Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNâng vị thế người thầy bằng những chính sách cụ thể

Nâng vị thế người thầy bằng những chính sách cụ thể

Trước đó, thảo luận tại tổ về dự luật này, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu trên, phải để cho các thầy cô thấy được tôn vinh thực sự chứ không để luật ra rồi lại thấy khó khăn hơn.

BỚT ÁP LỰC NGOÀI BỤC GIẢNG

Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Phó chủ tịch Hội Khoa học – Tâm lý giáo dục VN, Chủ tịch Hội đồng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, cho rằng luật Nhà giáo được ngành giáo dục và đội ngũ nhà giáo mong đợi từ rất lâu. Luật này nếu có chất lượng tốt, khả thi sẽ là hành lang pháp lý để phát triển đội ngũ nhà giáo. Cùng đó là những chính sách, chế độ xứng đáng để các nhà giáo yên tâm cống hiến, sống với nghề và gắn bó với sự nghiệp; tạo điều kiện cho nhà giáo phát huy tối đa sở trường, năng lực. Cần có chính sách thu hút người giỏi vào ngành giáo dục, đây là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục.

Nâng vị thế người thầy bằng những chính sách cụ thể- Ảnh 1.

Nhà giáo cần được tôn vinh bằng những quy định, chính sách cụ thể khi luật Nhà giáo ra đời

ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Cô Hoàng Thị Thủy, giáo viên Trường tiểu học số 1 xã Sín Chéng (H.Si Ma Cai, Lào Cai), chia sẻ không chỉ nghề giáo mà bất kỳ nghề nào có mức lương cao thì người lao động sẽ phấn đấu, nỗ lực cống hiến hết mình hơn cho công việc, sẽ cảm thấy nghề nghiệp của mình đang làm đúng là “nghề cao quý” như xã hội tôn vinh. “Tăng lương thu hút giáo viên trẻ vào nghề, giúp nhà giáo bớt lo cơm áo gạo tiền, gắn bó với nghề và chuyên tâm giảng dạy”, cô Thủy cho hay.

Bà Nguyễn Thị Hà, đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh, đề nghị cần rà soát quy định tại các điều, khoản khác để làm đậm nét hơn các quy định về đạo đức nhà giáo, tính nêu gương của nhà giáo và việc bảo vệ nhà giáo trong bối cảnh hiện nay. Cụ thể, nên bổ sung quy định bảo vệ nhà giáo trước các hành vi bạo lực, xúc phạm danh dự nhà giáo đến từ học sinh, phụ huynh hoặc các bên khác; các chế tài để xử lý vi phạm đối với các vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo cần cụ thể và rõ ràng hơn. Đồng thời nghiên cứu, quy định trực tiếp tại dự thảo luật “phụ cấp thâm niên nhà giáo được bảo lưu khi nhà giáo chuyển công tác đến đơn vị, cơ quan khác vẫn thuộc ngành giáo dục, phụ cấp thâm niên nhà giáo không được bảo lưu nếu chuyển công tác ra khỏi ngành giáo dục”.

Ông Nguyễn Văn Đoạt, Giám đốc Sở GD-ĐT Điện Biên, cho biết hiện có gần 200 văn bản liên quan đến quản lý nhà nước về giáo dục, tuyển dụng, sử dụng, thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên mầm non, phổ thông công lập. Tuy nhiên, hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo chưa thể hiện được tính chuyên nghiệp khác biệt so với các nghề khác để nhà giáo thể hiện được đúng vị thế, vai trò của mình. Chế độ, chính sách đối với nhà giáo như lương, phụ cấp, chế độ đãi ngộ, chế độ thu hút, sự tôn vinh của xã hội đối với nhà giáo… chưa tương xứng với vị thế, vai trò thực sự của nhà giáo.

Ông Đoạt cho rằng luật Nhà giáo cần làm rõ vị trí, vai trò, vị thế của nhà giáo, giúp nhà giáo hiểu rõ hơn trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ; làm rõ hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo, thể hiện được tính chuyên nghiệp so với các nghề khác; xây dựng chính sách phù hợp để nhà giáo yên tâm công tác và cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.

Nâng vị thế người thầy bằng những chính sách cụ thể- Ảnh 2.

Nhà giáo có vai trò quan trọng, quyết định chất lượng giáo dục

ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

GHI NHẬN SỰ CỐNG HIẾN CỦA “NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐẶC BIỆT”

Chia sẻ với báo chí nhân ngày Nhà giáo VN, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn bày tỏ: “Nhà giáo có vai trò quan trọng, quyết định chất lượng giáo dục. Chất lượng nhà giáo lại phụ thuộc nhiều yếu tố. Ngoài sự nỗ lực của cá nhân mỗi thầy cô giáo, còn có vai trò của môi trường làm việc, các chính sách đối với nhà giáo như tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh, bảo vệ, phát triển…”.

Vẫn theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, phải khẳng định lực lượng nhà giáo luôn yêu nghề và mong muốn được xã hội chia sẻ, ghi nhận, để thể hiện tốt nhất bản thân, cống hiến cho nghề nghiệp và có cơ hội để thể hiện trách nhiệm nghề nghiệp. Thời gian qua, luật Giáo dục, luật Giáo dục đại học đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để quản trị ngành, đổi mới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, với tính chất là một lực lượng viên chức, người lao động đặc biệt, cần thêm những cơ sở pháp lý để ghi nhận trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của nhà giáo được thể chế hóa.

Với dự án luật Nhà giáo đang được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 8 này, ông Sơn hy vọng với các chính sách được đề cập trong dự thảo luật khi được thông qua, được thực thi trong thực tế, sẽ là công cụ quan trọng để phát triển lực lượng nhà giáo.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, luật Nhà giáo được xây dựng với quan điểm mới về cách tiếp cận, chuyển từ quản lý chủ yếu bằng công cụ hành chính sang quản lý bằng chuyên môn, chất lượng; từ quản lý nhân sự sang quản trị nguồn nhân lực để phát triển toàn diện lực lượng nhà giáo, phù hợp với sự đổi mới sâu sắc từ hệ thống quản lý giáo dục tới quản trị trường học. Đây cũng là lần đầu tiên các quyền và nghĩa vụ của nhà giáo được quy định rõ ràng, đầy đủ, có hệ thống, theo định hướng tăng quyền chủ động, sáng tạo và tăng tính bảo vệ nhà giáo trong hoạt động nghề nghiệp.

Nói về tính khả thi khi đề xuất xếp lương nhà giáo cao nhất trong hệ thống thang bảng lương hành chính sự nghiệp, ông Nguyễn Kim Sơn lý giải: “Nước ta mới thoát nghèo chưa lâu, nhu cầu nguồn lực cho phát triển rất nhiều và người lao động nhìn chung còn nhiều khó khăn. Cho nên, tuy đã có một định hướng rất rõ ràng, nhưng để thực hiện được sẽ phải cần thêm những tính toán phù hợp về nguồn lực.

Khi đưa đề xuất về chính sách tiền lương vào dự thảo luật Nhà giáo, chúng tôi muốn nhấn mạnh lại, đây là việc cần thiết và cần tính toán. Trong thời gian qua, dù chưa thực hiện được nhiều, song với hai đợt điều chỉnh mức lương cơ sở, đời sống của đội ngũ nhà giáo đã được cải thiện một bước, đem lại cho nhà giáo nhiều sự động viên”.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: “Trọng thầy mới làm được thầy”

Tại buổi gặp mặt của Tổng Bí thư Tô Lâm với đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo VN 20.11 vào ngày 18.11, trao đổi với sinh viên, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn chia sẻ: “Thời đại tự do dân chủ và bình đẳng, các em không cần sợ hãi trước những người thầy, nhưng cũng không được “cá mè một lứa”, làm mất truyền thống tôn nghiêm của đạo thầy trò. Các em cần tự tin, tích cực thể hiện và khẳng định bản thân trong học tập, nhưng vẫn phải giữ lễ, kính trọng những người thầy. Trọng thầy mới được làm thầy. Các giá trị tự do bình đẳng và sự kính trọng lễ phép, thầy ra thầy trò ra trò không hề mâu thuẫn với nhau”.




Nguồn: https://thanhnien.vn/nang-vi-the-nguoi-thay-bang-nhung-chinh-sach-cu-the-185241119200921079.htm

Cùng chủ đề

Tiền lương, chế độ đãi ngộ nhà giáo và những vấn đề căn cốt cần ưu tiên giải quyết

5 vấn đề căn cốt cần phải được ưu tiên giải quyết trong dự thảo Luật Nhà giáo là: Tiền lương và chế độ đãi ngộ; định danh và quản lý nhà giáo; phát triển công bằng giữa...

Cần thể hiện được những chính sách tương xứng với cống hiến của thầy cô

Dự thảo Luật Nhà giáo cần thể hiện được những chính sách đối với đội ngũ nhà giáo tương xứng với những cống hiến của thầy, cô; đồng thời có chính sách khuyến khích nhà giáo làm việc...

Tôn vinh thực sự hay áp lực hình thức?

Những năm gần đây, vấn đề tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam trở thành tâm điểm tranh luận về việc thế nào là tôn vinh đúng? Thế nào là tặng quà hợp lý? Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) là dịp đặc biệt để học sinh và phụ huynh tri ân những người thầy, người cô đã cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Tuy nhiên, những năm gần đây, vấn đề tặng quà...

Nhà giáo nào được đề xuất ưu tiên lương và tuổi nghỉ hưu?

Bộ GD-ĐT cho biết tại dự thảo luật Nhà giáo mới nhất, các quy định về chính sách tiền lương phụ cấp, hỗ trợ nhà giáo được quy định đầy đủ, theo hướng gia tăng các chính sách đãi ngộ để nhà giáo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thực phẩm nào nên hạn chế khi bị suy giảm chức năng thận

Người bị suy giảm chức năng thận nên hạn chế ăn mỡ động vật, lòng, nội tạng, hạn chế lượng đạm tiêu thụ mỗi ngày, hạn chế muối và thực phẩm chứa muối... ...

Bài đọc nhiều

Lương thấp, có giáo viên bỏ nghề đi làm công nhân khu công nghiệp

'Mặc dù chi tiêu rất tằn tiện nhưng chưa hết tháng đã hết lương... Nhiều thầy, cô giáo trẻ đôi lúc lúc dao động muốn chuyển nghề, thậm chí là đi làm công nhân ở các khu công nghiệp lương sẽ cao hơn...

Trường kinh tế mở ngành công nghệ là ‘tất yếu’

Trong xu thế đa ngành, trường Kinh tế quốc dân hay Ngoại thương mở các ngành công nghệ là tất yếu, nhưng cần thận trọng, theo các chuyên gia. Năm 2024, trường Đại học Kinh tế quốc dân (NEU) dự kiến mở 6 ngành mới, trong đó bốn ngành thuộc lĩnh vực Máy tính và công nghệ thông tin, gồm Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, Trí tuệ nhân tạo, An toàn thông tin. Cả bốn ngành đều...

Ngày 20.11, thầy cô, học sinh nghỉ nửa ngày được không?

'Ngày 20.11 là một ngày lễ đặc biệt, thể hiện lòng biết ơn của học sinh đối với thầy cô giáo. Thế nhưng học sinh cũ đã ra trường không thể về thăm thầy cô do nhiều trường vẫn dạy học cả sáng...

Những thầy cô ‘trốn’ nhận quà 20/11 của phụ huynh, học sinh

Rất quý và biết ơn cô giáo dạy toán vì đã giúp con trai tiến bộ trong học tập và ngày càng sống có trách nhiệm, chị Khuyên cùng nhóm phụ huynh mua tặng cô một giỏ trái cây làm quà 20/11, nào ngờ khiến cô không vui và nhắn tin “trách”. Có con trai đang học cấp 3 tại huyện Nam Từ Liêm, Hà Nội, chị Nguyễn Thị Khuyên nhớ mãi cô giáo dạy thêm của con hồi cấp...

Trường Ngôi Sao Hoàng Mai công bố Hệ thống triết lý giáo dục và Bộ nhận diện thương hiệu

Sự kiện lễ công bố công bố hệ thống 5 triết lý giáo dục, tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và bộ nhận diện thương hiệu riêng chiều ngày 10/8 là sự khẳng định vị thế của một tổ chức giáo dục uy tín trên địa quận Hoàng Mai nói riêng và của TP Hà Nội nói chung, mở đầu cho bước chuyển mình quan trọng trong chiến lược phát triển của trường Ngôi sao Hoàng Mai.

Cùng chuyên mục

Tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu

(ĐCSVN) - Đội ngũ nhà giáo của quận hiện nay đã có sự phát triển vượt bậc, với gần 3.400 giáo viên tâm huyết với nghề, có năng lực và đạo đức tốt. Toàn quận tự hào có 11 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Đây là những tấm gương sáng về chuyên môn nghiệp vụ, tâm huyết với nghề, góp phần tạo dựng môi trường giáo dục chất lượng, đáp ứng kỳ vọng...

Theo nghề giáo là phải giúp học sinh được nâng cao kiến thức, phát huy năng lực

(ĐCSVN) - Hơn 5 năm là giáo viên giảng dạy phân môn Âm nhạc kiêm Tổng phụ trách Đội ở một trong những ngôi trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, cô Khà Thị Tình luôn tâm niệm đã chọn theo nghề giáo là phải giúp đỡ học sinh được nâng cao kiến thức, phát huy năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, được hoạt động ngoài giờ lên lớp và trải nghiệm...

Xây dựng trường THCS & THPT Lê Quý Đôn trở thành điểm sáng của ngành Giáo dục Thủ đô

(ĐCSVN) - Tiếp nối truyền thống 15 năm xây dựng và phát triển, thầy và trò trường THCS & THPT Lê Quý Đôn (Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội) tiếp tục nỗ lực phấn đấu xây dựng nhà trường trở thành một địa chỉ tin cậy, một điểm sáng của ngành Giáo dục Thủ đô. Ngày 19/11, Trường THCS & THPT Lê Quý Đôn (Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội) tổ chức Lễ kỷ niệm 42...

Nhiều chuyên gia giáo dục uy tín thế giới quy tụ tại hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục”

Xu hướng giáo dục hiện đại: Lấy hạnh phúc làm trọng tâm Hạnh phúc trong giáo dục không đơn thuần là sự hài lòng nhất thời hay niềm vui nhỏ lẻ trong quá trình học tập. Đây là trạng thái cân bằng giữa cảm xúc, thể chất và mối quan hệ xã hội, giúp học sinh cảm nhận được...

Trường Cao đẳng Ngoại ngữ – Công nghệ và Truyền thông Hà Nội khai giảng năm học 2024

(ĐCSVN) - Trường Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ và Truyền thông Hà Nội qua 10 năm xây dựng và phát triển đã có hàng chục nghìn sinh viên tốt nghiệp ra trường, đóng góp nguồn nhân lực có chất lượng cho đất nước trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. ...

Mới nhất

Thực phẩm nào nên hạn chế khi bị suy giảm chức năng thận

Người bị suy giảm chức năng thận nên hạn chế ăn mỡ động vật, lòng, nội tạng, hạn chế lượng đạm tiêu thụ...

Thanh thiếu niên chịu áp lực gia tăng từ học đường và thiếu sự quan tâm của gia đình

WHO: Thanh thiếu niên chịu áp lực gia tăng từ học đường và thiếu sự quan tâm của gia đình ...

Thế giới chung tay vì trẻ sinh non

Ngày 16/11/2024, Bộ Y tế phối hợp cùng UBND tỉnh Bắc Ninh và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới vì Trẻ sinh non tại tỉnh Bắc Ninh. Ngày 16/11/2024, Bộ Y tế phối hợp cùng UBND tỉnh Bắc Ninh và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tổ chức...

Tập đoàn Vietravel mở rộng hoạt động tại Ấn Độ

Ông Ngô Minh Quân - Giám đốc khối thị trường nước ngoài của tập đoàn Vietravel và Ông Jasmeet Singh, Giám đốc Thương mại - Kỳ nghỉ & Trải nghiệm tại MakeMyTrip ký MoU. Ảnh do Vietravel cung cấp  Tham dự lễ ký kết có Ông Nguyễn Thanh Hải - Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ; Ông Trần Đoàn Thế...

SUNRISE RIVERSIDE LIÊN TỤC BÀN GIAO SỔ HỒNG CHO CƯ DÂN

Sunrise Riverside những ngày đầu tháng 11 rộn ràng hơn với không khí bàn giao sổ hồng - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, cho các cư dân. Liên tục từ tháng 7/2024 đến nay, Sunrise Riverside đã bàn giao hàng trăm sổ hồng đến tay...

Mới nhất

Welcome to Vietnam