Trang chủNewsThế giới‘Báo động đỏ’ ở hồ lớn nhất thế giới

‘Báo động đỏ’ ở hồ lớn nhất thế giới

Mực nước tại biển Caspi sụt giảm nghiêm trọng khiến nơi được xem là hồ nước lớn nhất thế giới đứng trước nguy cơ trở thành vùng đất khô cằn.

Hình ảnh từ vệ tinh cho thấy trong nhiều năm qua, mực nước tại biển Caspi đã cạn dần. Một số nơi từng là bãi tắm lý tưởng nay chỉ thấy những bãi đất khô cạn.

Tình hình tại Caspi ngày càng xấu đi, Tình trạng xây đập, khai thác quá mức, ô nhiễm và biến đổi khí hậu đều đang đẩy biển Caspi đến trước nguy cơ không thể phục hồi.

‘Báo động đỏ’ ở hồ lớn nhất thế giới- Ảnh 1.

Ảnh vệ tinh phía đông bắc biển Caspi được chụp vào tháng 9.2006

‘Báo động đỏ’ ở hồ lớn nhất thế giới- Ảnh 2.

Mực nước tại đông bắc biển Caspi cạn một phần vào tháng 9.2022

Biển Caspi báo động

Là hồ lớn nhất thế giới và không thông ra đại dương nào, Caspi được gọi là “biển” bởi diện tích rộng lớn của nó. Diện tích bề mặt của Caspi hơn 370.000 km2, với đường biển vòng cung trải dài hơn 6.400 km và được chia sẻ bởi 5 quốc gia: Kazakhstan, Iran, Azerbaijan, Nga và Turkmenistan.

Các nước trên cũng tận dụng biển Caspi cho hoạt động nông nghiệp, thủy sản và du lịch. Nơi đây cũng có trữ lượng dầu khí lớn và giúp điều hòa khí hậu, mang độ ẩm cho khu vực Trung Á.

Nếu biến đổi khí hậu làm nước biển dâng thì điều ngược lại xảy ra ở nơi không giáp đại dương như Caspi. Mực nước ở đây sẽ phụ thuộc vào sự cân bằng giữa nước từ sông hồ và lượng mưa. Khí hậu ấm lên khiến nước ở nhiều hồ thu hẹp. Ngoài ra, biển Caspi được cung cấp nước bởi 130 con sông và việc xây dựng đập tại các con sông đang làm giảm lưu lượng nước chảy vào nơi này.

Nếu tình trạng trên kéo dài, biển Caspi có thể lâm vào tình cảnh tương tự biển Aral, cách Caspi khoảng 2.500 km về phía đông, nằm giữa Kazakhstan và Uzbekistan. Chưa đầy 30 năm, biển Aral từ chỗ một trong những hồ lớn nhất thế giới, đã khô cạn gần như hoàn toàn.

‘Báo động đỏ’ ở hồ lớn nhất thế giới- Ảnh 3.

Ảnh vệ tinh chụp biển hồ Aral năm 1989 (trái) và 2014

Nguy cơ thảm họa sinh thái

Mực nước biển Caspi đã giảm kể từ giữa thập niên 1990 nhưng tốc độ tăng nhanh kể từ năm 2005. Chuyên gia về mô hình hệ thống trái đất Matthias Prange (Đại học Bremen, Đức), nhận định khi thế giới ấm lên, mực nước tại biển Caspi còn giảm mạnh. Ông Prange dự đoán mực nước sẽ giảm 8 – 18 m vào cuối thế kỷ 21, tùy vào tốc độ cắt giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch toàn cầu.

Ngay cả trong kịch bản lạc quan hơn thì riêng phần nước nông ở phía bắc biển Caspi, xung quanh Kazakhstan có thể biến mất vào cuối thế kỷ này, theo ông Joy Singarayer, giáo sư cổ khí hậu học tại Đại học Reading (Anh).

Các nhà quan sát nhận định đây có thể là cuộc khủng hoảng cho các quốc gia nằm quanh biển Caspi. Ngư trường sẽ bị thu hẹp, du lịch sụt giảm và vận tải biển gặp khó khăn khi tàu thuyền thiếu chỗ neo đậu.

Ông Singarayer còn dự báo về cạnh tranh địa chính trị trên nguồn tài nguyên dần cạn kiệt, với việc các quốc gia giáp biển Caspi có thể đẩy mạnh hoạt động khai thác tài nguyên nước và dầu khí. Ngoài ra, vấn đề sẽ thêm phức tạp khi đường bờ biển thay đổi do mực nước giảm.

‘Báo động đỏ’ ở hồ lớn nhất thế giới- Ảnh 4.

Xác hải cẩu Caspi trôi dạt vào bờ biển ở thành phố Makhachkala, Nga tháng 12.2022

Đa dạng sinh học và sinh vật sống ở biển Caspi cũng sẽ bị đe dọa. Đặc biệt, đây là nơi sinh sống của loài cá tầm có nguy cơ tuyệt chủng – loài cá vốn là nguồn cung cấp 90% trứng cá muối cho thế giới. Vùng nước rộng lớn này đã được bao bọc trong đất liền ít nhất 2 triệu năm, với điều kiện khắc nghiệt là cơ sở hình thành nên nhiều loài sò độc đáo, có thể biến mất nếu tình hình xấu đi. Các cá thể hải cẩu Caspi, loài hải cẩu độc nhất chỉ có trên vùng biển này, cũng đứng trước nguy cơ mất đi môi trường sống.

Hồi tháng 8, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev gọi tình trạng suy giảm mực nước tại biển Caspi đang trở thành thảm họa về sinh thái.




Nguồn: https://thanhnien.vn/bao-dong-do-o-ho-lon-nhat-the-gioi-185241029102104126.htm

Cùng chủ đề

Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Trẻ em là những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của khủng hoảng khí hậu.

ATACMS, tên lửa Mỹ mà Ukraine sử dụng tấn công Nga mạnh thế nào?

(CLO) Một ngày sau khi có thông tin Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép, Ukraine đã bắn tên lửa tầm xa ATACMS vào khu vực Bryansk, nằm cách 379 km về phía tây nam Moscow. ...

Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ lên tiếng về việc ông Putin ký học thuyết hạt nhân mới

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng như Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có phản ứng về việc Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 19.11 ký phiên bản cập nhật của học thuyết hạt nhân Nga. ...

Pháp “quay xe” khi Nga công bố chiến lược hạt nhân mới

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/11/2024: Pháp 'quay xe' khi Nga công bố chiến lược hạt nhân mới. Điều này đã được Tổng thống Pháp và Điện Elysee xác nhận. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sau khi cho phép tấn công bằng vũ khí phương Tây viện trợ cho Lực lượng vũ trang Ukraine (AFU) và sâu vào lãnh thổ Nga và tiếp nhận thông tin về cập nhật học thuyết hạt nhân của Nga,...

Công ty an ninh mạng Nga chiêu mộ thần đồng lập trình 7 tuổi vào đội ngũ quản lý

DNVN - Một công ty an ninh mạng tại Nga đã quyết định mời một thần đồng lập trình chỉ mới 7 tuổi vào đội ngũ quản lý của mình. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thử sức cùng gam màu đỏ rực rỡ ngày đông

Áo khoác đỏ là lựa chọn lý tưởng để tạo điểm nhấn cho trang phục mùa đông. Với...

Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM thành sàn diễn thời trang

Gần 100 mẫu thiết kế mới nằm trong bộ sưu tập Xuân Hè 2025 được hai nhà thiết...

Bài đọc nhiều

Người dân Thụy Điển, Phần Lan chuẩn bị tinh thần cho khả năng xảy ra chiến tranh

"Tình hình an ninh đang rất nghiêm trọng và tất cả chúng ta cần tăng cường khả năng phục hồi để đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng khác nhau và cuối cùng là chiến tranh".

Trung Quốc tung tiêu chuẩn ‘chip nội tạng’ giữa sức nóng đường đua công nghệ sinh học

Trung Quốc hiện đặt mục tiêu dẫn đầu toàn cầu trong một lĩnh vực công nghệ sinh học triển vọng bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn quốc gia đầu tiên cho 'công nghệ nội tạng trên chip'. ...

Houthi tấn công mục tiêu quan trọng của Israel

Người phát ngôn quân sự của lực lượng Houthi ở Yemen Yahya Saree cho biết họ đã tấn công 'một mục tiêu quan trọng' tại thành phố cảng Eilat của Israel trên biển Đỏ. ...

Google có nguy cơ mất trình duyệt Chrome?

Hãng Bloomberg ngày 18.11 đưa tin các quan chức Bộ Tư pháp Mỹ đã gửi đề nghị lên thẩm phán nhằm yêu cầu Google phải bán lại trình duyệt Chrome nhằm phá thế độc quyền. ...

Cùng chuyên mục

Xung đột Ukraine nóng rẫy với chiêu hiểm từ Nga và Mỹ, ông Trump “thoát” một lời tuyên án

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

Những đồng thuận thắp lên hy vọng

Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Rio de Janeiro, Brazil đã khép lại ngày 19/11 với những cam kết dù khiêm tốn nhưng dấy lên hy vọng...

Loạt cựu quan chức Hàn Quốc bị tố làm lộ tin tình báo về THAAD

Cơ quan Thanh tra và Kiểm toán Hàn Quốc cáo buộc các cựu quan chức dưới thời Tổng thống Moon Jae-in tiết lộ thông tin tình báo về Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ cho...

Nhật Bản cảnh giác, Pháp nói “chẳng dọa được chúng tôi”

Việc Nga mới đây phê duyệt học thuyết hạt nhân sửa đổi, trong đó hạ ngưỡng tấn công hạt nhân cũng như mở rộng phạm vi các quốc gia và liên minh quân sự thuộc đối tượng răn đe, đã khơi dậy phản ứng khác nhau của các nước.

Mới nhất

Chủ tài khoản mạng xã hội không được đặt tên giống hoặc trùng với tên cơ quan báo chí

(CLO) Đó là một trong những quy định trong Nghị định số 147/2024/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 25/12/2024. ...

Kiên Giang cổ vũ mô hình tốt, cách làm hay phát triển sản phẩm OCOP

Kiên Giang đến nay có 269 sản phẩm OCOP (One Commune One Product, mỗi xã một sản phẩm). Nhiều sản phẩm đã được xuất ngoại và mang về lợi nhuận hấp dẫn cho người dân.   Nhiều doanh nghiệp trưng bày và bán sản phẩm OCOP trong hệ thống siêu thị ở Kiên Giang - Ảnh: CHÍ CÔNG Các sản phẩm đa...

Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 – 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1437/QĐ-TTg ngày 20/11/2024 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025. Mục tiêu của Kế hoạch là thúc đẩy phát triển kinh tế số nhằm đạt được các mục tiêu đề ra tại Quyết định số...

Gần 350 doanh nghiệp cam kết giảm giá dịch vụ đến 50% để kích cầu du lịch

(NLĐO)- Chương trình được triển khai với sự tham gia của khoảng 340 doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực như: Khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan,...

Mới nhất