Trang chủProductÐưa sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh của Thủ đô

Ðưa sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh của Thủ đô

Giai đoạn 2021 – 2025, Hà Nội đặt mục tiêu có 2.000 sản phẩm được đánh giá, phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Với quyết tâm cao, dự kiến hết năm 2024, Hà Nội sẽ hoàn thành mục tiêu Chương trình đề ra cho cả giai đoạn 2021 – 2025, trước 1 năm so với kế hoạch. Trên cơ sở kết quả đạt được, Hà Nội tiếp tục phát triển sản phẩm OCOP cho giai đoạn tới theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả. Mục tiêu của Thành phố là đưa sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh được đông đảo người tiêu dùng trong nước và quốc tế nhận diện, tiêu thụ.

nn.jpg
Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội thăm gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP làm từ tơ sen của Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận, xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức. Ảnh: Nguyễn Mai

Hoàn thành vượt kế hoạch

Xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ được coi là cái nôi của nghề mây, tre đan. Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Văn Trung, Chủ tịch Hiệp hội Mây tre đan Phú Vinh – xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, cho biết, xã có số sản phẩm OCOP được chứng nhận nhiều nhất huyện với 54 sản phẩm. Trong đó, riêng gia đình ông có 23 sản phẩm được chứng nhận.

“Từ khi được chứng nhận OCOP, chúng tôi rất phấn khởi. Khách mua hàng yên tâm bởi có chứng nhận tức là sản phẩm đáp ứng được các tiêu chí về chất lượng, mẫu mã. Năm 2024, Hiệp hội Mây tre đan Phú Vinh chỉ với 35 hội viên nhưng đã xuất khẩu được hơn 100 tỷ đồng. Sản xuất phát triển không những góp phần duy trì, bảo tồn và phát triển làng nghề, mà còn đẩy mạnh tạo dựng thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ; đồng thời tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trong vùng” – ông Trung chia sẻ.

Chương Mỹ là huyện có nhiều làng nghề truyền thống, đây là cơ sở quan trọng để phát triển sản phẩm OCOP. Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Tống Văn Thái, huyện hiện có 35 làng được UBND Thành phố công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống, trong đó chiếm đa số là làng nghề mây, tre đan xuất khẩu; sản xuất đồ gỗ thủ công mỹ nghệ, làm nón lá, điêu khắc đá, chế biến nông sản thực phẩm. Đến nay, trên địa bàn huyện có 210 sản phẩm OCOP đã được chứng nhận.

Trong khi đó, huyện Đan Phượng có 105 sản phẩm OCOP được chứng nhận. Đây đều là các sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng gắn liền với truyền thống, văn hóa và bản sắc địa phương. Các sản phẩm OCOP của huyện Đan Phượng đa dạng, thuộc nhóm thực phẩm, nhóm đồ uống, nhóm thảo dược, nhóm thủ công mỹ nghệ như nem Phùng gia truyền cơ sở Thái Cam, thị trấn Phùng; khoai lang kén của hộ kinh doanh Nguyễn Văn Thìn, xã Trung Châu; kẹo lạc của hộ sản xuất kinh doanh Đỗ Văn Trường, xã Song Phượng; rượu nếp của hộ kinh doanh Nguyễn Văn Long và đậu phụ của Công ty TNHH Tâm Đức, xã Hồng Hà; đồ gỗ nội thất của làng nghề mộc xã Liên Trung; hoa đồng tiền Đồng Tháp, xã Đồng Tháp…

Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội cho biết: “Giai đoạn 2021 – 2025, Hà Nội đặt mục tiêu có 2.000 sản phẩm được đánh giá, phân hạng OCOP. Với nỗ lực, quyết tâm cao, lũy kế từ 2019 đến hết năm 2023, thành phố Hà Nội đánh giá, phân hạng được 2.711 sản phẩm. Trong đó, tính riêng từ năm 2021 đến hết năm 2023, Thành phố đánh giá được 1.657 sản phẩm. Hiện nay, công việc đánh giá, công nhận sản phẩm năm 2024 đang được thực hiện với hơn 500 sản phẩm đăng ký. Dự kiến hết năm 2024, Hà Nội sẽ hoàn thành mục tiêu Chương trình OCOP đề ra cho cả giai đoạn 2021 – 2025, trước 1 năm so với kế hoạch đề ra”.

Sau khi được chứng nhận sản phẩm OCOP, các chủ thể được Thành phố, huyện hỗ trợ thiết kế bao bì, nhãn mác, hỗ trợ tem OCOP có gắn mã QR. Thành phố và các quận, huyện, thị xã cũng quan tâm tổ chức các sự kiện, hội chợ, hội thảo, nhằm thúc đẩy phục hồi, phát triển các hoạt động dịch vụ thương mại, kết nối giao thương, xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng. Hỗ trợ các chủ thể sản phẩm OCOP sản xuất kinh doanh đẩy mạnh sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng, khuyến khích phát triển sản phẩm hàng hóa gắn với các loại hình thương mại, dịch vụ điện tử, văn minh, hiện đại. Đến nay, Thành phố cũng đã phát triển được 107 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, tạo điều kiện để người tiêu dùng Thủ đô nhận diện và tiêu thụ.

thu-co.jpg
Sản phẩm OCOP làng nghề mây, tre đan Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ được xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới. Ảnh: Nguyễn Mai

Hướng tới mục tiêu mới

Bên cạnh kết quả đạt được, Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng nông thôn mới thành phố cũng chỉ ra rằng, Chương trình OCOP của Hà Nội vẫn còn gặp khó khăn, hạn chế: Số lượng sản phẩm OCOP 5 sao được công nhận chưa nhiều, mới có 6 sản phẩm được công nhận; một số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình sản xuất kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề chưa thực sự mặn mà tham gia vào Chương trình; chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm còn nhiều hạn chế; thị trường tiêu thụ chưa thực sự được mở rộng…

Chỉ ra những nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới, ông Nguyễn Xuân Đại, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết: “Sản phẩm tham gia vào Chương trình OCOP vừa để tôn vinh vừa để nâng tầm, nâng giá. Hà Nội sẽ khôi phục lại các giống cây đặc sản như quýt Tích Giang, hồng Yên Thôn, bưởi đường Quế Dương, rau muống tiến vua Sen Chiểu, húng Láng… trở thành sản phẩm OCOP. Những sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của những vùng đất ấy nếu được “gắn sao” OCOP sẽ giúp cho sản phẩm vừa tăng giá trị kinh tế, vừa giúp quảng bá nét văn hóa vùng miền. Thành phố cũng sẽ phát triển các sản phẩm OCOP du lịch tại những nơi có lợi thế như Sơn Tây, Ba Vì, Sóc Sơn… gắn văn hóa và các sản vật địa phương để hình thành chuỗi du lịch…

Cũng theo ông Nguyễn Xuân Đại, mỗi năm Hà Nội đón gần 30 triệu lượt khách du lịch, trong đó có hơn 5 triệu khách quốc tế. Nếu mỗi du khách đến Hà Nội du lịch mua một món quà thì sẽ kích cầu rất lớn cho sản phẩm OCOP bởi đa số các sản phẩm này mang nét đặc trưng, tinh hoa văn hóa vùng miền và tâm tư tình cảm của người Hà Nội gửi vào mỗi sản phẩm OCOP. Chưa kể, thành phố cũng có khoảng 10 triệu dân đang sinh sống và làm việc, nhu cầu sử dụng các sản phẩm OCOP là rất lớn.

Vậy, làm thế nào để Hà Nội khai thác được lợi thế này? Ông Nguyễn Xuân Đại chỉ ra rằng: “Sản phẩm làng nghề và các sản phẩm nông sản chế biến của Hà Nội có chất lượng rất ổn. Tuy vậy, cái yếu của sản phẩm OCOP Hà Nội đó là thiết kế sáng tạo. Người tiêu dùng ngày nay không còn tâm lý “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” như xưa mà yêu cầu sản phẩm phải “đẹp từ trong ra ngoài”, từ chất lượng đến mẫu mã. Sản phẩm OCOP của Hà Nội cần phải đầu tư nhiều hơn cho khâu thiết kế mẫu mã, bao bì sản phẩm phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của từng vùng miền, từng quốc gia mà sản phẩm hướng tới”.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết, trong thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề qua hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm tư vấn giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, các sàn giao dịch điện tử, bán hàng online… để sản phẩm OCOP trở thành một thương hiệu mạnh được đông đảo người tiêu dùng trong nước và quốc tế nhận diện, tiêu thụ. Thành phố cũng sẽ đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm giúp các sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề tiếp cận nhiều thị trường tiềm năng hơn.

Về lâu dài, Thành phố cần đưa việc tuyên truyền về giá trị lịch sử, văn hóa của các làng nghề, các nông sản đặc sản địa phương vào các trường học để giáo dục cho thế hệ trẻ về tình yêu và niềm tự hào quê hương, từ đó tạo động lực để thế hệ tương lai có ý thức từ nhỏ trong việc bảo tồn và phát triển vốn quý đó.

Vietnam.vn

Cùng chủ đề

Cô gái Cao Bằng xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP để đưa đặc sản gia đình ra thị trường

Đó là câu chuyện của chị Nguyễn Thị Xuyên, chủ cơ sở sản xuất Thu Hằng ở xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng, là người quyết tâm xây dựng thương hiệu bún khô truyền thống gia đình là sản phẩm OCOP để khẳng định chất lượng, mở rộng thị trường. Theo chia sẻ của ông Đặng Văn Bận, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bảo Lâm, hiện nay trên địa bàn huyện Bảo...

Sản phẩm OCOP hướng tới ‘xuất ngoại’

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã từng bước chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang hướng liên kết chuỗi giá trị, xây dựng được những sản phẩm chất lượng, nhiều sản phẩm OCOP xuất đi thị trường thế giới. Để phát triển sản phẩm OCOP bền vững, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho rằng, cần tiếp tục tăng cường hỗ trợ các cơ sở, chủ thể OCOP phát...

Cao Bằng: Phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn

Phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông nghiệp đang là hướng đi được đánh giá góp phần nâng cao giá trị sản xuất các sản phẩm nông nghiệp ở tỉnh biên giới Cao Bằng. Khẳng định thương hiệu bằng sản phẩm OCOP Các sản phẩm OCOP tỉnh Cao Bằng gồm thuộc các nhóm sản phẩm chủ lực là thực phẩm, đồ uống, thủ công mỹ nghệ, dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm...

Kết nối cung – cầu sản phẩm OCOP Nghệ An

Chiều 17/11, Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị kết nối khách hàng, nhà phân phối với cơ sở sản xuất để tiêu thụ sản phẩm OCOP tỉnh Nghệ An năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các chi cục, đại diện phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Kinh tế...

Lạc Dương nâng tầm sản phẩm OCOP để đưa nông sản vươn xa

Lâm Đồng – Huyện Lạc Dương đang hướng tới một nền nông nghiệp xanh, sạch, bảo vệ môi trường thông qua việc phát triển sản phẩm OCOP hữu cơ. Phát triển vùng nguyên liệu đặc trưng Huyện Lạc Dương có lợi thế về khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ và truyền thống canh tác nông nghiệp lâu đời. Những năm qua, huyện Lạc Dương đang dần khẳng định vị thế là trung tâm nông nghiệp chất lượng cao của Lâm Đồng nói riêng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mái ấm gia đình Việt mang yêu thương đến các em nhỏ mồ côi do ảnh hưởng của bão Trami

Mái Ấm Gia Đình Việt tiếp tục hành trình nhân ái tại miền Trung trong 03 ngày 13, 14 và 15/12. Chương trình với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng để...

Agribank tăng cường triển khai các giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh tại một số đơn vị trên địa bàn khu vực...

Ngày 15/11/2024, Tổng Giám đốc Agribank - Phạm Toàn Vượng cùng đoàn công tác tại Trụ sở chính đã làm việc trực tiếp với lãnh đạo, cán bộ chủ chốt tại Văn phòng đại diện Agribank khu vực miền Trung, các chi nhánh của Agribank trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam về tình hình hoạt động, công tác cơ cấu, xử lý nợ, công tác nhân sự, năng suất lao động và mạng lưới. Cùng...

Lô thiết bị chuyên dụng đáp ứng môi trường xanh cập bến Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng – Tổng công ty Hàng...

Ngày 16/11, Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng đã tiếp nhận lô 8 thiết bị cần cẩu giàn bánh lốp (RTG) đầu tiên tại bến container số 3 và 4 thuộc Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng ở Lạch Huyện. Đây là bước chuẩn bị quan trọng để đưa hai bến container này vào khai thác từ quý I/2025.Hai bến container số 3 và 4 Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện dự...

Bài đọc nhiều

01:26:54

Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng Quốc khánh 2/9

TPO - Chào mừng 79 năm Quốc khánh 2/9, các tuyến phố ở trung tâm Hà Nội trang hoàng rực rỡ màu cờ hoa, pano, áp phích, biểu ngữ gắn liền với hình ảnh lịch sử. VIDEO: Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng Quốc Khánh 2/9 Những ngày cuối tháng 8, các tuyến đường trên địa bàn thành phố Hà Nội được trang hoàng rực rỡ với cờ Tổ quốc, các bảng áp phích, pano, khẩu hiệu chào mừng...

SẴN SÀNG CHO IRCTIRE CUP 2024: TỔNG THƯ KÝ LIÊN ĐOÀN XE ĐẠP – MÔ TÔ THỂ THAO VIỆT NAM GẶP GỠ CÁC VĐV

14h chiều nay ngày 9/11, ông Nguyễn Ngọc Vũ - Tổng thư ký Liên đoàn Xe đạp - Mô tô Thể thao Việt Nam cùng BTC giải đua IRCtire Cup và Ban trọng tài đã có cuộc họp phổ biến chi tiết các thông tin trước thềm giải đua. Những lưu ý về đường đua, timeline thi đấu, hạng mục thi đấu được trao đổi cụ thể trong bầu không khí thân mật, sôi nổi của buổi họp. BTC nhấn mạnh,...

Phát hành cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 16,8% và bầu bổ sung thành viên HĐQT tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 của...

Chiều ngày 16/11, Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank - Mã: LPB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường năm 2024 tại Ninh Bình. Đại hội đã thông qua nhiều nội dung quan trọng như phát hành cổ phiếu trả cổ tức, dự kiến đầu tư cổ phiếu thuộc danh mục VN30, bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) và thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính....

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Cùng chuyên mục

Hiện thực hóa khát vọng ‘Make in Vietnam’

“Make in Vietnam” đã và đang trở thành định hướng và tạo động lực, cổ vũ các công ty công nghệ số trong nước phát triển. VTC.vn

Có một Hà Giang gây thương nhớ

Có lẽ trên khắp bản đồ chữ S này, Hà Giang là cái tên đặc biệt nhất đối với bản thân mình. Bởi có nhiều lý do khiến cho cô gái từ miền Nam như mình quyết tâm quay lại nơi này mỗi năm 1 lần trong suốt 3 năm qua. 09.2022 - Mình có chuyến đi đầu tiên từ Nam ra Bắc và Hà Giang là điểm đến đầu tiên để lại nhiều thương nhớ nhất. 02.2023 - Mình trở...

Anh nông dân “từ nương ngô ra Thủ đô” vô địch giải chạy: Kỳ tích chân đất

(Dân trí) - Không giày xịn, không đồng hồ, kỳ tích được anh nông dân người Tày tạo nên từ 20 năm chân đất miệt mài duy trì đam mê trên con đường làng lởm chởm đá. Anh nông dân "từ nương ngô ra Thủ đô" vô địch giải chạy: Kỳ tích chân đất (Video: Đoàn Thủy) Sáng 27/10, các cổ động viên và thành viên ban tổ chức đứng tại vạch đích của giải Long Biên Marathon từ ngạc nhiên...

Phim hoạt hình Việt hội nhập thế giới: Để phim hoạt hình Việt vươn ra biển lớn

Với những bước tiến mới trong ngành hoạt hình và chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa của nhà nước, việc đưa phim hoạt hình Việt vươn ra thế giới rất "rộng đường". CHẤT LIỆU VĂN HÓA DÂN GIAN LÀ LỢI THẾ Theo nhà biên kịch phim hoạt hình Phạm Đình Hải, điểm hấp dẫn vô hạn của hoạt hình là năng lực xây dựng những thế giới mà trong hiện thực khán giả khó có cơ hội trải nghiệm....

Xếp hàng online, chi chục triệu xem show “Anh trai”: Cơn khát vé hiếm có?

(Dân trí) - Giới chuyên gia nhận xét ngành công nghiệp biểu diễn và xu hướng hâm mộ của khán giả Việt đã có nhiều điểm sáng trước hiện tượng fan đổ xô săn vé xem các đêm nhạc "Anh trai". Hơn 150.000 người chạy đua săn vé concert "Anh trai vượt ngàn chông gai" Gần đây, cơn sốt săn vé concert Anh trai vượt ngàn chông gai khiến mạng xã hội bùng nổ. Hôm 12/11, khi chương trình vừa mở bán vé...

Mới nhất

Có một Hà Giang gây thương nhớ

Có lẽ trên khắp bản đồ chữ S này, Hà Giang là cái tên đặc biệt nhất đối với bản thân mình. Bởi có nhiều lý do khiến cho cô gái từ miền Nam như mình quyết tâm quay lại nơi này mỗi năm 1 lần trong suốt 3 năm qua. 09.2022 - Mình có chuyến đi đầu tiên từ...

Phát triển nông nghiệp xanh phải đổi mới tư duy sản xuất

DNVN - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng, để phát triển nông nghiệp xanh, ngành nông nghiệp phải đổi mới tư duy sản xuất. Đó là chuyển từ...

Những tri ân “khác biệt” của phụ huynh nhân Ngày 20/11

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, trong khi các phụ huynh khác thường tri ân giáo viên chủ...

Loạt trụ sở nằm trên “đất vàng” bị bỏ hoang trở thành tụ điểm tệ nạn xã hội

Tại Hà Tĩnh, nhiều trụ trụ sở làm việc nằm ở trên “đất vàng” bỏ hoang nhiều năm nhưng chính quyền địa phương chưa có phương án sử dụng, biến thành tụ điểm tệ nạn xã hội. ...

Làm xét nghiệm ADN, người đàn ông sốc khi biết mẹ đẻ sống ngay gần nhà

Người đàn ông 50 tuổi bất ngờ khi phát hiện bà chủ cửa hàng bánh mà anh thường xuyên ghé qua chính là mẹ đẻ của mình. ...

Mới nhất

Tô mắm chưng của má