Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcGieo chữ cho… "người già" vùng biên

Gieo chữ cho… “người già” vùng biên

Sau những giờ miệt mài gieo chữ cho những học sinh trên trường, các thầy cô giáo trên địa bàn huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum lại vội vàng cơm nước, tranh thủ lên lớp dạy chữ cho những phụ huynh đồng bào Gia Rai, Hà Lăng.

Bài trước:

Vượt dốc đá, gieo con chữ trên vùng Bắc Tây Nguyên (Bài 2): Giáo viên bỏ tiền túi nấu cơm níu chân trò nghèo

Vượt dốc đá, gieo con chữ trên vùng Bắc Tây Nguyên (Bài 1): Thầy cô góp tiền lương xây mái ấm cho trò nghèo

Ngày dạy con, đêm dạy mẹ

17h chiều, sau khi dạy xong tiết học cuối cùng, cô giáo Y Phiên (27 tuổi, Trường Tiểu học xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy) vội vàng trở về nhà lo chuyện cơm nước. Bởi ngoài những “đứa con” trên trường, cô Phiên còn một cậu con trai 2 tuổi đang ở nhà ngóng mẹ về.

Gieo chữ cho…

Cô Y Phiên trở về nhà chăm sóc con sau khi kết thúc công việc trên trường.

Y Phiên tâm sự: “Sau khi tốt nghiệp, tôi từng đi dạy ở các trường thuộc huyện biên giới Ia H’Drai, Đăk Glei… cách nhà gần cả trăm cây số. Đến năm 2022, tôi được chuyển về địa phương dạy học và lập gia đình. Vợ chồng tôi hiện có 1 đứa con trai, chồng tôi làm bộ đội xa nhà nên mọi việc gia đình đều do tôi quán xuyến. Thời gian gần đây, tôi được phân công đứng lớp dạy xóa mù chữ cho đồng bào Hà Lăng ở địa phương nên bận rộn hơn rất nhiều”.

Sau khi lo xong việc gia đình, cô Phiên tiếp tục vào vai cô giáo để đến dạy chữ cho những “học sinh” là phụ huynh trong làng vào lúc 19h tối. Ban ngày, Y Phiên miệt mài trên trường, tối đến tất tả đến lớp tại điểm trường thôn Kram. Thời gian dành cho con chỉ vỏn vẹn vài giờ đồng hồ, khi Y Phiên trở về nhà thì cậu con đã say giấc bên bà ngoại. Với cô, việc được bận rộn để gieo chữ là một niềm hạnh phúc, và ý nghĩa hơn là được dạy chữ cho chính những cô chú trong làng.

Gieo chữ cho…

Cô Y Phiên cùng thầy A Thik tận tình dạy chữ cho học viên.

“Từ nhỏ tôi đã được cha mẹ, những cô chú trong làng giúp đỡ để bản thân vững bước trên hành trình theo đuổi con chữ. Tôi luôn mơ ước được trở thành cô giáo để dạy chữ cho học sinh trong làng, nào ngờ giờ đây còn được dạy cho những cô chú từng giúp đỡ tôi năm ấy, đó là một niềm vinh dự”, Y Phiên tâm sự.

Khi mới nhận nhiệm vụ, Y Phiên vừa mừng vừa lo. Y Phiên vui vì bản thân cũng là người Hà Lăng, từ nhỏ đã sống cùng mọi người nên rất hiểu tính bà con. Y Phiên thuận lợi vì có thể giao tiếp 2 thứ tiếng (tiếng phổ thông và tiếng người Hà Lăng) nên dễ dàng truyền tải, hướng dẫn cho bà con hiểu bài. Nỗi lo mà khiến Phiên luôn đau đáu là vì bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ không dạy được chữ cho 30 học viên lớn tuổi hơn mình, khiến bà con thất vọng.

Gieo chữ cho…

Bà Y Hyah tự tin đọc chữ sau hơn 2 tháng học.

Nỗi lo của Y Phiên cũng là nỗi lo của cô Hoàng Thị Lan (40 tuổi), giáo viên Trường TH-THCS Nguyễn Trãi khi đang phụ trách đứng lớp xóa mù chữ tại làng Chốt (thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy). 17 năm trong nghề, chưa có giây phút nào cô Lan thấy nản lòng khi theo nghề giáo, dù cho 2 năm qua được phân công thêm việc dạy xóa mù chữ cho những phụ huynh tại địa phương vào ban đêm.

Cô Lan chia sẻ: “Vợ chồng tôi có 2 người con, chồng tôi làm giáo viên ở xa nên rất ít khi ở nhà. May mắn là các con tôi cũng lớn rồi nên không phải lo nhiều. Tuy nhiên, sau một ngày dạy trên trường thì ở nhà còn rất nhiều việc phải lo, tôi phải cố gắng sắp xếp để cân đối mọi việc. Để có thể dạy chữ cho những phụ huynh người Gia Rai buộc tôi phải có những phương pháp dạy phù hợp, cần phải gần gũi, hòa nhã để bà con không tự ti, mặc cảm. Sau đó tôi chia ra từng nhóm học viên, nhóm tiếp thu nhanh, nhóm tiếp thu chậm để thuận tiện trong việc kèm cặp, hướng dẫn”.

Gieo chữ cho…

Lớp học xóa mù chữ tại làng Chốt do cô Hoàng Thị Lan giảng dạy.

“Đây là năm thứ 2 tôi tham gia dạy xóa mù chữ cho bà con dân tộc thiểu số, vất vả thì vất vả thật nhưng đổi lại là niềm vui khi nhìn những đôi tay chai sạn chỉ quen cầm cuốc viết được những con chữ tròn, đọc rõ từng câu trong sách, điều mà trước đây bà con không thể làm được”, cô Lan bày tỏ.

Không riêng cô Y Phiên, cô Lan, trên địa bàn huyện Sa Thầy có 577 giáo viên được phân công dạy 26 lớp xóa mù chữ. Mỗi lớp gồm 5 kỳ, kéo dài trong 8 tháng. Các giáo viên tham gia trên tinh thân tình nguyện, mang lòng yêu nghề để đổi lấy con chữ cho những “học sinh” là các cô, các chú người dân tộc thiểu số.

Phấn khởi khi viết được con chữ

Sau một ngày tất bật với công việc trên trên rẫy, bà Y Hyah (52 tuổi, thôn Kram, xã Rờ Kơi) trở về nhà nấu cơm cho con rồi địu cháu ngoại đến lớp học của cô Y Phiên. Bà Y Hyah là lớp trưởng nên thường gương mẫu đến lớp sớm hơn để dọn dẹp. Từ ngày lớp xóa mù chữ được mở ở làng, bà Y Hyah như có thêm niềm vui mới vào buổi tối. Mỗi tối học về, bà lại biết thêm được con chữ, đọc thêm được nhiều từ in trên các vật dụng, thực phẩm quen thuộc.

Gieo chữ cho…

Bà Y Hyah địu cháu đi học lớp xóa mù chữ.

Bà Y Hyah tâm sự, sau hơn 2 tháng được cô giáo Y Phiên tận tình giảng dạy, tôi cũng như những người tham gia lớp học đã cơ bản biết viết, biết đọc những cụm từ ngắn. Cô Y Phiên nói được tiếng Hà Lăng nên bà con rất thích, cùng phụ cho cô có thầy A Thik (49 tuổi) cũng là một người dân trong làng. Đầu giờ, để bà con bớt căng thẳng, cô Y Phiên thường giao lưu văn nghệ khiến cả lớp rộn ràng tiếng cười.

Cũng là học trò của cô Y Phiên, bà Y Hu là học viên lớn tuổi nhất lớp, 56 tuổi. Bà Y Hu cho biết: “Không biết con chữ khổ lắm, đi khám bệnh mua thuốc cũng không đọc được loại thuốc gì, chỉ nhớ màu sắc, hình dáng rồi miêu tả, hay mỗi lần ký giấy tờ chỉ biết lăn tay, nhiều lúc thấy xấu hổ với con cháu, mọi người xung quanh lắm”.

Gieo chữ cho…

Vợ chồng ông A Tủa và bà Y Mlyh cùng tham gia lớp xóa mù chữ.

“Sau 2 tháng học tôi đã biết viết những từ cơ bản, biết đọc nhiều cụm từ quen thuộc. Bản thân tự tin hơn khi đi chợ, mua bán, tính toán. Con chữ giúp cuộc sống tôi thay đổi hơn rất nhiều, tôi rất biết ơn các cấp, các ngành đã quan tâm mở lớp xóa mù chữ để giúp những người già như tôi có cơ hội học miễn phí”, bà Y Hu tâm sự.

Còn tại lớp xóa mù chữ của cô Hoàng Thị Lan ở làng Chốt, có rất đông học viên là đàn ông đến học, thậm chí có cả vợ chồng cùng đưa nhau đến học chữ. Như vợ chồng ông A Tủa và bà Y Mlyh (cùng 62 tuổi, làng Chốt) trải qua hơn 60 mùa rẫy mới thực hiện được ước mơ học chữ của mình.

Ông A Tủa chia sẻ, trước đây vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên không thể đi học. Sau này lớn lên, lập gia đình, sinh con, thời gian bận rộn càng không thể đi học. Giờ đây, khi về già, 3 đứa con cũng đã trưởng thành, có công việc ổn định nên vợ chồng tôi mới quyết định đi học. Học chữ để sau này không phải hối hận, để về biết mua bán, kinh doanh, biết ứng dụng công nghệ vào cuộc sống. Sau hơn 2 tháng học, vợ chồng ông cùng nhau cố gắng, chú tâm nghe thầy cô giảng bài mà giờ đây có thể viết, đọc cơ bản, biết các phép tính. Bản thân ông cũng tự tin hơn trước rất nhiều.

Gieo chữ cho…

Trung bình sau hơn 2 tháng học, các học viên lớp học xóa mù chữ đã biết viết, biết đọc các từ cơ bản.

Còn với anh A Hap (34 tuổi, làng Chốt), chính nỗi sợ không biết chữ mỗi khi con hỏi đã giúp anh bỏ sau lưng sự tự ti, mặc cảm để đến với lớp học. Anh A Hap tâm sự, ban đầu bản thân không định đi học vì ngại nhiều thứ, nhưng thấy mình còn trẻ và địa phương cũng tạo điều kiện nên đã quyết tâm đi học về để dạy lại cho con nhỏ. Sau hơn 2 tháng học, anh đã có thể viết được, đọc được một số từ, đó là kết quả của sự nỗ lực bản thân A Hap, là tận tụy của cô Lan.

Theo thống kê của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sa Thầy, năm 2024, trên địa bàn huyện Sa Thầy có 698 học viên đăng ký lớp xóa mù chữ, tăng 218 học viên so với năm 2023. Tất cả học viên đều là đồng bào DTTS, có độ tuổi từ 25 – 62 tuổi.

Ông Hoàng Đình Tuyên – Phó Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sa Thầy cho biết, để người dân mạnh dạn tham gia các lớp xóa mù, Phòng GDĐT huyện đã chỉ đạo các trường phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức rà soát chặt chẽ, vận động người dân đăng ký học chữ; tuyên truyền những lợi ích khi tham gia lớp học. Học xóa mù chữ, các học viên sẽ được hỗ trợ 500.000 đồng/người khi hoàn thành khóa học, được hỗ trợ dụng cụ học tập, và hơn hết là được các giáo viên tận tình chỉ dạy để biết được con chữ, biết cách tính toán áp dụng vào cuộc sống.

Gieo chữ cho…

Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sa Thầy cùng Ban Giám hiệu Trường Tiểu học xã Rờ Kơi vận động học viên thường xuyên đi học lớp xóa mù chữ.

“Đối với giáo viên, thực sự ngoài việc đi dạy chính khóa ở trường đã cực, buổi tối thì đi dạy tăng cường ở các lớp xóa mù chữ sẽ vất vả hơn nhiều. Phòng cũng như lãnh đạo địa phương rất quan tâm, thường xuyên xuống kiểm tra, nắm bắt tình hình, động viên các thầy cô cùng các học viên cố gắng học tập để có một cuộc sống văn minh, tốt đẹp hơn”, ông Tuyên nói.

Nhận thấy việc xóa mù chữ là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, những năm qua, UBND huyện Sa Thầy đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các cấp, các ngành và người dân trong việc xóa mù chữ. Từ năm 2022 đến nay, huyện đã chỉ đạo mở 46 lớp xóa mù chữ cho 1.229 học viên là đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó đã giúp nâng tỷ lệ người trong độ tuổi từ 15-60 biết chữ mức độ 2 đạt gần 98%.





Nguồn: https://danviet.vn/gieo-chu-cho-nguoi-gia-vung-bien-20241117132526946.htm

Cùng chủ đề

Bồi dưỡng truyền dạy văn hoá phi vật thể và triển khai mô hình di sản

(CLO) Trong 2 ngày (19 và 20/11), Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp tỉnh Kon Tum và Gia Lai tổ chức “Tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ truyền dạy văn hóa phi vật thể” và “Mô hình di sản kết...

Giáo viên bỏ tiền túi nấu cơm níu chân trò nghèo

Đau đáu nỗi lo tỷ lệ chuyên cần giảm sút, các thầy cô tại các điểm trường trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) quyết định chung sức, vận động phụ huynh, mạnh thường quân cùng thổi cơm cho học trò ăn trưa tại trường để giữ chân các...

Xóa mù chữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đảm bảo phát triển toàn diện con người

Hiện nay, một bộ phận nhỏ người dân Việt Nam, chủ yếu là ở vùng núi, dân tộc thiểu số chưa biết chữ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc thụ hưởng quyền con người.

Ông Nguyễn Đức Tuy giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum

(Dân trí) - Ông Nguyễn Đức Tuy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy vừa được Ban Bí thư chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum, nhiệm kỳ 2020-2025. Sáng 18/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị công bố và trao quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng, chuẩn y ông Nguyễn Đức Tuy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum nhiệm...

Vượt dốc đá, gieo con chữ trên vùng Bắc Tây Nguyên

Tháng 11, trời trở lạnh, nhưng trong tâm hồn cô học trò nhỏ Y Luy là sự ấm áp khi mùa đông này gia đình em được sum vầy trong căn nhà mới. Không riêng Y Luy, nhiều em nhỏ của 8 gia đình khác cũng được tránh rét trong những...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ở Kiên Giang, dân trồng mít ruột đỏ thành công, hễ cắt bán là thương lái tranh nhau mua

Những năm qua, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi trên địa bàn xã Hòa Hưng, huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), có nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó có mô hình trồng mít ruột đỏ của chị Phạm...

Hoa hậu Việt Nam duy nhất đăng quang Miss International 2024 nhờ Hoa hậu Thùy Tiên truyền cảm hứng

"Khi đã trở thành Miss International 2024 (Hoa hậu Quốc tế), tôi vẫn giữ sự hồn nhiên, vô tư. Cá tính, tính cách của mình thế nào thì tôi vẫn sẽ thể hiện như vậy, không tạo ra sự gượng ép", Hoa hậu Thanh Thủy chia sẻ. ...

Ông Võ Văn Hưng chính thức nhận quyết định bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT

Chiều 19/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về điều động, bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho ông Võ Văn Hưng. ...

Đắk Lắk tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới phồn vinh

Nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, tỉnh Đắk Lắk đã và đang tích cực xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp. Từ đó từng bước góp phần nâng cao giá trị kinh tế, tăng thu nhập cho nhân dân, hướng đến mục...

Tình huống “nhạy cảm” phụ huynh tặng quà giáo viên mong quan tâm đến con, sinh viên Sư phạm ứng xử khéo léo

Khi được giao xử lý tình huống phụ huynh tặng quà cho giáo viên để mong quan tâm hơn đến con, sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã có màn xử lý tình huống khéo léo, được nhiều người vỗ tay ủng hộ. ...

Bài đọc nhiều

Lương thấp, có giáo viên bỏ nghề đi làm công nhân khu công nghiệp

'Mặc dù chi tiêu rất tằn tiện nhưng chưa hết tháng đã hết lương... Nhiều thầy, cô giáo trẻ đôi lúc lúc dao động muốn chuyển nghề, thậm chí là đi làm công nhân ở các khu công nghiệp lương sẽ cao hơn...

Trường kinh tế mở ngành công nghệ là ‘tất yếu’

Trong xu thế đa ngành, trường Kinh tế quốc dân hay Ngoại thương mở các ngành công nghệ là tất yếu, nhưng cần thận trọng, theo các chuyên gia. Năm 2024, trường Đại học Kinh tế quốc dân (NEU) dự kiến mở 6 ngành mới, trong đó bốn ngành thuộc lĩnh vực Máy tính và công nghệ thông tin, gồm Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, Trí tuệ nhân tạo, An toàn thông tin. Cả bốn ngành đều...

Những thầy cô ‘trốn’ nhận quà 20/11 của phụ huynh, học sinh

Rất quý và biết ơn cô giáo dạy toán vì đã giúp con trai tiến bộ trong học tập và ngày càng sống có trách nhiệm, chị Khuyên cùng nhóm phụ huynh mua tặng cô một giỏ trái cây làm quà 20/11, nào ngờ khiến cô không vui và nhắn tin “trách”. Có con trai đang học cấp 3 tại huyện Nam Từ Liêm, Hà Nội, chị Nguyễn Thị Khuyên nhớ mãi cô giáo dạy thêm của con hồi cấp...

Trường Ngôi Sao Hoàng Mai công bố Hệ thống triết lý giáo dục và Bộ nhận diện thương hiệu

Sự kiện lễ công bố công bố hệ thống 5 triết lý giáo dục, tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và bộ nhận diện thương hiệu riêng chiều ngày 10/8 là sự khẳng định vị thế của một tổ chức giáo dục uy tín trên địa quận Hoàng Mai nói riêng và của TP Hà Nội nói chung, mở đầu cho bước chuyển mình quan trọng trong chiến lược phát triển của trường Ngôi sao Hoàng Mai.

Gần 90% sinh viên Đại học Quốc gia TP HCM sử dụng ChatGPT

(NLĐO) – Tích hợp Trí tuệ nhân tạo (AI) vào giảng dạy vừa thuận lợi vừa là thách thức cho ngành giáo dục. ...

Cùng chuyên mục

Tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu

(ĐCSVN) - Đội ngũ nhà giáo của quận hiện nay đã có sự phát triển vượt bậc, với gần 3.400 giáo viên tâm huyết với nghề, có năng lực và đạo đức tốt. Toàn quận tự hào có 11 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Đây là những tấm gương sáng về chuyên môn nghiệp vụ, tâm huyết với nghề, góp phần tạo dựng môi trường giáo dục chất lượng, đáp ứng kỳ vọng...

Theo nghề giáo là phải giúp học sinh được nâng cao kiến thức, phát huy năng lực

(ĐCSVN) - Hơn 5 năm là giáo viên giảng dạy phân môn Âm nhạc kiêm Tổng phụ trách Đội ở một trong những ngôi trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, cô Khà Thị Tình luôn tâm niệm đã chọn theo nghề giáo là phải giúp đỡ học sinh được nâng cao kiến thức, phát huy năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, được hoạt động ngoài giờ lên lớp và trải nghiệm...

Xây dựng trường THCS & THPT Lê Quý Đôn trở thành điểm sáng của ngành Giáo dục Thủ đô

(ĐCSVN) - Tiếp nối truyền thống 15 năm xây dựng và phát triển, thầy và trò trường THCS & THPT Lê Quý Đôn (Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội) tiếp tục nỗ lực phấn đấu xây dựng nhà trường trở thành một địa chỉ tin cậy, một điểm sáng của ngành Giáo dục Thủ đô. Ngày 19/11, Trường THCS & THPT Lê Quý Đôn (Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội) tổ chức Lễ kỷ niệm 42...

Nhiều chuyên gia giáo dục uy tín thế giới quy tụ tại hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục”

Xu hướng giáo dục hiện đại: Lấy hạnh phúc làm trọng tâm Hạnh phúc trong giáo dục không đơn thuần là sự hài lòng nhất thời hay niềm vui nhỏ lẻ trong quá trình học tập. Đây là trạng thái cân bằng giữa cảm xúc, thể chất và mối quan hệ xã hội, giúp học sinh cảm nhận được...

Mới nhất

Thay đổi lương hưu từ năm 2025 người lao động cần biết

Chính sách lương hưu từ năm 2025 có nhiều thay đổi so với Luật BHXH hiện hành và người lao động cần nắm rõ. Điều chỉnh tăng lương hưu Từ ngày 1/7/2025, Luật BHXH 2024 bắt đầu có hiệu lực sẽ tiếp tục thực hiện điều chỉnh lương hưu cho người lao động. Theo đó, lương hưu được điều chỉnh trên cơ...

Giá tiêu tăng nhẹ vào ngày Nhà giáo Việt Nam

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 20/11/2024, Đắk Lắk tăng nhẹ, ngang bằng với Đắk Nông; xuất khẩu thu về 1,1674 tỷ USD; giá tiêu mới nhất ngày 20/11 thế nào? Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay ngày 20/11/2024, tình hình thu mua trong nước cơ bản ổn định, riêng tỉnh Đắk...

Ông Trump có thêm động thái về chính sách nhập cư, giao thông

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump vừa xác nhận ý định tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia và sử dụng...

Ở Kiên Giang, dân trồng mít ruột đỏ thành công, hễ cắt bán là thương lái tranh nhau mua

Những năm qua, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi trên địa bàn xã Hòa Hưng, huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), có nhiều mô...

Mới nhất

Welcome to Vietnam