Với mục tiêu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, giúp đồng bào vươn lên thoát nghèo bền vững, Đảng bộ, chính quyền huyện Trà Bồng đã tập trung hỗ trợ người dân phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, giúp người dân có thu nhập ổn định.Ngày 17/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội nghị “Tổng kết ngành hàng cá tra năm 2024 và bàn giải pháp triển khai nhiệm vụ năm 2025”. Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ Ngày hội Cá tra Đồng Tháp năm 2024.Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường Đại học Kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại buổi gặp mặt.Ngày 18/11, Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng do Thiếu tướng Phạm Văn Hoạt – Phó Cục trưởng Cục Tác chiến, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam làm Trưởng đoàn đã đến thăm, kiểm tra toàn diện kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024 tại Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang. Cùng tham gia Đoàn công tác có Thiếu tướng Trần Ngọc Hữu – Phó Tư lệnh BĐBP, cùng thủ trưởng các cục, phòng, ban chuyên môn theo kế hoạch công tác.Thời gian qua, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) đã triển khai thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho các hộ đồng bào DTTS. Qua đó, giúp đồng bào DTTS ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.Việc lập bản, làng mới để đưa người dân ở vùng có nguy cơ gặp rủi ro trong thiên tai đến nơi ở an toàn là điều hết sức cần thiết và nhân văn. Tuy nhiên tái định cư, ổn định dân cư cần gắn với sinh kế phù hợp thì người dân tái định cư mới thực sự “an cư”.Sau gần 4 năm quyết liệt triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), đời sống kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Phú Thọ đã có nét khởi sắc. Điện, đường, trường, trạm được đầu tư, xây mới, đời sống của đồng bào DTTS có nhiều bước chuyển tích cực.Đang nổi lên là một địa điểm du lịch thu hút du khách, Măng Đen (huyện Kon Plông, Kon Tum) được coi là Đà Lạt thu nhỏ ở Bắc Tây Nguyên với những điều kiện về khí hậu, văn hóa địa phương cũng như ẩm thực và nhiều nét độc đáo thiên nhiên. Nhưng bài học về đô thị hóa Đà Lạt, đang là bài toán để Măng Đen tham khảo, “rút kinh nghiệm”, nhằm giữ vẹn nguyên vẻ hấp dẫn vốn có.Triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025, Chính phủ giao cho Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”.Từ năm học 2021 – 2022 đến nay, hàng trăm giáo viên trên địa bàn thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đã viết đơn tình nguyện lên với các trường, lớp vùng DTTS và miền núi công tác. Việc luân chuyển giáo viên từ các trường ở vùng thuận lợi lên vùng cao đã tiếp thêm động lực, tinh thần mới, giúp học sinh những nơi khó khăn có cơ hội được tiếp cận với nhiều phương pháp dạy học của giáo viên ở trung tâm; đồng thời giải quyết tình trạng thừa giáo viên ở vùng thuận lợi và thiếu giáo viên ở vùng khó khăn.Tuy đa số người dân đều đồng tình với chủ trương của huyện Đăk Hà (Kon Tum) về xã hội hóa nâng cấp vỉa hè đoạn qua thị trấn Đăk Hà, với hình thức Nhà nước đầu tư 70%, Nhân dân ủng hộ 30% kinh phí theo dự toán. Nhưng do một số nội dung chưa được bàn bạc thống nhất trong quá trình tổ chức thực hiện, nên đến nay việc đóng góp kinh phí của các hộ dân còn chậm. Việc này cũng được người dân kiến nghị nhiều lần tại các buổi tiếp xúc cử tri HĐND các cấp.Ông Ngô Khánh, Chủ tịch UBND huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cho biết, triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), từ năm 2022 đến 2024, huyện Ninh Phước đã giải ngân tổng nguồn 2.212 triệu đồng thực hiện Dự án 6 về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch. Trong đó có 2.009,9 triệu đồng vốn Trung ương và 203 triệu đồng vốn đối ứng của địa phương.Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết, đơn vị này vừa ghi nhận ca tử vong đầu tiên trong năm 2024 do mắc bệnh sởi. Bệnh nhi từ vong là bé H.T.H., 8 tuổi, ngụ TP. Biên Hòa có triệu chứng sốt cao liên tục kèm ho, sổ mũi, phát ban toàn thân.Với hành vi điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng, chế tạo và cầm theo hung khí nguy hiểm “biểu diễn” trên đường gây mất an ninh trật tự, 3 ba thanh thiếu niên ở huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đã bị khởi tố và bắt tạm giam.
Tiêu biểu là Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết cây quế, với tổng kinh phí trên 9,5 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Dự án được thực hiện tại 13 xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi. Mục tiêu của dự án nhằm mở rộng diện tích cây quế, dần hình thành vùng nguyên liệu tập trung, hình thành chuỗi giá trị phát triển cây quế.
Đồng thời, hỗ trợ tư vấn lập dự án; giống, vật tư, tập huấn chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, quảng bá xúc tiến thương mại cho sản phẩm, thiết lập mã truy xuất nguồn gốc và bao tiêu sản phẩm.
Những hộ được chọn tham gia dự án, là những hộ có kinh nghiệm và có đất trồng quế. Anh Hồ Văn Năng, ở xã Trà Thủy (Trà Bồng), tham gia dự án năm 2023, anh được cấp 5.000 cây quế giống và được tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn quy trình chăm sóc cây quế. Đến nay, cây quế do anh trồng sinh trưởng khá tốt, tỷ lệ sống cao.
Anh Năng chia sẻ: Gia đình tôi có vườn quế, nhưng với cách chăm sóc truyền thống, cây quế chậm phát triển và chất lượng chưa đảm bảo. Giờ chúng tôi được hướng dẫn kỹ thuật, lại được cán bộ thường xuyên hỗ trợ nên cây quế phát triển rất tốt.
Còn ông Hồ Văn Thẩm, xã Trà Hiệp, huyện Trà Bồng có thu nhập ổn định từ 100-150 triệu đồng/năm từ 2ha quế. Ông Thẩm cho biết: Quế Trà Bồng có mùi thơm, vị cay nồng đặc trưng và chứa hàm lượng tinh dầu cao và được xếp vào “tứ đại danh dược”. Vỏ và tinh dầu quế được sử dụng nhiều trong công nghiệp y dược, chế biến thực phẩm, làm hương liệu…
“Cây quế được các nhà máy đặt ngay tại địa bàn huyện thu mua chế biến thành nhiều sản phẩm. Có đầu ra ổn định, do vậy cây quế được gia đình cũng như các hộ đồng bào Co nơi đây chăm sóc, gìn giữ, nhân rộng theo từng năm”, ông Thẩm thông tin thêm.
Theo ông Nguyễn Công Vinh, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Trà Bồng, quế là cây trồng truyền thống ở huyện, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Dự án nói trên được triển khai hướng đến mục tiêu phát triển cây quế với sản phẩm có chất lượng và giá trị kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập cho các hộ dân, nâng cao chất lượng vùng nguyên liệu quế, đáp ứng nhu cầu sản xuất các sản phẩm, cũng như xây dựng thương hiệu “Cây quế Trà Bồng”. Đồng thời, giúp đồng bào DTTS thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” trong canh tác nông nghiệp, cũng như phát triển kinh tế hộ gia đình.
“Trong quá trình thực hiện dự án, chúng tôi đảm bảo từ cung ứng giống vật tư đến tiêu thụ sản phẩm và thay đổi nhận thức của người dân về canh tác cây quế theo chuỗi liên kết. Thời gian tới, chúng tôi sẽ bao tiêu sản phẩm đối với những hộ dân tham gia dự án quế và những hộ dân lân cận có phát triển cây quế trên địa bàn”, ông Vinh cho biết thêm.
Theo ông Trần Văn Sương, Phó Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng, trước đây, đồng bào sống dựa vào cây quế, bà con lột quế bán như một mặt hàng tự phát chỉ để mua thực phẩm. Nhưng nay, sản phẩm cây quế đã được nâng cao giá trị nhờ sự liên kết chặt chẽ hơn trong khâu trồng và thu mua. Người dân sản xuất cây quế được doanh nghiệp bao tiêu thu mua sản xuất thành các sản phẩm hàng hóa tại địa phương. Nhiều vùng quế chất lượng như Trà Thủy, Trà Thọ doanh nghiệp đã đến trực tiếp liên hệ thu mua với người dân, hoặc tổ chức các đại lý tại vùng quế để thu mua giúp bà con.
Cũng theo ông Sương, để phát triển cây quế nói riêng, dược liệu quý nói chung theo chuỗi giá trị thực hiện Quyết định 1353/QĐ-BYT ngày 26/5/2022 của Bộ Y tế về Kế hoạch “Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý” giai đoạn 2021-2025 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 1 (2021-2025), Viện dược liệu- Bộ Y tế đã phối hợp với huyện Trà Bồng khảo sát, chọn địa điểm trồng, phát triển 15 loại cây dược liệu quý như: bách bộ, đảng sâm Việt Nam, đương quy Nhật Bản, gừng sẻ (gừng gió), lá khôi, lan kim tuyến, quế, sa nhân tím, sâm cau, sâm Việt Nam, thảo quả, thiên niên kiện, thổ phục linh và trầm hương.
Mục tiêu đến năm 2025, huyện Trà Bồng sẽ trồng hơn 2.300 ha được liệu tại các xã Sơn Trà, Trà Phong, Trà Bùi, Trà Tây, Trà Thanh, Hương Trà; trong đó, có 180 ha cây dược liệu dưới tán rừng, 30 ha trồng áp dụng công nghệ cao. Đồng thời, hình thành 02 Khu vực bảo quản, sơ chế, chế biến và chiết suất đạt tiêu chuẩn GMP và GSP từ quế và các dược liệu khác ở Trà Bồng.
“Việc phát triển cây dược liệu ở Trà Bồng có sự liên kết đồng hành của Nhà nước, doanh nghiệp sẽ góp phần tạo việc làm và thu nhập ổn định cho tối thiểu 1.500 lao động trên địa bàn huyện, trong đó tối thiểu trên 50% lao động là người DTTS”, ông Sương chia sẻ thêm.
Nguồn: https://baodantoc.vn/tra-bong-quang-ngai-san-xuat-lien-ket-theo-chuoi-gia-tri-loi-ich-nhan-doi-1731934377084.htm