Trang chủNewsChính trịLương của nhà giáo phải cao nhất trong hệ thống thang bậc...

Lương của nhà giáo phải cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp

Ngày 20/11, Quốc hội cho thảo luận tại hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đã có tới 65 ĐBQH đăng ký phát biểu về dự án Luật trên.

Lương phải đi kèm chất lượng, đạo đức

Đóng góp vào dự án luật, ĐB Dương Khắc Mai (Đoàn Đắk Nông) đồng tình với đề xuất lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Bên cạnh đó, khi xếp lương cao nhất phải đi kèm với chất lượng của đội ngũ nhà giáo bởi đây là yếu tố mang tính chất quyết định tới trình độ nhân lực cao.

z6050285176769_5a4cff810f8317d931f8b1ac6cc96c91.jpg
Ông Dương Khắc Mai phát biểu (Ảnh: Quang Vinh)

Thời gian qua, theo ông Mai, vẫn còn một số cán bộ, giáo viên vi phạm, thậm chí phải kỷ luật. Do đó, đi đôi với thực hiện chính sách đặc thù, phải nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo giỏi về chuyên môn, đáp ứng yêu cầu về đạo đức nhà giáo.

Ông Mai cũng đề nghị rà soát quy định: “Nhà giáo cấp học mầm non; nhà giáo công tác ở nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; nhà giáo trường chuyên biệt, trường chuyên biệt khác; nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập; nhà giáo là người dân tộc thiểu số và nhà giáo ở một số ngành nghề đặc thù được ưu tiên trong chế độ tiền lương và phụ cấp cao hơn so với các nhà giáo khác”.

Bởi theo ông Mai, dự Luật chỉ nên ưu tiên chế độ tiền lương và phụ cấp cao hơn với nhà giáo cấp học mầm non, công tác tại miền núi, hải đảo, vùng khó khăn và giáo viên trường chuyên biệt.

Liên quan tới quy định tại dự thảo “nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp”, ông Mai đề nghị cân nhắc vấn đề này vì việc xếp lương lần đầu cho nhà giáo cần đặt trong hệ thống quy định xếp lương công chức, viên chức Nhà nước, và đồng bộ với các ngành khác. “Nhìn sang ngành y tế, về thời gian đào tạo để thành một bác sĩ dài hơn giáo viên, áp lực công việc, độ khó chuyên môn không kém nhưng hiện vẫn chưa được áp dụng quy định này. Vì vậy nếu có chính sách này chỉ áp dụng quy định này với nhà giáo chuyên biệt, giáo viên mầm non, giáo viên tại vùng hải đảo, khó khăn, nhưng phải có cam kết thời gian làm việc từ 3-5 năm”-ông Mai nêu vấn đề.

Về chính sách tiền lương đãi ngộ đối với nhà giáo, ĐB Trần Quang Minh (Đoàn Quảng Bình) đề nghị, đánh giá khách quan thu nhập bình quân của nhà giáo hiện nay so với lĩnh vực khác trong xã hội để từ đó tham mưu cho Chính phủ quy định chi tiết thật phù hợp với thực tế, đảm bảo chế độ ưu tiên nhưng phải bình đẳng, công bằng với các nhóm đối tượng trong ngành. Nhất là chế độ thu hút nói chung, thu hút vùng miền nói riêng, phụ cấp ưu đãi nghề, ưu đãi trong các cấp học, chế độ biệt phái, điều động, chế độ nghỉ hè, đào tạo, bồi dưỡng nhằm tránh tối đa việc bất bình đẳng trong thu nhập cũng như tạo kẽ hở, tạo đặc quyền đặc lợi, từ đó sinh ra tiêu cực trong đề bạt, bổ nhiệm cán bộ quản lý giáo dục.

Thừa thiếu giáo viên ngày càng trầm trọng

z6050239649742_85bb7a9591b4aaec7e4b274cf9d471f7.jpg
Ông Trần Văn Tiến phát biểu (Ảnh: Quang Vinh)

ĐB Trần Văn Tiến (Đoàn Vĩnh Phúc) đề nghị, bổ sung quy định về tiêu chí, tiêu chuẩn đầu vào đối với nguồn đào tạo giáo viên tại các cơ sở đào tạo nguồn giáo viên, nhằm nâng cao chất lượng đầu vào đối với các giáo viên trong tương lai, tránh tình trạng như nhiều năm qua, việc tuyển sinh đối với nhiều cơ sở đào tạo nguồn giáo viên có đầu vào giáo viên gần như thấp nhất theo tiêu chuẩn xét tuyển so với nhiều ngành, lĩnh vực.

Về các chính sách hỗ trợ nhà giáo được quy định trong dự thảo Luật, ông Tiến cho rằng, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ này đang chỉ phù hợp với các cơ sở giáo dục công lập. Ông băn khoăn, đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập, các nhà giáo có được hưởng các chính sách hỗ trợ này không? “Nếu không sẽ tạo ra sự mất cân bằng, vì vậy đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu nội dung này để đảm bảo tính công bằng đối với các nhà giáo trong xã hội”-ông Tiến nêu quan điểm.

z6050239626856_6834eeb384f84c225bc33daac67398f5.jpg
Ông Trần Văn Thức phát biểu (Ảnh: Quang Vinh)

Quan tâm tới vấn đề tuyển dụng nhà giáo, là một nhà giáo với hơn 30 năm công tác, và hiện nay đang là Giám đốc Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Thanh Hoá, ĐB Trần Văn Thức (Đoàn Thanh Hóa) phản ánh thực tế, hiện trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ đang ngày càng trầm trọng. Một trong những nguyên nhân cơ bản là do các cơ quan quản lý giáo dục thiếu vai trò chủ trì, nên không thể chủ động trong việc tuyển dụng, sử dụng giáo viên. Việc tuyển dụng nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập hiện nay được thực hiện theo quy định chung về tuyển dụng viên chức, tuy nhiên, quy định này chưa thực sự phù hợp với hoạt động nghề nghiệp đặc thù của khối nhà giáo.

Ông Thức đồng tình và thống nhất cao với những quy định giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong việc tuyển dụng nhà giáo. Đây là quy định rất quan trọng, có thể tháo gỡ ngay các vấn đề khó khăn về thừa thiếu giáo viên tại các địa phương.

201120240921-z6050390792982_c86107294d61b94e00b8c77c9785720f.jpg
Bà Huỳnh Thị Ánh Sương phát biểu (Ảnh: Quang Vinh)

ĐB Huỳnh Thị Ánh Sương (Đoàn Quảng Ngãi) cho biết, thực tế hiện nay vẫn còn tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ, việc tuyển dụng nhà giáo công tác tại vùng sâu, vùng xa còn khó khăn, thậm chí có những địa bàn không tuyển dụng được giáo viên.

Bà Sương đề nghị cần có sự thống nhất đầu mối quản lý giáo dục, phân cấp, phân công hợp lý để tháo gỡ các nút thắt trong tuyển dụng và sử dụng nhà giáo. Đồng thời cần nghiên cứu bổ sung quy định về bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục.

Theo bà Sương, đời sống của một bộ phận nhà giáo còn khó khăn, chưa thể sống bằng nghề, chưa được quan tâm và bảo vệ xứng đáng từ xã hội. Do đó, cần quan tâm đến đời sống, thu nhập của nhà giáo, đặc biệt là giáo viên mầm non và giáo viên trẻ. Bên cạnh đó, cần rà soát, điều chỉnh về bổ nhiệm, miễn nhiệm nhà giáo giữ chức vụ quản lý ở các cơ sở giáo dục.



Nguồn: https://daidoanket.vn/luong-cua-nha-giao-phai-cao-nhat-trong-he-thong-thang-bac-luong-hanh-chinh-su-nghiep-10294857.html

Cùng chủ đề

Tăng tiền lương, chính sách đãi ngộ với nhà giáo

Tại dự thảo Luật Nhà giáo mới, các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp, hỗ trợ nhà giáo được quy định đầy đủ, theo hướng gia tăng các chính sách đãi ngộ để nhà giáo yên tâm công tác. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Các cựu quan chức ‘nhận hối lộ’ bao nhiêu tiền từ ‘bà trùm’ Xuyên Việt Oil?

Ngày 20/11, TAND TPHCM xét xử sơ thẩm vụ án tiêu cực xảy ra tại công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (công ty Xuyên Việt Oil) và các đơn vị liên quan, trong đó liên quan đến nhiều cựu quan chức. ...

Đẩy mạnh hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở, đất ở, đất sản xuất

Nhờ thực hiện kịp thời, đồng bộ các chính sách dân tộc, những năm qua, đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi tỉnh Phú Yên có những thay đổi tích cực. Trong đó, tỉnh đã đẩy mạnh thực hiện Dự án 1, hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở, đất ở, đất sản xuất trong đồng bào DTTS. ...

Quốc hội tri ân, gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới các nhà giáo trên mọi miền Tổ quốc

Ngày 20/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo. Trước khi thảo luận, Quốc hội đã tri ân tới đội ngũ giáo viên trên cả nước. Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn...

Thủ tướng chia sẻ 3 đề xuất thực hiện mục tiêu phát triển bền vững tại G20

Việt Nam cam kết sẽ nỗ lực hết sức mình cùng phấn đấu thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trước năm 2050, đóng góp cho sự phát triển của một thế giới xanh, sạch, đẹp, bền vững. ...

Thêm đơn vị được cấp phép tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Đức ÖSD

Thông tin từ Bộ GDĐT cho biết, Bộ vừa công bố quyết định phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Đức ÖSD giữa Viện Nghiên cứu Giáo dục nghề nghiệp (IVES) và Hiệp hội đánh giá năng lực tiếng Đức ÖSD của Cộng hòa Áo. ...

Bài đọc nhiều

Hòa Bình gặp gỡ Ấn Độ năm 2024

NDO - Chiều 16/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội nghị “Gặp gỡ Ấn Độ năm 2024”. Dự hội nghị có: Ngài Sandeep Arya, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam; ngài Indronil Sengupta, Chủ tịch Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam; đại diện Bộ Ngoại giao, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; đại diện các doanh nghiệp Ấn Độ đang hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt...

Phát huy vai trò làm chủ, tinh thần tự quản

Sáng 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Cùng tham dự có Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến. Phát biểu tại Ngày hội, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần tự quản của mỗi người dân để...

Đề nghị kỷ luật nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật các nguyên lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc gồm: Nguyên Bí thư tỉnh ủy Phạm Văn Vọng; nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Phùng Quang Hùng và nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Hòa Bình. ...

Tăng cường hợp tác, đóng góp xây dựng thế giới công bằng, bền vững

Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1989, Việt Nam và Brazil đã xây dựng mối quan hệ vững chắc và toàn diện, trên cơ sở tin cậy chiến lược và hiểu biết lẫn nhau. Quan hệ...

Nhanh chóng phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số cho toàn dân

Ngày 18/11, nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Trường Đại học Kinh tế nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường....

Cùng chuyên mục

Quốc hội tri ân, gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới các nhà giáo trên mọi miền Tổ quốc

Ngày 20/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo. Trước khi thảo luận, Quốc hội đã tri ân tới đội ngũ giáo viên trên cả nước. Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn...

Thủ tướng chia sẻ 3 đề xuất thực hiện mục tiêu phát triển bền vững tại G20

Việt Nam cam kết sẽ nỗ lực hết sức mình cùng phấn đấu thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trước năm 2050, đóng góp cho sự phát triển của một thế giới xanh, sạch, đẹp, bền vững. ...

Việt Nam quyết tâm thúc đẩy việc thực thi các quyền con người

Ngày 19/11, Bộ Tư pháp phối hợp với Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhân quyền của Chính phủ chủ trì tổ chức Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện Quyết định 1252 tại tỉnh Hà Nam. Hội nghị đã...

Hà Nội xem xét ban hành 11 Nghị quyết để triển khai, thi hành Luật Thủ đô

Ngày 19/11, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 19-kỳ họp chuyên đề để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Phát biểu khai mạc kỳ họp,...

Thống nhất giao Chính phủ quy định chi tiết việc chuyển dữ liệu ra nước ngoài

Chuyển dữ liệu ra nước ngoài cho tổ chức, cá nhân nước ngoài được quy định tại dự thảo Luật Dữ liệu là vấn đề mới, phức tạp, còn có ý kiến khác nhau, và hiện nay có một số cơ quan đại diện, một số tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài gửi ý kiến kiến nghị. Do đó làm sao quy định chặt chẽ chuyển dữ liệu ra nước ngoài, cho tổ chức, cá nhân nước ngoài là...

Mới nhất

Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ

DNVN - Sau khi triển khai tuyến dịch vụ kết nối trực tiếp đến các cảng lớn tại Ấn Độ vào cuối tháng 8/2024, cảng Chu Lai tiếp tục mở rộng tuyến hàng hải...

Việc TP Thủ Đức cần làm để tạo đột phá, thúc đẩy tăng trưởng cho TPHCM

(Dân trí) - "TP Thủ Đức cần làm là đầu tư cho bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ để đủ sức vận hành một đô thị trên một triệu dân, thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp, ủy quyền", TS Trần Du Lịch nói. Sau gần 4 năm được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3...

Nữ sinh 3 lần giành giải nhất, được tặng hoa Tổng Bí thư Tô Lâm

(Dân trí) - Tại chương trình "Gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu toàn quốc" vừa qua, Lê Huyền Trang - nữ sinh xuất sắc của ĐH Quốc gia Hà Nội - được vinh dự đại diện các bạn sinh viên tặng hoa Tổng Bí thư Tô Lâm. Nữ sinh "5 tốt" Sáng 18/11, trên sân khấu chương trình "Gặp mặt...

Vì sao hàng Việt chưa tận dụng tốt kênh online?

Trao đổi với chúng tôi, nhiều chuyên gia cho biết dù chuyển đổi số là xu hướng tất yếu nhưng tỉ lệ thất bại trong chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt vẫn cao do tư duy và cách tiếp cận chưa phù hợp. ...

Công ty an ninh mạng Nga chiêu mộ thần đồng lập trình 7 tuổi vào đội ngũ quản lý

DNVN - Một công ty an ninh mạng tại Nga đã quyết định mời một thần đồng lập trình chỉ mới 7 tuổi vào đội ngũ quản lý của mình. ...

Mới nhất