Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTôn vinh những nhà giáo giỏi nghề, tận tụy vì cộng đồng

Tôn vinh những nhà giáo giỏi nghề, tận tụy vì cộng đồng

Ngày 17.11, Bộ GD-ĐT chủ trì tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú lần thứ 16 và tuyên dương nhà giáo tiêu biểu năm 2024. Những thầy cô tiêu biểu được vinh danh dịp này không chỉ vì thành tích giảng dạy mà còn là những tấm gương trong các hoạt động thiện nguyện, vì cộng đồng.

Những bài học trên bục giảng, trong cuộc đời

Tôn vinh những nhà giáo giỏi nghề, tận tụy vì cộng đồng- Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú

Thay mặt nhà giáo được vinh danh phát biểu tại buổi lễ, cô Vũ Thị Hạnh, Phó hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An (Yên Bái), cho biết ngay từ nhỏ cô đã ước mơ đứng trên bục giảng. Tốt nghiệp THPT, giữa lúc bạn bè người chọn ngành y dược, thương nghiệp, ngoại thương… cô Hạnh chọn thi vào Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Từ khi trở thành cô giáo, cô luôn tâm niệm lời dạy giản dị của Bác Hồ: “Các thầy giáo, cô giáo phải tìm cách dạy. Dạy cái gì, dạy như thế nào để học trò hiểu chóng, nhớ lâu, tiến bộ nhanh”.

Vì vậy, mỗi giờ học, cô Hạnh đều đầu tư nghiên cứu để tìm ra phương pháp giảng dạy thích hợp với nguyên tắc: trong mỗi bài dạy, kiến thức phải được cô đọng, trọng tâm, không dàn trải. Phát huy tối đa tính tích cực của học sinh (HS) để các em tự khám phá tìm tòi kiến thức thì sẽ nhớ rất lâu. Bên cạnh đó học phải đi đôi với hành, gắn lý thuyết với thực tế cuộc sống, sẽ làm cho các trò thấy được ý nghĩa của mỗi môn học.

Còn thầy Hoàng Thanh Tùng, giáo viên (GV) Trường mẫu giáo Hoa Cúc Trắng (xã Ea Dăh, H.Krông Năng, Đắk Lắk), công tác tại vùng đặc biệt khó khăn nên đã cùng đồng nghiệp đến từng hộ gia đình để vận động đưa con em đến trường. Kết quả là nhà trường đã huy động được 98% trẻ trong độ tuổi ra lớp. Riêng trẻ 5 tuổi đạt tỷ lệ 100%, duy trì sĩ số đạt tỷ lệ 100%. Tuy là nam GV hiếm hoi ở bậc học mầm non nhưng thầy Tùng lại luôn đạt danh hiệu GV dạy giỏi xuất sắc vì luôn quan tâm, nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ; góp phần giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi xuống mức thấp nhất, không để xảy ra tình trạng trẻ tai nạn thương tích. Thầy còn ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, tích cực làm đồ dùng, đồ chơi, không ngừng đổi mới phương pháp lấy trẻ làm trung tâm nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

Nhà giáo Đào Thị Huế, Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị TP.Hải Phòng, thì có 14 năm công tác tại trường nuôi dạy trẻ khiếm thị, có nhiều đóng góp và là một trong những GV ở giai đoạn đầu tiên tham gia giảng dạy tại lớp dành cho HS khuyết tật trí tuệ trong trường chuyên biệt tại Hải Phòng. Trong quá trình công tác, cô Huế đã giúp rất nhiều HS khuyết tật tiến bộ, có kỹ năng sống tự lập, hòa nhập cộng đồng. Nhiều năm cô Huế tham gia hướng dẫn các đoàn sinh viên thực tập về giáo dục đặc biệt đạt hiệu quả cao. Cô Huế còn tham gia nhóm can thiệp sớm cho trẻ khiếm thị, đến các gia đình có trẻ khiếm thị tại khắp quận, huyện của thành phố để can thiệp tại nhà cho trẻ và hướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc, giáo dục trẻ khiếm thị tại nhà. Cũng từ chương trình hỗ trợ này, nhiều trẻ khiếm thị được tới trường.

Cô Vũ Thị Ngọc Bích, Hiệu trưởng Trường tiểu học TT.Thắng (H.Hiệp Hòa, Bắc Giang), được vinh danh vì là người đứng đầu dám nghĩ, dám làm vì sự phát triển toàn diện của HS. Nhờ làm tốt công tác dân vận, cô đã góp phần thực hiện giải phóng mặt bằng hoàn thiện sân vận động cho HS với diện tích 4.000 m2; làm vườn trường cho HS trải nghiệm thực hành với diện tích 300 m2; lát lại nền phòng học, sơn mới tất cả phòng học, phòng chức năng, phòng bán trú; làm bể bơi cố định với diện tích trên 200 m2 có mái che, với hệ thống phòng tắm tráng, phòng vệ sinh hiện đại.

Nhiều thầy cô được vinh danh tại buổi lễ không chỉ vì thành tích trong công tác chuyên môn mà còn được kính trọng trong các hoạt động vì cộng đồng. Cô Bùi Thị Thúy, Trường tiểu học Hải Ninh 2 (H.Bắc Bình, Bình Thuận) suốt 5 năm qua đã tham gia vận động hỗ trợ các gia đình hộ nghèo, tàn tật, neo đơn, chính sách hơn 639 triệu đồng; 2 căn nhà nhân ái trị giá hơn 250 triệu đồng; chủ động tham mưu cho Đoàn thanh niên các cấp tuyên truyền, mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng cho hơn 105 thiếu nhi trên địa bàn huyện.

Tương tự, cô Lê Thị Nga, Trường tiểu học Tịnh Hà (H.Sơn Tịnh, Quảng Ngãi), không chỉ có sáng kiến cấp tỉnh về nâng cao chất lượng dạy học mà còn tham gia rất nhiều hoạt động thiện nguyện trên địa bàn: nấu cơm phục vụ công dân khu cách ly tại trường (thời điểm dịch Covid-19); quyên góp ủng hộ nồi cháo từ thiện cho trẻ em, người già neo đơn tại nơi cư trú, kêu gọi nhà hảo tâm làm mẹ đỡ đầu cho 2 cháu mồ côi tại xã Tịnh Phong mỗi cháu được nhận 400.000 đồng/tháng đến khi đủ 18 tuổi; phối hợp cùng với liên đội trường kêu gọi ủng hộ 1 HS mồ côi của trường với số tiền 55 triệu đồng…

Tôn vinh những nhà giáo giỏi nghề, tận tụy vì cộng đồng- Ảnh 2.

Anh Bùi Quang Huy, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, trao tặng danh hiệu nhà giáo tiêu biểu

Cô Nguyễn Thị Bích Duyên, GV Trường tiểu học Lê Văn Tám, Q.Tân Phú (TP.HCM), chia sẻ được Bộ GD-ĐT vinh danh là GV tiêu biểu, với cô không chỉ là niềm vui cá nhân, mà còn khơi dậy trong cô niềm tự hào sâu sắc về truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc; giúp cô hiểu rằng, vai trò của người thầy không chỉ dừng lại ở việc giảng dạy mà còn là sứ mệnh truyền cảm hứng, lan tỏa giá trị nhân văn và góp phần xây dựng tương lai đất nước.

Mong các thầy cô “vượt qua giới hạn của bản thân”

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, ghi nhận, đánh giá rất cao đối với sự đóng góp của các thầy cô cho ngành giáo dục, sự nghiệp khoa học và đổi mới sáng tạo của đất nước, đồng thời khẳng định: “Bộ GD-ĐT quyết tâm xây dựng luật Nhà giáo để lực lượng nhà giáo đón nhận luật với tâm thế “thực sự phấn khởi, thực sự là tôn vinh” theo như lời Tổng Bí thư đã nói”.

Theo người đứng đầu ngành GD-ĐT: “Làm giáo dục là một việc khó, giáo dục chân chính, giáo dục cho đúng đạo lý, giáo dục hướng tới chất lượng cao, cuốn hút người học, lan tỏa tinh thần sáng tạo và cảm hứng học tập bất tận cho người học lại càng khó. Để đạt được danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, nhà giáo tiêu biểu, các thầy cô đã tận tụy và yêu nghề, đã có rất nhiều đóng góp, vượt qua những khó khăn thử thách để thể hiện bản thân và lan tỏa các giá trị tốt đẹp”.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhắc đến các nhiệm vụ lớn mà ngành GD-ĐT phải tập trung thực hiện trong thời gian tới, đồng thời nêu thực tế ngành giáo dục và đội ngũ nhà giáo luôn nhận được sự quan tâm và kỳ vọng rất lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân. “Để thực hiện thành công những nhiệm vụ lớn, toàn ngành giáo dục phải rất quyết tâm và cần hội đủ nhiều điều kiện cần thiết. Trong đó, yếu tố con người, mà tiêu biểu là các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng. Các Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, nhà giáo tiêu biểu sẽ là những hạt nhân phát huy tốt nhất kinh nghiệm, trí tuệ, quyết tâm và sự sáng tạo của bản thân, đồng thời chia sẻ, lan tỏa, truyền cảm hứng tích cực, nhân rộng những điều tốt đẹp tới cộng đồng các nhà giáo”, ông nhấn mạnh.

Nhắc lại câu nói của người xưa: “Gừng thêm cay cùng thời gian, thầy thêm giỏi cùng năm tháng”, người đứng đầu ngành giáo dục bày tỏ mong muốn các thầy cô tiếp tục “vượt qua các giới hạn của bản thân để phát huy tốt nhất sự ưu tú của mình”.

Năm nay, Chủ tịch nước đã phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân cho 21 nhà giáo và Nhà giáo ưu tú cho 1.167 nhà giáo. Bộ GD-ĐT xét chọn 251 nhà giáo tiêu biểu. Các nhà giáo được lựa chọn đều có thành tích tiêu biểu, nổi trội, xuất sắc trong nuôi dạy, giảng dạy, giáo dục, quản lý, tâm huyết, tận tụy với nghề, có uy tín về chuyên môn, ảnh hưởng rộng rãi trong ngành, lĩnh vực hoặc cấp huyện, tỉnh.




Nguồn: https://thanhnien.vn/ton-vinh-nhung-nha-giao-gioi-nghe-tan-tuy-vi-cong-dong-185241117214652844.htm

Cùng chủ đề

Tổng Bí thư: Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đổi mới giáo dục của toàn cầu

Tổng Bí thư yêu cầu nghiên cứu cơ chế, chính sách điều động, luân chuyển giáo viên để giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ; thu hút được người giỏi vào ngành giáo dục và tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Tổng Bí tư Tô Lâm gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 - Ảnh: NAM TRẦN Sáng...

Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở 3 vấn đề lớn tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo...

Sáng 18/11, tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học...

Vinh danh 14 nhà giáo ưu tú và trao tặng Giải thưởng Võ Trường Toản năm 2024

(NLĐO)- Sáng 18-11, Sở GD-ĐT TPHCM tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, vinh danh Nhà giáo ưu tú và trao tặng Giải thưởng Võ Trường Toản năm 2024. ...

TP.HCM trao giải thưởng Võ Trường Toản cho 50 nhà giáo

Trong số 50 nhà giáo nhận giải thưởng Võ Trường Toản năm nay, có 2 người là trưởng phòng giáo dục và đào tạo. ...

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu những việc cần làm ngay của ngành giáo dục

Sáng nay 18/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Tổng Bí thư Tô Lâm chúc mừng, biểu dương những thành tựu trong đổi mới giáo dục, đào tạo thời gian qua của toàn ngành giáo dục, của đội ngũ các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Tổng Bí thư cũng gửi lời cảm ơn và chúc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hàng trăm con khỉ xổng chuồng, cảnh sát Thái Lan cố thủ trong đồn

Cảnh sát ở miền trung Thái Lan thừa nhận cuối tuần qua phải cố thủ trong đồn sau khi khoảng 200 con khỉ xổng chuồng và quậy phá khắp thành phố Lopburi, thủ phủ của tỉnh cùng tên. ...

Lên đồ với váy đen ôm sát cực kỳ tôn dáng

Nhắc tới váy đen, các nàng chắc chắn sẽ không thể bỏ qua dáng hai dây ôm sát....

Làm mới phong cách mùa đông với denim cổ điển đầy ấn tượng

Denim chưa bao giờ lỗi mốt, và mùa đông năm nay, những thiết kế denim cổ điển trở...

Bài đọc nhiều

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Trường kinh tế mở ngành công nghệ là ‘tất yếu’

Trong xu thế đa ngành, trường Kinh tế quốc dân hay Ngoại thương mở các ngành công nghệ là tất yếu, nhưng cần thận trọng, theo các chuyên gia. Năm 2024, trường Đại học Kinh tế quốc dân (NEU) dự kiến mở 6 ngành mới, trong đó bốn ngành thuộc lĩnh vực Máy tính và công nghệ thông tin, gồm Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, Trí tuệ nhân tạo, An toàn thông tin. Cả bốn ngành đều...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Tác động tích cực từ việc ứng dụng công nghệ trong giảng dạy

Bình Dương – một trong những thành phố thông minh tiên phong tại Việt Nam – đang từng bước thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục với sự đồng lòng của đội ngũ giáo viên tâm huyết.

Cùng chuyên mục

Đà Nẵng sẽ có thêm trường đại học quốc tế

Đại học Đà Nẵng sẽ có thêm trường đại học quốc tế trên cơ sở phát triển từ Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt - Anh. Thông tin này được PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ, giám đốc Đại học Đà Nẵng, tiết lộ tại...

Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở 3 vấn đề lớn tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo...

Sáng 18/11, tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học...

Trường cao đẳng Y tế Quảng Nam nâng cao chất lượng dạy và học

Sáng 18/11, Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 -2025. Đến dự có ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam. Phát biểu tại Lễ khai giảng, ông Trần...

Vinh danh 14 nhà giáo ưu tú và trao tặng Giải thưởng Võ Trường Toản năm 2024

(NLĐO)- Sáng 18-11, Sở GD-ĐT TPHCM tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, vinh danh Nhà giáo ưu tú và trao tặng Giải thưởng Võ Trường Toản năm 2024. ...

TP.HCM trao giải thưởng Võ Trường Toản cho 50 nhà giáo

Trong số 50 nhà giáo nhận giải thưởng Võ Trường Toản năm nay, có 2 người là trưởng phòng giáo dục và đào tạo. ...

Mới nhất

Họp báo giới thiệu các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng...

(Bqp.vn) - Sáng 15/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Quốc phòng và Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp tổ chức họp báo giới thiệu các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024)....

Hàng trăm con khỉ xổng chuồng, cảnh sát Thái Lan cố thủ trong đồn

Cảnh sát ở miền trung Thái Lan thừa nhận cuối tuần qua phải cố thủ trong đồn sau khi khoảng 200 con khỉ...

Bồi dưỡng kỹ năng đảm bảo dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức và nghiệp vụ công tác ISO, Kiểm soát thủ tục...

Sáng ngày 18/11/2024, tại trụ sở Bộ, Bộ Nội vụ tổ chức lớp bồi dưỡng kỹ năng đảm bảo dữ liệu trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức “đúng - đủ - sạch - sống” và kỹ năng, nghiệp vụ...

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu. Nâng chuẩn xã nông thôn mới Sau hơn 14 năm triển khai...

Quy định mới giúp giảm thiểu các hành vi tiêu cực trên không gian mạng

Theo Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam Vũ Thế Bình, với các quy định mới được bổ sung về xác thực, chặn lọc, bảo vệ người dùng..., có thể kỳ vọng sẽ giúp giảm thiểu hành vi tiêu cực trên không gian mạng. Ngày 9/11, Chính phủ đã ban hành Nghị định 147 quy định về quản...

Mới nhất