa miền núi… ở nhiều điểm trường vùng sâu là nỗ lực và tình yêu của thầy cô dành cho học trò nghèo. Trong các trường học trên cả nước, từ đồng bằng đến vùng núi cao, biên giới đến hải đảo xa xôi, vẫn có nhiều thầy, cô giáo đang “truyền lửa” cho học sinh theo cách riêng. Chính tình yêu nghề đã trở thành động lực mãnh liệt, giúp họ vượt qua những thời khắc nản lòng, khó khăn, thử thách trong cuộc sống để neo lại với nghề.





Nguồn: https://danviet.vn/lang-tham-vun-ven-cho-hoc-tro-20241121061430104.htm

Cùng chủ đề

Chuyện chưa kể về clip học trò mang cua tặng cô giáo thu hút 16 triệu lượt xem

Đoạn clip dài gần 4 phút ghi lại cảnh học trò vùng cao mang những món quà giản dị như cua núi, gừng, hoa lá ven đường... tặng cô giáo, thu hút hơn 16 triệu lượt xem và nhận về nhiều phản hồi tích cực. XEM CLIP: Mới đây, trên một nền tảng mạng xã hội xuất hiện đoạn clip do cô giáo vùng cao đăng tải, ghi lại cảnh học sinh tiểu học mang những món quà giản dị tặng...

Đưa ước mơ sân khấu về đích!

(NLĐO) - Thầy luôn dạy chúng tôi đón những cảm xúc chân thật khi vào nghề, vào đời. ...

Thầy hiệu trưởng về hưu, ngàn học trò nhớ: ‘Muốn được yêu mến, mình phải trải lòng với học trò’

Thầy hiệu trưởng trong clip '1.400 học sinh chia tay trước ngày nghỉ hưu' nói muốn được yêu mến, thầy giáo trước tiên phải trải lòng với học trò. Thầy là cha mẹ, nhưng cũng là bạn để các em tâm sự những nỗi niềm tuổi mới lớn. ...

Tiễn thầy về xuôi, trò khóc như mưa và những điều đẹp đẽ ẩn chứa trong chữ ‘thầy’

Đó là câu nói đầy tâm huyết của thầy Lê Đình Chuyền - hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Nậm Chà. Và không chỉ nói, thầy Chuyền đã chứng minh điều đó qua công việc hằng ngày của mình.Tháng 2-2009 thầy Lê Đình Chuyền (quê huyện Thanh Oai, Hà Nội) đến nhận công tác tại Trường Phổ...

‘Dù ngoài kia thế nào, cứ ở trường là trò được ăn no, mặc ấm’

LỜI TÒA SOẠN Cơn bão Yagi đi qua để lại những thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền Bắc. Trong bối cảnh đó, tái thiết sau bão lũ trở thành nhiệm vụ cấp bách và cần thiết để khôi phục lại cuộc sống và phát triển kinh tế địa phương. VietNamNet giới thiệu tuyến bài Tái thiết sau bão lũ chia sẻ về những nỗ lực khắc phục hậu quả, giúp cuộc sống của người dân trở...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ở một khu rừng gỗ quý nổi tiếng Vĩnh Phúc, dân trồng cây dứa gai ra quả ngon quá trời, bán hút hàng

Dưới những tán rừng lim xanh mát ở thị trấn Đại Đình, huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc) là vườn trồng dứa lâu năm của người dân địa phương. Theo bà Nguyễn Thị Thư, thôn Đồng Lính: "Hễ chỗ nào có bóng cây gỗ lim là ở đó cây dứa cho...

Trường THCS Chu Văn An đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

Ngày 20/11, Trường THCS Chu Văn An (quận Tây Hồ) đã long trọng tổ chức lễ chào mừng 70 năm thành lập Ngành Giáo dục Thủ đô, 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ. ...

VNPT Family Safe: Đầu tư nhỏ

Khi Internet ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, nhiều phụ huynh phải đối mặt với thách thức lớn trong việc bảo vệ con khỏi các rủi ro trực tuyến. ...

Trồng rau cải, trồng rau dền, đủ thứ rau theo mùa, một người Bình Phước hễ đi ngủ là cất 1,7 triệu

Gia đình ông Trần Văn Viễn ở ấp Thanh Tâm, thị trấn Thanh Bình, huyện Bù Đốp (tỉnh Bình Phước) gắn bó với nghề trồng rau đến nay đã hơn 30 năm. Với 5 sào rau an toàn trồng trong nhà lưới, mỗi ngày ông thu hoạch từ 150-200kg rau, mang...

Cầu vượt đi bộ ở Hà Nội trở thành nơi tụ tập, ăn uống nhậu nhẹt, đánh bài xuyên đêm của giới trẻ

Thời gian gần đây, cầu vượt đi bộ ở Hà Nội đang dần trở thành điểm tụ tập vui chơi về đêm của giới trẻ. Cầu bị tận dụng làm khu vui chơi, ca hát và thậm chí cả ăn nhậu, đánh bài… gây mất trật tự và làm ảnh hưởng đến người đi bộ trên cầu vượt. ...

Bài đọc nhiều

Lương thấp, có giáo viên bỏ nghề đi làm công nhân khu công nghiệp

'Mặc dù chi tiêu rất tằn tiện nhưng chưa hết tháng đã hết lương... Nhiều thầy, cô giáo trẻ đôi lúc lúc dao động muốn chuyển nghề, thậm chí là đi làm công nhân ở các khu công nghiệp lương sẽ cao hơn...

Gần 90% sinh viên Đại học Quốc gia TP HCM sử dụng ChatGPT

(NLĐO) – Tích hợp Trí tuệ nhân tạo (AI) vào giảng dạy vừa thuận lợi vừa là thách thức cho ngành giáo dục. ...

Trường tiểu học công lập đầu tiên ở Hà Nội dạy golf miễn phí

Trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện, quận Đống Đa (Hà Nội) sẽ dạy miễn phí môn golf cho học sinh toàn trường trong năm học 2024-2025. Bà Hà Ngọc Lan, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện cho biết, toàn bộ 850 học sinh của trường sẽ được các huấn luyện viên hướng dẫn, đào tạo golf miễn phí (bao gồm cả dụng cụ chơi golf) từ tháng 1/2025 đến hết năm học 2024-2025. "Việc đưa golf vào trường học...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Trường đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội kỷ niệm 50 năm ngày tuyền thống

Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội nhắn nhủ sinh viên "tương lai của nhà trường phụ thuộc vào sự cống hiến và khát vọng của các bạn sinh viên", đồng thời gửi lời tri ân tới các thế hệ giáo chức đã cống hiến. ...

Cùng chuyên mục

Hiệu trưởng bỏ nhiệm sở nhiều ngày, hàng loạt giáo viên bị chậm lương

Dù đã hết thời gian tạm đình chỉ công tác nhưng hiệu trưởng Trường THCS Lê Văn Tám (Chư Prông, Gia Lai) vẫn không đến trường làm việc, khiến lương và các chế độ của giáo viên không được giải quyết. Trước đó, trong quá trình thanh tra việc quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí tại Trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) giai đoạn 2022-2023, Thanh tra huyện Chư Prông...

Trường THCS Chu Văn An đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

Ngày 20/11, Trường THCS Chu Văn An (quận Tây Hồ) đã long trọng tổ chức lễ chào mừng 70 năm thành lập Ngành Giáo dục Thủ đô, 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ. ...

Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ Hoàng Quốc Cường đạt chuẩn Phó giáo sư

Giám đốc Sở Y tế TP Cần Thơ Hoàng Quốc Cường được công nhận đạt chuẩn chức danh Phó giáo sư năm 2024 ngành Y học. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ vừa vinh danh các cá nhân được Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước công nhận đạt chuẩn chức danh Phó giáo sư năm 2024. Năm nay, Hội đồng Giáo sư nhà nước công bố danh sách 615 ứng viên đủ điều kiện được xét công nhận...

Một hệ thống trường học được xác lập kỷ lục Việt Nam

(NLĐO) - Một hệ thống trường học vừa được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục với thành tích tiên phong trong việc xây dựng mô hình ngôi trường hạnh phúc. ...

Khi học sinh Royal School là diễn giả TED Talks sẽ thế nào?

Bước sang mùa thứ 4 với nhiều đổi mới, sân chơi Royal Speaking Contest của Royal School không chỉ thu hút dàn thí sinh chất lượng mà còn lan tỏa giá trị của kỹ năng hùng biện học thuật. ...

Mới nhất

Miền Bắc khả năng đón đợt không khí lạnh vào cuối tháng, có nơi 11 độ C

Dự báo tình hình không khí lạnh ở miền BắcTrong 24 đến 48 giờ tới, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An duy trì hình thái thời tiết đêm không mưa, ngày nắng. Trời rét về đêm và sáng sớm.Từ đêm 21/11 đến ngày 24/11, Thừa Thiên Huế đến Bình Định khả năng xảy ra một đợt mưa vừa,...

Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam là bước chuẩn bị, đột phá chiến lược để nước bước vào...

(Tổ Quốc) - Chiều 20/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Bước đột phá chiến lược để nước ta bước vào kỷ nguyên mới Phát biểu ý kiến, đại biểu Tạ Văn Hạ - Đoàn...

Hơn 200.000 lượt khách tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự

Kể từ khi chính thức mở cửa miễn phí từ ngày 1/11, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam nhanh chóng trở thành điểm đến hấp dẫn, đón hàng triệu lượt khách tham quan mỗi ngày. Theo thống kê, Bảo tàng đã đón hơn 200.000 lượt khách chỉ trong chưa đầy một tháng. Tuy nhiên, lượng khách tham quan...

Mới nhất