Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcThầy giáo quân hàm xanh 21 năm miệt mài duy trì 'lớp...

Thầy giáo quân hàm xanh 21 năm miệt mài duy trì ‘lớp bình dân học vụ’

Đại úy Lò Văn Thoại sinh năm 1981 tại bản Mường Và, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Là người dân tộc Lào, sinh ra trên bản quê nghèo nên ngay khi còn nhỏ, thầy Thoại đã mang quyết tâm học tập để trở thành người cán bộ giỏi, sau có thể giúp đồng bào xóa đói, giảm nghèo, xây dựng và phát triển quê hương giàu đẹp. Ước mơ ấy được thầy ấp ủ và dần hiện thực hoá.

Sau khi tốt nghiệp trường Trung cấp Biên phòng 1, năm 2003, thầy Thoại được điều về công tác tại Đồn Biên phòng Mường Lạn (Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La) với chức vụ nhân viên vận động quần chúng. Cũng kể từ đây, hành trình gieo chữ nơi vùng cao của người thầy giáo mang quân hàm xanh chính thức bắt đầu.

Thầy giáo quân hàm xanh 21 năm miệt mài duy trì 'lớp bình dân học vụ' - 1

Lớp học xóa mù chữ của thầy giáo quân hàm xanh Lò Văn Thoại sáng ánh đèn điện mỗi tối. (Ảnh: NVCC)

Gian nan lớp học xoá mù chữ

Đồn biên phòng Mường Lạn đóng quân trên địa bàn huyện Sốp Cộp, phụ trách 16 bản và 2 điểm dân cư của toàn xã Mường Lạn, trong đó có nhiều bản đặc biệt khó khăn. Nơi đây chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống, vẫn còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu, tình trạng mù chữ khá phổ biến.

Thương bà con nghèo không biết chữ, khó tiếp cận với các chính sách, pháp luật, từ đó dễ bị các đối tượng xấu lợi dụng, kích động, thầy Thoại liền đề xuất với chỉ huy đơn vị cho mở lớp dạy xóa mù chữ cho bà con.

“Được sự đồng ý của đơn vị, năm 2003 tôi bắt đầu mở lớp dạy học tại điểm trường Tiểu học bản Nậm Lạn. Tuy nhiên, khi lớp học được thành lập, việc vận động người dân đến lớp học xóa mù chữ rất khó, bởi theo quan niệm của nhiều người “học chữ không để làm gì, cuối cùng cũng đi làm nương”, thầy Thoại nhớ lại.

Để đả thông tư tưởng bà con, người thầy giáo ấy kiên trì đến gõ của từng nhà, giảng giải cho mọi người hiểu lợi ích của việc biết đọc, biết viết là để làm giàu, thoát nghèo. Sau nhiều lần vận động không đạt hiệu quả như mong muốn, thầy Thoại quyết định thay đổi chiến thuật, áp dụng phương châm 4 cùng “cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc” nhằm tạo sự thân thiết, gần gũi với đồng bào. Bằng sự kiên trì, tận tâm, thầy đã thuyết phục được bà con tới lớp.

Bản thân chưa từng được đào tạo về nghiệp vụ sư phạm, thầy Thoại chủ động tìm đến những giáo viên đã có nhiều năm trong công tác xóa mù chữ, nhờ họ truyền đạt kinh nghiệm, bồi dưỡng kỹ năng sư phạm, từ đó biên soạn giáo án phù hợp.

Tuy nhiên, việc dạy học không hề đơn giản khi học viên trong lớp ở nhiều độ tuổi khác nhau. Nhiều người già tay cứng lại, không thể cầm được bút. Để uốn nắn họ viết được con chữ, có khi mất hàng tháng trời.

“Có những người tập viết mấy trang vở cũng không thành chữ. Khi tôi kiểm tra, bà con giấu hoặc xé vở vứt đi, phải động viên mãi mới để tôi sửa. Thế rồi khi đã tự biết viết tên mình, mọi người đều rất hào hứng học”, thầy Thoại kể.

Thầy giáo quân hàm xanh 21 năm miệt mài duy trì 'lớp bình dân học vụ' - 2

Học sinh của lớp là bà con các dân tộc Mông, Thái, Lào… nhiều người chưa từng cắp sách đi học. (Ảnh: NVCC)

Theo nam Đại uý, việc vận động đến lớp đã khó, giữ chân được bà con học đến lúc kết thúc khóa học còn khó hơn. Điều này khiến thầy luôn tự nhủ phải cố gắng xây dựng những chương trình, giờ học hứng thú để thu hút học viên. Bởi nếu nhàm chán, học viên sẽ dễ bỏ học giữa chừng. Khi ấy, công tác vận động người dân đến lớp coi như bằng không.

Ban ngày làm nhiệm vụ vận động quần chúng, đêm về người chiến sĩ ấy lại chẳng màng đến phút nghỉ ngơi, tiếp tục lên lớp mang ánh sáng tri thức đến cho đồng bào. Những lớp học xoá mù chữ sáng đèn mỗi tối chờ bà con đi làm nương rẫy trở về. Nhờ sự kiên trì, nhẫn nại và tình cảm chân thành của thầy Thoại, chỉ trong vài tháng, các học viên đã cơ bản biết đọc, biết viết.

Cứ thế, lớp học của thầy giáo quân hàm xanh ngày càng được bà con tin yêu, sĩ số lớp tăng, học viên tốt nghiệp đều đặn.

Hạnh phúc khi bà con có thể tự viết tên

Đầu năm 2022, Đại úy Lò Văn Thoại về nhận nhiệm công tác tại Đồn Biên phòng Nậm Lạnh, đơn vị quản lý tại xã Nậm Lạnh và Mường Và. Đây cũng là hai xã còn nhiều khó khăn, kinh tế chậm phát triển, tình trạng tái mù chữ và mù chữ, tảo hôn liên tục diễn ra, đặc biệt là các bản giáp biên giới. Hiện trạng đó lại một lần nữa khiến người chiến sĩ biên phòng băn khoăn, day dứt khôn nguôi, làm thế nào giúp được đồng bào nơi đây.

“Người dân ở đây không có điều kiện đi học nên bị hạn chế về kiến thức, kỹ thuật nuôi trồng, dẫn đến năng suất thu được từ hoạt động sản xuất không cao. Tôi rất muốn góp một phần nhỏ công sức của mình giúp mọi người biết chữ, biết ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất để cải thiện cuộc sống cho bà con”, thầy Thoại bày tỏ.

Sau khi lập danh sách các trường hợp tái mù chữ và mù chữ, đồng thời tham mưu cho chỉ huy đơn vị phối hợp với Phòng GD&ĐT huyện Sốp Cộp mở lớp xóa mù chữ tại bản Pá Khoang, thầy Thoại lại tiếp túc hành trình chiến đấu với giặc dốt vùng biên.

Thầy giáo quân hàm xanh 21 năm miệt mài duy trì 'lớp bình dân học vụ' - 3

Lớp học của thầy Thoại. (Ảnh: NVCC)

Cũng giống như lần đầu tiên, công tác vận động học viên đến lớp của thầy giáo Thoại cũng gặp không ít khó khăn. Sau nhiều lần tuyên truyền vận động, từ lớp có 7-8 học viên vào một số buổi đầu, đến nay đã có 24 người tham gia với độ tuổi từ 14-45.

Không phụ công miệt mài của người thầy quân hàm xanh, các học viên từ không biết chữ, số, điện thoại, sau hơn 5 tháng đi học, đã có thể tự đọc, viết, lưu tên người thân trên điện thoại và ngày càng thích đến lớp. Nhiều bà con dần nhận thức được việc học chữ không chỉ giúp họ đọc hiểu sách vở, mà còn giúp ích rất nhiều trong cuộc sống thường ngày như: chăm lo việc học, sóc sức khỏe cho con cái, biết chăn nuôi làm kinh tế và tự tin hơn khi giao tiếp… 

Từ đó, thầy giáo Thoại bắt đầu lồng ghép những nội dung tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng dân tộc thiểu số vào các bài giảng của mình. Đồng thời tuyên truyền cho bà con về công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc, bài trừ các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan, tục tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Thấy bà con biết đọc, biết viết, hiểu ra giá trị của việc học tập, thầy Thoại hạnh phúc và tự hào. Người chiến sĩ ấy cũng bày tỏ sự xúc động, khi được mọi người gọi với cái tên trìu mến thầy giáo Thoại, thầy giáo quân hàm xanh. Những tình cảm ấy đã tiếp thêm động lực cho thầy trong việc giảng dạy, cũng như hướng dẫn học viên và nhân dân làm ăn, phát triển kinh tế.

“Tôi luôn mong muốn các học viên của mình sau khi hoàn thành khóa học biết vận dụng các kỹ năng, phương pháp làm ăn phát triển kinh tế hộ gia đình. Quan tâm nhiều hơn nữa đến việc học, chăm sóc sức khỏe cho con cái, góp phần cùng địa phương xây dựng quê hương, bản làng ngày càng giàu đẹp”, thầy giáo quân hàm xanh nhắn nhủ.

Với những thành tích đã đạt được trong công tác giáo dục, Đại úy Lò Văn Thoại được Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La, Hội Khuyến học tỉnh Sơn La tặng giấy khen các năm 2021, 2022. Đại úy Lò Văn Thoại là một trong 60 tấm gương nhà giáo được tuyên dương Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Bộ GD&ĐT tại chương trình Chia sẻ cùng thầy cô 2024.



Nguồn: https://vtcnews.vn/thay-giao-quan-ham-xanh-21-nam-miet-mai-duy-tri-lop-binh-dan-hoc-vu-ar907580.html

Cùng chủ đề

Người thầy quân hàm xanh 20 năm gieo chữ cho học trò nghèo ở Nha Trang

Suốt 20 năm qua, thiếu tá Nguyễn Văn Tưởng (Đồn biên phòng Cầu Bóng, thuộc Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Khánh Hòa) vẫn đều đặn gieo chữ cho học trò nghèo ở Nha Trang. Một trong những học trò của lớp...

Ánh sáng từ lớp học của ‘thầy giáo quân hàm xanh’ miền biên viễn

TPO - Lớp học xóa mù chữ của "thầy giáo quân hàm xanh" Lò Văn Thoại sáng ánh đèn điện mỗi tối, thắp lên ánh sáng tri thức cho đồng bào miền núi huyện Sốp Cộp (Sơn La). 13/11/2024 | 11:21 TPO - Lớp học xóa...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo khi ban hành phải tạo cho thầy cô sự phấn khởi, được tôn vinh

Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng Luật Nhà giáo khi ban hành phải tạo cho nhà giáo sự phấn khởi, được tôn vinh, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy. Sáng 9-11, nêu ý kiến về dự Luật Nhà giáo...

[Ảnh] Bộ đội Biên phòng Quảng Bình giúp các trường học vùng lũ Lệ Thủy vệ sinh trường lớp

NDO - Đến chiều qua 1/11, tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình còn 45 trường, với hơn 18 nghìn học sinh phải nghỉ học do chưa khắc phục xong hậu quả lũ lụt. Trước tình hình đó, cùng với các thầy cô giáo, lực lượng công an, các đơn vị khác, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng huy động hơn 500 lượt cán bộ, chiến sĩ đến giúp dân khắc phục hậu quả mưa lũ,...

Phát hiện vết nứt trên đồi cao, 13 hộ dân bản Tân Ly phải di dời khẩn cấp

Lực lượng chức năng phát hiện vết nứt trên đồi cao, 13 hộ dân bản Tân Ly, xã Lâm Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) phải di dời khẩn cấp. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

13 cầu thủ bị cấm thi đấu vòng 9 V.League

Trước khi vòng 9 V.League 2024-25 khởi tranh, ban tổ chức giải đã có thông báo về các cầu thủ cùng quan chức bị đình chỉ nhiệm vụ. Danh sách này có 15 cái tên, số lượng nhiều nhất từ đầu giải. Trong số này, có tới 13 cầu thủ, đa số đều dính thẻ đỏ ở vòng đấu vừa qua và một số trường hợp nhận đủ 3 thẻ vàng.Ngoài các cầu thủ bị cấm thi đấu,...

Tây Ninh vươn mình thành điểm du lịch hấp dẫn bậc nhất vùng Đông Nam Bộ

Tây Ninh vươn mình mạnh mẽ thành điểm đến hấp dẫn của Đông Nam Bộ, với bức tranh du lịch đa sắc, đậm đà bản sắc văn hóa, lịch sử và cảnh quan thiên nhiên độc đáo. Hoàng Thọ - Minh VyVtcnews.vnNguồn:https://vtcnews.vn/tay-ninh-vuon-minh-thanh-diem-du-lich-hap-dan-bac-nhat-vung-dong-nam-bo-ar907033.html

Loại hạt ‘nhỏ như có võ’, tưởng ăn cho vui miệng ai ngờ lại cực tốt cho sức khỏe

Dưới đây là những tác dụng tuyệt vời của hạt hướng dương với cơ thể bạn không phải ai cũng biết.Giàu dinh dưỡng, tốt cho tim mạchHạt hướng dương chứa nhiều chất béo lành mạnh, chất xơ, protein, vitamin (E, B6, folate) và khoáng chất (magie, selen, đồng). Đặc biệt, hàm lượng vitamin E cao trong hạt hướng dương giúp chống oxy hóa, bảo vệ tế bào khỏi tác hại của gốc tự do, giảm nguy cơ mắc...

Đằng sau bức ảnh KOLs ấn tượng: Gạo Nâu Chụp Ảnh và nghệ thuật thấu hiểu

Bí mật đằng sau sự khác biệtĐối với Gạo Nâu Chụp Ảnh (Gạo Nâu Production House), mỗi khách hàng, đặc biệt là các KOLs, đều có một câu chuyện, một phong cách sống riêng biệt. Để truyền tải điều đó qua từng khung hình, đội ngũ studio luôn chú trọng lắng nghe và tìm hiểu thật kỹ về cá tính cũng như mong muốn của khách hàng.“Chúng tôi không chỉ chụp ảnh, chúng tôi kể câu chuyện”, đại...

Sắp xét xử cựu Bí thư Bến Tre Lê Đức Thọ và 14 bị can vụ án Xuyên Việt Oil

Từ ngày 20/11 - 5/12, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm vụ án Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi, đối với ông Lê Đức Thọ (cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre) và 14 bị cáo khác liên quan đến sai phạm xảy ra...

Bài đọc nhiều

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Trường kinh tế mở ngành công nghệ là ‘tất yếu’

Trong xu thế đa ngành, trường Kinh tế quốc dân hay Ngoại thương mở các ngành công nghệ là tất yếu, nhưng cần thận trọng, theo các chuyên gia. Năm 2024, trường Đại học Kinh tế quốc dân (NEU) dự kiến mở 6 ngành mới, trong đó bốn ngành thuộc lĩnh vực Máy tính và công nghệ thông tin, gồm Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, Trí tuệ nhân tạo, An toàn thông tin. Cả bốn ngành đều...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Tác động tích cực từ việc ứng dụng công nghệ trong giảng dạy

Bình Dương – một trong những thành phố thông minh tiên phong tại Việt Nam – đang từng bước thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục với sự đồng lòng của đội ngũ giáo viên tâm huyết.

Cùng chuyên mục

Đổi mới giáo dục và đào tạo đòi hỏi những nỗ lực lớn lao và sự bứt phá mạnh mẽ

(ĐCSVN) - Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị và mong muốn, đội ngũ thầy giáo, cô giáo tâm huyết, yêu nghề, sẵn sàng hy sinh, gắn bó với nghề cùng sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, toàn ngành giáo dục sẽ khắc phục mọi khó khăn, vượt qua mọi thách thức… phấn đấu cùng cả nước thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cùng cả nước bước...

Cứ 10 giáo viên thì 3 người dạy thêm

Kết quả phỏng vấn gần 13.000 giáo viên cho thấy 25,4% đã dạy thêm trong trường và 8,2% có dạy thêm ngoài trường. Số giờ dạy thêm nhiều nhất là bậc THPT, với mức 14,91 giờ/tuần. Viện Phát triển chính sách - Đại học Quốc gia TPHCM vừa công bố nghiên cứu về đời sống giáo viên tại tỉnh Bình Thuận, Tây Ninh và Hậu Giang. Để thực hiện nghiên cứu này, Viện đã phỏng vấn gần 13.000 giáo viên,...

Đà Nẵng sẽ có thêm trường đại học quốc tế

Đại học Đà Nẵng sẽ có thêm trường đại học quốc tế trên cơ sở phát triển từ Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt - Anh. Thông tin này được PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ, giám đốc Đại học Đà Nẵng, tiết lộ tại...

Trưởng ban Tuyên giáo TW chúc mừng Học viện Kỹ thuật Quân sự nhân dịp ngày 20/11

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị Học viện Kỹ thuật Quân sự cần tăng cường hợp tác quốc tế; đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển công nghiệp quốc phòng. Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị Học viện Kỹ thuật Quân sự cần tăng cường hợp tác quốc tế; đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao...

Lại mạo danh giáo viên, lừa người nhà học sinh chuyển tiền cấp cứu

(NLĐO) - Một số phụ huynh học sinh Trường THPT Võ Thị Sáu (TP HCM) nhận được cuộc gọi lạ thông báo con em mình bị tai nạn giao thông đang cấp cứu ...

Mới nhất

Nga triển khai tấn công tên lửa và UAV dữ dội nhất vào cơ sở hạ tầng Ukraine

Cuộc tấn công tên lửa ngày 17/11 của Nga vào một tòa nhà chín tầng tại thành phố Sumy, miền Bắc Ukraine, đã khiến hơn 400 người phải sơ tán khẩn cấp khỏi khu vực này.

Mái ấm gia đình Việt mang yêu thương đến các em nhỏ mồ côi do ảnh hưởng của bão Trami

Mái Ấm Gia Đình Việt tiếp tục hành trình nhân ái tại miền Trung...

Chứng khoán tuần 18 – 22/11: VN-Index chịu áp lực mạnh tại vùng hỗ trợ 1.200 điểm

Tâm lý tiêu cực từ khối ngoại lan toả; VN-Index có khả năng giảm về 1.200 điểm; Vinpearl...

13 cầu thủ bị cấm thi đấu vòng 9 V.League

Trước khi vòng 9 V.League 2024-25 khởi tranh, ban tổ chức giải đã có thông báo về các cầu thủ cùng quan chức bị đình chỉ nhiệm vụ. Danh sách này có 15 cái tên, số lượng nhiều nhất từ đầu giải. Trong số này, có tới 13 cầu thủ, đa số đều dính thẻ đỏ ở vòng...

Mới nhất