Trang chủKinh tếNông nghiệp1,2 triệu quả bưởi cần tiêu thụ, huyện Phúc Thọ của Hà...

1,2 triệu quả bưởi cần tiêu thụ, huyện Phúc Thọ của Hà Nội tổ chức kết nối doanh nghiệp với nông dân

Sáng 18/11, Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường Hà Nội phối hợp với Phòng Kinh tế huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị “Xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ trái cây chủ lực huyện Phúc Thọ” đưa ra các chiến lược tập trung vào chất lượng, thương hiệu và thị trường tiêu thụ.

Một huyện phía Tây Hà Nội, nông dân trồng các loại trái cây mọc um tùm, thu nhập 300 - 500 triệu/năm - Ảnh 1.

Toàn cảnh Hội nghị “Xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ trái cây chủ lực huyện Phúc Thọ” được diễn ra tại huyện Phúc Thọ. Ảnh: Nghĩa Lê

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Thành Trung – Phó Chi cục trưởng Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường cho biết: “Hiện nay, diện tích cây ăn quả tại Hà Nội không ngừng mở rộng, đạt 20.000ha vào năm 2024, với trên 50% diện tích tập trung vào các loại cây có giá trị kinh tế cao như bưởi, chuối, nhãn, cam, ổi. Phúc Thọ, với truyền thống và tiềm năng lớn, đã khẳng định vị thế qua các sản phẩm đặc trưng như bưởi Phúc Thọ, bưởi Tam Vân, và chuối Vân Nam – không chỉ đạt tiêu chuẩn chất lượng mà còn mang lại giá trị kinh tế vượt trội, tạo thu nhập ổn định cho hàng nghìn hộ dân”.

Một huyện phía Tây Hà Nội, nông dân trồng các loại trái cây mọc um tùm, thu nhập 300 - 500 triệu/năm - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Thành Trung – Phó Chi cục trưởng Chi cục Chất lượng, Chế biến và PTTT nhấn mạnh sự kết nối giữa người nông dân và doanh nghiệp trong hội nghị, giúp cho nông dân ở huyện Phúc Thọ gia tăng sản xuất. Ảnh: Nghĩa Lê

“Chúng tôi hy vọng Hội nghị hôm nay sẽ là cầu nối giữa các nhà sản xuất, doanh nghiệp và đối tác phân phối, mở ra cơ hội hợp tác, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và hướng tới xuất khẩu”, ông Trung cho biết thêm.

 Phát huy vai trò chủ lực, trung tâm của nông dân huyện Phúc Thọ…

Bà Khuất Thị Phương, Phó Trưởng phòng Phòng Kinh tế huyện Phúc Thọ cho biết: “Phúc Thọ là huyện có nền nông nghiệp phát triển vì có tới 6.925ha đất nông nghiệp, chiếm 58,7% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, địa hình bằng phẳng, khí hậu nhiệt đới gió mùa và lớp thổ nhưỡng phù sa màu mỡ. Điều kiện tự nhiên thuận lợi đã giúp Phúc Thọ hình thành các vùng sản xuất cây ăn quả tập trung, đặc biệt là bưởi và chuối – những loại cây mang lại giá trị kinh tế cao.

Từ lâu, bưởi đã là cây ăn quả truyền thống tại các xã như Vân Hà, Vân Nam, Vân Phúc, Hiệp Thuận, với các giống nổi bật như bưởi Phúc Thọ, Tam Vân, bưởi Đoan Hùng và bưởi Da Xanh.

Trong năm 2015, huyện đã phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ, xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể Bưởi Phúc Thọ. Từ năm 2015 đến 2019, huyện Phúc Thọ đã tổ chức 25 lớp đào tạo nghề sơ cấp (3 tháng/lớp) tập trung vào sản xuất cây bưởi – loại cây chủ lực của địa phương. Sau khóa học, các hộ dân áp dụng kiến thức vào thực tế, giúp nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp. Hàng năm, huyện còn tổ chức các lớp tập huấn thâm canh bưởi an toàn tại các xã trọng điểm.

Một huyện phía Tây Hà Nội, nông dân trồng các loại trái cây mọc um tùm, thu nhập 300 - 500 triệu/năm - Ảnh 3.

Bà Khuất Thị Phương, Phó Phòng Kinh tế huyện Phúc Thọ nhấn mạnh: “Với sự quan tâm của chính quyền và nỗ lực của người dân, Phúc Thọ đang từng bước khẳng định vị thế là vùng sản xuất trái cây chất lượng cao của Hà Nội”. Ảnh: Nghĩa Lê

Năm 2022, huyện tổ chức Hội thi Nhà vườn kiểu mẫu, chọn ra 10 nhà vườn bưởi tiêu biểu, góp phần quảng bá sản phẩm và thúc đẩy du lịch sinh thái. Năm 2023, UBND huyện phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội tổ chức Vòng Sơ khảo Hội thi khoa học kỹ thuật về trồng bưởi, qua đó đội Phúc Thọ đạt giải nhất.

Hiện, diện tích bưởi toàn huyện đạt 756 ha, trong đó bưởi Phúc Thọ chiếm 600 ha (79,4%), Tam Vân chiếm 136,5 ha (18%). Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm canh tác lâu đời, bưởi Phúc Thọ đạt chất lượng vượt trội: quả tròn, vỏ mỏng, múi mọng nước, thơm dịu, vị ngọt thanh với hàm lượng đường 18-20%. 

Những cây bưởi trồng tại xã Vân Hà, Thượng Cốc có thể cho tới 500 quả/cây. Mỗi ha bưởi mang lại thu nhập 500-700 triệu đồng/năm. Địa phương còn đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc qua tem QR, giúp người tiêu dùng yên tâm khi sử dụng. Hiện nay, huyện cần hỗ trợ kết nối tiêu thụ khoảng 1.275.000 quả từ diện tích 90 ha tại các xã trọng điểm.

“Bên cạnh bưởi, chuối cũng là một trong những sản phẩm chủ lực của Phúc Thọ, với diện tích 195 ha, tập trung tại Vân Nam (80 ha), Xuân Đình, Vân Phúc và Hát Môn. Chuối Vân Nam, nổi bật với mã quả đẹp, chất lượng tốt, đã được cấp nhãn hiệu vào năm 2016. Cây chuối có chi phí đầu tư thấp (60-80 triệu đồng/ha/năm) nhưng mang lại thu nhập cao, từ 300-500 triệu đồng/ha/năm”, bà Phương cho biết thêm.

Để nâng tầm giá trị sản phẩm nông nghiệp, huyện Phúc Thọ đang tập trung mở rộng vùng bưởi lên 750 ha (trong đó 75% là bưởi Phúc Thọ, 20% là bưởi Tam Vân), đồng thời mở rộng vùng chuối tại các xã mới như Vân Hà, Sen Phương và Hát Môn.

Ký kết thoả thuận ghi nhớ hợp tác giữa nông dân và các doanh nghiệp…

Tại Hội nghị, nhiều đại diện doanh nghiệp và hợp tác xã đã chia sẻ quan điểm, kinh nghiệm, đồng thời bày tỏ mong muốn hợp tác chặt chẽ với nông dân để đưa sản phẩm trái cây chủ lực như bưởi và chuối đạt chuẩn chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Ông Cao Văn Ngân, Giám đốc HTX Hương Bưởi (xã Vân Hà), chia sẻ: “Nhờ các buổi tập huấn kỹ thuật thâm canh, việc sản xuất đã được cải thiện rõ rệt, nhưng tâm lý chung của nông dân vẫn mong nhà nước hỗ trợ kết nối doanh nghiệp để đầu ra luôn ổn định. Chúng tôi đề nghị tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật mới và đầu tư mở rộng mô hình sản xuất. Quan trọng nhất, sản phẩm phải đạt chất lượng đồng đều, mẫu mã đẹp, quy trình sản xuất rõ ràng thì mới dễ dàng tiếp cận các doanh nghiệp và thị trường cao cấp”.

Bà Chu Thị Lâm Hồng, đại diện Công ty TNHH Hoa Quả Thùy Anh bày tỏ kỳ vọng: “Chúng tôi sẵn sàng tiêu thụ từ 7 đến 8 vạn quả chuối mỗi tháng. Tuy nhiên, để sản phẩm vào được hệ thống của chúng tôi, phải đảm bảo mẫu mã đẹp, chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn của các khách hàng khó tính”.

Một doanh nghiệp khác, ông Bùi Doãn Chiên, nhấn mạnh: “Chúng tôi rất sẵn lòng hợp tác để cung cấp sản phẩm chuối Phúc Thọ đến các kênh phân phối lớn và trường học tại Hà Nội. Việc hợp tác với nông dân không chỉ là yếu tố cốt lõi giúp nâng cao giá trị sản phẩm, mà còn góp phần ổn định đời sống người nông dân. Chúng tôi mong muốn được đồng hành và xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững cùng Phúc Thọ”.

Tại Hội nghị, dưới sự chứng kiến của lãnh đạo huyện Phúc Thọ và các cơ quan chuyên môn, buổi lễ ký kết hợp tác giữa nông dân và doanh nghiệp đã diễn ra trong không khí phấn khởi và đầy kỳ vọng.

Một huyện phía Tây Hà Nội, nông dân trồng các loại trái cây mọc um tùm, thu nhập 300 - 500 triệu/năm - Ảnh 5.

Lễ ký kết thoả thuận ghi nhớ hợp tác giữa doanh nghiệp và nông dân địa phương tại huyện Phúc Thọ. Ảnh: Nghĩa Lê

Cũng trong chuỗi sự kiện Hội nghị, các lãnh đạo và doanh nghiệp cũng đã thăm quan các vùng trồng bưởi và chuối ở huyện Phúc Thọ.

Một huyện phía Tây Hà Nội, nông dân trồng các loại trái cây mọc um tùm, thu nhập 300 - 500 triệu/năm - Ảnh 8.

Đại diện doanh nghiệp, lãnh đạo và nông dân tại vườn bưởi Tam Vân, xã Vân Hà. Ảnh: Nghĩa Lê





Nguồn: https://danviet.vn/12-trieu-qua-buoi-can-tieu-thu-huyen-phuc-tho-cua-ha-noi-to-chuc-ket-noi-doanh-nghiep-voi-nong-dan-20241118141614914.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Điểm sáng về chất lượng giáo dục toàn diện

Đẩy mạnh Phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, thầy và trò Trường Tiểu học Phát Diệm (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) không ngừng nỗ lực, đổi mới phương pháp dạy và học, qua đó chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt, nhà trường luôn được các...

Nhiều nước đổ xô mua cà phê của Việt Nam, riêng một châu lục này đã bỏ ra 2 tỷ USD

Kết thúc niên vụ 2023-2024, Việt Nam xuất khẩu tổng cộng 1,47 triệu tấn cà phê, giảm 11,3% so với niên vụ trước. Tuy nhiên, giá trị kim ngạch xuất khẩu trong niên vụ vừa qua vẫn tăng tới 33%, lên mức 5,42 tỷ USD - cao nhất trong lịch sử,...

Siêu mẫu Thanh Hằng gây ngỡ ngàng khi diện váy nặng hơn 20kg, đính 1.000 bông hồng bằng vải

Siêu mẫu Thanh Hằng cho biết, cô phải mất vài chục phút để làm quen và tập luyện, giữ sự tự nhiên khi catwalk, không bị gồng người dù diện váy nặng hơn 20kg. ...

Miss International 2024 Huỳnh Thị Thanh Thủy làm gì khi trở về Việt Nam sau đăng quang?

“Tôi muốn được làm nhiều hơn khi nhiệm kỳ của mình tại Miss International chỉ có 1 năm", Hoa hậu Thanh Thủy chia sẻ sau khi trở về Việt Nam với ngôi vị cao nhất cuộc thi Miss International 2024. ...

Bệnh xá đảo Trường Sa tiếp nhận và điều trị cho ngư dân Phú Yên

Trong quá trình khai thác hải sản trên vùng biển cách đảo Trường Sa 32 hải lý về phía Nam, ông Trần Hoài Sang, 37 tuổi, phường 6, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên cảm thấy mệt, ho, khó thở và được đưa vào điều trị kịp thời. ...

Bài đọc nhiều

Bão MANYI đã mạnh lên thành siêu bão, ngày 18/11 dự kiến sẽ vào biển Đông

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, khoảng sáng ngày 18/11, bão MANYI sẽ di chuyển vào biển Đông, trở thành cơn bão số 9 ảnh hưởng đến nước ta trong mùa bão lũ năm nay. ...

Lại xuất hiện một cơn bão mạnh cấp siêu bão gần biển Đông, bão MANYI

Bão MANYI có thể là cơn bão tiếp theo vào biển Đông trong những ngày tới với cường độ có thể lên đến cấp 15, giật trên cấp 17. ...

Xây dựng thương hiệu Sâm Ngọc Linh ra thị trường thế giới

Sâm Ngọc Linh được ví như báu vật của người Việt Nam, là loài sâm đặc biệt quý hiếm, chỉ trên đỉnh núi Ngọc Linh thuộc địa phận 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum mới đủ điều kiện về thổ nhưỡng, chất đất có nhiều vi khoáng đặc biệt cho sâm phát triển. Nhằm bảo vệ và đưa thương hiệu sâm Ngọc Linh vươn xa, tháng 8/2016, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký...

Chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Best Farm của Nông dân Việt Nam xuất sắc có gì đặc biệt chị em tíu tít ghé...

Ngày 16/11, Chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Best Farm tại tầng 1, Toà 10, sảnh S02, Time City, Hai Bà Trưng, Hà Nội chính thức khai trương. Best Farm là chuỗi cửa hàng cung cấp thực phẩm sạch được chọn lọc, chắt chiu từ những Nông dân Việt Nam xuất...

Hơn 230 nông dân Bình Thuận được các chuyên gia tư vấn sản xuất nông nghiệp hiện đại

Hơn 230 nông dân Bình Thuận được các chuyên gia tư vấn sản xuất nông nghiệp hiện đại, UBND huyện Hàm Thuận Bắc tổ chức ngày hội tư vấn sinh kế lần thứ 2, tổ chức tại 3 xã vùng cao tỉnh Bình Thuận. ...

Cùng chuyên mục

Trà Bồng (Quảng Ngãi): Sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, lợi ích nhân đôi

Với mục tiêu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, giúp đồng bào vươn lên thoát nghèo bền vững, Đảng bộ, chính quyền huyện Trà Bồng đã tập trung hỗ trợ người dân phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, giúp người dân có thu nhập ổn định.Ngày 17/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội nghị “Tổng kết ngành hàng cá tra...

Nhiều nước đổ xô mua cà phê của Việt Nam, riêng một châu lục này đã bỏ ra 2 tỷ USD

Kết thúc niên vụ 2023-2024, Việt Nam xuất khẩu tổng cộng 1,47 triệu tấn cà phê, giảm 11,3% so với niên vụ trước. Tuy nhiên, giá trị kim ngạch xuất khẩu trong niên vụ vừa qua vẫn tăng tới 33%, lên mức 5,42 tỷ USD - cao nhất trong lịch sử,...

Bệnh xá đảo Trường Sa tiếp nhận và điều trị cho ngư dân Phú Yên

Trong quá trình khai thác hải sản trên vùng biển cách đảo Trường Sa 32 hải lý về phía Nam, ông Trần Hoài Sang, 37 tuổi, phường 6, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên cảm thấy mệt, ho, khó thở và được đưa vào điều trị kịp thời. ...

Cho heo ăn bỗng rượu-hèm rượu nếp than, heo trơn lông đỏ da, chị nông dân Sóc Trăng khá giả

Mô hình nấu rượu nếp than, lấy bỗng rượu (hèm rượu) nuôi heo phát triển kinh tế của gia đình chị Quách Thị Phương Loan, xã An Thạnh 2, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng cho hiệu quả kinh tế tốt. ...

Đường hoa xã nông thôn mới kiểu mẫu của Tiền Giang đẹp mê tơi, hoa dừa cạn bung nở

Xã Thành Công, huyện Gò Công Tây (tỉnh Tiền Giang) tổ chức phát động, ra quân xây dựng tuyến đường hoa xã nông thôn mới kiểu mẫu gắn với tuyến đường văn hóa “sáng, xanh, sạch đẹp, an toàn” tuyến đường Lộ Đình, ấp Bình Lạc có độ dài 1.200m. ...

Mới nhất

CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” giúp trẻ em tự tin nói về bình đẳng giới

27 câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" đã được thành lập, vận hành trên địa...

Cần giải pháp tổng thể triển khai cao tốc Vành đai 5 và đường song hành

(ĐCSVN) - Theo Bộ Giao thông Vận tải, việc sớm hoàn thành đưa vào khai thác tuyến Vành đai 5 theo quy hoạch được phê duyệt, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam và các địa phương có dự án đi qua là cần thiết. Tuy nhiên, để bảo đảm triển khai đồng...

4 thời điểm ‘vàng’ uống mật ong cực tốt cho sức khỏe

Tuy nhiên, ít ai biết rằng uống mật ong vào đúng thời điểm mới có thể giúp phát huy tối đa công dụng của nó.Buổi sáng sau khi thức dậyUống một cốc nước ấm pha mật ong vào buổi sáng sau khi thức dậy là thói quen rất tốt cho sức khỏe. Mật ong giúp làm sạch đường...

Mới nhất