Trang chủKinh tếNông nghiệpCây lạc ra quả mà gọi là củ, ở Điện Biên nhổ...

Cây lạc ra quả mà gọi là củ, ở Điện Biên nhổ bật lên chùm củ ngon, bóc ra hạt lạc đỏ như son

Từ nhiều năm nay, nhờ mạnh dạn chuyển đổi từ đất trồng lúa, ngô sang trồng lạc đỏ mà đồng bào dân tộc Thái ở xã Na Son, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên đã nâng cao được thu nhập, cải thiện đời sống rất nhiều.

Lạc đỏ là loại cây truyền thống gắn bó với bà con ở xã Na Son từ bao đời nay. Tuy nhiên trước đây, người dân xã Na Son chủ yếu gieo trồng lạc đỏ tự phát, manh mún nên năng suất, sản lượng thấp. 

Những năm gần đây, được sự quan tâm của chính quyền huyện Điện Biên Đông, xã Na Son đã chú trọng phát triển cây lạc đỏ thành cây chủ lực mũi nhọn để đẩy mạnh phát triển kinh tế, diện tích trồng tập trung chủ yếu tại các bản Na Lanh, Sư Lư, Lọng Chuông, Co Hả,…

Giống lạc đỏ Na Son được trồng 2 vụ trong năm. Cứ vào khoảng tháng 1-2 và tháng 7-8 hằng năm, người dân tận dụng những thửa ruộng cao không chủ động nước, khu vực nương, vườn, đất bãi ven suối để trồng lạc đỏ. 

Sau khoảng từ 110-130 ngày, bà con nơi lại đây rộn ràng, vui tươi vào mùa thu hoạch lạc sau bao ngày chăm sóc, vun vén bằng cả sự hy vọng, tâm huyết.

img

Vùng đất Na Son, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên có thổ nhưỡng và khí hậu đặc biệt phù hợp với cây lạc đỏ, nhiều diện tích đất trồng lúa, ngô đã chuyển dần sang trồng lạc. Ảnh: Hương Hiền

img

Lạc Na Son chắc hạt, ngon và có hương vị khác biệt với lạc của các vùng khác. Ảnh: Hương Hiền

Lạc đỏ Na Son có đặc trưng riêng, được gieo trồng ở vùng đất giàu khoáng chất, nơi nguồn nước tinh khiết và điều kiện tự nhiên thuận lợi phù hợp, kết tinh vào hạt lạc rắn chắc, to đều lại vừa có vị bùi, béo ngậy, thơm, khác hẳn lạc ở miền xuôi và các vùng đất khác. 

Cây lạc đỏ được người nông dân cần cù khéo léo chăm sóc tỉ mỉ từng chút một, tất cả quá trình đều được thực hiện bằng phương thức truyền thống để giữ trọn vẹn hương vị đặc trưng. 

Đến khâu thu hoạch, lạc được người dân đem về tách củ hoặc tách hạt phơi khô, tích trữ hút chân không dùng để ăn dần quanh năm và lưu giống trồng vụ sau.

Lạc đỏ Na Son đã được đánh giá cao về quy trình trồng sạch, an toàn, tự nhiên đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng mà hơn thế nữa là chất lượng trong từng hạt lạc. 

Với hương vị thơm ngon, lạc đỏ Na Son luôn chiếm trọn sự ưa thích và lòng tin của khách hàng nên vào vụ thu hoạch được thương lái từ khắp nơi đến tận thôn, bản để thu mua, bà con không phải lo lắng về đầu ra cho sản phẩm.

img

Lạc đỏ Na Son luôn được thu mua tận nơi nên bà con không lo lắng về thị trường tiêu thụ. Ảnh: Hương Hiền

img

Lạc luôn được bà con sàng lọc kỹ càng trước khi đến tay người tiêu dùng. Ảnh: Hương Hiền

Tổ hợp tác Lạc Đỏ Na Son đã được thành lập để liên kết với bà con nông dân thu mua lạc với mục tiêu thương mại hóa sản phẩm, nhân rộng ra thị trường đến gần hơn với người tiêu dùng trong cả nước.

img

Lạc đỏ Na Son là sản phẩm OCOP của huyện Điện Biên Đông. Ảnh: Hương Hiền

img

Những hạt lạc đỏ chất lượng bùi, thơm được thu hoạch mang theo nhiều công sức, tâm huyết và niềm hy vọng của bà con đồng bào Thái. Ảnh: Hương Hiền

Năm 2023, toàn xã Na Son thu hoạch 46,86 tấn lạc, ước tính thu về 937 triệu đồng. Củ lạc tươi được bán với giá khoảng 20 đến 22 nghìn đồng/kg, lạc khô bán 40 nghìn đồng/kg, cao hơn hẳn lúa, ngô.

Bà Lò Thị Mấng tại bản Sư Lư, xã Na Son (huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) chia sẻ: Bà đã trồng lạc trên diện tích đất nông nghiệp 3.000 m2 của gia đình mình. 

Từ khi chuyển đổi diện tích lúa, ngô kém hiệu quả sang trồng cây lạc đỏ, làm đất cũng tương tự như nhau, nhưng mang lại kinh tế cao, thu nhập của gia đình bà được cải thiện đáng kể. Hiệu quả kinh tế mang lại nhiều hơn cây lúa và các cây trồng khác gấp 3 – 4 lần.

img

Gia đình bà Lò Thị Mấng ở bản Sư Lư, xã Na Son, huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên) có cuộc sống ổn định hơn nhờ trồng lạc đỏ. Ảnh: Hương Hiền

Ông Lò Văn Xương, Chủ tịch UBND xã Na Son, huyện Điên Biên Đông (tỉnh Điện Biên), chia sẻ thêm: Hiện toàn xã Na Son có hơn 30 ha diện tích đất trồng lạc với 200 hộ dân thuộc 5 bản tham gia, chủ yếu là bà con người dân tộc Thái. 

Chúng tôi đang phấn đấu theo chỉ tiêu kế hoạch huyện đề ra là thời gian tới tăng lên 50 ha trồng lạc đỏ. Sản phẩm lạc đỏ Na Son được đánh giá là sản phẩm mang lại giá trị kinh tế, giúp đồng bào nâng cao thu nhập và có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển. 

Được sự quan tâm của chính quyền huyện Điện Biên Đông, xã Na Son đã chú trọng phát triển cây lạc đỏ theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đang từng bước xây dựng định hướng để đưa lạc đỏ Na Son thực sự trở thành cây trồng chủ lực giúp người dân địa phương xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế.

img

Thời gian tới, lạc đỏ Na Son sẽ thực sự trở thành cây trồng xóa nghèo cho bà con địa phương. Ảnh: Hương Hiền.





Nguồn: https://danviet.vn/cay-lac-ra-qua-ma-goi-la-cu-o-dien-bien-nho-bat-len-chum-cu-ngon-boc-ra-hat-lac-do-nhu-son-20241120134225197.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hình ảnh Buôn Ma Thuột rực rỡ sắc cờ Tổ quốc, sẵn sàng chào đón kỷ niệm 120 năm Đắk Lắk

Trên khắp các cung đường tại thành phố Buôn Ma Thuột, sắc cờ Tổ quốc tung bay rực rỡ, hòa cùng không khí náo nức chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 120 năm hình thành và phát triển tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). ...

Huyện Trường Sa tổ chức gặp mặt kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam

Các xã, thị trấn của huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa vừa tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11). ...

Nuôi trùn quế ở Lâm Đồng, lấy trùn quế nuôi gà tre rừng, đẻ quả trứng bé tí bán đắt khối người mua

Hiện tại, anh Ngô Phạm Quốc Trung, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng) người nuôi trùn quế và cũng đang nuôi 50 con gà tre chuyên lấy trứng. Những quả trứng gà tre nhỏ xíu được anh cung cấp cho thị trường với giá 5 ngàn đồng/quả....

Muốn phát triển du lịch nông nghiệp phải làm nông nghiệp xanh

Phát biểu tại Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững”, ông Lê Quốc Thanh – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia nhấn mạnh, muốn phát triển du lịch nông nghiệp...

Cảnh “lấm lem” chữa cháy hàng chục hec-ta rừng ở Vườn Quốc gia Hoàng Liên

THỰC HIỆN: LÊ HIẾU - KHỔNG CHÍ23/02/2024 08:00 if (!isNotAllow3rd) { loadJsDefer('https://apis.google.com/js/platform.js?onload=onLoadGapi'); loadJsDefer('https://connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js#xfbml=1&version=v5.0'); } ...

Bài đọc nhiều

Đã chi hàng tỷ đô mua của Việt Nam, thương nhân Trung Quốc còn tìm cơ hội trồng loại trái cây “vua” ở Lào

Báo cáo tuần về ngành hàng rau quả của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho thấy, các nhà nhập khẩu sầu riêng Trung Quốc đang tìm kiếm cơ hội đầu tư trồng sầu riêng ở Lào, trong khi đang chi hàng tỷ USD mua...

Nhiều nước đổ xô mua cà phê của Việt Nam, riêng một châu lục này đã bỏ ra 2 tỷ USD

Kết thúc niên vụ 2023-2024, Việt Nam xuất khẩu tổng cộng 1,47 triệu tấn cà phê, giảm 11,3% so với niên vụ trước. Tuy nhiên, giá trị kim ngạch xuất khẩu trong niên vụ vừa qua vẫn tăng tới 33%, lên mức 5,42 tỷ USD - cao nhất trong lịch sử,...

Dự báo chi tiết về cường độ và hướng đi của bão số 9, không khí lạnh đang di chuyển chậm

Tin bão mới nhất: Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 07 giờ ngày 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. ...

Ngành cá tra phấn đấu nâng cao giá trị, hướng tới kim ngạch xuất khẩu 2 tỷ USD trong năm 2025

Ngày 17/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội nghị “Tổng kết ngành hàng cá tra năm 2024 và bàn giải pháp triển khai nhiệm vụ năm 2025”. Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ Ngày hội Cá tra Đồng Tháp năm 2024.UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành Quyết định phê duyệt Dự án mở rộng phạm vi bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho...

Chim yến, loài chim hoang dã dẫn dụ vô nhà lầu làm tổ ở Vĩnh Long, ví như chim nhả vàng, dân giàu

Nghề nuôi chim yến một số nơi mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, không phải địa phương nào, vùng nào cũng có thể thực hiện được. Để phát triển bền vững nghề nuôi chim yến ở Vĩnh Long, cần tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức người...

Cùng chuyên mục

Nuôi trùn quế ở Lâm Đồng, lấy trùn quế nuôi gà tre rừng, đẻ quả trứng bé tí bán đắt khối người mua

Hiện tại, anh Ngô Phạm Quốc Trung, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng) người nuôi trùn quế và cũng đang nuôi 50 con gà tre chuyên lấy trứng. Những quả trứng gà tre nhỏ xíu được anh cung cấp cho thị trường với giá 5 ngàn đồng/quả....

Muốn phát triển du lịch nông nghiệp phải làm nông nghiệp xanh

Phát biểu tại Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững”, ông Lê Quốc Thanh – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia nhấn mạnh, muốn phát triển du lịch nông nghiệp...

Những ấn tượng khó quên từ chương trình nghệ thuật kỷ niệm 10 năm thành lập Quỹ Vì Tầm Vóc Việt

Ngày 15/11, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VSF) tổ chức Lễ Kỷ niệm 10 năm thành lập. Bên cạnh dấu ấn những thành tựu vì cộng đồng qua suốt một thập kỷ của Quỹ từ thiện xã hội này, người tham dự còn ấn tượng với chương trình nghệ thuật chào...

Phiên đấu giá “thủy quái” ở Hòa Bình, 1 con cá tầm nặng 45kg được chốt giá 150 triệu đồng

Tại chương trình khai mạc Lễ hội cá, tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình lần thứ 2 năm 2024 đã diễn ra phiên đấu giá "thủy quái" trên lòng hồ Hòa Bình. ...

tăng diện tích sản xuất, bảo đảm nguồn cung nông sản Tết Ất Tỵ

Diện tích sản xuất đạt hơn 28.000ha Trong bão số 3 (Yagi), trồng trọt là lĩnh vực nông nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với thiệt hại ước tính hàng chục ngàn tỷ đồng. Không chỉ vậy, điều này còn có nguy cơ tác động đến nguồn cung nông sản, thực phẩm những tháng cuối năm và dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025. Trên cơ sở đánh giá tình hình, Hà Nội xác định phát triển cây vụ...

Mới nhất

“Nhà giáo không được nói ngọng, cần có ngôn ngữ trong sáng”

(Dân trí) - Đại biểu Quốc hội nêu thực tế nhiều nhà giáo nói không chuẩn ngôn ngữ, có thể ảnh hưởng đến học sinh mẫu giáo, tiểu học. Nhà giáo không được nói lắp, nói ngọng Thảo luận về dự thảo Luật Nhà giáo, đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (Thái Bình) cho biết, dự luật quy định Nhà nước...

Thách thức cho hệ thống y tế trong tương lai

Kháng thuốc đang trở thành một thách thức nghiêm trọng đối với sức khỏe toàn cầu và là nguy cơ lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Kháng thuốc đang trở thành một thách thức nghiêm trọng đối với sức khỏe toàn cầu và là nguy cơ lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội. ...

Người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì mắc whitmore

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore. ...

CLB Quảng Nam: ‘Trọng tài dùng VAR vẫn sai lầm có hệ thống’

Ngày 18/11, CLB bóng đá Quảng Nam vừa có công văn gửi Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF), Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) và Ban Trọng tài liên quan đến sai sót của các vị "vua áo đen" trong nhiều trận đấu liên tiếp của đội chủ sân Tam Kỳ.“Các trận...

Mới nhất