Trang chủNewsChính trịGiáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu trong kỷ nguyên...

Giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

NDO – Chiều 15/11, tại Trụ sở Chính phủ, nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu. Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Tại cuộc gặp, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, 60 nhà giáo (40 nhà giáo ngành và 20 nhà giáo nghề) vinh dự được tiếp kiến Thủ tướng tại đây là những người thuộc 251 thầy, cô giáo tiêu biểu được vinh danh năm 2024.

Đây là các cô giáo, thầy giáo đại diện cho hơn 1,6 triệu nhà giáo thuộc các cấp học khác nhau, đến từ nhiều vùng, miền của đất nước. Trong đó, có thầy, cô dạy học ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn. Rất nhiều cô giáo, thầy giáo là giáo viên cốt cán của tỉnh, thành phố, giáo viên giỏi với nhiều thành tích quan trọng trong công tác giảng dạy đại trà, bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia, quốc tế; là những nhà khoa học với nhiều công bố quốc tế và giải thưởng uy tín trong và ngoài nước.

Giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ảnh 1
Thủ tướng Phạm Minh Chính với đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu. (Ảnh: Trần Hải)

Thời gian vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tích cực phối hợp Bộ Nội vụ tham mưu Chính phủ báo cáo Ban chấp hành Trung ương và ngành Giáo dục bổ sung 65.980 biên chế giai đoạn 2022-2026. Mặc dù trong 2 năm học 2022-2023 và 2023-2024, cả nước đã tuyển dụng được gần 40.000 giáo viên, tuy nhiên số học sinh 2 năm qua không ngừng tăng dẫn đến số lớp tăng.

Riêng năm học 2023-2024 số lớp của cấp THCS tăng 7.198 lớp, số lớp cấp THPT tăng 1.213 lớp so với năm học 2022-2023. Dẫn đến số giáo viên còn thiếu vẫn còn nhiều và ở hầu hết các địa phương. Tính đến tháng 5/2024, cả nước còn thiếu 113.491 giáo viên các cấp học mầm non, phổ thông trong biên chế so với định mức quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo…

Giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ảnh 2
Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt tay đại diện các nhà giáo tiêu biểu. (Ảnh: Trần Hải)

Tại buổi gặp gỡ, đại diện một số thầy cô giáo, giảng viên phát biểu ý kiến bày tỏ sự biết ơn Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, chăm lo sự nghiệp giáo dục và đào tạo, quan tâm chăm lo phát triển đội ngũ giáo viên; tự hào về nghề giáo – nghề cao quý; trình bày những kinh nghiệm thu được trong quá trình giảng dạy; kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan một số cơ chế, chính sách để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục và đào tạo; cải thiện đời sống đội ngũ giáo viên, giảng viên.

Giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ảnh 3
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại buổi gặp mặt. (Ảnh: Trần Hải)

Phát biểu ý kiến tại buổi gặp mặt, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hôm nay, trong không khí trang trọng, ấm áp, thân tình kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) – ngày “Tết” của các thầy cô, niềm vui của các cháu học sinh, là ngày thể hiện sự trân trọng, tình cảm yêu quý thầy cô, là truyền thống lịch sử, văn hoá, truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta.

Thủ tướng rất vui mừng chào đón các thầy cô giáo tiêu biểu, những người đã có nhiều đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước. Với tình cảm chân thành, sự tri ân sâu sắc, Thủ tướng nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo có mặt tại buổi gặp mặt này và thân ái gửi đến các thế hệ nhà giáo trên khắp mọi miền Tổ quốc lời chào trân trọng, lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ảnh 4
Đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu tại buổi gặp mặt. (Ảnh: Trần Hải)

Thủ tướng nêu rõ, truyền thống hiếu học, “tôn sư trọng đạo”, quý trọng hiền tài là những giá trị nhân văn sâu sắc của dân tộc ta; là một nhân tố quan trọng tạo nên trí tuệ, đạo đức, văn hoá và con người Việt Nam. Những câu ca dao, tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”; “Ơn thầy soi lối mở đường. Cho con vững bước dặm trường tương lai”. “Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy. Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao” được truyền dạy từ đời này sang đời khác.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu – người Thầy vĩ đại của dân tộc luôn đánh giá cao vai trò của thầy cô giáo đối với sự nghiệp giáo dục. Người nhấn mạnh: “Vì lợi ích mười năm trồng cây. Vì lợi ích trăm năm trồng người” ;“Không có thầy giáo thì không có giáo dục. Không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế văn hóa”; “Dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những người anh hùng vô danh…”.

Giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ảnh 5
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu ý kiến tại buổi gặp mặt. (Ảnh: Trần Hải)

Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, giáo dục luôn đồng hành, vun đắp cho nền văn hiến lâu đời của dân tộc, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong từng thời kỳ. Đặc biệt, triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và Nghị quyết số 29-NQ/TW, sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần tích cực nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế…

Thủ tướng chia sẻ, qua những chia sẻ chân thành, xúc động của các thầy, cô về chuyện đời, chuyện nghề, có thể thấy rằng các thầy, các cô là những nhà giáo có nhiều thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo; là những hạt nhân nòng cốt lan tỏa những giá trị tốt đẹp tới học sinh; thực sự là những tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo, tận tâm, tận hiến cho sự nghiệp trồng người. Các thầy cô luôn tạo động lực, truyền cảm hứng, niềm vui cho các học sinh.

Điểm lại một số tấm gương nhà giáo tiêu biểu, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thấu hiểu, đồng cảm, chia sẻ với những khó khăn, vất vả đó của các thầy, các cô trong suốt những năm qua, nhất là trong đại dịch Covid-19.

Nhân cuộc gặp này, một lần nữa, Thủ tướng ghi nhận và biểu dương những nỗ lực, phấn đấu không biết mệt mỏi và sự cống hiến của đội ngũ nhà giáo nói riêng và toàn hệ thống giáo dục và đào tạo nói chung.

Giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ảnh 6
Đại diện các nhà giáo tiêu biểu tại buổi gặp mặt. (Ảnh :Trần Hải)

Thủ tướng khẳng định, hướng tới kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, xây dựng đất nước giàu mạnh và thịnh vượng; giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu; sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, phải được xây dựng thực sự chất lượng và sáng tạo, thích ứng với Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, để giáo dục và đào tạo Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045.

Giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ảnh 7
Đại diện một số nhà giáo tiêu biểu phát biểu ý kiến tại buổi gặp mặt. (Ảnh: Trần Hải)

Để thực hiện tốt những nhiệm vụ hết sức nặng nề nhưng vô cùng vẻ vang nêu trên, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quan tâm, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo với phương châm “Lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm, chủ thể – Thầy cô giáo là động lực – Nhà trường làm bệ đỡ – Gia đình là điểm tựa – Xã hội là nền tảng”. Trong đó, tập trung các nhiệm vụ trọng tâm:

Thứ nhất, tiếp tục quan tâm, chăm lo, hỗ trợ để ngành Giáo dục thực hiện có chất lượng ngày càng tốt tất cả các nhiệm vụ chiến lược đã được tổng kết, đúc rút từ thực tiễn và được đưa ra trong Kết luận số 91-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan của Quốc hội; cầu thị, lắng nghe ý kiến của các tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học, nhất là ý kiến của các đại biểu Quốc hội để hoàn thiện Luật Nhà giáo, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục nói chung, đội ngũ nhà giáo nói riêng theo đúng tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật giáo dục ra đời phải khiến cho giáo viên thật sự phấn khởi, được tôn vinh và tạo điều kiện để cống hiến, đồng thời, chủ động dự thảo sớm các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Nhà giáo, để ban hành và triển khai ngay sau khi Quốc hội thông qua.

Thứ hai, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, nhất là bếp ăn, bảo đảm vệ sinh y tế học đường, vệ sinh trường học; đẩy mạnh phòng, chống bạo lực học đường; tiếp tục xây dựng và phát triển văn hóa học đường.

Thứ ba, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ làm công tác giáo dục và đào tạo. Tập trung rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ để giáo viên được thụ hưởng mức lương tương xứng với công sức của mình, nhất là giáo viên mầm non, những người đang công tác ở vùng sâu, vùng xa, khó khăn, các nhà giáo giảng dạy ngành nghề nặng nhọc, độc hại…

Đặc biệt, cần sớm khắc phục tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ, thực hiện đúng tinh thần: “Ở đâu có học sinh, ở đó có giáo viên”. Phải hoàn thiện thể chế ngành Giáo dục phù hợp tình hình đất nước, khả thi, góp phần thúc đẩy ngành ngang tầm văn hoá dân tộc, sự phát triển đất nước; phải có cơ chế huy động nguồn lực của Nhà nước, xã hội, các nguồn lực hợp pháp khác để nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục tương xứng, để đội ngũ giáo viên ngày càng có chất lượng, toàn diện, yêu nghề hơn, bảo đảm phù hợp, thích ứng tình hình hội nhập quốc tế. Bên cạnh sự quan tâm của các bộ, ngành, địa phương, vai trò của các thầy giáo, cô giáo là đặc biệt quan trọng.

Giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ảnh 8
Thủ tướng Phạm Minh Chính với đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu.

Nhân dịp này, Thủ tướng muốn chia sẻ thêm với đối với đội ngũ nhà giáo một số suy nghĩ:

Đất nước ta đang đứng trước thời điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Ngành giáo dục nói chung, các thầy giáo, cô giáo nói riêng phải tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của ngành, không ngừng dấn thân, sáng tạo, đổi mới, bồi dưỡng phẩm chất, lý tưởng, niềm tin cách mạng; phải phấn đấu hơn nữa, nỗ lực hơn nữa để cùng chung sức, đồng lòng xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp, hùng cường, thịnh vượng; nhân dân ngày càng được ấm no, hạnh phúc.

Muốn có học sinh giỏi, phải có người thầy tốt. Học sinh được tiếp thu kiến thức hiệu quả nhất nếu có sự dìu dắt và chỉ bảo của giáo viên có năng lực, tâm huyết, trách nhiệm và phương pháp truyền dạy đúng. Đồng thời, phải tôn trọng sự khác biệt, sự đa dạng, khuyến khích sự sáng tạo; có tư duy phản biện, đam mê tìm tòi, khát vọng cống hiến…, phát huy cao nhất tiềm năng, trí tuệ, phẩm chất của mỗi học sinh.

Mỗi nhà giáo cần là khởi nguồn bất tận thổi bùng trong thế hệ trẻ ngọn lửa đam mê, nhiệt huyết, ươm mầm khát vọng, chắp cánh ước mơ, khơi dậy tinh thần đổi mới sáng tạo; bồi đắp, hun đúc, trao truyền cho thế hệ trẻ lý tưởng, đạo đức, các giá trị chân-thiện-mỹ, tinh hoa văn hoá dân tộc và nhân loại, góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. Vì thế, mỗi thầy giáo, mỗi cô giáo hãy là tấm gương sáng về rèn đức-luyện tài, yêu nghề-yêu người; không ngừng học tập, tu dưỡng, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn; năng động, ứng dụng khoa học-công nghệ, có cách tiếp cận mới trong dạy và học; để mỗi tiết học thực sự bổ ích và lý thú, để mỗi ngày học thực sự là ngày vui.

Nhân dịp này, Thủ tướng kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, mọi người, mọi nhà, mọi bậc phụ huynh… hãy cùng chung tay sát cánh với ngành giáo dục và đào tạo, chung sức với các thầy cô giáo trong sự nghiệp “trồng người” cao cả, chung tay xây dựng thế hệ tương lai của đất nước phát triển toàn diện.

Giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ảnh 9

Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng quà cho đại diện một số nhà giáo tiêu biểu.

* Nhân buổi gặp mặt, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tặng quà động viên một số thầy cô giáo tiêu biểu.





Nguồn: https://nhandan.vn/giao-duc-tiep-tuc-la-quoc-sach-hang-dau-trong-ky-nguyen-vuon-minh-cua-dan-toc-post845138.html

Cùng chủ đề

Những đồng thuận thắp lên hy vọng

Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Rio de Janeiro, Brazil đã khép lại ngày 19/11 với những cam kết dù khiêm tốn nhưng dấy lên hy vọng...

Thủ tướng tiếp lãnh đạo các nước và tổ chức quốc tế nhân dự hội nghị G20

Ngày 19/11 (theo giờ địa phương), tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có 7 cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế, gồm Tây Ban Nha, Paraguay, Canada, Singapore, UAE, Vatican, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).Tại các cuộc gặp, Thủ tướng Phạm Minh Chính trân trọng chuyển lời thăm hỏi của Tổng Bí thư Tô Lâm,...

Giáo hoàng Francis mong sớm thăm Việt Nam

Tại cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Vatican đã nhận lời mời sang thăm Việt Nam và cho biết Giáo hoàng Francis mong sớm thăm Việt Nam. Ngày 19.11 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có các cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế. Thủ tướng gặp Thủ tướng Vatican, Hồng y Pietro Parolin ẢNH: NHẬT BẮC Tiếp...

Thủ tướng Tây Ban Nha muốn hợp tác tàu điện ngầm, metro với Việt Nam

Gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính trong khuôn khổ G20 tại Brazil, Thủ tướng Tây Ban Nha đề nghị hai bên hợp tác trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng như tàu điện ngầm, đường sắt đô thị, quy hoạch đô thị. Tại cuộc gặp với Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược với Tây Ban...

Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức của nhà giáo như "giáo viên ép buộc học sinh học thêm”.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giảm nguồn cung để giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá

NDO - Quan điểm cũng như các giải pháp nhằm ngăn chặn tác hại của thuốc lá là từng bước giảm nguồn cung để giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá. Theo Phó Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) Phan Thị Hải, để đạt mục tiêu về giảm tỷ lệ người hút thuốc lá xuống 36% vào năm 2030 thì cần có những chính sách mạnh mẽ, đồng bộ....

Cổ phiếu bất động sản và tài chính hồi phục, VN-Index tăng hơn 11 điểm

NDO - Phiên giao dịch ngày 20/11, thị trường đảo chiều tăng điểm từ giữa phiên sáng với thanh khoản cải thiện; cổ phiếu các nhóm ngành chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, năng lượng, công nghệ thông tin... hồi phục mạnh; 24/30 mã VN30 đóng cửa trong sắc xanh, tác động tích cực kéo VN-Index tăng 11,39 điểm khi chốt phiên, lên mức 1.216,54 điểm. Thanh khoản toàn thị trường tăng mạnh so phiên...

Huyện Trường Sa kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

NDO - Sáng 20/11, các xã, thị trấn của huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức gặp mặt, kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024). Tham dự có đồng chí Đại tá Trần Văn Quyển, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146; đại diện chính quyền địa phương, cán bộ, chiến sĩ, các thầy, cô giáo, phụ huynh và học sinh. Buổi gặp mặt diễn ra trong không khí đầm ấm, vui tươi. Các...

“Trường học hạnh phúc”, bồi đắp tình thầy trò

Một trong những nội dung trọng tâm được Trường tiểu học Thực hành sư phạm Ngụy Như Kon Tum, tỉnh Kon Tum chú trọng triển khai trong những năm vừa qua là đẩy mạnh xây dựng “Trường học hạnh phúc” giúp gìn giữ tình yêu thương giữa các nhà giáo, giữa thầy và trò, giữa học sinh với nhau. Đến thăm Trường tiểu học Thực hành sư phạm Ngụy Như Kon Tum vào những ngày trường đang tất...

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Armenia Alen Simonyan

NDO - Chiều 20/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Armenia Alen Simonyan đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn từ ngày 17-23/11. Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của người đứng đầu cơ quan lập pháp Armenia sau hơn 30 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, thể hiện Armenia coi...

Bài đọc nhiều

Phát huy vai trò làm chủ, tinh thần tự quản

Sáng 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Cùng tham dự có Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến. Phát biểu tại Ngày hội, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần tự quản của mỗi người dân để...

Đề nghị kỷ luật nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật các nguyên lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc gồm: Nguyên Bí thư tỉnh ủy Phạm Văn Vọng; nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Phùng Quang Hùng và nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Hòa Bình. ...

Tăng cường hợp tác, đóng góp xây dựng thế giới công bằng, bền vững

Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1989, Việt Nam và Brazil đã xây dựng mối quan hệ vững chắc và toàn diện, trên cơ sở tin cậy chiến lược và hiểu biết lẫn nhau. Quan hệ...

Việt Nam quyết tâm thúc đẩy việc thực thi các quyền con người

Ngày 19/11, Bộ Tư pháp phối hợp với Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhân quyền của Chính phủ chủ trì tổ chức Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện Quyết định 1252 tại tỉnh Hà Nam. Hội nghị đã...

Nhanh chóng phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số cho toàn dân

Ngày 18/11, nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Trường Đại học Kinh tế nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường....

Cùng chuyên mục

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư tạo xung lực mới cho quan hệ hai nước

Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia sẽ củng cố mạnh mẽ nền tảng quan hệ chính trị và tiếp thêm động lực thúc đẩy hơn nữa hợp tác chiến lược giữa hai nước. - Trong những...

ĐBQH đề nghị cần có quy định bảo vệ nhà giáo

Ngày 20/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. ĐB Nguyễn Thị Hà (Đoàn Bắc Ninh) phản ánh, trong bối cảnh hiện nay khi quyền của phụ huynh và học sinh đang được đề...

Lương của nhà giáo phải cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp

Ngày 20/11, Quốc hội cho thảo luận tại hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đã có tới 65 ĐBQH đăng ký phát biểu về dự án Luật trên. Lương phải đi kèm chất lượng, đạo đứcĐóng góp vào...

Quốc hội tri ân, gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới các nhà giáo trên mọi miền Tổ quốc

Ngày 20/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo. Trước khi thảo luận, Quốc hội đã tri ân tới đội ngũ giáo viên trên cả nước. Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn...

Thủ tướng chia sẻ 3 đề xuất thực hiện mục tiêu phát triển bền vững tại G20

Việt Nam cam kết sẽ nỗ lực hết sức mình cùng phấn đấu thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trước năm 2050, đóng góp cho sự phát triển của một thế giới xanh, sạch, đẹp, bền vững. ...

Mới nhất

Thị trường kém sôi động, công nghệ chế biến hồ tiêu Việt Nam đã tiếp cận tiêu chuẩn của thế giới

Giá tiêu hôm nay 21/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.500 – 140.000 đồng/kg.

Doanh nghiệp Việt ứng dụng Al giải bài toán giao thông ùn tắc, tai nạn

Camera giám sát kết hợp với trí tuệ nhân tạo (AI) cho phép nhận diện nhanh chóng các vấn đề như tai nạn, ùn tắc..., từ đó giúp điều phối giao thông hiệu quả. ...

Mới nhất