Trang chủNewsThời sựSinh khí mới nâng tầm đại biểu Quốc hội

Sinh khí mới nâng tầm đại biểu Quốc hội

Để nâng cao chất lượng công tác ban hành văn bản pháp luật đòi hỏi đổi mới tư duy lập pháp, tăng cường phân cấp, phân quyền; dứt khoát từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm.”

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)'
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)’

Sáng 21/10/2024 tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh tới việc cần chú trọng nâng cao chất lượng công tác ban hành văn bản pháp luật toàn diện về cả nội dung và kỹ thuật lập pháp theo hướng ngắn gọn, chỉ quy định những vấn đề theo đúng thẩm quyền của Quốc hội, không luật hóa các vấn đề thuộc thông tư, nghị định… đảm bảo khi các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua đạt chất lượng cao và “tuổi thọ” lâu dài, tạo điều kiện thuận lợi và giao quyền chủ động, linh hoạt cho Chính phủ trong quá trình tổ chức thực hiện luật, gắn việc xây dựng luật với tổ chức thi hành luật đạt hiệu quả cao nhất.

Đây chính là kim chỉ nam cho việc xây dựng và ban hành văn bản pháp luật mà Quốc hội hướng tới, kịp thời tháo gỡ các “điểm nghẽn” thể chế, chính sách, khơi thông các nguồn lực, nhằm mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, đảm bảo đời sống cho nhân dân.

Những việc này đòi hỏi bắt nguồn từ đổi mới tư duy lập pháp, ban hành văn bản pháp luật mang tầm bao quát, có chất lượng, có sức sống dài lâu; tăng cường phân cấp, phân quyền; dứt khoát từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm.”

Để phân tích sâu hơn về những ”điểm nghẽn” cần tháo gỡ này, phóng viên TTXVN thực hiện chùm 3 bài viết với chủ đề “Gỡ “điểm nghẽn” thể chế – khơi thông từ tư duy lập pháp.”

Bài 1: Sinh khí mới nâng tầm đại biểu Quốc hội

Cũng tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh 3 điểm nghẽn lớn nhất hiện nay cần được tháo gỡ là thể chế, hạ tầng và nhân lực, trong đó thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn.”

Theo cách hiểu chung, thể chế là hệ thống các cơ chế, chính sách, nguyên tắc, quy định, luật lệ… để định hướng sự phát triển của một tổ chức nói riêng hay một nhà nước nói chung.

Pháp luật là thành phần quan trọng nhất tạo nên thể chế, do vậy, để tháo gỡ “điểm nghẽn” thể chế, cần tập trung vào việc xây dựng, thực thi pháp luật sao cho hiệu quả.

Nhiệm vụ đổi mới cấp bách

Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao hoạt động của Quốc hội thời gian qua đã có nhiều đổi mới thực chất và hiệu quả hơn. Quốc hội ngày càng phát huy vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, với ba chức năng quan trọng: lập pháp; quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những dự án luật mới phù hợp với xu thế phát triển, Tổng Bí thư cũng chỉ rõ chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, một số luật mới ban hành đã phải sửa đổi; các quy định chưa thực sự đồng bộ, còn chồng chéo; nhiều quy định còn gây khó khăn, cản trở trong việc thực thi, gây thất thoát lãng phí các nguồn lực; chưa tạo môi trường thực sự thuận lợi để thu hút các nguồn lực của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

ttxvn_tong_bi_thu_gap_mat_cac_nha_giao_can_bo_quan_ly_giao_duc_nhan_ngay_nha_giao_viet_nam_2011_6.jpg
Tổng Bí thư Tô Lâm. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Trên thực tế, nhiều quy định trong văn bản pháp luật còn trống vắng, hoặc bị chồng chéo. Đơn cử như quá trình triển khai Luật Quy hoạch, tại nhiều cơ quan, tỉnh, thành gặp khó khăn, vướng mắc với nhiều thủ tục rườm rà, loay hoay không biết tháo gỡ từ đâu.

Nổi bật là một số trình tự, thủ tục trùng lặp liên quan đến lấy ý kiến về quy hoạch (đối với một quy hoạch, tỉnh phải thực hiện quy trình lấy ý kiến các bộ, ngành ít nhất 4 lần); một số trình tự, thủ tục, trách nhiệm và thẩm quyền chưa được quy định (chưa có quy định về cơ quan trình và giải trình các ý kiến của đại biểu Quốc hội đối với Quy hoạch Thủ đô…); một số trình tự, thủ tục chưa phù hợp với thực tiễn (quy định về lấy ý kiến cộng đồng đối với một số quy hoạch liên quan đến bí mật nhà nước; việc lập, thẩm định các hợp phần quy hoạch của quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng…).

Thêm vào đó, tại nhiều tỉnh thành cũng chật vật xoay xở với quy định về thời hạn công bố quy hoạch (15 ngày kể từ ngày quy hoạch được phê duyệt) chưa phù hợp với thực tiễn, do việc hoàn thiện hồ sơ quy hoạch, nhất là hoàn thiện sơ đồ, bản đồ quy hoạch, cơ sở dữ liệu về quy hoạch bảo đảm thống nhất với văn bản quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch mất nhiều thời gian.

Các chuyên gia cho rằng, những vướng mắc, bất cập nói trên cần được khắc phục thông qua việc sửa đổi, bổ sung các quy định tại Luật Quy hoạch về nội dung, trình tự, thủ tục và thẩm quyền liên quan đến việc lập, phê duyệt, điều chỉnh kế hoạch thực hiện quy hoạch theo hướng tăng cường phân cấp, bảo đảm đồng bộ, thống nhất giữa quy định pháp luật về quy hoạch và quy định của pháp luật khác có liên quan.

Một ví dụ khác, tại tỉnh Cao Bằng, khi thực hiện dự án đầu tư, đặc biệt là dự án có sử dụng đất được áp dụng theo quy định tại nhiều luật như: Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Lâm nghiệp… và nhiều văn bản dưới luật. Quá trình triển khai, tỉnh loay hoay với tầng tầng, lớp lớp thủ tục với khoảng trên dưới 40 thủ tục, được thực hiện trong khoảng hơn 310 ngày.

Đó là chưa kể tới trường hợp nếu có 2 nhà đầu tư (trong đó có nhà đầu tư nước ngoài) thì thủ tục thực hiện còn tăng thêm 30 ngày.

Điều này khiến cho các thủ tục thực hiện dự án đầu tư tại tỉnh Cao Bằng mất rất nhiều thời gian, làm giảm khả năng cạnh tranh, giảm thu hút nguồn đầu tư vào tỉnh.

Theo các chuyên gia lập pháp, những vướng mắc, bất cập nói trên cần được sửa đổi trong luật, theo hướng lồng ghép các quy trình, thủ tục hiện hành; hoặc quản lý dựa trên rủi ro đi kèm với các yêu cầu, điều kiện cụ thể, chặt chẽ.

Đồng thời, quy định quy trình đặc biệt để thu hút dự án đặc biệt, trường hợp nhằm cạnh tranh với các quốc gia khác để thu hút các dự án đầu tư thì Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định nhằm đảm bảo kịp thời, sau đó có cơ chế thực hiện hậu kiểm, kiểm soát rủi ro.

Những điều này đòi hỏi việc ban hành văn bản pháp luật cần phải được đổi mới toàn diện, từ tư duy lập pháp đến phương thức soạn thảo, ban hành, thực thi văn bản pháp luật.

Đây cũng chính là yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại phiên họp thứ 37 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, trong đó nhấn mạnh việc xây dựng pháp luật phải từ các Bộ, ngành. Bộ trưởng, Thứ trưởng, các Vụ có liên quan phải ngồi nhiều lần, nhiều cuộc, phải xem từng khoản, từng điều, từng chương của Luật, Nghị quyết thì Luật, Nghị quyết mới có chất lượng và “tuổi thọ” lâu dài.

Trọng trách trên vai người đại biểu nhân dân

Tiến sỹ Nguyễn Quốc Việt (Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách – VEPR) đánh giá, “điểm nghẽn” thể chế thường có 2 hình thức: Quá nhiều và quá ít quy định điều chỉnh. Điều quan trọng hơn, sâu xa hơn là “điểm nghẽn” nằm ở chất lượng chính sách trong các văn bản quy phạm pháp luật nói chung và các văn bản luật nói riêng.

ttxvn_uy ban thuong vu quoc hoi (1).jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Đặc biệt là các văn bản pháp luật chuyên ngành chưa đảm bảo sự đánh giá tác động toàn diện và phù hợp của chính sách đưa ra trong văn bản. Tại một số văn bản, việc đánh giá tác động khi xây dựng dự thảo pháp luật bị cho là khá hời hợt, không toàn diện, không đầy đủ, mang đậm yếu tố đánh giá chủ quan từ phía các cơ quan Nhà nước, chưa phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội.

Chính sự không phù hợp với thực tiễn đời sống là điều cản trở, là những “điểm nghẽn” khiến văn bản pháp luật đó không thể đi vào cuộc sống, mà khi đó dễ nhầm tưởng là do khâu thực thi pháp luật đem lại.

Và khi cố gắng cải tiến khâu thực thi pháp luật (tập trung vào cải cách thủ tục hành chính và cắt giảm thủ tục hành chính…) thì hiệu quả lại không đạt như mong muốn.Xét về bản chất, “nghẽn” thể chế là hiện tượng các thiết chế hoạt động bế tắc, kém hiệu quả.

Nguyên nhân của “nghẽn” thể chế là sự ôm đồm, chồng chéo và xung đột của hệ thống pháp luật. Như vậy, muốn gỡ “nghẽn” thể chế thì phải cải cách hệ thống pháp luật.

Trước hết là cải cách về tư duy, tiếp đó là cải cách việc làm chính sách.Đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị nhưng trọng trách rất lớn đặt lên vai của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội và của Chính phủ. Với trọng trách này, các đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà khoa học, cơ quan chức năng… phải phát huy tinh thần trách nhiệm, không ngại va chạm để đóng góp xây dựng luật với chất lượng tốt nhất, loại bỏ sự chồng chéo, xung đột, lợi ích nhóm…

Đội ngũ xây dựng luật phải thực sự là những con người có trình độ, là chuyên gia trong từng lĩnh vực, có đạo đức, phẩm chất tốt, không chịu bất cứ áp lực, sự ràng buộc nào để có thể làm sai lệch nội dung luật theo chiều hướng tiêu cực.

TTXVN_2910 Quoc hoi Luat dau tu cong 1.jpg
Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Điện Biên, Vĩnh Long, Kon Tum và thành phố Cần Thơ thảo luận ở tổ. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Theo Tiến sỹ Nguyễn Quốc Việt, để tháo gỡ “điểm nghẽn” thể chế cần phân định rạch ròi chức năng nhiệm vụ, cũng như cá thể hóa trách nhiệm của từng cơ quan quản lý, từ cấp trung ương đến địa phương.

Thêm vào đó, Nhà nước cần phải giảm bớt ôm đồm các công việc của thị trường và xã hội, theo hướng giảm điều tiết, giảm vai trò quản lý, giảm sự can thiệp của Nhà nước đối với xã hội, để thị trường tự vận hành, xã hội tự vận động.

Muốn các văn bản pháp luật nhanh chóng đi vào cuộc sống, có “tuổi thọ” cao, phải đáp ứng hài hòa giữa hai yếu tố: Tránh tình trạng quy định quá chi tiết, dài dòng, nhất là những nội dung chưa rõ, thường xuyên biến động; đồng thời không để xảy ra tình trạng quy định quá chung chung, khó hiểu, phải có nhiều văn bản dưới luật hướng dẫn… Và trên hết là phải đứng trên mảnh đất thực tiễn để xây dựng hệ thống pháp luật./.

Bài 2: Đứng trên mảnh đất thực tiễn để xây dựng pháp luật

(TTXVN/Vietnam+)



Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/sinh-khi-moi-nang-tam-dai-bieu-quoc-hoi-post994442.vnp

Cùng chủ đề

Biển mây huyền ảo trên đèo Tằng Quái

Với những ai yêu thích vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc, đèo Tằng Quái chắc chắn là một điểm đến không thể bỏ qua. Đèo Tằng Quái nằm trên trục Quốc lộ 279 nối thành phố Điện Biên Phủ với huyện Mường Ảng (tỉnh Điện Biên). Cung đèo này không chỉ được biết đến với những khúc cua quanh co, hiểm trở mà còn bởi vẻ đẹp thơ mộng của biển mây tràn ngập mỗi sáng...

Khổ sở vì thường xuyên bị kẹt cứng trên các tuyến đường cửa ngõ Tây

TPO - Nằm ở phía Tây-Bắc TPHCM, trục đường Trường Chinh - Cộng Hòa có vai trò kết nối giao thông vào khu vực cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất và trung tâm thành phố. Tuy nhiên, nhiều năm qua, các tuyến đường này đang dần quá tải, thường xuyên ùn ứ vào giờ cao điểm. TPO - Nằm ở phía Tây-Bắc TPHCM, trục đường Trường Chinh - Cộng Hòa có vai trò kết nối giao...

Cỏ hoang um tùm trên đất ‘kim cương’ nghìn tỷ giữa trung tâm TPHCM

TPO - Tháp SJC Tower, Satra Tax Plaza là hai dự án nghìn tỷ cùng nằm trên "đất vàng" đường Lê Lợi (quận 1, TPHCM) hiện cỏ mọc hoang mọc um tùm, gây lãng phí tài nguyên đất. TPO - Tháp SJC Tower, Satra Tax Plaza là hai dự án nghìn tỷ cùng nằm trên "đất vàng" đường Lê Lợi (quận 1, TPHCM) hiện cỏ mọc hoang mọc um tùm, gây lãng phí tài nguyên đất. ...

BIDV rót vốn xanh vào Nhà máy Cơ khí Công nghệ cao Nghi Sơn

BIDV sẽ cung ứng nguồn vốn cho dự án Nhà máy Cơ khí Công nghệ cao Nghi Sơn mà DDC đang triển khai tại Thanh Hóa. BIDV rót vốn xanh vào dự án Nhà máy Cơ khí Công nghệ cao Nghi Sơn do DDC triển khai. Ảnh: Hứa Chung/TTXVN Chiều 19/11, tại Tp. Hồ Chí Minh, Công ty cổ phần Cơ khí Xây dựng Thương mại Đại Dũng (DDC) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)...

Agribank đồng hành, tiếp sức sản phẩm OCOP vươn xa

(Dân trí) - Agribank nỗ lực đồng hành, hỗ trợ nhu cầu vay vốn đối với khách hàng sản xuất, kinh doanh các sản phẩm OCOP, góp phần chung tay bảo tồn và phát huy các giá trị làng nghề truyền thống, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn. OCOP là một trong những chương trình quan trọng được Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm trong công tác triển khai thực hiện trên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nghiên cứu việc mở rộng tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gợi mở các cơ sở giáo dục đào tạo có thể tổ chức kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm gắn với Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gợi mở các cơ sở giáo dục đào tạo có thể tổ chức kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam...

Giúp trẻ tìm hiểu các ngành nghề qua bộ sách “Em thích nghề nào?”

Bộ sách nhằm giúp các em bước đầu có hiểu biết về một số ngành nghề trong cuộc sống. Bộ sách khơi dậy trong em mơ ước được làm những nghề mình yêu thích, có ích cho cộng đồng. (Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/giup-tre-tim-hieu-cac-nganh-nghe-qua-bo-sach-em-thich-nghe-nao-post994368.vnp

LHP châu Âu tại Việt Nam: Khám phá 2 tựa phim được khán giả yêu thích nhất

"Vẫn còn ngày mai" và "Cô bé trầm lặng" - hai tác phẩm chính kịch với hàng chục nghìn đánh giá trên IMDb là gợi ý đối với khán giả Việt Nam có nhu cầu giải trí và khám phá các nền văn hóa khác. Liên hoan Phim Châu Âu vừa trở lại với khán giả tại Việt Nam ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh từ 14-28/11. Trong số 18 tựa...

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp công trình kiến trúc trăm năm tuổi giữa thủ phủ cao nguyên

Tòa thị chính tỉnh Đồng Nai Thượng xưa (nay là văn phòng Hội đồng Nhân dân huyện Di Linh, Lâm Đồng) là công trình lâu đời nhất Tây Nguyên với hơn 100 năm tuổi, vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. (TTXVN/Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/chiem-nguong-ve-dep-cong-trinh-kien-truc-tram-nam-tuoi-giua-thu-phu-cao-nguyen-post994341.vnp

Azerai Cần Thơ Resort chính thức đổi tên thành Legacy Mekong

Sở hữu địa thế đặc biệt, tọa lạc trên Cồn Ấu - một trong những cồn đẹp bậc nhất của thủ phủ Tây Đô, Legacy Mekong được ví như “Ốc đảo bình dị độc đáo” khi mang kiến trúc Đông Dương đặc trưng.Novaland hoàn thiện chuỗi dịch vụ đẳng cấp dành cho khách hàngNovaland lần thứ 3 được vinh danh trong top 10 doanh nghiệp bền vữngCoteccons và Novaland ký kết hợp tác trong lĩnh vực xây dựng Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/azerai-can-tho-resort-chinh-thuc-doi-ten-thanh-legacy-mekong-post994325.vnp

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Y Luyện – cây đại thụ giữa đại ngàn

Khi còn làm lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk cho đến lúc về hưu, ông...

Đề xuất Nhà nước độc quyền đầu tư điện hạt nhân

Dự thảo luật Điện lực (sửa đổi) đề xuất Nhà nước độc quyền trong đầu tư xây dựng các dự án nhà máy điện hạt nhân, nhằm bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.   Chiều 21.10, thừa ủy quyền của Chính phủ Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên trình bày trước Quốc hội về dự án luật Điện lực (sửa đổi). Một trong những điểm mới được đề cập tại dự thảo lần này, đó là các chính...

Cùng chuyên mục

Ninh Thuận: Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2024

UBND tỉnh Ninh Thuận vừa tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 với chủ đề: “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”. Đây cũng là nội dung thuộc Dự án 8- Chương...

Kỳ vọng những đổi mới để ‘tiếp sức’ cho nhà giáo

Nhân dịp 20.11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định, chưa bao giờ tầng lớp trí thức, các nhà giáo, hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục và đào tạo lại được những người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước coi trọng, đề cao và đặt ở vị trí quốc sách hàng đầu như hiện nay. Những nhà giáo, dù ở bất cứ vị trí...

Cô gái Hà Nội chọn chồng giống hệt bố từ chuyện tình khó tin

(Dân trí) - Trong bức ảnh chụp lễ ăn hỏi của một cặp đôi ở Hà Nội, nhiều người bày tỏ bất ngờ khi con rể trông giống hệt bố vợ. Đằng sau bức ảnh là chuyện tình trùng hợp đến khó tin của Chiêu Dương - Thanh Tùng. Bức ảnh "con rể giống bố vợ" gây bão mạng Sau đám cưới hồi tháng 10, Lê Chiêu Dương (26 tuổi, ở Hà Nội) chia sẻ những khoảnh khắc trọng đại của...

Tăng cường kết nối chiến lược phát triển Việt Nam

(ĐCSVN) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long đề nghị hai bên tăng cường kết nối chiến lược phát triển, mong muốn Trung Quốc hỗ trợ Việt Nam về vốn vay ưu đãi, chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực, phối hợp tư vấn và thi công 3 tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn kết nối với Trung Quốc. ...

Chuyện về cô giáo bỏ tiền túi tặng quà cho học sinh ngày 20/11

(Dân trí) - Chờ quà cô trở thành niềm vui khó tả của học sinh lớp cô Trịnh Thị Liên - Trường Phổ thông cơ sở Xã Đàn, Hà Nội. Cảm giác biết mình có quà khiến mỗi dịp lễ thực sự là 1 ngày hội của những đứa trẻ. "Cô ơi cứu con với, cô cứu con với", một bé gái hốt hoảng lao từ trong lớp ra hành lang, níu lấy tay cô giáo. Cô giáo quay ra...

Mới nhất

Các bài tập cần biết để cải thiện tình trạng đau lưng

Vì 'cốt sinh hình, tâm sinh tưởng và khí sinh sắc', cho nên muốn cơ thể mạnh mẽ và khỏe đẹp phải do cốt khí tạo nên mà điểm quyết định là cột sống. ...

Kỳ vọng những đổi mới để ‘tiếp sức’ cho nhà giáo

Nhân dịp 20.11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định, chưa bao giờ tầng lớp trí thức, các nhà giáo, hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục và đào tạo lại được những người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước coi trọng, đề cao và...

Chuyến thăm và làm việc của Học viện Báo chí và Tuyên truyền tại Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Lào:...

Ngày 11/11/2024, đoàn công tác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền do TS. Nguyễn Đức Toàn, Phó Giám đốc Học viện dẫn đầu đã có chuyến thăm và làm việc tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào. Chuyến thăm diễn ra trong không khí cởi mở, hữu nghị, khẳng định mối quan hệ...

Giá vàng trong nước ngày 20/11: Tăng theo xu hướng vàng thế giới

DNVN - Giá vàng thế giới có phiên tăng thứ hai liên tiếp, đạt đỉnh trong một tuần qua do căng thẳng giữa Nga và Ukraine làm gia tăng đà tăng giá vàng trong...

Cú hích pháp lý Aqua City: Doanh nghiệp tăng niềm tin – Novaland nỗ lực phục hồi

Ngày 19/11/2024, Chủ tịch UBND Tỉnh Đồng Nai - Võ Tấn Đức chính thức phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung 1/10.000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua. Đây là kết quả của sự...

Mới nhất