Trang chủEnterpriseTập đoàn Dầu khí Việt NamCần cơ chế đặc thù cho các Tập đoàn chủ đạo trong...

Cần cơ chế đặc thù cho các Tập đoàn chủ đạo trong nền kinh tế


Cần cơ chế đặc thù cho các Tập đoàn chủ đạo trong nền kinh tế

PV: Trước bối cảnh kinh tế – xã hội có nhiều thay đổi, theo ông có cần thiết sắp xếp lại các lĩnh vực của doanh nghiệp Nhà nước để phù hợp với tình hình mới hay không?

TS. Lê Đăng Doanh: Cách mạng công nghiệp 4.0, kinh tế số, thương mại điện tử, người máy, trí thông minh nhân tạo (AI) dẫn đến những thay đổi về vị trí, tầm quan trọng của các ngành kinh tế, kỹ thuật trong nền kinh tế và năng lực cạnh tranh. Các dịch vụ số hóa, làm việc, giáo dục, học tập từ xa đang phát triển mạnh. Vì vậy, cần phân tích và xác định lại những ngành, lĩnh vực nào cần duy trì doanh nghiệp Nhà nước, lĩnh vực nào cần thu hút đầu tư từ kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài để tận dụng cơ hội này.

Trong đó, vai trò của Quốc hội, Chính phủ là công bố cụ thể danh mục những lĩnh vực, ngành Nhà nước cần đầu tư, bổ sung vốn hay thoái vốn sau khi đánh giá lại bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 dẫn đến những thay đổi về vị trí, tầm quan trọng của các ngành kinh tế, kỹ thuật.

Phân biệt rõ nhiệm vụ an ninh, quốc phòng, nhiệm vụ công ích với các nhiệm vụ kinh doanh, quy chế báo cáo thông tin, công khai minh bạch của các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh, thực hiện sự giám sát của cấp có thẩm quyền đối với những doanh nghiệp Nhà nước.

Xác định vai trò của doanh nghiệp Nhà nước trong tình hình kinh tế hiện nay và cho từng vùng kinh tế như ở trung tâm công nghiệp có nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân thì khác với vùng sâu, vùng xa chưa có nhiều doanh nghiệp tư nhân hoạt động.

Trong điều kiện hiện nay, khi kinh tế tư nhân đã phát triển hơn, doanh nghiệp Nhà nước không cần nắm giữ mọi lĩnh vực, mà chỉ cần giữ vị trí cần thiết ở những ngành liên quan tới quốc phòng – an ninh và một số ngành kinh tế – kỹ thuật nhất định mà khu vực kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài chưa sẵn sàng đầu tư.

Doanh nghiệp Nhà nước cần đóng vai trò chi phối trong một số ngành, lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực tạo lập kết cấu hạ tầng cho tăng trưởng, năng lượng, tài chính tín dụng, ngân hàng, viễn thông, xuất khẩu lương thực, dịch vụ cảng hàng không.

Ngoài ra, ở những vùng sâu, vùng xa, biển đảo… những nơi mà kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài chưa sẵn sàng đầu tư kinh doanh, doanh nghiệp Nhà nước vẫn cần được tiếp tục duy trì để bảo đảm phát triển kinh tế vùng.

Vì vậy, việc thúc đẩy quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước kết hợp với đầu tư mới vào những lĩnh vực cần thiết để kinh tế Nhà nước thực sự nắm giữ vai trò then chốt trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều này vừa tái cơ cấu, giảm bớt doanh nghiệp Nhà nước, vừa đầu tư có chọn lọc vào những doanh nghiệp Nhà nước ở những lĩnh vực cần thiết, tiên tiến về khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng.

Kiến nghị giao Chính phủ ban hành cơ chế đặc thù cho các Tập đoàn chủ đạo trong nền kinh tế

Doanh nghiệp Nhà nước cần đóng vai trò chi phối trong các lĩnh vực tạo lập kết cấu hạ tầng, năng lượng, tài chính tín dụng, ngân hàng, viễn thông, xuất khẩu lương thực, dịch vụ cảng hàng không (Ảnh minh họa)

PV: Trong bối cảnh mới có nhiều vấn đề phát sinh đối với các doanh nghiệp/Tập đoàn nhà nước giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế, theo ông cần xây dựng cơ chế như thế nào để các doanh nghiệp này hoàn thành tốt sứ mệnh như kỳ vọng?

TS. Lê Đăng Doanh: Từ yêu cầu cần sắp xếp, xác định lại vai trò của doanh nghiệp Nhà nước trong bối cảnh mới, kiến nghị giao Chính phủ quyết định một số nội dung, nhằm tạo hành lang pháp lý để Chính phủ có thẩm quyền ban hành danh mục, cơ chế đặc thù cho các Tập đoàn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

Thứ nhất, kiến nghị bổ sung nội dung “Chính phủ quyết định danh sách cụ thể các doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo, giữ vị trí then chốt của nền kinh tế, quản lý hạ tầng quan trọng quốc gia trong từng thời kỳ. Chính phủ ban hành Điều lệ, Quy chế quản lý tài chính của các doanh nghiệp này”.

Thứ hai, về đầu tư bổ sung vốn, kiến nghị bổ sung nội dung: “Đối với các doanh nghiệp có vốn Nhà nước đầu tư trực tiếp giữ vai trò chủ đạo, giữ vị trí then chốt của nền kinh tế, quản lý hạ tầng quan trọng quốc gia, việc chuyển nhượng vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp có vốn Nhà nước đầu tư trực tiếp thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn thì cần báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định, cho ý kiến hoặc thực hiện theo Đề án tái cấu trúc, sắp xếp, cơ cấu lại do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”.

Một điểm cần lưu ý là luật chỉ nên quy định mục tiêu và nguyên tắc đánh giá doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp nói chung, giao Chính phủ quy định cụ thể các tiêu chí, định mức vì các tiêu chí này phụ thuộc vào bối cảnh thị trường, mục tiêu phát triển… thay đổi theo từng thời kỳ.

Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, lương, thưởng theo định mức và hướng dẫn theo ngành trong từng giai đoạn của chiến lược phát triển. Nhà nước điều tiết bằng thu thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.

Thống nhất quy định về công khai minh bạch thông tin hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với thông lệ quốc tế, thống nhất biểu mẫu, thời gian, địa điểm công khai trên cổng thông tin điện tử, tránh chồng chéo, trùng lắp giữa Luật 69/2014/QH13, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, giữa Cổng thông tin Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư…

Bên cạnh đó, việc hoàn thiện nội dung, trình tự phê duyệt dự án đầu tư, thẩm quyền quyết định đầu tư của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong trường hợp được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền ra quyết định vào Luật số 69 đối với các dự án trọng điểm quốc gia, dự án lớn và dự án đầu tư công để đảm bảo phù hợp với quy định trong Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công… nhằm giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp trong việc xác định cơ quan chủ quản và thẩm quyền ra quyết định đối với các dự án này.

Kiến nghị giao Chính phủ ban hành cơ chế đặc thù cho các Tập đoàn chủ đạo trong nền kinh tế

PV: Để Nhà nước làm tốt vai trò “bà đỡ” về pháp lý cho các doanh nghiệp Nhà nước, cần đổi mới cơ chế quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp ra sao, thưa ông?

TS. Lê Đăng Doanh: Đẩy mạnh hoạt động đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp Nhà nước nói riêng là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Bởi đổi mới sáng tạo là con đường ngắn nhất để tăng trưởng, phát triển, trong đó doanh nghiệp là trung tâm của quá trình đổi mới như một nhu cầu tự thân, Nhà nước đóng vai trò là “bà đỡ” hỗ trợ về pháp lý.

Nhà nước tập trung thực hiện hiệu quả và đồng bộ các cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp, đặc biệt là chính sách hỗ trợ về tài chính nhằm thúc đẩy doanh nghiệp triển khai các hoạt động đổi mới công nghệ và cải thiện năng lực quản trị công nghệ. Chú trọng tổ chức đào tạo về quản lý công nghệ và cập nhật công nghệ mới cho doanh nghiệp. Tăng cường bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về đổi mới công nghệ cho cán bộ quản lý doanh nghiệp.

Nhà nước còn thể hiện vai trò hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, ứng dụng công nghệ tiên tiến, đào tạo, thuê chuyên gia thiết kế, sản xuất sản phẩm mới và thay đổi quy trình công nghệ. Hình thành các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khoa học – công nghệ thực hiện nghiên cứu và ứng dụng sản xuất sản phẩm mới.

Cùng với đó, Nhà nước cũng tiếp tục và quyết liệt thúc đẩy cổ phần hóa và thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các doanh nghiệp Nhà nước. Để làm điều này cần sớm ban hành Luật cổ phần hóa, chính sách đối với cổ tức, lợi nhuận từ vốn đầu tư tại doanh nghiệp Nhà nước và các nội dung về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.

Nguyên tắc là bảo đảm sự công khai, minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc của thị trường, tạo sự bình đẳng giữa doanh nghiệp Nhà nước với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước.

Phương Thảo



Nguồn: https://www.pvn.vn/chuyen-muc/tap-doan/tin/1200aee2-697b-4b30-bc25-5e5c23ebc8b0

Cùng chủ đề

Chuyên gia VinFuture “mổ xẻ” nguyên nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa

Đây cũng là một trong những chủ đề chính sẽ được bàn luận trong chuỗi Tọa đàm Khoa học vì Cuộc sống thuộc Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 do Quỹ VinFuture tổ chức vào ngày 5/12 tới tại Hà Nội.   80% các ca đột quỵ, biến cố tim mạch xảy ra ở nhóm có nguy cơ...

Thúc đẩy “chuyển động” các dự án điện khí

Phát triển điện khí/LNG là tất yếu Mục tiêu phát triển điện khí nói chung và LNG nói riêng đã được xác định rõ với vai trò sẽ nguồn điện chạy nền, đảm bảo sự ổn định, an toàn cho hệ thống điện khi các nguồn năng lượng tái tạo với đặc tính không ổn định, phát triển với tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu nguồn điện; cùng với chính sách không tiếp tục phát triển các...

Loại gia vị số 1 giúp bảo vệ tim mạch

'Theo chuyên gia, tỏi được đánh giá là loại gia vị số 1 dành cho những ai đang muốn bảo vệ sức khỏe tim mạch'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết...

Vệ tinh lâu đời nhất của Anh dịch chuyển bí ẩn

Skynet-1A, vệ tinh Anh phóng năm 1969 và đã dừng hoạt động, gây bối rối vì không ở đúng vị trí mà trọng lực Trái Đất kéo xuống. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thúc đẩy “chuyển động” các dự án điện khí

Phát triển điện khí/LNG là tất yếu Mục tiêu phát triển điện khí nói chung và LNG nói riêng đã được xác định rõ với vai trò sẽ nguồn điện chạy nền, đảm bảo sự ổn định, an toàn cho hệ thống điện khi các nguồn năng lượng tái tạo với đặc tính không ổn định, phát triển với tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu nguồn điện; cùng với chính sách không tiếp tục phát triển các...

Những tấn dầu đầu tiên của Việt Nam

Kỷ niệm 63 năm Ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam (27/11/1961 - 27/11/2024) Ngày 27/11/1961, Đoàn thăm dò dầu lửa 36 trực thuộc Tổng cục Địa chất được thành lập. Công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí ở miền Bắc được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ mặc dù điều kiện còn hết sức khó khăn và thiếu thốn khi đất nước đang trong giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh giải phóng dân...

Một Kho Vàng mới đang thành hình, vững vàng trên sườn núi

Đẩy nhanh tiến độ từng ngày, từng giờ Ngược dòng sông Chảy, đoàn công tác gồm hơn chục người cấp tốc hướng về Kho Vàng. Những ngày qua, con sông chảy cạn nước, có những đoạn trơ đất đá. Dọc hai bờ sông, nhiều đoạn đường bê tông bung gãy, ngổn ngang do xói lở như những “vết sẹo” để lại từ trận lũ thế kỷ do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra. Bởi vậy, không ít người...

VietinBank Bắc Kạn thông báo mời thầu

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Kạn (VietinBank Bắc Kạn) thông báo kế hoạch mời và lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện, năng lực, khả năng tham gia Gói thầu “Mua sắm máy photocopy Phòng Bán lẻ VietinBank Bắc Kạn”.Thông tin như sau: 1. Thông tin bên mời thầu: - Chủ đầu tư: VietinBank Bắc Kạn. - Địa chỉ: 15 Trường Chinh, phường Đức Xuân, TP. Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. - Điện thoại: 0209...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Cà Mau cần đẩy mạnh chuyển đổi xanh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Cà Mau cần đẩy mạnh chuyển đổi xanh | 19/11/2024 Lượt xem: ...

Bài đọc nhiều

TS Dư Văn Toán: Điện gió ngoài khơi là “bệ phóng” cho phát triển kinh tế biển Việt Nam

TS Dư Văn Toán: Điện gió ngoài khơi là “bệ phóng” cho phát triển kinh tế biển Việt Nam | 07/11/2024 Lượt xem: ...

Petrovietnam ký kết hợp tác với các đối tác Hoa Kỳ về chuyển đổi số và năng lượng bền vững

​​​Nhân dịp tham dự các hoạt động của Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp quốc khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ, chiều ngày 23/9 tại New York, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã dự buổi tọa đàm doanh nghiệp do Hội đồng Doanh nghiệp Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), Phòng Thương mại Hoa Kỳ (USCC) và Hội đồng doanh nghiệp vì sự hiểu biết chung (BCIU) phối hợp với Bộ Kế...

Petrovietnam khảo sát tiến độ thi công dự án tái thiết thôn Kho Vàng

Tham gia đoàn công tác, về phía tỉnh Lào Cai có ông Nguyễn Trọng Hài – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; cùng đại diện lãnh đạo tỉnh Lào Cai, huyện Bắc Hà; đại diện ban quản lý dự án, các nhà thầu thi công. Về phía Petrovietnam có ông Đỗ Chí Thanh - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn; đại diện Ban Truyền thông và Văn hóa Doanh nghiệp Tập đoàn; đại diện các đơn vị thành viên PVEP,...

Đoàn kết, chung sức đảm bảo tiến độ thi công dự án tái thiết thôn Kho Vàng

Đoàn kết, chung sức đảm bảo tiến độ thi công dự án tái thiết thôn Kho Vàng Thôn Kho Vàng (Cốc Lầu, Bắc Hà, Lào Cai) là một trong những khu vực chịu thiệt hại nặng nề do ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 - Yagi. Hưởng ứng kêu gọi của Đảng, Nhà nước và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ,...

Không nhanh chóng sửa đổi, bổ sung chính sách, Việt Nam sẽ đối mặt với thực trạng thiếu điện

Chia sẻ với PV, ĐBQH Phạm Văn Thịnh (Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang) cho biết, nếu không nhanh chóng sửa đổi, bổ sung chính sách, đất nước sẽ đối mặt với thực trạng thiếu điện. Sau nhiều lượt dự thảo, lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, các cơ quan, tổ chức hữu quan, Luật Điện lực (sửa đổi) đã được Chính phủ trình Quốc hội xem xét trong Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, diễn ra...

Cùng chuyên mục

Thúc đẩy “chuyển động” các dự án điện khí

Phát triển điện khí/LNG là tất yếu Mục tiêu phát triển điện khí nói chung và LNG nói riêng đã được xác định rõ với vai trò sẽ nguồn điện chạy nền, đảm bảo sự ổn định, an toàn cho hệ thống điện khi các nguồn năng lượng tái tạo với đặc tính không ổn định, phát triển với tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu nguồn điện; cùng với chính sách không tiếp tục phát triển các...

Những tấn dầu đầu tiên của Việt Nam

Kỷ niệm 63 năm Ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam (27/11/1961 - 27/11/2024) Ngày 27/11/1961, Đoàn thăm dò dầu lửa 36 trực thuộc Tổng cục Địa chất được thành lập. Công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí ở miền Bắc được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ mặc dù điều kiện còn hết sức khó khăn và thiếu thốn khi đất nước đang trong giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh giải phóng dân...

Một Kho Vàng mới đang thành hình, vững vàng trên sườn núi

Đẩy nhanh tiến độ từng ngày, từng giờ Ngược dòng sông Chảy, đoàn công tác gồm hơn chục người cấp tốc hướng về Kho Vàng. Những ngày qua, con sông chảy cạn nước, có những đoạn trơ đất đá. Dọc hai bờ sông, nhiều đoạn đường bê tông bung gãy, ngổn ngang do xói lở như những “vết sẹo” để lại từ trận lũ thế kỷ do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra. Bởi vậy, không ít người...

Đường ra thềm lục địa

Ngày 19/11/1981, Liên doanh Vietsovpetro chính thức được Chính phủ Việt Nam cấp phép hoạt động trên lãnh thổ ở thềm lục địa và trong vùng đặc quyền kinh tế nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là một mốc son rất quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của Vietsovpetro nói riêng và ngành Dầu khí nói chung. Ngày 30/4/1975, thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh đã mở ra một thời...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Cà Mau cần đẩy mạnh chuyển đổi xanh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Cà Mau cần đẩy mạnh chuyển đổi xanh | 19/11/2024 Lượt xem: ...

Mới nhất

Đoàn công tác Học viện Báo chí và Tuyên truyền thăm và làm việc tại báo Pasaxon (báo Nhân dân) và Báo Vientiane Times

Sáng ngày 13/11, đoàn công tác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có buổi thăm và làm việc với Báo Pasaxon (Báo Nhân dân) và Báo Vientiane Times của CHDCND Lào. Đón tiếp đoàn có ông Văn Xay Tạ Vinh Nhăn, Phó Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng, Tổng Biên tập báo Pasaxon, cùng các...

Lễ kỷ niệm 15 năm khai trương mạng di động Unitel tại Lào

NDO - Tối 19/11, tại thủ đô Vientiane, diễn ra Lễ kỷ niệm 15 năm chính thức kinh doanh di động của công ty Star Telecom với thương hiệu Unitel, là liên doanh giữa Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel) thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam và Lao Asia Telecom thuộc Bộ Quốc phòng Lào....

Quốc lộ 51 còn nhiều vướng mắc, chưa thể xác lập sở hữu toàn dân

Đó là phản hồi của Bộ Tài chính với đề nghị của Bộ Giao thông vận tải về việc xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản của dự án BOT quốc lộ 51. ...

Mở cơ hội phát triển bền vững cho doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam

Thúc đẩy môi trường kinh doanh, tăng cường quốc tế hóa các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt NamEVFTA đã và đang góp phần tạo động lực quan trọng để Việt Nam đẩy mạnh cải cách môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư và thương mại. Việt Nam đã cam kết thực hiện một loạt các cải...

Mới nhất