Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcLương nhà giáo sẽ được xếp cao nhất

Lương nhà giáo sẽ được xếp cao nhất

Để giáo viên yên tâm công tác, nhiều quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp, hỗ trợ nhà giáo đang được tính toán để cải thiện

Để giáo viên yên tâm công tác, nhiều quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp, hỗ trợ nhà giáo đang được tính toán để cải thiện, trong đó lương cơ bản của nhà giáo sẽ được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Kim Sơn chia sẻ dự thảo Luật Nhà giáo có nhiều nội dung quan trọng, trong đó chính sách tiền lương của nhà giáo được ưu tiên. Nổi bật nhất là lương cơ bản theo bảng lương nhà giáo sẽ được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp; nhà giáo được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật.

Kỳ vọng giáo viên yên tâm với nghề

Bên cạnh đó, giáo viên (GV) mầm non, GV đang công tác ở nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, GV trường chuyên biệt, GV người dân tộc thiểu số hay nhà giáo ở một số ngành nghề đặc thù… được ưu tiên trong chế độ tiền lương và phụ cấp cao hơn so với các nhà giáo khác. Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

Tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo trong cơ sở giáo dục ngoài công lập bảo đảm không ít hơn tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập có cùng trình độ đào tạo, cùng chức danh trừ khi có thỏa thuận khác.

Dự thảo luật mới bổ sung, làm rõ một số chính sách thu hút đối với nhà giáo. Đó là được hưởng phụ cấp và trợ cấp thu hút; bảo đảm chỗ ở tập thể có đủ điều kiện thiết yếu hoặc được thuê nhà ở công vụ khi đến công tác tại vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ trong đào tạo, bồi dưỡng.

Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, các chính sách thu hút được kỳ vọng sẽ giúp nhà giáo yên tâm với nghề, nhất là nhà giáo tại vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn mà các chính sách hiện hành của nhà nước chưa đáp ứng được.

Lý giải thêm về đề xuất nâng phụ cấp đối với GV mầm non, ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo – Bộ GD-ĐT, cho hay hiện phụ cấp nghề với nhà giáo đang quy định là 25% đối với giảng viên đại học và 35%-70% đối với GV mầm non, phổ thông tùy theo đối tượng và vùng miền công tác. Ban soạn thảo đề xuất tăng thêm phụ cấp cho GV mầm non do xuất phát từ thực tế GV mầm non có thời gian làm việc tại trường dài hơn, điều kiện làm việc khó khăn và áp lực hơn.

Về chính sách tăng 1 bậc lương đối với nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu, ông Vũ Minh Đức cho biết theo khảo sát của Bộ GD-ĐT, trong số GV bỏ nghề, có tới 61% ở tuổi dưới 35 và một trong những lý do dẫn tới tình trạng này là thu nhập thấp không đủ trang trải cho nhu cầu sinh hoạt. Trong khi người trẻ có nhiều thứ phải lo như nuôi bản thân, lo cho con cái, nhu cầu học tập nâng cao trình độ… Lương GV có thâm niên dưới 5 năm hiện nay rất thấp. Áp lực về thu nhập là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng GV bỏ nghề, chuyển/bỏ việc, thiếu nguồn tuyển, không thu hút được người giỏi vào ngành sư phạm.

“Vì thế, việc nâng 1 bậc lương với GV khi xếp lương khởi điểm là đề xuất nhằm khuyến khích người trẻ vào nghề dạy học” – ông Đức nói.

Tìm cách thu hút, giữ chân giáo viên (*): Lương nhà giáo sẽ được xếp cao nhất- Ảnh 1.

Kỳ vọng những thay đổi về chính sách tiền lương sẽ giúp giáo viên cả nước yên tâm công tác. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Quan tâm đến 150.000 viên chức hỗ trợ, phục vụ

Liên quan đến đội ngũ nhân viên trường học hiện đang có thu nhập rất thấp, ông Vũ Minh Đức cho biết toàn quốc đang có khoảng 150.000 viên chức làm công việc hỗ trợ, phục vụ trong trường học, gồm nhân viên kế toán, y tế, thư viện, thiết bị thí nghiệm, phụ trách công nghệ thông tin, văn thư, thủ quỹ, giáo vụ, hỗ trợ người khuyết tật.

Các nhân viên kế toán, giáo vụ, thiết bị thí nghiệm, hỗ trợ người khuyết tật khi mới được tuyển dụng, bổ nhiệm và xếp lương theo hệ số lương viên chức loại A0 có hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89. Như vậy, mức lương dưới 10 năm công tác khoảng 3,6 triệu đến 4,8 triệu đồng/tháng; trên 10 năm công tác đến khi nghỉ hưu từ 5,4 triệu đến 8,8 triệu đồng/tháng, chưa tính trích nộp bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, nhóm nhân viên kế toán, thủ quỹ được hưởng phụ cấp trách nhiệm 0,1 so với mức lương cơ sở; nhân viên thiết bị thí nghiệm được hưởng phụ cấp trách nhiệm 0,2 so với mức lương cơ sở.

Nhân viên khác (thư viện, y tế, văn thư, công nghệ thông tin) mới được tuyển dụng và bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp được xếp lương viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06. Như vậy, mức lương dưới 10 năm công tác từ 3,3 triệu đến 4 triệu đồng/tháng; mức lương trên 10 năm công tác đến khi nghỉ hưu từ 4,4 triệu đến 7,3 triệu đồng/tháng, chưa tính trích nộp bảo hiểm xã hội. Ngoài lương cơ bản, nhân viên y tế được hưởng phụ cấp ưu đãi 20% so với mức lương cơ bản. Nhân viên văn thư, thư viện, công nghệ thông tin không có phụ cấp.

Tổng thu nhập của nhân viên trường học (bao gồm các loại phí đóng bảo hiểm) có thời gian công tác dưới 15 năm dao động từ 3,6 triệu đến dưới 7 triệu đồng/tháng; trong khi khối lượng công việc lớn, phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau. Nhiều nhân viên kế toán trường học đã bỏ nghề tìm việc khác để có thêm thu nhập lo cho cuộc sống.

Đa số nhân viên trường học chưa được cơ quan quản lý tổ chức thi hoặc xét nâng hạng mà vẫn giữ nguyên hạng chức danh nghề nghiệp kể từ khi mới tuyển dụng, nên hệ số lương hưởng vẫn theo bảng lương viên chức loại B và loại A0.

Nhằm giúp đội ngũ nhân viên trường học tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống và yên tâm công tác, Bộ GD-ĐT đã có Công văn số 7066 đề nghị Bộ Nội vụ nghiên cứu, xem xét cho nhân viên trường học được hưởng mức phụ cấp ưu đãi bằng 25%. Đây là mức phụ cấp ưu đãi nghề thấp nhất mà cán bộ quản lý, GV đang được hưởng, cũng là mức phụ cấp công vụ đối với công chức được hưởng.

Đồng thời, khi được tuyển dụng mới, sau hoàn thành tập sự, nhân viên trường học được bổ nhiệm và xếp lương ở bậc 2 trong thang bảng lương của ngạch viên chức tương ứng. Lý do, đội ngũ nhân viên trường học đang hưởng ở bảng lương viên chức loại B và A0; ngoài ra, viên chức giáo vụ, thiết bị thí nghiệm không phân hạng chức danh nghề nghiệp và chỉ hưởng lương ở bảng lương viên chức loại A0. 

Cải thiện một bước đời sống nhà giáo

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng nhà nước có chính sách thu hút người có trình độ cao, người có tài năng, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ, người có năng khiếu đặc biệt tham gia tuyển dụng làm nhà giáo; nhà giáo đến công tác ở nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

Nói thêm về chính sách tiền lương cho GV, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng trong suốt thời gian vừa qua, dù đã có những thay đổi nhưng cơ bản chúng ta chưa thực hiện được nhiều về mặt chính sách tiền lương cho nhà giáo, bởi thực sự vẫn còn rất nhiều khó khăn.

Có thể thấy, nhà giáo chiếm số lượng đông đảo, với trên 1 triệu người hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Cho nên dẫu thực sự quan tâm nhưng để hiện thực hóa sự quan tâm này, còn phải cân đối nguồn ngân sách nhà nước có thể chi trả. Việt Nam hiện nay cũng mới thoát nghèo chưa lâu, nhu cầu nguồn lực cho phát triển đất nước còn rất nhiều và người lao động nhìn chung còn nhiều khó khăn chứ không chỉ riêng đội ngũ nhà giáo. Vì thế, tuy đã có một định hướng rất rõ ràng nhưng để thực hiện được sẽ phải cần thêm những tính toán phù hợp về nguồn lực.

“Khi đưa đề xuất về chính sách tiền lương vào dự thảo Luật Nhà giáo, chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh lại đây là việc cần thiết và cần tính toán. Ở góc độ nào đó cũng cần nhìn nhận, trong thời gian vừa rồi, dù chưa thực hiện được nhiều, song với 2 đợt điều chỉnh mức lương cơ sở, đời sống của đội ngũ nhà giáo cũng đã được cải thiện một bước, đem lại cho nhà giáo nhiều sự động viên” – Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói.

____________

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 18-11



Nguồn: https://nld.com.vn/tim-cach-thu-hut-giu-chan-giao-vien-luong-nha-giao-se-duoc-xep-cao-nhat-196241119212134667.htm

Cùng chủ đề

Cô giáo vượt qua bệnh tật hiểm nghèo để sống và viết cho thiếu nhi

Khi viết cho người lớn, nhà thơ Trần Hà Yên cất giữ những nỗi đau, phiền muộn để sẻ chia cùng văn chương. Nhưng các tác phẩm thơ, truyện dành cho thiếu nhi của chị lại thể hiện tấm lòng cô giáo đầy yêu thương, chân tình với trẻ nhỏ. Lời toà soạn Những thầy cô giáo mang trên vai sứ mệnh “trồng người” cao cả cũng rất tâm huyết với việc nuôi dưỡng tâm hồn, trau dồi các kỹ năng...

Ký ức “nằm gai nếm mật” của những nhà giáo đi B

Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hàng nghìn nhà giáo miền Bắc đã vào Nam, vừa tham gia xây dựng nền giáo dục trong các chiến khu, vùng căn cứ, vừa...

Xử lý nghiêm các trường hợp làm lây lan dịch bệnh

UBND TP.Hà Nội vừa ban hành Công văn số 3772/UBND-KTN, yêu cầu các quận, huyện tăng cường kiểm tra, giám sát để ngăn chặn tình trạng vứt xác lợn chết gây ô nhiễm và lây lan dịch bệnh. UBND TP.Hà Nội vừa ban hành Công văn số 3772/UBND-KTN, yêu cầu các quận, huyện tăng cường kiểm tra, giám sát để ngăn chặn tình trạng vứt xác lợn chết gây ô nhiễm và lây lan dịch bệnh. ...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy là đòi hỏi bức thiết

Tổng Bí thư nhấn mạnh, việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả là đòi hỏi bức thiết của tình hình thực tiễn hiện nay. Sáng nay (19/11), tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18 ngày 25/10/2017...

Tổng Bí thư thăm Malaysia: Tương lai hứa hẹn cho quan hệ Việt Nam – Malaysia

Nhìn nhận chuyến thăm đầu tiên của Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân tới Malaysia, Phó Đại sứ Malaysia nhấn mạnh tương lai quan hệ Malaysia - Việt Nam vô cùng hứa hẹn. Ngày 21/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly sẽ bắt đầu chuyến thăm chính thức Malaysia theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân. Nhân dịp này, Phó Đại sứ, Tham tán Công sứ Malaysia tại Việt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vẫn chưa dừng đà tăng

(NLĐO) - Giá vàng hôm nay vẫn tiếp tục nóng khi nhà đầu tư tăng sức mua để bảo toàn vốn vì xung đột Nga - Ukraine căng thẳng, lãi suất trái phiếu Mỹ giảm... ...

Động thái mới tại công ty ông Đặng Thành Tâm

(NLĐO) - Trước đó, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc thông báo quyết định thành lập văn phòng đại diện tại Hà Nội. ...

Vinh danh 10 nhà giáo nhận giải thưởng Trần Đại Nghĩa

(NLĐO) – Chiều 19-11, UBND TP HCM tổ chức Lễ trao Giải thưởng Trần Đại Nghĩa lần 2 năm 2024 nhằm tôn vinh các nhà giáo xuất sắc trong giáo dục nghề nghiệp ...

Cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai giảm kịch sàn sau khi kiểm toán viên bị đình chỉ

(NLĐO)- Giá cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai giảm kịch sàn gần 7% sau tin kiểm toán viên ký báo cáo kiểm toán bị đình chỉ. ...

Chưa vội bắt đáy, khối ngoại vẫn bán ròng

(NLĐO) – Khối ngoại miệt mài bán ròng hơn 1.600 tỉ đồng khiến tâm lý nhà đầu tư trong nước chán nản, chưa vội bắt đáy. ...

Bài đọc nhiều

Lương thấp, có giáo viên bỏ nghề đi làm công nhân khu công nghiệp

'Mặc dù chi tiêu rất tằn tiện nhưng chưa hết tháng đã hết lương... Nhiều thầy, cô giáo trẻ đôi lúc lúc dao động muốn chuyển nghề, thậm chí là đi làm công nhân ở các khu công nghiệp lương sẽ cao hơn...

Trường kinh tế mở ngành công nghệ là ‘tất yếu’

Trong xu thế đa ngành, trường Kinh tế quốc dân hay Ngoại thương mở các ngành công nghệ là tất yếu, nhưng cần thận trọng, theo các chuyên gia. Năm 2024, trường Đại học Kinh tế quốc dân (NEU) dự kiến mở 6 ngành mới, trong đó bốn ngành thuộc lĩnh vực Máy tính và công nghệ thông tin, gồm Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, Trí tuệ nhân tạo, An toàn thông tin. Cả bốn ngành đều...

Gần 90% sinh viên Đại học Quốc gia TP HCM sử dụng ChatGPT

(NLĐO) – Tích hợp Trí tuệ nhân tạo (AI) vào giảng dạy vừa thuận lợi vừa là thách thức cho ngành giáo dục. ...

Những thầy cô ‘trốn’ nhận quà 20/11 của phụ huynh, học sinh

Rất quý và biết ơn cô giáo dạy toán vì đã giúp con trai tiến bộ trong học tập và ngày càng sống có trách nhiệm, chị Khuyên cùng nhóm phụ huynh mua tặng cô một giỏ trái cây làm quà 20/11, nào ngờ khiến cô không vui và nhắn tin “trách”. Có con trai đang học cấp 3 tại huyện Nam Từ Liêm, Hà Nội, chị Nguyễn Thị Khuyên nhớ mãi cô giáo dạy thêm của con hồi cấp...

Trường Ngôi Sao Hoàng Mai công bố Hệ thống triết lý giáo dục và Bộ nhận diện thương hiệu

Sự kiện lễ công bố công bố hệ thống 5 triết lý giáo dục, tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và bộ nhận diện thương hiệu riêng chiều ngày 10/8 là sự khẳng định vị thế của một tổ chức giáo dục uy tín trên địa quận Hoàng Mai nói riêng và của TP Hà Nội nói chung, mở đầu cho bước chuyển mình quan trọng trong chiến lược phát triển của trường Ngôi sao Hoàng Mai.

Cùng chuyên mục

Ký ức “nằm gai nếm mật” của những nhà giáo đi B

Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hàng nghìn nhà giáo miền Bắc đã vào Nam, vừa tham gia xây dựng nền giáo dục trong các chiến khu, vùng căn cứ, vừa...

Nghề giáo là sứ mệnh

"Là một hiệu trưởng, tôi luôn mong muốn tạo ra một môi trường học tập năng động, sáng tạo, nơi mà các em sinh viên được tự do khám phá và phát triển bản thân", PGS.TS Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân...

Học sinh Làng Nủ làm thiệp, hái hoa rừng tặng cô giáo

Hơn 2 tháng sau trận sạt lở thương tâm, điểm trường mầm non thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên) một lần nữa rộn ràng tiếng trẻ ê a đọc bài, tiếng cô giảng bài. Bước qua những khó khăn, mất mát do thiên tai gây ra, 37 em nhỏ của điểm trường cùng 4 cô giáo cùng nhau tổ chức ngày hiến chương Nhà giáo trong không gian ấm cúng và bình dị."Không khí của...

Tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao

Chiều 19.11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư Nguyễn Trọng Nghĩa đã đến thăm và chúc mừng Trường đại học VinUni nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo VN (20.11.1982 - 20.11.2024). ...

Gieo chữ cho… “người già” vùng biên

Sau những giờ miệt mài gieo chữ cho những học sinh trên trường, các thầy cô giáo trên địa bàn huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum lại vội vàng cơm nước, tranh thủ lên lớp dạy chữ cho những phụ huynh đồng bào Gia Rai, Hà Lăng. ...

Mới nhất

8 lưu ý quan trọng khi ăn cà tím

Công dụng của cà tímLoại quả này rất giàu vitamin C, vitamin E, kali, canxi và các chất dinh dưỡng khác, đồng thời có tác dụng chống oxy hóa, chống lão hóa, tăng cường miễn dịch và các tác dụng khác. Ăn cà tím thường xuyên với lượng phù hợp có thể giúp chúng ta khỏe mạnh và...

Tour du lịch 'lưu đày khổ sai' gây tranh cãi

TRUNG QUỐC - Chính quyền tỉnh Hắc Long Giang sẽ chính thức khởi động dự án du lịch cho phép du khách trải nghiệm cảm giác lưu đày ở huyện Ninh An, thành phố Mẫu Đơn Giang vào tháng 12 tới đây. Ban tổ chức hy vọng dịch vụ sáng tạo này sẽ thúc đẩy đáng kể lượng khách du...

Bạc thế giới quay trở lại sắc xanh

Giá bạc hôm nay (20/11), sau bốn phiên giảm liên tiếp, giá bạc thế giới tăng 2,6% lên hơn 31 USD/ounce. Giá bạc hôm nay tại Công ty CP Đầu tư vàng Phú Quý, giá bạc được niêm yết điều chỉnh tăng ở mức 1.155.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.191.000 đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội....

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt tác động thế nào đến thuốc lá lậu?

Việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá được đánh giá là cần thiết, song lộ trình tăng cần được giãn ra để các lực lượng quản lý ứng phó với thuốc lá lậu có khả năng gia tăng mạnh. Tăng thuế là cần thiết, song thuốc lá lậu sẽ tràn vào Phát biểu tại tọa đàm “Tăng thuế...

Bộ Tài chính gỡ vướng cho quy định ‘vốn mỏng’, cần áp dụng ngay năm nay

Quy định này áp dụng từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024 sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm bớt phần nào khó khăn do sửa đổi Nghị định đã kéo dài từ 2023 đến nay. Bộ Tài chính vừa có hồ sơ gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một...

Mới nhất

Nghề giáo là sứ mệnh

Vẫn chưa dừng đà tăng