Trang chủKinh tếNông nghiệpThứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn

Lý giải về việc chọn loài voi cho mục tiêu ưu tiên bảo tồn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, loài voi không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh.

Hôm nay, ngày 20/11, Bộ Nông nghiệp và PTNT chính thức công bố Kế hoạch Hành động bảo tồn voi tại Việt Nam đến năm 2035, tầm nhìn 2050 (VECAP 2022). Đây là một cột mốc quan trọng trong nỗ lực bảo vệ voi, lồng ghép các sáng kiến thí điểm, tăng cường sự tham gia của cộng đồng và phát triển chính sách nhằm đảm bảo sự sống còn và phát triển bền vững của loài voi tại Việt Nam trong những thập kỷ tới. Kế hoạch này được xây dựng trên cơ sở khoa học, là kết quả của sự hợp tác giữa Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) và tổ chức Humane Society International (HSI) từ năm 2019.

Tại Lễ công bố kế hoạch VECAP 2022, chia sẻ về lý do chọn loài voi là đối tượng uy tiên bảo tồn, ông Nguyễn Quốc Trị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, trong số hàng trăm loài động vật hoang dã xếp vào diện quý hiếm, nguy cấp cần bảo vệ, Bộ Nông nghiệp và PTNT chọn voi là loài ưu tiên xây dựng các kế hoạch bảo tồn vì loài voi không chỉ là làm gia tăng tính đa dạng trong hệ sinh thái rừng Việt Nam mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh. 

“Bảo tồn voi không chỉ là bảo tồn, phát huy sự hài hòa trong môi trường sống giữa con người và loài voi mà còn là sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Năm 1994, Luật Bảo vệ và phát triển rừng được ban hành thì đến năm 1996 đã có kế hoạch bảo tồn voi. Trong những giai đoạn tiếp theo, ngành chức năng, các tổ chức quốc tế và các địa phương đều có các chương trình, kế hoạch bảo vệ voi, giúp số lượng voi có xu hướng tăng lên”, ông Trị nói.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, loài voi không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh. Ảnh: Bảo Thắng.

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị, từ thành công trong nỗ lực bảo tồn voi của các bên có thể là cơ sở để xây dựng chương trình bảo vệ các loài động vật hoang dã quý hiếm khác. Việc các địa phương tham gia trong việc bảo tồn voi không chỉ tạo không gian sống cho voi mà còn tạo cơ hội cho chính các địa phương trong tương lai trong việc giáo dục cho thế hệ trẻ, phát triển các mô hình du lịch sinh thái. 

“Chung sống hài hòa với thiên nhiên và muôn loài là mục tiêu chung của cộng đồng toàn cầu, và khi áp dụng cho loài voi châu Á tại Việt Nam, mục tiêu đó càng trở nên cấp bách. Vì vậy, chúng ta phải hành động để bảo vệ loài voi khỏi nguy cơ tuyệt chủng và học cách sống hòa hợp với chúng, nhằm ngăn chặn những xung đột giữa con người và loài vật này. Sự chung sống hài hòa không chỉ là phương thức, mà còn là đích đến trong hành trình bảo tồn loài voi tại Việt Nam. Kế hoạch Hành động Quốc gia về Bảo tồn Voi đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050, thể hiện cam kết của Việt Nam về một chiến lược thống nhất, tôn trọng văn hóa, đảm bảo tương lai cho loài voi quý giá này. Chính phủ Việt Nam kêu gọi sự chung tay của các bên liên quan, bao gồm cộng đồng địa phương, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng quốc tế, để hỗ trợ thực hiện Kế hoạch chiến lược và khả thi này”, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị nhấn mạnh.

Báo cáo của Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho thấy, từ số lượng 2.000 cá thể voi được phát hiện vào những năm 80 của thế kỷ trước, quần thể voi châu Á tại Việt Nam đã suy giảm xuống mức báo động dưới 200 cá thể voi hoang dã. Với vai trò là loài chỉ thị quan trọng trong hệ sinh thái rừng, sự tồn tại của voi là điều kiện thiết yếu để bảo vệ đa dạng sinh học và các loài khác cùng tồn tại.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn - Ảnh 2.

Đại diện các tổ chức quốc tế cam kết sẽ đồng hành cùng Kế hoạch bảo tồn voi ở Việt Nam.

Trong các năm từ 1996, 2006, 2012, 2013 và 2022, Việt Nam đã ban hành một chương trình hành động cấp Bộ và ba kế hoạch, đề án cấp Chính phủ để bảo tồn voi do tầm quan trọng của loài này. Tương ứng với từng giai đoạn, công tác bảo tồn voi đã có những kết quả đáng khích lệ. Đặc biệt vào năm 2019, Chương trình thí điểm bảo tồn voi theo hướng chung sống hài hòa được tiến hành tiên phong tại tỉnh Đồng Nai, với 3 sáng kiến “Giám sát voi bằng bẫy ảnh”; “Giám sát xung đột voi người” nhằm cải thiện việc quản lý hiện tại hướng tới chung sống hài hòa và “Quản lý vùng sống và sinh cảnh của voi”. 

Chương trình này do Tổ chức HSI hỗ trợ với sự hướng dẫn của chuyên gia quốc tế – TS Prithiviraj Fernado, thành viên nòng cốt của Nhóm chuyên gia về voi châu Á (AsESG) và là trưởng nhóm hỗ trợ cho Việt Nam. Phương pháp tiếp cận khoa học của những sáng kiến này giúp định dạng chính xác 27 cá thể, với cấu trúc đàn rõ ràng, cho phép hiểu hơn về xu hướng di chuyển của đàn và mức độ, tần suất hay nguyên nhân của xung đột voi người,…

Những kết quả rõ ràng này được các chuyên gia trong và ngoài nước, khi tham gia hội thảo quốc tế tổ chức vào tháng 8/2023, ghi nhận và đánh giá cao tính phù hợp của các phương pháp này với các quần thể voi nhỏ, phân mảnh và có nguy cơ cao như ở Việt Nam.

Việc xác định phương pháp phù hợp và xây dựng kế hoạch hành động dựa trên các kết quả khoa học đánh dấu một bước tiến quan trọng trong nỗ lực bảo tồn loài thú quý hiếm này tại Việt Nam. Trên cơ sở các quy định pháp luật hiện hành về xây dựng chính sách cùng hai tài liệu hướng dẫn từ Tiểu ban Bảo tồn Loài của IUCN: “Hướng dẫn lập kế hoạch về bảo tồn loài nguy cấp, quý, hiếm” và “Các bước lập kế hoạch bảo tồn loài nguy cấp, quý, hiếm”, Bản Kế hoạch Hành động Quốc gia về Bảo tồn voi tại Việt Nam đến năm 2035, tầm nhìn 2050 (VECAP 2022) đã được ban hành, hiện thực hóa cam kết của Việt Nam đối với Tuyên bố Kathmandu về bảo tồn voi châu Á.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn - Ảnh 3.

Quần thể voi ở Việt Nam đang được bảo tồn với phương châm thúc đẩy sự chung sống hài hòa giữa voi và cộng đồng con người. Ảnh: Báo Quảng Nam.

Quá trình xây dựng kế hoạch hành động được thực hiện qua 10 bước, bao gồm lựa chọn giải pháp phù hợp, rà soát tình trạng bảo tồn, xây dựng mục tiêu, và xác định các hành động cụ thể cho từng tỉnh. Các tỉnh như Đắk Lắk, Đồng Nai, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng NamSơn La đã tích cực đề xuất các hoạt động kèm theo thuyết minh chi tiết, để nhóm kỹ thuật và các chuyên gia quốc tế tiến hành phản biện. Danh mục hoạt động sau khi được lựa chọn đã trải qua quy trình tham vấn kỹ thuật và ý kiến đóng góp từ nhiều bên liên quan, bao gồm các nhà quản lý, cơ quan thực thi, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các viện nghiên cứu, nhà khoa học trong và ngoài nước, cùng cộng đồng dân cư tại các khu vực có voi. 

Ở cấp tỉnh, đã tổ chức 5 cuộc họp tham vấn tại Hà Tĩnh, Nghệ An, Đồng Nai, Quảng Nam và Đắk Lắk; hơn 10 cuộc họp cấp cộng đồng để lắng nghe, ghi nhận và cân nhắc các ý kiến, tâm tư và khó khăn của người dân sống gần khu vực voi sinh sống. 

Ở cấp quốc gia, có 2 cuộc họp kỹ thuật, 3 cuộc họp chuyên đề về voi hoang dã và voi nuôi nhốt, 1 hội thảo đánh giá Chương trình thí điểm bảo tồn voi theo hướng chung sống hài hòa, cùng 15 cuộc họp kỹ thuật định kỳ. Ở cấp quốc tế, nội dung kế hoạch đã được thảo luận tại 9 cuộc họp và hội thảo liên quan.

Bà Cindy Dent, Phó Chủ tịch Văn phòng các quốc gia của HSI cho biết: “Kế hoạch bảo tồn quốc gia này là một dấu mốc quan trọng trong sứ mệnh bảo vệ voi nguy cấp của HSI tại Việt Nam. Bằng cách kết hợp các nghiên cứu khoa học với các chiến lược do cộng đồng đề xuất, chúng tôi có thể đề xuất các giải pháp bền vững có lợi cho cả voi và người dân địa phương. Với các sáng kiến thực tiễn cao giúp làm sáng tỏ hành vi, xu hướng di chuyển và sở thích của voi, chúng tôi muốn đưa các nhu cầu, mong muốn của loài voi vào các quyết sách của Chính phủ Việt Nam thông qua các cuộc thảo luận. HSI đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Việt Nam và sẵn sàng hỗ trợ việc thực hiện VECAP 2022, hướng tới chung sống hài hòa giữa voi hoang dã và người tại Việt Nam. Cùng nhau, chúng ta có thể đảm bảo một tương lai nơi loài voi không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ”. 

VECAP 2022 đã đề ra 33 nhóm giải pháp/hành động dành cho voi hoang dã và 21 nhóm giải pháp/hành động dành cho voi nuôi nhốt, triển khai từ nay đến năm 2035 với tầm nhìn đến năm 2050, nhằm bảo tồn và phát triển/gia tăng số lượng voi tại Việt Nam, đồng thời thúc đẩy sự chung sống hài hòa giữa voi và cộng đồng con người. 

Các mục tiêu dài hạn bao gồm mở rộng hệ thống khu bảo tồn, tăng cường các biện pháp chống săn bắt và phát triển du lịch sinh thái, vừa hỗ trợ công tác bảo tồn vừa thúc đẩy kinh tế địa phương, tạo nền tảng vững chắc cho việc thực hiện kế hoạch. 

Thành công của VECAP 2022 sẽ phụ thuộc vào sự hợp tác chặt chẽ và bền vững giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức bảo tồn quốc tế, cộng đồng địa phương và các đối tác trong khu vực tư nhân.

Tại Lễ công bố Kế hoạch VECAP 2022, đại diện tỉnh Đồng Nai, Quảng Nam, Đăk Lăk, Trường Đại học Lâm nghiệp, các tổ chức quốc tế đều có những cam kết mạnh mẽ sẽ cùng đồng hành bảo tồn loài voi với mục tiêu thúc đẩy sự chung sống hài hòa giữa voi và cộng đồng con người.

Từ năm 2013, tổ chức Humane Society International đã hợp tác với Cục Lâm nghiệp (trước đây là Tổng Cục Lâm nghiệp) trong các sáng kiến giảm nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ động vật hoang dã như sừng tê giác và ngà voi, nâng cao năng lực cho các cơ quan thực thi địa phương trong việc chống buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp, đặc biệt là bảo tồn voi hoang dã và thúc đẩy sự chung sống giữa người và voi từ năm 2019.





Nguồn: https://danviet.vn/thu-truong-bo-nnptnt-nguyen-quoc-tri-ly-giai-nguyen-nhan-chon-loai-voi-de-uu-tien-bao-ton-20241120151448182.htm

Cùng chủ đề

Phát triển nông nghiệp xanh phải đổi mới tư duy sản xuất

DNVN - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng, để phát triển nông nghiệp xanh, ngành nông nghiệp phải đổi mới tư duy sản xuất. Đó là chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, tập trung vào nâng cao giá trị, hiệu quả,...

Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Không chỉ nhiều ngành hàng nông sản xuất khẩu chủ lực đã về đích sớm, thời điểm này, có những doanh nghiệp nhận được khoảng 60% đơn hàng của năm sau. Kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản tăng cao Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu rau, quả tháng 10 năm 2024 ước đạt 700 triệu USD, đưa tổng giá trị...

Chủ tịch tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng làm Thứ trưởng Bộ NN&PTNT

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định điều động, bổ nhiệm ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hồi đầu tháng 11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị tăng thêm một thứ trưởng, để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có số lượng 6 thứ trưởng nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác điều động, bố trí, sắp...

Bộ NN&PTNT ra ‘tối hậu thư’ xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan mới có văn bản chỉ đạo thực hiện Công điện của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, báo cáo Bộ trước ngày 20/11/2024. (PLVN) - Ngày 12/11 hội thảo chuyên đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” đã diễn...

10 sản phẩm OCOP nào được Quảng Ngãi chọn giới thiệu phân phối ở Mỹ?

Quảng Ngãi vừa chọn 10 sản phẩm OCOP đạt tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để đăng ký tham gia quảng bá, giới thiệu ở một số hệ thống phân phối tại thị trường Mỹ. Cùng với việc đưa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những “thuyền trưởng” trong xây dựng NTM Tuyên Quang

Đến nay, toàn tỉnh Tuyên Quang đã có 70/121 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Có được kết quả này không thể không nhắc đến vai trò của những "thuyền trưởng" - người người tiên phong trong quá trình xây dựng NTM tại cơ sở. ...

Cây lạc ra quả mà gọi là củ, ở Điện Biên nhổ bật lên chùm củ ngon, bóc ra hạt lạc đỏ như son

Từ nhiều năm nay, nhờ mạnh dạn chuyển đổi từ đất trồng lúa, ngô sang trồng lạc đỏ mà đồng bào dân tộc Thái ở xã Na Son, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên đã nâng cao được thu nhập, cải thiện đời sống rất nhiều. ...

Trường học từng được Chủ tịch UBND Hà Nội tặng Bằng khen tổ chức vinh danh giáo viên ngày 20/11

Hòa chung không khí cả nước chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Trường THCS Kiều Phú, huyện Quốc Oai, Hà Nội đã tổ chức vinh danh "Thầy tâm huyết, Trò sáng tạo" và tri ân cựu giáo viên, nhân viên của trường. ...

Thầy giáo vượt hơn trăm km mỗi ngày, hàng chục năm kiên trì bám trường học nơi quê nghèo

Nhiều giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) Tiểu học Tân Tiến (Bình Gia, Lạng Sơn) nhiều năm qua không quản khó khăn, có người vượt quãng đường hơn 100km mỗi ngày, kiên trì bám trường, bám lớp để "gieo chữ" ở vùng quê nghèo. ...

Hình ảnh Buôn Ma Thuột rực rỡ sắc cờ Tổ quốc, sẵn sàng chào đón kỷ niệm 120 năm Đắk Lắk

Trên khắp các cung đường tại thành phố Buôn Ma Thuột, sắc cờ Tổ quốc tung bay rực rỡ, hòa cùng không khí náo nức chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 120 năm hình thành và phát triển tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). ...

Bài đọc nhiều

Tiềm năng và triển vọng trong sản xuất nông nghiệp Bắc Giang

Những ngày đầu tháng 10, bà Trần Thị Tuyết, (xã An Hà, Lạng Giang, Bắc Giang) chăm ra thăm đồng hơn. Đánh giá về tình hình sản xuất vụ Mùa 2024, bà Tuyết cho biết, cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua đã gây thiệt hại không...

Đã chi hàng tỷ đô mua của Việt Nam, thương nhân Trung Quốc còn tìm cơ hội trồng loại trái cây “vua” ở Lào

Báo cáo tuần về ngành hàng rau quả của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho thấy, các nhà nhập khẩu sầu riêng Trung Quốc đang tìm kiếm cơ hội đầu tư trồng sầu riêng ở Lào, trong khi đang chi hàng tỷ USD mua...

Nhiều nước đổ xô mua cà phê của Việt Nam, riêng một châu lục này đã bỏ ra 2 tỷ USD

Kết thúc niên vụ 2023-2024, Việt Nam xuất khẩu tổng cộng 1,47 triệu tấn cà phê, giảm 11,3% so với niên vụ trước. Tuy nhiên, giá trị kim ngạch xuất khẩu trong niên vụ vừa qua vẫn tăng tới 33%, lên mức 5,42 tỷ USD - cao nhất trong lịch sử,...

Dự báo chi tiết về cường độ và hướng đi của bão số 9, không khí lạnh đang di chuyển chậm

Tin bão mới nhất: Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 07 giờ ngày 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. ...

Ngành cá tra phấn đấu nâng cao giá trị, hướng tới kim ngạch xuất khẩu 2 tỷ USD trong năm 2025

Ngày 17/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội nghị “Tổng kết ngành hàng cá tra năm 2024 và bàn giải pháp triển khai nhiệm vụ năm 2025”. Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ Ngày hội Cá tra Đồng Tháp năm 2024.UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành Quyết định phê duyệt Dự án mở rộng phạm vi bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho...

Cùng chuyên mục

Những “thuyền trưởng” trong xây dựng NTM Tuyên Quang

Đến nay, toàn tỉnh Tuyên Quang đã có 70/121 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Có được kết quả này không thể không nhắc đến vai trò của những "thuyền trưởng" - người người tiên phong trong quá trình xây dựng NTM tại cơ sở. ...

Cây lạc ra quả mà gọi là củ, ở Điện Biên nhổ bật lên chùm củ ngon, bóc ra hạt lạc đỏ như son

Từ nhiều năm nay, nhờ mạnh dạn chuyển đổi từ đất trồng lúa, ngô sang trồng lạc đỏ mà đồng bào dân tộc Thái ở xã Na Son, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên đã nâng cao được thu nhập, cải thiện đời sống rất nhiều. ...

Nuôi trùn quế ở Lâm Đồng, lấy trùn quế nuôi gà tre rừng, đẻ quả trứng bé tí bán đắt khối người mua

Hiện tại, anh Ngô Phạm Quốc Trung, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng) người nuôi trùn quế và cũng đang nuôi 50 con gà tre chuyên lấy trứng. Những quả trứng gà tre nhỏ xíu được anh cung cấp cho thị trường với giá 5 ngàn đồng/quả....

Muốn phát triển du lịch nông nghiệp phải làm nông nghiệp xanh

Phát biểu tại Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững”, ông Lê Quốc Thanh – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia nhấn mạnh, muốn phát triển du lịch nông nghiệp...

Những ấn tượng khó quên từ chương trình nghệ thuật kỷ niệm 10 năm thành lập Quỹ Vì Tầm Vóc Việt

Ngày 15/11, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VSF) tổ chức Lễ Kỷ niệm 10 năm thành lập. Bên cạnh dấu ấn những thành tựu vì cộng đồng qua suốt một thập kỷ của Quỹ từ thiện xã hội này, người tham dự còn ấn tượng với chương trình nghệ thuật chào...

Mới nhất

Trao tặng hơn 100 xe đạp cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Hội Phụ nữ Công an tỉnh Vĩnh Phúc vừa cùng mạnh thường quân và bà con Tổ dân...

“Trường học hạnh phúc”, bồi đắp tình thầy trò

Một trong những nội dung trọng tâm được Trường tiểu học Thực hành sư phạm Ngụy Như Kon Tum, tỉnh Kon Tum chú trọng triển khai trong những năm vừa qua là đẩy mạnh xây dựng “Trường học hạnh phúc” giúp gìn giữ tình yêu thương giữa các nhà giáo, giữa thầy và trò, giữa học sinh với nhau....

Chuyện chưa kể về clip học trò mang cua tặng cô giáo thu hút 16 triệu lượt xem

Đoạn clip dài gần 4 phút ghi lại cảnh học trò vùng cao mang những món quà giản dị như cua núi, gừng, hoa lá ven đường... tặng cô giáo, thu hút hơn 16 triệu lượt xem và nhận về nhiều phản hồi tích cực. XEM CLIP: Mới đây, trên một nền tảng mạng xã hội xuất hiện đoạn clip do...

Kích cầu du lịch “Quảng Ninh

(ĐCSVN) - Kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa” nhằm tạo động lực phục hồi mạnh mẽ cho du lịch Quảng Ninh sau những ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3; tăng cường thu hút du khách đến với miền di sản vào dịp cuối năm 2024. Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh...

Thúc đẩy quan hệ song phương giữa hai cơ quan lập pháp Việt Nam

(ĐCSVN) - Nhiệt liệt chào mừng Chủ tịch Alen Simonyan dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Armenia sang thăm chính thức Việt Nam, Chủ tịch nước Lương Cường bày tỏ tin tưởng chuyến thăm là dấu ấn quan trọng, góp phần thúc đẩy quan hệ song phương giữa hai cơ quan lập pháp và giữa hai...

Mới nhất