Trang chủNewsKinh tếCác chuyên gia, doanh nghiệp kiến nghị gì?

Các chuyên gia, doanh nghiệp kiến nghị gì?

Việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các ngành công nghiệp là cần thiết, tuy nhiên, cần tính toán lộ trình và phương án cho phù hợp.

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo Thông tin chuyên sâu về kinh tế quý 3 của Việt Nam và tác động kinh tế xã hội của chính sách Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các ngành công nghiệp do Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) tổ chức sáng 18/11, tại Hà Nội.

Thuế tiêu thụ đặc biệt chiếm từ 10-11% tổng thu ngân sách nhà nước

Do có thuế suất cao, nên mặc dù số lượng hàng hóa chịu thuế không nhiều, nhưng thuế tiêu thụ đặc biệt chiếm tỷ trọng khá lớn trong số thu về thuế của ngân sách nhà nước (khoảng 10-11% tổng thu ngân sách nhà nước về thuế hàng năm).

Hội thảo Thông tin chuyên sâu về kinh tế quý 3 của Việt Nam và tác động kinh tế xã hội của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các ngành công nghiệp. (ẢNh Nguy
Hội thảo Thông tin chuyên sâu về kinh tế quý 3 của Việt Nam và tác động kinh tế xã hội của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các ngành công nghiệp (Ảnh: Nguyễn Hạnh)

Quyết định số 508/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 23/4/2022 phê duyệt “Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030” đặt ra mục tiêu rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để điều tiết tiêu dùng phù hợp với sự dịch chuyển về xu hướng tiêu dùng trong xã hội và bảo vệ sức khỏe nhân dân và bảo vệ môi trường; xây dựng lộ trình điều chỉnh tăng thuế đối với các mặt hàng thuốc lá, bia, rượu để hạn chế sản xuất, tiêu dùng và thực hiện các cam kết quốc tế; rà soát điều chỉnh mức thuế tiêu thụ đặc biệt một số mặt hàng để phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội giai đoạn 2021 – 2030; nghiên cứu áp dụng kết hợp giữa thuế suất theo tỷ lệ và mức thuế tuyệt đối đối với một số hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt;

Quyết định số 02/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 05/01/2022 phê duyệt “Chiến lược Dinh dưỡng Quốc gia giai đoạn 2021-2030” cũng đặt ra mục tiêu rà soát, xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về xây dựng chính sách, cơ chế tài chính, bao gồm áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường…”.

Trong số các ngành bị điều chỉnh nhiều nhất theo Dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) có ngành đồ uống có cồn. Riêng với ngành bia, năm 2022, tổng lượng tiêu thụ là 3,8 tỷ lít; năm 2023 là 4,1 tỷ lít; năm 2024, dự báo sản lượng tiêu thụ giảm do tác động của suy giảm kinh tế chung.

Theo Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Bộ Tài chính đang đề xuất giữ nguyên mô hình thuế tương đối và tăng thuế suất theo lộ trình đến năm 2030 cho sản phẩm bia như sau: Phương án 1: Năm 2026 là 70%, năm 2027 là 75%, năm 2028 là 85%; năm 2029 là 85% và năm 2030 là 90%; Phương án 2: Năm 2026 là 80%; năm 2027 là 85%; năm 2028 là 90%; năm 2029 là 95% và 2030 là 100%.

bà Đinh Thị Quỳnh Vân - Chủ tịch PwC Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo
Bà Đinh Thị Quỳnh Vân – Chủ tịch PwC Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo (Ảnh: Eurocham)

Theo bà Đinh Thị Quỳnh Vân – Chủ tịch PwC Việt Nam, giả thiết các chi phí khác và lợi nhuận không đổi, giá bán lẻ bia vào năm 2030 sẽ tăng trung bình khoảng 20-30% so với giá bán lẻ năm 2025 cho cả 3 phân khúc giá cao, giá trung bình và giá bình dân.

Phân tích về độ co giãn của cầu theo giá (PE) và hành vi của người tiêu dùng, bà Vân cho hay, PE tại Việt Nam đối với bia rất thấp, gần như không ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng. Yếu tố quyết định hành vi tiêu thụ dùng bia là hương vị và sở thích cá nhân. Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên, người tiêu có xu hướng chuyển sang sử dụng các sản phẩm bia có mức giá cao hơn.

Theo dữ liệu thị trường giai đoạn 2018-2022, khi thuế suất ổn định, giá sản phẩm các phân khúc đều tăng, sản lượng tiêu thụ trung bình cũng tăng (khi loại trừ ảnh hưởng đột ngột, bất thường của Covid 19 và Nghị định 100). Đồng thời, tỷ trọng tiêu thụ sản phẩm ở phân khúc cao cấp có xu hướng tăng, trong khi tỷ trọng tiêu thụ ở phân khúc bình dân và phổ thông có xu hướng giảm.

“Giả định độ co giãn của cầu khi giá tăng (PE) = 0,5%. Mặc dù vậy, người tiêu dùng có thể phản ứng tiêu cực hơn khi giá bán lẻ tăng mạnh và đột ngột do ảnh hưởng của chính sách thuế”, bà Vân nói.

Phân tích các kịch bản có thể xảy ra khi thuế tiêu thụ đặc biệt tăng mạnh, theo bà Vân, sản lượng tiêu thụ giảm tự nhiên 1%/năm, mức tăng giá tự nhiên 1%/năm, PE 0,5%, nhà sản xuất tăng giá để bù đắp 50% chi phí thuế tiêu thụ đặc biệt tăng thêm. Đến năm 2030, tổng lượng tiêu thụ và doanh thu toàn ngành giảm mạnh. Như vậy, thu ngân sách nhà nước tăng, nhưng không bền vững.

Do đó, bà Đinh Thị Quỳnh Vân kiến nghị, việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với ngành bia cần xem xét, đánh giá cẩn trọng các tác động từ mọi khía cạnh. Cần giãn tiến độ tăng thuế, tránh tăng sốc gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường và ngành. Đồng thời, cần cân nhắc thay đổi mô hình thuế để phù hợp với kinh nghiệm và thực tiễn quốc tế.

Cần tính toán lộ trình và phương án cho phù hợp

TS. Nguyễn Minh Thảo – Trưởng Ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh – Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương – nêu ý kiến, thời gian qua, doanh nghiệp ngành bia liên tiếp chịu tác động bởi những cú sốc khiến sức chống chịu của doanh nghiệp suy giảm, năng lực cạnh tranh bị bào mòn. Vì vậy, giai đoạn này Chính phủ cần hướng tới các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi; sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thay vì ban hành các quy định mà có thể ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Hội thảo Thông tin chuyên sâu về kinh tế quý 3 của Việt Nam và tác động kinh tế xã hội của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các ngành công nghiệp.
Hội thảo Thông tin chuyên sâu về kinh tế quý 3 của Việt Nam và tác động kinh tế xã hội của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các ngành công nghiệp (Ảnh: Eurocham)

Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối mặt hàng bia sẽ tác động đến 21 nhóm ngành khác trong nền kinh tế. Để đạt được sự hài hòa hơn về các mục tiêu, tác động tiêu cực tới nền kinh tế ở mức giảm nhẹ hơn, đảm bảo mức độ ổn định tương đối về chính sách, hạn chế được những rủi ro ảnh hưởng tới cơ hội việc làm và thu nhập của người lao động, và do đó là các vấn đề an sinh xã hội, TS. Nguyễn Minh Thảo đề xuất thời điểm áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này muộn hơn (từ 2027) và với lộ trình 2 năm sẽ giúp doanh nghiệp có đủ thời gian để dữ liệu, điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh.

TS. Nguyễn Minh Thảo cũng kiến nghị, cơ quan quản lý nhà nước tham vấn rộng rãi đối với các đối tượng chịu tác động bởi chính sách; giải trình rõ ràng, minh bạch, công khai đối với các ý kiến góp ý. Áp dụng đồng thời nhiều công cụ quản lý khác nhau nhằm điều tiết tiêu dùng. Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng thực phẩm, đồ uống,…

TS. Nguyễn Minh Thảo - Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
TS. Nguyễn Minh Thảo – Trưởng Ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh – Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương chia sẻ tại Hội thảo (Ảnh: Eurocham)

“Người dân và doanh nghiệp trông chờ một chính sách thuế phù hợp hướng tới tạo động lực và tinh thần kinh doanh, đảm bảo mục tiêu quản lý nhà nước, đồng thời thực hiện được mục tiêu điều tiết tiêu dùng”, TS. Nguyễn Minh Thảo.

Cũng theo và Thảo, một trong những công cụ để tăng thu ngân sách nhà nước đó là tăng thuế, tuy nhiên, việc này sẽ tác động đến doanh nghiệp, đến liên ngành. Rõ ràng, đây là mục tiêu thách thức, tăng mức nào là phù hợp, đảm sự tồn tại và nuôi dưỡng được nguồn thu trong dài hạn; lộ trình tăng ra sao để củng cố niềm tin kinh doanh của doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Thanh Phúc
Ông Nguyễn Thanh Phúc – Giám đốc Đối ngoại HEINEKEN Việt Nam chia sẻ tại hội thảo (Ảnh: Eurocham)

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Thanh Phúc – Giám đốc Đối ngoại Heineken Việt Nam – cho rằng, tăng thuế tác động đến chuỗi giá trị các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME); kiềm hãm động lực phát triển của doanh nghiệp; tác động tiêu cực đến an sinh xã hội; làm gia tăng rủi ro của thương mại bất hợp pháp.

Để tạo môi trường ổn định cho ngành bia phục hồi, ông Nguyễn Thanh Phúc, kiến nghị giữ nguyên mức thuế tiêu thụ đặc biệt trong một năm kể từ năm 2026 khi luật sửa đổi bắt đầu hiệu lực, tức lần tăng thuế đầu tiên sẽ vào năm 2027. Sau đó, để người tiêu dùng dần thích nghi với mức giá mới do việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, chúng tôi kiến nghị sau mỗi 2 năm thì tăng thuế một lần và mỗi lần tăng 5%, đến năm 2031 tăng tối đa đến 80% và duy trì ổn định.

“Thay vì tập trung tăng thuế, hãy đẩy mạnh triển khai bộ giải pháp tổng thể bằng cách thay đổi hành vi của người tiêu dùng theo hướng tích cực thông qua các chương trình tuyên truyền và nâng cao nhận thức về việc sử dụng thức uống có cồn an toàn và có trách nhiệm”, ông Phúc nói.

TS. Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Việt Nam (VEPR)
TS. Nguyễn Quốc Việt – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Việt Nam (VEPR) (Ảnh: Eurocham)

TS. Nguyễn Quốc Việt – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Việt Nam (VEPR) – nhận xét, nếu chỉ xét về thu chi Ngân sách Nhà nước, năm nay tương đối thành công trong việc đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước, dự kiến vượt dự toán 10% của năm 2024.

Dự toán ngân sách nhà nước 2025 vừa được Quốc hội biểu quyết thông qua. Theo đó, số thu ngân sách nhà nước năm 2025 sẽ tăng 15,6% so với dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. Tuy nhiên, tăng như thế nào, không để vì áp lực tăng thu ngân sách mà chúng ta “tự bắn vào chân mình”.

“Chúng ta không chỉ nhìn đơn thuần tác động của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một ngành hàng hay nhìn với khía cạnh co giãn về cầu theo giá mà cần nhìn tổng hòa trong bức tranh của 22 ngành kinh tế”, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Việt chia sẻ và cho rằng, việc nuôi dưỡng nguồn thu bền vững, trong đó, nhấn mạnh thuế trực thu, làm thế nào để đảm bảo thu nhập không những an sinh xã hội cho người lao động mà còn đóng góp vào quá trình thu ngân sách bền vững của quốc gia.



Nguồn: https://congthuong.vn/thue-tieu-thu-dac-biet-doi-voi-cac-nganh-cong-nghiep-cac-chuyen-gia-doanh-nghiep-kien-nghi-gi-359462.html

Cùng chủ đề

EuroCham: Nhà đầu tư muốn môi trường kinh doanh minh bạch, chính sách ổn định

Sáng 18-11, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) tổ chức hội thảo thông tin kinh tế quý 3 của Việt Nam, và tác động kinh tế xã hội của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các ngành công nghiệp. ...

Vẫn băn khoăn đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt 100% với bia

Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với bia từ mức 65% hiện nay được đề xuất tăng lên 80% vào năm 2026, rồi liên tục tăng 5%/năm, đạt mức 100% vào năm 2030. Nhiều ý kiến lo ngại mức tăng này gây hệ lụy lên nền kinh tế. Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) sửa đổi đang được thảo luận tại kỳ họp 8 Quốc hội khóa XV, trong đó có đề xuất tăng thuế...

Đề nghị áp thuế 40% với nước giải khát có đường

Ngày 15/11, Bộ Y tế tổ chức Tọa đàm cung cấp thông tin cho báo chí về thực trạng tiêu thụ, tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe cộng đồng và vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt trong việc kiểm soát tiêu dùng. Ngày 15/11, Bộ Y tế tổ chức Tọa đàm cung cấp thông tin cho báo chí về thực trạng tiêu thụ, tác hại của đồ uống có đường đối với sức...

Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2025

Chiều 13/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2025. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tháo gỡ nút thắt thể chế Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7% ...

Thu ngân sách Nhà nước “chạm đích”

ANTD.VN - Thu ngân sách Nhà nước tính đến 10/11 đã ước đạt 99,4% dự toán nhờ tăng trưởng tích cực cả thu nội địa và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, lũy kế 10 tháng thu NSNN ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán, tăng 17,3% so cùng kỳ năm 2023 (trong đó, thu ngân sách trung ương ước đạt khoảng 101,7% dự toán; thu ngân sách...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chủ động thích ứng với EUDR, nhiều diện tích trồng cà phê của Gia Lai đã ở “vùng an toàn”

Với sự chủ động tìm hiểu về Quy định chống phá rừng của EU, có thể nói, đến thời điểm hiện tại, phần lớn diện tích cà phê của Gia Lai nằm ở 'vùng an toàn". Ngày 15/11, trong Phiên hợp trực tuyến trao đổi kỹ thuật lần thứ 3 về Quy định chống phá rừng của EU (EUDR) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Phái đoàn EU tại Việt...

Gạo thơm tiếp tục chào giá cao, nông dân chào bán lúa lai rai

Giá lúa gạo hôm nay ngày 18/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không có nhiều biến động so với hôm qua. Thị trường nguồn ít mua bán chậm, ít gạo đẹp. Giá lúa gạo hôm nay ngày 18/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục ổn định, sau nhiều phiên tăng giảm nhẹ trái chiều tuần trước. ...

Xây dựng hệ sinh thái tận dụng FTA trong lĩnh vực thủy sản

Hệ sinh thái tận dụng FTA trong lĩnh vực thủy sản giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích từ các FTA; thúc đẩy hợp tác giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp. Sáng 18/11, tại TP. Tam Kỳ, Vụ Chính sách thương mại Đa biên – Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam tỉnh chức Tọa đàm Trao đổi trực tiếp với lãnh đạo các doanh nghiệp tại các tỉnh, thành...

Giá vàng miếng, giá vàng nhẫn tăng mạnh đầu tuần, người dân thận trọng mua vàng đầu tư

Mở cửa phiên giao dịch tuần mới, thời điểm 9h ngày 18/11, các doanh nghiệp kinh doanh vàng trong nước đồng loạt điều chỉnh tăng mạnh giá vàng miếng, vàng nhẫn. Mở cửa phiên giao dịch tuần mới, thời điểm 9h ngày 18/11, các doanh nghiệp kinh doanh vàng trong nước đồng loạt điều chỉnh tăng mạnh giá vàng miếng SJC. Công ty TNHH MTV Vàng Bạc Đá quý Sài Gòn - SJC...

Đắk Nông thu mua cao nhất, 140.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 18/11/2024, thị trường đi ngang, Đắk Nông thu mua cao nhất, ở giá 140.000 đồng/kg; giá tiêu mới nhất ngày 18/11/2024 thế nào? Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay ngày 18/11/2024, tình hình thu mua trong nước ổn định, khu vực Gia Lai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước ở mức 139.000 đồng/kg; Đắk Lắk 139.500 đồng/kg; cao nhất là ở...

Bài đọc nhiều

Ninh Thuận thông tin tình hình triển khai Dự án Sunbay Park Hotel & Resort

Do “chưa giải quyết được khó khăn về vấn đề nguồn vốn thực hiện dự án”, Dự án Sunbay Park Hotel & Resort đang chậm tiến độ. Ninh Thuận tiếp tục yêu cầu chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ hoàn thành theo cam kết. Ninh Thuận thông tin tình hình triển khai Dự án Sunbay Park Hotel & ResortDo “chưa giải quyết được khó khăn về vấn đề nguồn vốn thực hiện dự án”, Dự án Sunbay Park Hotel...

Vinhomes hợp tác cùng Tập đoàn Samty (Nhật Bản) ra mắt dự án căn hộ The Opus One tại Vinhomes Grand Park

Ngày 15/11/2024, Công ty Cổ phần Vinhomes (Mã CK: VHM) chính thức ra mắt dự án The Opus One thuộc đại đô thị Vinhomes Grand Park (TP. Thủ Đức, TP.HCM). Vinhomes hợp tác cùng Tập đoàn Samty (Nhật Bản) ra mắt dự án căn hộ The Opus One tại Vinhomes Grand ParkNgày 15/11/2024, Công ty Cổ phần Vinhomes (Mã CK: VHM) chính thức ra mắt dự án The Opus One thuộc đại đô thị Vinhomes Grand Park (TP. Thủ Đức,...

Xuất hiện những dự án lớn góp phần đổi thay diện mạo đô thị Yên Bái

Những dự án lớn hai bên bờ sông đang dần hình thành, hứa hẹn tạo nên một diện mạo hoàn toàn mới cho cả khu vực thành phố Yên Bái mở ra triển vọng về một thành phố Yên Bái đổi mới và đầy sức sống. Xuất hiện những dự án lớn góp phần đổi thay diện mạo đô thị Yên BáiNhững dự án lớn hai bên bờ sông đang dần hình thành, hứa hẹn tạo nên một diện mạo...

Vietcombank phối hợp với Bộ Công an tổ chức Hội thảo nâng cao nhận thức về bảo vệ dữ liệu cá nhân

Vừa qua, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05), trực thuộc Bộ Công an tổ chức thành công...

Nhu cầu bất động sản khu công nghiệp dự kiến tăng mạnh nhờ hút khách mới

SSI Research cho rằng dòng vốn FDI sẽ tiếp tục tăng trưởng, ngay cả khi các luật thuế mới của Mỹ được áp dụng. Nhu cầu bất động sản khu công nghiệp dự kiến tăng mạnh nhờ hút khách mớiSSI Research cho rằng dòng vốn FDI sẽ tiếp tục tăng trưởng, ngay cả khi các luật thuế mới của Mỹ được áp dụng. Theo báo cáo phân tích mới...

Cùng chuyên mục

Chứng khoán tuần 18 – 22/11: VN-Index chịu áp lực mạnh tại vùng hỗ trợ 1.200 điểm

Tâm lý tiêu cực từ khối ngoại lan toả; VN-Index có khả năng giảm về 1.200 điểm; Vinpearl trở lại sàn chứng khoán; Lịch trả cổ tức; Điểm danh cổ phiếu tháng 11. ...

Bình đẳng giới – chìa khóa thành công trong chuyển đổi kép

DNVN – Theo bà Lê Hồng Thủy Tiên - Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG), bình đẳng giới và sự đa dạng không chỉ là mục tiêu xã hội mà còn là chiến lược cốt lõi để doanh nghiệp thích nghi và phát triển trong kỷ nguyên chuyển đổi kép. ...

Những dấu ấn công tác an sinh xã hội của Nhiệt điện Duyên Hải

Công ty Nhiệt điện Duyên Hải không chỉ tập trung đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả mà còn ghi dấu ấn sâu đậm với cộng đồng bằng những việc làm tích cực trong công tác an sinh xã hội. Công ty Nhiệt điện Duyên Hải nằm trên địa bàn xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải (Trà Vinh), nơi còn nhiều khó khăn, hạn chế về điều kiện sinh hoạt, giáo dục, y tế… Ý thức...

Đằng sau bức ảnh KOLs ấn tượng: Gạo Nâu Chụp Ảnh và nghệ thuật thấu hiểu

Bí mật đằng sau sự khác biệtĐối với Gạo Nâu Chụp Ảnh (Gạo Nâu Production House), mỗi khách hàng, đặc biệt là các KOLs, đều có một câu chuyện, một phong cách sống riêng biệt. Để truyền tải điều đó qua từng khung hình, đội ngũ studio luôn chú trọng lắng nghe và tìm hiểu thật kỹ về cá tính cũng như mong muốn của khách hàng.“Chúng tôi không chỉ chụp ảnh, chúng tôi kể câu chuyện”, đại...

Kênh đầu tư nào đang hút dòng tiền những tháng cuối năm?

Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, lượng tiền gửi tiết kiệm của dân cư tính đến cuối tháng 8/2024 đạt 6,924 triệu tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2023. Riêng trong tháng 8, số tiền gửi mới tăng thêm 86.475 tỷ đồng, tức trung bình mỗi ngày có...

Mới nhất

EuroCham: Nhà đầu tư muốn môi trường kinh doanh minh bạch, chính sách ổn định

Sáng 18-11, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) tổ chức hội thảo thông tin kinh tế quý 3 của Việt Nam, và tác động kinh tế xã hội của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các ngành công nghiệp. ...

Lan tỏa tinh thần và hiệu quả từ Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Kinhtedothi-Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP Hà Nội đã chia sẻ những kết quả nổi bật trong việc phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc từ những hoạt động của MTTQ các cấp TP, nhất là những đổi mới trong việc tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân...

Trân quý di sản lịch sử quân sự

Trong ngày cuối tuần vừa qua, hơn 40.000 khách đến tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trong một ngày là con số kỷ lục từ trước đến nay mà chưa có bảo tàng nào trong cả nước đạt được. Đây là một công trình văn hóa đặc biệt tiêu biểu của Quân đội và quốc gia,...

Đông nghẹt người đổ về tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

TPO - Sáng 17/11, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tiếp tục lâm vào cảnh quá tải sau 3 tuần mở cửa miễn phí. Tại đây vẫn tái diễn tình trạng trẻ nhỏ sờ, nghịch hiện vật mà không được người lớn đi cùng ngăn cản. VIDEO: Biển người đổ về tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân...

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam làm gì để tránh quá tải?

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sẽ triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn, trật tự và tránh quá tải khi đón hàng chục nghìn lượt khách tham quan mỗi ngày. Khách đông quá tải Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính thức mở cửa đón khách tham quan miễn phí từ ngày 1.11. Ngay trong...

Mới nhất