Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcLương thấp, có giáo viên bỏ nghề đi làm công nhân khu...

Lương thấp, có giáo viên bỏ nghề đi làm công nhân khu công nghiệp

‘Mặc dù chi tiêu rất tằn tiện nhưng chưa hết tháng đã hết lương… Nhiều thầy, cô giáo trẻ đôi lúc lúc dao động muốn chuyển nghề, thậm chí là đi làm công nhân ở các khu công nghiệp lương sẽ cao hơn lương giáo viên trẻ’.

Lương thấp, có giáo viên bỏ nghề đi làm công nhân khu công nghiệp- Ảnh 1.

Trên 15% số giáo viên được khảo sát phải làm thêm nghề phụ để tăng thu nhập

NGUỒN: ĐH QUỐC GIA TP.HCM

Đó là thông tin ghi nhận được từ kết quả “Nghiên cứu đời sống giáo viên tại tỉnh Bình Thuận, Tây NinhHậu Giang” do Viện Phát triển chính sách ĐH Quốc gia TP.HCM thực hiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiều thông tin quan trọng liên quan đến thu nhập, đời sống, áp lực, động lực theo nghề của giáo viên.

Trong khuôn khổ đề án “Nghiên cứu đời sống của giáo viên khu vực Nam bộ: Thực nghiệm tại tỉnh Bình Thuận, Tây Ninh và Hậu Giang”, Viện Phát triển chính sách ĐH Quốc gia TP.HCM đã tiến hành nghiên cứu, phỏng vấn 132 các nhà quản lý giáo dục, giáo viên các cấp và khảo sát diện rộng 12.505 giáo viên thuộc 3 địa phương trên trong tháng 9-10 vừa qua.

“Chi tiêu tằn tiện nhưng chưa hết tháng đã hết lương”

Kết quả phỏng vấn các nhà quản lý giáo dục, giáo viên các cấp đều cho rằng kể từ khi thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng (từ ngày 1.7) thu nhập giáo viên được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, kết quả khảo sát diện rộng với trên 12.500 giáo viên lại cho thấy, thu nhập của nghề giáo chỉ đáp ứng trung bình 51,87% nhu cầu chi tiêu hàng tháng của gia đình giáo viên đối với nhóm không có làm thêm các nghề phụ. Đối với nhóm giáo viên có làm thêm nghề phụ thì đáp ứng khoảng 62,55%. Riêng giáo viên có thâm niên dưới 10 năm đánh giá thu nhập của nghề giáo chỉ đáp ứng trung bình 45,7% nhu cầu chi tiêu hàng tháng của gia đình.

Phỏng vấn sâu một số giáo viên, nhóm khảo sát ghi nhận ý kiến từ giáo viên: “Mặc dù chi tiêu rất tằn tiện nhưng chưa hết tháng đã hết lương, nhiều thầy không dám có bạn gái vì không lấy đâu ra khoản ‘chi tiêu cho tình phí’. Nhiều thầy, cô giáo trẻ đôi lúc lúc dao động muốn chuyển nghề, thậm chí là đi làm công nhân ở các khu công nghiệp lương sẽ cao hơn lương giáo viên trẻ.” Thực tế, cả 3 địa phương trên đều có tình trạng giáo viên bỏ nghề, chuyển sang các công việc khác trong đó có đi làm công nhân.

Điều khá bất ngờ từ kết quả khảo sát là giáo viên ở khu vực biên giới, hải đảo và nông thôn lại cho rằng với mức thu nhập từ nghề giáo đáp ứng nhu cầu chi tiêu của gia đình cao hơn so với giáo viên ở thành thị, khi tỷ lệ đáp ứng là 62%. Điều này có thể lý giải là do mức sống và mức chi tiêu ở vùng biên giới, hải đảo thấp hơn các vùng khác, trong khi mức lương của giáo viên khu vực này lại có phần phụ cấp cao hơn.

Về đánh giá mức độ áp lực tài chính, có 44% giáo viên cho rằng họ đang chịu từ áp lực đến rất áp lực. Trong khi đó, chỉ có 19% giáo viên cho rằng họ đang thoải mái và rất thoải mái không bị áp lực tài chính.

Trước thực trạng thu nhập từ nghề giáo chưa đáp ứng chi tiêu của gia đình, một bộ phận giáo viên đã phải làm thêm các ngành nghề phụ như: làm nông nghiệp, kinh doanh nhỏ, bán hàng trực tuyến, giao hàng… Số lượng này chiếm 15,33% số giáo viên được khảo sát. Trong số đó, nhiều nhất là canh tác nông nghiệp và bán hàng trực tuyến. Nhóm làm thêm này rơi nhiều vào giáo viên dạy tiểu học và dạy THCS. Mức thu nhập từ các nghề phụ của giáo viên đã góp phần không nhỏ để họ có thể trang trải cuộc sống gia đình, trung bình đóng góp khoảng 12% tổng thu nhập.

Lương thấp, có giáo viên bỏ nghề đi làm công nhân khu công nghiệp- Ảnh 2.

Mong muốn chính sách của giáo viên từ khảo sát

NGUỒN: ĐH QUỐC GIA TP.HCM

Giáo viên chịu áp lực lớn nhất là từ phụ huynh

Kết quả khảo sát cũng cho thấy một điều khá bất ngờ rằng giáo viên ít bị áp lực liên quan đến công việc chuyên môn giảng dạy mà áp lực lớn nhất từ phụ huynh học sinh. Kết quả khảo sát cho thấy có đến 70,21% giáo viên cho rằng họ đang bị áp lực hoặc rất áp lực từ phụ huynh. Kết quả khảo sát cũng cho thấy có đến 40,63% giáo viên từng có ý định chuyển nghề do bạo lực tinh thần từ phụ huynh.

Phỏng vấn sâu đội ngũ quản lý và giáo viên các cấp đều có chung nhận định rằng hiện nay áp lực từ phía phụ huynh đối với giáo viên đang là vấn đề đáng báo động trong ngành giáo dục. Nhiều phụ huynh đặt kỳ vọng quá cao, thường xuyên can thiệp sâu vào công việc giảng dạy, thậm chí gây áp lực về điểm số. Họ liên tục theo dõi, đặt câu hỏi và yêu cầu báo cáo chi tiết về tình hình học tập của con qua các nhóm Zalo hay Facebook…

Đáng lo ngại hơn, một số giáo viên còn phản ánh rằng một số phụ huynh có những hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến thầy, cô như: trực tiếp đến trường gây gổ, chửi bới, thậm chí hành hung giáo viên khi con em họ bị phê bình, nhắc nhở hoặc không đạt điểm cao. Nhiều giáo viên còn phải đối mặt với tình trạng bị đe dọa hay bị bôi nhọ danh dự trên mạng xã hội… Điều này không chỉ khiến đội ngũ giáo viên cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, mất tự chủ và cảm ứng trong công việc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giáo dục, đồng thời tạo nên hình ảnh xấu trong mắt học sinh về mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình.

Ngoài ra, kết quả khảo sát cũng thấy 71,83% giáo viên bị quá tải trong công việc, tỷ lệ này của giáo viên mầm non là 87,65%.

Lương thấp, vì sao giáo viên vẫn bám trụ với nghề?

Kết quả khảo sát cho thấy 94,23% giáo viên cho rằng họ tiếp tục theo đuổi nghề là vì lòng yêu nghề, yêu trò. 91,6% giáo viên cho rằng họ tiếp tục theo đuổi nghề giáo vì lý tưởng bản thân, xem đây là nghề cao quý. Chỉ có 49,99% giáo viên chọn tiếp tục theo đuổi nghề giáo vì mức thu nhập hợp lý và 48,75% giáo viên cho rằng tiếp tục theo đuổi nghề vì các chính sách đãi ngộ tốt.

Kết quả khảo sát diện rộng trên phù hợp với kết quả phỏng vấn khi nhiều thầy, cô nhận định chính lòng yêu nghề, yêu trò, xem là nghề cao là lý do quan trọng nhất để nhà gắn với nghề chứ không phải thu nhập hay các chính sách đãi ngộ.

Kết quả khảo sát cho thấy chính sách quan trọng nhất được giáo viên mong muốn nhất là ưu đãi về tài chính (vay ngân hàng với lãi suất ưu đãi dựa vào thâm niên công tác hoặc cam kết số năm công tác đối với giáo viên trẻ) với tỷ lệ 89,18% giáo viên trả lời mong muốn hoặc rất mong muốn. Kế tiếp là việc giảm tuổi hưu được giáo viên lựa chọn với tỷ lệ 83,91%. Mong muốn tăng thu nhập đứng vị trí thứ 3 với tỷ lệ 83,57% và giảm các rào cản trong thăng hạng giáo viên được xếp vị trí thứ 4 với tỷ lệ 82,96% giáo viên trả lời mong muốn hoặc rất mong muốn.




Nguồn: https://thanhnien.vn/luong-thap-co-giao-vien-bo-nghe-di-lam-cong-nhan-khu-cong-nghiep-185241118160604577.htm

Cùng chủ đề

Đề thi đánh giá năng lực đổi cấu trúc, thí sinh đổ xô ôn toán, tiếng Anh

Sau khi ĐH Quốc gia TP.HCM chính thức công bố cấu trúc đề thi đánh giá năng lực vào năm tới, thí sinh cũng lập tức điều chỉnh lại kế hoạch ôn luyện nhằm đạt kết quả tối ưu. ...

Định hướng ôn tập từ đề thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM

Từ cấu trúc và đề thi mẫu kỳ thi đánh giá năng lực mà ĐH Quốc gia TP.HCM vừa công bố, giáo viên đưa ra những định hướng cho học sinh để có thể đáp ứng được yêu cầu kiến thức cũng như...

Vì sao ĐH Quốc gia TP.HCM chuyển hướng cấu trúc bài thi năng lực?

Dù trước đó đã công bố định hướng cho phép thí sinh lựa chọn 3 trong 6 môn thi phần giải quyết vấn đề của bài thi đánh giá năng lực từ 2025 nhưng cuối cùng ĐH Quốc gia TP.HCM chọn một giải...

Đề minh họa kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2025

Năm 2025, kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM dự kiến được tổ chức 2 đợt vào ngày 30.3 và ngày 1.6. Đáng chú ý, cấu trúc bài thi có những điều chỉnh từ năm 2025. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hai nước NATO Bắc Âu kêu gọi người dân chuẩn bị cho chiến tranh

Thụy Điển phát sổ thông tin hướng dẫn người dân chuẩn bị cho chiến tranh trong khi đồng minh NATO Phần Lan mở website mới cho công tác chuẩn bị. ...

Đồng phục mùa đông sang trọng nhưng đơn giản: váy da midi và các kiểu áo

Váy da midi quyến rũ, gợi cảm đang là xu hướng rất được ưa chuộng của mùa thu...

Bài đọc nhiều

Trường kinh tế mở ngành công nghệ là ‘tất yếu’

Trong xu thế đa ngành, trường Kinh tế quốc dân hay Ngoại thương mở các ngành công nghệ là tất yếu, nhưng cần thận trọng, theo các chuyên gia. Năm 2024, trường Đại học Kinh tế quốc dân (NEU) dự kiến mở 6 ngành mới, trong đó bốn ngành thuộc lĩnh vực Máy tính và công nghệ thông tin, gồm Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, Trí tuệ nhân tạo, An toàn thông tin. Cả bốn ngành đều...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Quảng Ngãi: Lớp học của những yêu thương dành cho trẻ khuyết tật

Dẫu tóc bạc, sức yếu nhưng bằng tấm lòng nhiệt huyết và tình yêu trẻ, một số giáo viên nghỉ hưu tại Quảng Ngãi đã mở lớp dạy miễn phí cho trẻ em khuyết tật, giúp các em tiếp bước đến tương lai. Tại Nhà văn hóa xã Hành Minh, huyện Nghĩa Hành cũng có một lớp học tình thương dành cho các em khuyết tật do cô Trương Thị Thu Cúc (71 tuổi),...

Sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng tỏa sáng trong hội diễn văn nghệ truyền thống

Hội diễn văn nghệ truyền thống của sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng với chủ đề "TDTU - Tự hào tiếp bước" có sự tham gia của 16 đoàn thi đến từ 16 khoa với tổng cộng 48 tiết mục, đã diễn...

Sở GD-ĐT Thanh Hóa thông tin việc dừng một số môn học do không tuyển được giáo viên

Liên quan tới bài viết 'Không tuyển được giáo viên, nhiều trường ở Thanh Hóa phải tạm dừng một số môn học', Sở GD-ĐT cho biết, Báo VietNamNet phản ánh là đúng. Ngày 28/10, sau khi báo VietNamNet có bài phản ánh về thực trạng thiếu giáo viên, nhiều trường phải tạm dừng một số môn học, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản giao Sở GD-ĐT và các huyện kiểm tra, xác minh, làm rõ. Văn bản của Sở...

Cùng chuyên mục

Người thầy không chỉ giảng dạy mà còn truyền cảm hứng

"Công việc của một giảng viên không chỉ là truyền đạt kiến thức mà còn tạo dựng những tác động tích cực đối với sự phát triển của thế hệ trẻ. Sự trưởng thành và thành công của sinh viên là phần thưởng lớn nhất đối với tôi". ...

Đổi mới mạnh mẽ chính sách đãi ngộ, chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo

(ĐCSVN) - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Lại Xuân Môn mong muốn, trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục có có những giải pháp tổng thể, cơ chế, chính sách mạnh mẽ để nhà giáo và cán bộ quản lý sống được với nghề, để yên tâm công tác; để nghề dạy học thật sự là “nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”... Chiều 18/11, đồng chí...

Toà án nhân dân quận ở Hà Nội phản hồi gì?

Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng vừa gửi đơn đề nghị ông Dương Thế Hảo (65 tuổi, Hà Nội) bổ sung văn bản nêu ý kiến kèm theo tài liệu, chứng cứ để giải quyết vụ kiện đòi Đại học Kinh tế Quốc dân bồi thường trên 36 tỷ...

Lãnh đạo TP.HCM thăm gia đình cố GS.TS Nguyễn Thiện Thành

Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải đã đến thăm, chúc mừng gia đình cố GS.TS Nguyễn Thiện Thành nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Cùng ngày, đoàn lãnh đạo TP.HCM do ông Phạm Thành Kiên - phó chủ...

Các chuyên gia uy tín quy tụ ở Hà Nội chia sẻ về ‘Hạnh phúc trong giáo dục’

Hạnh phúc trong giáo dục dần trở thành xu hướng và là mục tiêu trọng tâm của các nền giáo dục hiện đại trên thế giới, giúp học sinh phát triển toàn diện cả về Tâm - Trí – Lực. Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực,...

Mới nhất

Hội nghị về công tác cán bộ

Sáng ngày 18/11/2024, tại Trụ sở Bộ, Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị về công tác cán bộ thực hiện quy trình giới thiệu nhân sự để bổ nhiệm chức danh lãnh đạo Bộ Nội vụ, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí...

Sự kiện lập trình liên quốc gia thu hút tài năng AI và an toàn thông tin

NDO - Sinh viên yêu lập trình đã quy tụ tại cuộc thi Hackathon AI tạo sinh và An toàn thông tin do Đại học RMIT tổ chức với mục đích tiếp cận và giải quyết những thách thức công nghệ mới nhất hiện đã xuất hiện trên toàn cầu. Sự kiện thu hút nhiều thí...

Cận nhan sắc Thanh Thủy

TPO - Hoa hậu Thanh Thủy khoe nhan sắc ngọt ngào, sang trọng trong buổi giao lưu với độc giả báo Tiền Phong chiều 18/11 ở TPHCM. 18/11/2024 | 20:34 ...

Cục Thuế TP.HCM có thêm hai cục phó

Tổng cục Thuế bổ nhiệm thêm hai phó cục trưởng Cục Thuế TP.HCM là ông Phan Văn Dũng và bà Nguyễn Thị Thu Phương. ...

Người dân Thụy Điển, Phần Lan chuẩn bị tinh thần cho khả năng xảy ra chiến tranh

"Tình hình an ninh đang rất nghiêm trọng và tất cả chúng ta cần tăng cường khả năng phục hồi để đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng khác nhau và cuối cùng là chiến tranh".

Mới nhất