Trang chủNewsThời sựThụy Sĩ mong muốn hợp tác phát triển thị trường các-bon

Thụy Sĩ mong muốn hợp tác phát triển thị trường các-bon

(TN&MT) – Ngày 19/11, bên lề Hội nghị lần thứ 29 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP 29) tại Azerbaijan, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành đã có cuộc gặp song phương với ông Felix Wertli, Đại sứ biến đổi khí hậu của Thụy Sĩ.

Phát biểu tại cuộc gặp, Thứ trưởng Lê Công Thành bày tỏ, Việt Nam và Thụy Sĩ đã có mối quan hệ hợp tác lâu dài và bền chặt, với nhiều kết quả rất tốt đẹp. Đây là nền tảng cho các đề xuất, trao đổi nhiều hơn trong nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu thời gian tới, đặc biệt là liên quan tới phát triển thị trường các-bon.

z6050702478671_19534f2544bd8dd528c99d4ad8d50d7d.jpg
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành phát biểu tại cuộc gặp song phương

Đại sứ Felix Wertli chia sẻ, Thụy Sĩ hiện là một trong những quốc gia đi đầu trên thế giới trong triển khai thí điểm các dự án trao đổi tín chỉ các-bon theo Điều 6.2 của Thỏa thuận Paris. Thời gian qua, cơ quan đầu mối phía Thụy Sĩ đã trao đổi, làm việc với các cơ quan, tổ chức phía Việt Nam để xác định một số dự án tiềm năng để thí điểm (dự án xe điện, dự án tưới tiêu trong nông nghiệp, dự án khí gas sinh học, dự án làm mát xanh). Triển khai thị trường các-bon theo Điều 6 sẽ là trợ lực về tài chính quan trọng để các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam đạt được các mục tiêu theo Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC). Phía Thụy Sĩ mong muốn có thể chính thực khởi động một thỏa thuận song phương về trao đổi tín chỉ các-bon với Việt Nam, trên cơ sở làm rõ lộ trình cần thiết.

z6050678860544_5450c809e7ea06aa14ed0f7a045f7582.jpg
Ông Felix Wertli, Đại sứ biến đổi khí hậu của Thụy Sĩ bày tỏ mong muốn hai nước sẽ hợp tác trao đổi tín chỉ các-bon theo Điều 6 Thỏa thuận Paris

Theo Thứ trưởng Lê Công Thành, trao đổi tín chỉ các-bon theo Điều 6 của Thỏa thuận Paris là vấn đề mới. Tại Hội nghị COP 29, các Bên vẫn đang đàm phán, hoàn thiện các quy định quốc tế liên quan.

Hiện nay, Chính phủ Việt Nam cùng các Bộ, ngành đã xây dựng kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính, chi tiết các mục tiêu cụ thể cho từng ngành. Đây là cơ sở để đánh giá cần bao nhiêu tín chỉ các-bon mới đủ đóng góp cho mục tiêu giảm phát thải theo NDC, và còn lại bao nhiêu tín chỉ các-bon có thể đưa vào trao đổi theo Điều 6 Thỏa thuận Paris.

Để tổ chức và phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất bổ sung một số quy định có liên quan tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP, trong đó có quy định về nguyên tắc triển khai các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon đa phương, song phương. Việt Nam cũng đã có kinh nghiệm triển khai trao đổi tín chỉ các-bon theo Cơ chế Tín chỉ chung (JCM) với Nhật Bản, và đang rà soát lại để điều chỉnh một số quy định liên quan.

Phía Việt Nam mong muốn Thụy Sĩ có thể chia sẻ thông tin, kinh nghiệm hợp tác với các quốc gia khác về Điều 6.2, bao gồm các quy định triển khai cần thiết, các báo cáo quốc tế về trao đổi tín chỉ các-bon theo yêu cầu của Thỏa thuận Paris. Đồng thời, đề xuất nội dung cụ thể về trao đổi tín chỉ các-bon giữa Việt Nam và Thụy Sĩ để Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

z6050682598511_a97a3cafeb1a4030858e8bbfed583da8.jpg
Thụy Sĩ cần mua ít nhất 20 triệu tín chỉ các-bon trong giai đoạn từ nay tới năm 2030 nhằm phục vụ việc triển khai cam kết giảm phát thải khí nhà kính

Ông Felix Wertli cho rằng, các cơ quan đầu mối của hai nước cần dành thời gian thảo luận về các dự án thí điểm, đề xuất dự thảo thỏa thuận hợp tác trao đổi tín chỉ từ năm sau. Dự án giảm phát thải theo Điều 6 có thể có thời hạn kéo dài đến năm 2030 hoặc 2035. Đại sứ Thụy Sĩ cũng đề xuất cần tổ chức hội thảo khởi động các hoạt động hợp tác trong thời gian tới.

Ủng hộ cách tiếp cận bằng các dự án cụ thể, Thứ trưởng Lê Công Thành cho rằng đây là tiền đề để xây dựng các quy định phù hợp với pháp luật của Việt Nam, hoàn thiện hành lang pháp lý cần thiết một cách nhanh chóng.

Hai bên đồng tình sẽ tiếp tục trao đổi kinh nghiệm để có thể xây dựng các dự án một cách nhanh chóng, chú trọng yếu tố đổi mới sáng tạo và đem lại hiệu quả giảm phát thải một cách thực chất, gắn với các lĩnh vực trọng tâm của Việt Nam.

Thụy Sĩ cần mua ít nhất 20 triệu tín chỉ các-bon trong giai đoạn từ nay tới năm 2030 nhằm phục vụ việc triển khai cam kết giảm phát thải khí nhà kính. Để thực hiện mục tiêu này, Thụy Sĩ sẽ đàm phán, ký kết các thỏa thuận, hiệp định song phương về trao đổi tín chỉ các-bon với các quốc gia đối tác và tiến hành mua tín chỉ các-bon mang về nước. Đến nay, Thụy Sĩ đã ký kết 13 thỏa thuận, hiệp định song phương với các quốc gia tại Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Âu và đã có tổng cộng 5 dự án triển khai thí điểm theo Điều 6.2.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/thuy-si-mong-muon-tang-cuong-hop-tac-phat-trien-thi-truong-cac-bon-383379.html

Cùng chủ đề

Thúc đẩy hợp tác song phương ứng phó biến đổi khí hậu

(TN&MT) - Ngày 19/11, bên lề Hội nghị lần thứ 29 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tại Azerbaijan, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành đã có cuộc gặp song phương với bà Rachel Kyte, Đại diện đặc biệt về Khí hậu, an ninh năng lượng và net-zero của Bộ Ngoại giao Vương quốc Anh. ...

Quỹ Quốc tế Singapore khởi động dự án nước sạch ở Đông Nam Á

Hôm nay (19.11), Quỹ Quốc tế Singapore hợp tác với Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố dự án đầu tiên của chương trình Đối tác Đông Nam Á Thích ứng thông qua Nước (SEAPAW). ...

Nêu bật nỗi đau do xung đột, nỗ lực vì thế giới không có vũ khí hạt nhân, nói gì về tình hình Ukraine?

Ngày 19/11, trong ngày thứ 2 của Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở Rio de Janeiro, Brazil, các nhà lãnh đạo tham dự đã đưa ra Tuyên bố chung.

Hai người Thụy Sĩ kể chuyện treo cờ Việt Nam trên nóc Nhà thờ Đức Bà Paris

(Dân trí) - Hai nhân chứng từng treo cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam tại Paris (Pháp) lần đầu kể với báo giới Việt Nam về hành động can đảm của mình. Chiều 18/11, Sở TT&TT TPHCM tổ chức buổi gặp gỡ ông Olivier Parriaux và ông Bernard Bachelard - hai trong ba người Thụy Sĩ đã treo cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trên nóc Nhà thờ Đức Bà Paris (Pháp)...

Giới trẻ “kích hoạt” hành động khí hậu toàn cầu

Bà Amna bint Abdullah Al Dahak, Bộ trưởng Biến đổi khí hậu và môi trường của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đề ra tầm nhìn về việc trao quyền cho thế hệ trẻ.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cam kết và đề xuất của Việt Nam vì các thế hệ tương lai

Ngày 19/11 (theo giờ địa phương), tại Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 đã tiếp tục diễn ra với Phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng dưới sự chủ trì của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Chủ tịch G20 năm nay. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và có bài phát biểu tại Phiên thảo luận. ...

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp WHA Smart Technology

Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 1431/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp WHA Smart Technology - Thanh Hóa. Quyết định nêu rõ, chấp thuận...

Cần nghiên cứu, vận dụng tốt cơ chế chính sách để đẩy mạnh giải ngân đầu tư công

Nhận định rằng tuy cùng hệ thống quy phạm pháp luật nhưng có bộ ngành, địa phương giải ngân vốn đầu tư công tốt, có nơi lại chưa đạt yêu cầu, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh việc nghiên cứu kỹ, áp dụng hiệu quả cơ chế chính sách, quy định để thúc đẩy tiến độ giải ngân đầu tư công. ...

Bổ nhiệm ông Nguyễn Đại Thắng giữ chức Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Ông Nguyễn Đại Thắng - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên được bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành 4 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.Tại Nghị quyết số 1275/NQ-UBTVQH15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ nhiệm ông Nguyễn Đại Thắng, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn...

Tập trung thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Sáng 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Phiên họp thứ nhất. ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Y Luyện – cây đại thụ giữa đại ngàn

Khi còn làm lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk cho đến lúc về hưu, ông...

Mưa sao băng cực đại, siêu trăng cuối cùng 2024 chờ người Việt

Mưa sao băng, siêu trăng… xuất hiện trong tháng 11 này được nhiều người yêu thiên văn Việt Nam mong chờ. Hội Thiên văn Hà Nội (HAS) cũng như các chuyên gia đã dự báo về những hiện tượng thiên văn thú vị có thể quan sát được trên bầu trời Việt Nam tháng 11 này. Có gì thú vị? Mưa sao băng Taurids chờ người Việt Nam ngắm vào tháng 11 này ẢNH: LƯU HOÀI NAM 1. Trăng mới (ngày 1.11) Mặt trăng nằm ở cùng một...

Cùng chuyên mục

Nghệ An: Nhận diện, tháo gỡ khó khăn việc giải ngân nguồn vốn sự nghiệp Chương trình MTQG 1719

Còn thiếu cơ chế, cơ sở pháp lý, đang là những nguyên nhân chính dẫn đến nguồn vốn sự nghiệp thuộc chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) tại Nghệ An có tỷ lệ giải ngân thấp và chậm. Nhận diện khó khăn vướng mắc, tỉnh Nghệ An đã đề xuất, đưa ra những giải pháp tháo gỡ khó khăn nhằm thúc...

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà: Phải ưu tiên nguồn cát cho cao tốc Cần Thơ

Nhấn mạnh cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 đoạn Cần Thơ - Cà Mau phải hoàn thành năm 2025, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu phải tập trung, ưu tiên nguồn cát cho dự án. Ngày 20/11, Phó thủ...

Tốp học sinh đầu trần đi mô tô, cầm cờ ‘diễu phố’ gây bức xúc

Clip ghi lại cảnh nhóm học sinh không đội mũ bảo hiểm, điều khiển mô tô 'kẹp ba' lưu thông trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội) được chia sẻ trên mạng xã hội khiến nhiều người bức xúc. XEM CLIP: (Nguồn: M.H.M.) Sáng 20/11, một đoạn clip ghi lại cảnh nhóm học sinh điều khiển mô tô "kẹp ba", không đội mũ bảo hiểm, cầm cờ, lạng lách trên đường Nguyễn Trãi (đoạn gần cầu vượt Ngã Tư Sở, quận Thanh...

Nữ sinh 3 lần giành giải nhất, được tặng hoa Tổng Bí thư Tô Lâm

(Dân trí) - Tại chương trình "Gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu toàn quốc" vừa qua, Lê Huyền Trang - nữ sinh xuất sắc của ĐH Quốc gia Hà Nội - được vinh dự đại diện các bạn sinh viên tặng hoa Tổng Bí thư Tô Lâm. Nữ sinh "5 tốt" Sáng 18/11, trên sân khấu chương trình "Gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu toàn quốc" năm 2024, một nữ sinh nhẹ nhàng trong tà áo dài trắng tinh...

Từ giải bạc Olympic toán quốc tế đến nữ tiến sĩ mang khát vọng phát triển AI

'Ở Nhật Bản, những việc tôi không làm có thể nhiều người khác làm được. Những việc mình có thể làm được cho sinh viên ở Việt Nam có lẽ là sẽ có ý nghĩa hơn', PGS.TS Nguyễn Phi Lê chia sẻ lý do từ chối ở lại Nhật Bản giảng dạy. PGS.TS Nguyễn Phi Lê - Ảnh: NVCC Từ năm 2019 đến nay, nhiều sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội đã khá quen thuộc với hình ảnh cô Phi Lê...

Mới nhất

Lớp học chật cứng khi miễn phí giáo dục

Miễn học phí mang đến cơ hội công bằng cho người Zambia, hướng đến tương lai tươi sáng hơn nhưng số học sinh tăng nhanh là thách thức cho việc duy trì chất lượng giáo dục. ...

Ngày 20-11, xin tri ân đấng sinh thành

Trên bục giảng, mẹ tôi say mê với những bài giảng về truyện Kiều, Lục Vân Tiên. Giữa chợ đời, mẹ tôi sớm hôm tần tảo kiếm từng đồng tiền lẻ cho cuộc mưu sinh. Nhân ngày 20-11, xin gửi lời tri ân hai đấng sinh thành. ...

Trung tâm chăm sóc nạn nhân chất độc da cam dừng hoạt động vì…hết tiền

Hết tiền, Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng nạn nhân chất độc da cam/dioxin Nghĩa Thắng (Quảng Ngãi) phải dừng hoạt động. Những người gắn bó với trung tâm 13 năm qua rất buồn vì điều này. ...

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E. ...

Mới nhất