Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTháo 'điểm nghẽn' nếu giao quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành...

Tháo ‘điểm nghẽn’ nếu giao quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục?

Giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo được xem là đề xuất có tính đột phá trong dự luật Nhà giáo. Điều này được kỳ vọng sẽ tháo gỡ các nút thắt cả về số lượng và chất lượng trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo thời gian qua.

Một trong những quy định được xem là đột phá trong dự thảo luật Nhà giáo là giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo thay vì ngành nội vụ như hiện nay.

Tháo 'điểm nghẽn' nếu giao quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục?- Ảnh 1.

Dự thảo luật Nhà giáo đề xuất giao quyền tuyển dụng, sử dụng nhà giáo cho ngành giáo dục

Trong đó, Bộ GD-ĐT, Bộ LĐ-TB-XH là cơ quan chủ trì xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển, tổng biên chế đội ngũ nhà giáo thuộc thẩm quyền quản lý trình cấp có thẩm quyền quyết định; ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn tuyển dụng, nội dung thực hành sư phạm trong thi, xét tuyển nhà giáo; điều phối biên chế nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập theo số lượng được cơ quan có thẩm quyền giao.

Các cơ quan quản lý giáo dục chủ trì (hoặc phân cấp cho cơ sở giáo dục) thực hiện tuyển dụng, điều động, bố trí, đánh giá, bổ nhiệm nhà giáo. Dự thảo luật quy định việc bổ nhiệm do cơ quan quản lý giáo dục chủ trì tham mưu hoặc quyết định hoặc công nhận theo thẩm quyền được giao.

Ách tắc

GS Thái Văn Thành, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An, cho rằng quy định nêu trong dự thảo luật Nhà giáo là phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam. Thực tế hiện nay, ngành giáo dục không được chủ trì trong việc tuyển dụng, sử dụng nhà giáo. Điều này dẫn tới những điểm nghẽn.

Theo ông Thành, nguyên nhân khiến hiện nay cả nước thiếu khoảng 120.000 giáo viên, trong đó 72.000 người là chưa tuyển dụng, công tác tuyển dụng chậm trễ “là bởi chúng ta có nhiều khâu, nhiều tầng lớp, dẫn đến “ách tắc”.

Cạnh đó, việc ngành giáo dục không được chủ trì, chủ động trong quản lý biên chế cũng khiến ngành không xây dựng được quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo. Khi có quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo mới xác định được nguồn đầu vào đào tạo giáo viên, thu hút được những học sinh phổ thông xuất sắc, học sinh giỏi yêu quý nghề dạy học vào học sư phạm; hoặc thực hiện Nghị định 116 về hỗ trợ học phí và sinh hoạt phí cho sinh viên sư phạm. Lâu nay, ngành giáo dục khó thực hiện bởi khi đào tạo, đặt hàng sinh viên sư phạm tốt nghiệp ra trường rồi, nhưng biên chế không nắm được.

Với việc được giao quyền chủ động trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo, ngành giáo dục có thể điều động giáo viên từ cơ sở giáo dục hay nói ngắn gọn là từ trường này sang trường khác, từ huyện này sang huyện khác và từ tỉnh này sang tỉnh khác. Điều này ở hiện tại ngành giáo dục không thể thực hiện.

GS Thái Văn Thành

“Giao cho ngành nội vụ quản lý thì sẽ đóng khung trong từng huyện. Ngay cả trong một tỉnh thì huyện này thừa huyện kia thiếu giáo viên bộ môn, nhưng không điều động được”, ông Thành nhìn nhận.

Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, cũng đánh giá dự thảo quy định này đúng là một trong những điểm mới, khác với quy định trong luật Viên chức và các luật pháp liên quan hiện hành. Đây có thể coi là giải pháp hợp lý nhằm tháo gỡ một số bất cập, vướng mắc trong thực tiễn quản lý nhà giáo hiện nay khi Bộ GD-ĐT chỉ có quyền quản lý về chuyên môn đối với nhà giáo; không quản lý về số lượng, biên chế, công tác tuyển dụng, bổ nhiệm đối với nhà giáo.

Gia tăng yếu tố chuyên môn, chất lượng trong tuyển dụng

Cơ quan soạn thảo luật Nhà giáo cho rằng, nếu quy định này được thông qua, ngành giáo dục sẽ có sự chủ động trong tuyển dụng, sử dụng, phát triển đội ngũ nhà giáo vì có chế tài pháp lý đủ mạnh để tháo gỡ các nút thắt trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo thời gian qua; có cơ chế để thu hút người giỏi đến với nghề dạy học, giữ chân nhà giáo giỏi trong nghề. Từ đó, nâng cao chất lượng của hệ thống giáo dục trên cơ sở chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo về chất lượng.

Cùng với đó, quy định về tuyển dụng nhà giáo trong dự thảo luật đặt ra một số yêu cầu nhằm đáp ứng đặc thù nghề nghiệp của nhà giáo khác với viên chức các ngành, lĩnh vực khác, khác với người lao động thuần túy.

Trong đó, một nội dung điều chỉnh quan trọng trong tuyển dụng nhà giáo là: phương thức tuyển dụng thông qua xét tuyển hoặc thi tuyển, trong đó phải có thực hành sư phạm. Theo Bộ GD-ĐT, yêu cầu tuyển dụng nhà giáo phải có thực hành sư phạm sẽ giúp gia tăng chất lượng chuyên môn của người được tuyển dụng làm nhà giáo, lựa chọn được đúng người vào nghề.

Chia sẻ với báo chí về nội dung này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng, việc chuyển tư duy quản lý nhà nước về nhà giáo sang mô hình quản trị nguồn nhân lực là yêu cầu cấp thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi giáo dục đứng trước những yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện.

Luật Nhà giáo sẽ là khung pháp lý nhất quán, có hiệu lực và hiệu quả để kiến tạo và phát triển đội ngũ nhà giáo. Trong đó, chủ thể quản lý nhà nước về nhà giáo được nhấn mạnh về phía trách nhiệm của ngành giáo dục và được phân cấp cụ thể từ bộ tới sở, phòng và các cơ sở giáo dục.

“Định hướng khi xây dựng luật Nhà giáo là sẽ gia tăng yếu tố chuyên môn, yếu tố chất lượng trong cả việc đào tạo và tuyển dụng nhà giáo. Điều này giúp việc quản lý chặt chẽ hơn, thực chất hơn và nhà giáo cảm thấy thoải mái hơn, tự do hơn trong hoạt động nghề nghiệp và có nhiều điều kiện để phát triển bản thân, đóng góp với nghề”, Bộ trưởng Sơn nói.




Nguồn: https://thanhnien.vn/thao-diem-nghen-neu-giao-quyen-tuyen-dung-nha-giao-cho-nganh-giao-duc-185241120003522883.htm

Cùng chủ đề

(Trực tiếp) Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo

Ngày 20/11, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ tiếp tục họp đợt 2, dự kiến kéo dài đến ngày 30/11, để xem xét nhiều nội dung quan trọng, trong đó trọng tâm là công tác lập pháp. Buổi sáng, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Sau đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Truyền...

Tiền lương, chế độ đãi ngộ nhà giáo và những vấn đề căn cốt cần ưu tiên giải quyết

5 vấn đề căn cốt cần phải được ưu tiên giải quyết trong dự thảo Luật Nhà giáo là: Tiền lương và chế độ đãi ngộ; định danh và quản lý nhà giáo; phát triển công bằng giữa...

Vinh danh 10 nhà giáo nhận giải thưởng Trần Đại Nghĩa

(NLĐO) – Chiều 19-11, UBND TP HCM tổ chức Lễ trao Giải thưởng Trần Đại Nghĩa lần 2 năm 2024 nhằm tôn vinh các nhà giáo xuất sắc trong giáo dục nghề nghiệp ...

Cần thể hiện được những chính sách tương xứng với cống hiến của thầy cô

Dự thảo Luật Nhà giáo cần thể hiện được những chính sách đối với đội ngũ nhà giáo tương xứng với những cống hiến của thầy, cô; đồng thời có chính sách khuyến khích nhà giáo làm việc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nữ tiến sĩ 2 lần được vinh danh

Nữ tiến sĩ Hoàng Thị Hồng Trang (32 tuổi), giảng viên Khoa Tiếng Nga, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, vừa được Thành đoàn TP.HCM trao giải thưởng "Nhà giáo trẻ tiêu biểu" TP.HCM 2024. "Tôi cảm thấy hạnh phúc và tự hào khi nhận giải thưởng này hai năm liên tiếp. Đó là động lực để tôi tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Và cũng là món quà tri ân tôi muốn gửi tặng các thầy cô...

Bài đọc nhiều

Lương thấp, có giáo viên bỏ nghề đi làm công nhân khu công nghiệp

'Mặc dù chi tiêu rất tằn tiện nhưng chưa hết tháng đã hết lương... Nhiều thầy, cô giáo trẻ đôi lúc lúc dao động muốn chuyển nghề, thậm chí là đi làm công nhân ở các khu công nghiệp lương sẽ cao hơn...

Trường kinh tế mở ngành công nghệ là ‘tất yếu’

Trong xu thế đa ngành, trường Kinh tế quốc dân hay Ngoại thương mở các ngành công nghệ là tất yếu, nhưng cần thận trọng, theo các chuyên gia. Năm 2024, trường Đại học Kinh tế quốc dân (NEU) dự kiến mở 6 ngành mới, trong đó bốn ngành thuộc lĩnh vực Máy tính và công nghệ thông tin, gồm Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, Trí tuệ nhân tạo, An toàn thông tin. Cả bốn ngành đều...

Gần 90% sinh viên Đại học Quốc gia TP HCM sử dụng ChatGPT

(NLĐO) – Tích hợp Trí tuệ nhân tạo (AI) vào giảng dạy vừa thuận lợi vừa là thách thức cho ngành giáo dục. ...

Những thầy cô ‘trốn’ nhận quà 20/11 của phụ huynh, học sinh

Rất quý và biết ơn cô giáo dạy toán vì đã giúp con trai tiến bộ trong học tập và ngày càng sống có trách nhiệm, chị Khuyên cùng nhóm phụ huynh mua tặng cô một giỏ trái cây làm quà 20/11, nào ngờ khiến cô không vui và nhắn tin “trách”. Có con trai đang học cấp 3 tại huyện Nam Từ Liêm, Hà Nội, chị Nguyễn Thị Khuyên nhớ mãi cô giáo dạy thêm của con hồi cấp...

Trường Ngôi Sao Hoàng Mai công bố Hệ thống triết lý giáo dục và Bộ nhận diện thương hiệu

Sự kiện lễ công bố công bố hệ thống 5 triết lý giáo dục, tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và bộ nhận diện thương hiệu riêng chiều ngày 10/8 là sự khẳng định vị thế của một tổ chức giáo dục uy tín trên địa quận Hoàng Mai nói riêng và của TP Hà Nội nói chung, mở đầu cho bước chuyển mình quan trọng trong chiến lược phát triển của trường Ngôi sao Hoàng Mai.

Cùng chuyên mục

Tận tâm chọn nghiệp trồng người: ‘Tôi tự hào là thầy giáo mầm non’

Duy nhất cái tên Lê Công Sự là thầy giáo trong cả trăm "cô nuôi dạy trẻ" được Thành Đoàn TP.HCM trao giải thưởng "Nhà giáo trẻ tiêu biểu" TP.HCM 2024 dịp 20-11 năm nay. Yêu nghề và nhiều sáng tạoVì yêu và muốn...

Ký ức “nằm gai nếm mật” của những nhà giáo đi B

Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hàng nghìn nhà giáo miền Bắc đã vào Nam, vừa tham gia xây dựng nền giáo dục trong các chiến khu, vùng căn cứ, vừa...

Lương nhà giáo sẽ được xếp cao nhất

Để giáo viên yên tâm công tác, nhiều quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp, hỗ trợ nhà giáo đang được tính toán để cải thiện ...

Nghề giáo là sứ mệnh

"Là một hiệu trưởng, tôi luôn mong muốn tạo ra một môi trường học tập năng động, sáng tạo, nơi mà các em sinh viên được tự do khám phá và phát triển bản thân", PGS.TS Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân...

Thêm đơn vị được cấp phép tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Đức ÖSD

Thông tin từ Bộ GDĐT cho biết, Bộ vừa công bố quyết định phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Đức ÖSD giữa Viện Nghiên cứu Giáo dục nghề nghiệp (IVES) và Hiệp hội đánh giá năng lực tiếng Đức ÖSD của Cộng hòa Áo. ...

Mới nhất

Lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên của trái mít

Mít có hàm lượng magie, vitamin B6 và chất chống oxy hóa cao. Các chất dinh dưỡng này mang lại cho mít một số lợi ích đáng ngạc nhiên. ...

Lớp học của cô giáo ‘bao đồng, dở hơi’

Một bài hát học 5 năm mới thuộc, có học sinh gần 30 tuổi đã học hơn 17 năm mới lên lớp 3, có em cắn vào tay, đấm vào bụng cô giáo đau đến chảy nước mắt… Để duy trì lớp học, cô chủ nhiệm của lớp từng bị nói là người “bao đồng, dở hơi"... Cô Lê Thị...

Nữ tiến sĩ 2 lần được vinh danh

Nữ tiến sĩ Hoàng Thị Hồng Trang (32 tuổi), giảng viên Khoa Tiếng Nga, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, vừa được Thành đoàn TP.HCM trao giải thưởng "Nhà giáo trẻ tiêu biểu" TP.HCM 2024. "Tôi cảm thấy hạnh phúc và tự hào khi nhận giải thưởng này hai năm liên tiếp. Đó là động lực để tôi tiếp tục cống...

Bí quyết dinh dưỡng tốt cho não bộ và sức khỏe của giáo viên

Chế độ ăn tốt cho sức khỏe tổng thể, nuôi dưỡng não bộ là điều mà những người làm nghề giáo nên thực sự quan tâm. ...

Toàn cảnh 4 lô “đất vàng” thuộc siêu dự án trăm triệu USD bỏ hoang suốt 17 năm ở Hà Nội

Khởi công từ năm 2007, nhưng đến nay, siêu dự án FDI với tổng vốn đầu tư lên tới 171 triệu USD có tên Booyoung Vina (quận Hà Đông, Hà Nội) chỉ hoàn thiện 2 trong 6 tòa chung...

Mới nhất