Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCâu chuyện của những nhà giáo truyền cảm hứng

Câu chuyện của những nhà giáo truyền cảm hứng

Đại diện cho 1,6 triệu nhà giáo trên cả nước, ngày 17/11, 337 nhà giáo đã tham dự lễ tuyên dương, trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú và tuyên dương nhà giáo, cán bộ quản lý tiêu biểu năm 2024 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức tại Hà Nội.

bai chinh
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trao danh hiệu Nhà giáo Nhân dân do Chủ tịch nước phong tặng cho các nhà giáo. Ảnh: Thúy Hằng.

Cô Vũ Thị Hạnh – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái)- Nhà giáo nhân dân đầu tiên của tỉnh Yên Bái được trao tặng danh hiệu đợt này chia sẻ về hành trình trở thành cô giáo của mình. Ngay từ khi còn nhỏ, cô Hạnh đã ấp ủ ước mơ được trở thành cô giáo và vượt qua những khó khăn, cô nữ sinh của huyện miền núi vùng cao xa xôi của tỉnh Yên Bái đã đỗ vào trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 34 năm đứng trên bục giảng, cô Hạnh luôn tâm niệm một điều đó là tất cả vì học sinh thân yêu. Mỗi giờ học, cô Hạnh đều đầu tư nghiên cứu để tìm ra phương pháp giảng dạy thích hợp với nguyên tắc: trong mỗi bài dạy, kiến thức phải được cô đọng, trọng tâm, không dàn trải. Phải phát huy tối đa tính tích cực của học sinh để các em tự khám phá tìm tòi kiến thức thì sẽ nhớ rất lâu. Bên cạnh đó học phải đi đôi với hành, gắn lý thuyết với thực tế cuộc sống, sẽ làm cho các trò thấy được ý nghĩa của mỗi môn học.

“Không chỉ truyền thụ kiến thức, tôi tâm niệm rằng giáo dục không chỉ bằng trí óc mà còn bằng cả con tim, còn phải “dạy người” cho các học sinh thân yêu. Tình yêu thương chân thành và sự quan tâm đúng mực của mỗi nhà giáo có thể dìu dắt học trò vượt qua những khó khăn, thử thách và trở thành học sinh tiêu biểu, những công dân có ích cho xã hội” – cô Hạnh nói.

Cô giáo Đỗ Thị Hồi – giáo viên tiểu học duy nhất trong 21 người được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân năm 2024 gây ấn tượng bởi sự điềm đạm, nhẹ nhàng. Cô kể về những ngày đầu tiên bước vào nghề dạy học với khó khăn chồng chất khó khăn, được phân công về dạy tại Trường Tiểu học Lạc Hòa 1 (huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng). Khi đó, đây là xã đặc biệt khó khăn có đông đồng bào dân tộc Khmer và Hoa. Hơn 30 năm bám trường, bám lớp, chứng kiến sự đổi thay của ngôi trường, dìu dắt bao lớp thế hệ học sinh trưởng thành, cô Hồi chính là người mẹ thứ hai của các em ở trường không quản khó khăn, vất vả kèm cặp, quan tâm đến từng học sinh, đặc biệt là những học sinh yếu hơn. Niềm vui đối với cô Hồi đó là được chứng kiến học sinh của mình tiến bộ mỗi ngày. Nhiều học sinh sau khi ra trường vẫn thường xuyên trở về thăm cô Hồi – đó là niềm hạnh phúc không thể đong đếm mà nghề giáo đã đem lại cho những người giáo viên tận tâm, tận tụy, hết lòng với sự nghiệp trồng người.

Tràn đầy năng lượng không chỉ trong công tác chuyên môn mà cả các hoạt động đoàn thể, cộng đồng là cô giáo Nguyễn Thị Lệ Thanh, Trường THPT Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước). Là giáo viên môn Vật lý, cô Thanh đã không ngừng học hỏi, nghiên cứu và áp dụng hiệu quả khoa học và công nghệ giáo dục hiện đại trong thiết kế bài giảng, giảng dạy, đánh giá học sinh, giúp học sinh phát huy tối đa tiềm năng và hoàn thành tốt nhất nội dung môn học. Nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, cô Thanh luôn chủ động quan tâm đến hoàn cảnh, tâm tư tình cảm của từng học sinh để đồng hành cùng các em trên con đường học tập và trưởng thành. Cô cũng tích cực tham gia xây dựng tủ sách lớp học, phát động phong trào văn hoá đọc trong nhà trường, giúp đỡ những học sinh nghèo vượt khó vươn lên trong học tập, ủng hộ bếp ăn yêu thương trong nhà trường, tham gia CLB “Hạt gạo nhân ái” trong huyện… Đặc biệt, cô Thanh là giáo viên trực tiếp huấn luyện đội tuyển bơi lội của Trường THPT Lộc Ninh, giúp các em đạt kết quả cao khi thi đấu giải cũng như dạy bơi miễn phí cho đồng nghiệp, bạn bè, học sinh lớp chủ nhiệm, con cán bộ giáo viên trong trường nhằm rèn luyện thể lực và phòng chống đuối nước.

Mỗi nhà giáo ưu tú được vinh danh trong lễ tuyên dương, trao tặng danh hiệu thực sự là một câu chuyện truyền cảm hứng về sự tận tụy với nghề trong hành trình giảng dạy của mình. Dù ở bậc học nào, các thầy cô giáo hôm nay đều đang phải đối mặt với nhiều thách cần phải vượt qua và thực hiện thành công các nhiệm vụ lớn mà Đảng, Nhà nước, nhân dân giao phó. Nhắn gửi tới các thầy cô giáo đã là những nhà giáo ưu tú, được vinh danh bằng các danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, nhà giáo tiêu biểu, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn mong các nhà giáo tiếp tục tự học, tự đổi mới mình, vượt qua các giới hạn của bản thân để phát huy tốt nhất sự ưu tú mình.

“Các thầy giáo, cô giáo là những người ưu tú cần làm hạt nhân cho việc giải quyết những vấn đề mới, vấn đề khó. Ưu tú không đợi phải phân công, không đợi phải yêu cầu, mà sự ưu tú ấy cần được thể hiện qua tinh thần dấn thân, gánh vác, chủ động, tích cực với những việc đã làm, đang làm và cần làm cho giáo dục của đất nước” – Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.



Nguồn: https://daidoanket.vn/cau-chuyen-cua-nhung-nha-giao-truyen-cam-hung-10294704.html

Cùng chủ đề

Cầu Giấy tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực

Năm 2024, quận Cầu Giấy bước sang dấu mốc 27 năm xây dựng và phát triển, với chủ đề công tác năm là “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”, với tinh thần đoàn kết, nỗ lực, sự vào cuộc đồng bộ, quyết tâm của cả hệ thống chính trị quận; Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân toàn quận đã thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị nhiệm vụ phát triển KT -...

Nhà giáo cần chính sách ưu tiên thực chất

Dự thảo Luật Nhà giáo thời gian qua nhận được khá nhiều sự ủng hộ. Theo các chuyên gia, với dự thảo luật này Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tiếp cận bằng cách đổi mới quan điểm trong phát triển nhà giáo. ...

Nhà giáo cần được quản lý bằng mô hình quản lý nguồn nhân lực

TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến – nguyên Trợ lý Bộ trưởng Bộ GDĐT cho rằng, mô hình quản lý Nhà nước đối với nhà giáo hiện nay khiến bài toán về đội ngũ chưa có lời giải; đồng thời đề xuất, cần thay thế bằng mô hình quản lý nguồn nhân lực. ...

Thu hút người có trình độ cao tham gia tuyển dụng làm nhà giáo

Nhà nước có chính sách thu hút người có trình độ cao, người có tài năng, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ, người có năng khiếu đặc biệt tham gia tuyển dụng làm nhà giáo ...

Lần đầu tiên vị trí pháp lý của nhà giáo ngoài công lập được xác lập

Theo Dự thảo Luật Nhà giáo trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, lần đầu tiên, vị trí pháp lý của nhà giáo ngoài công lập được xác lập đầy đủ, đồng bộ với tư cách nhà giáo chứ không chỉ là người lao động theo cơ chế hợp đồng lao động. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

“Bảo đảm mọi người dân đều được thụ hưởng thành quả đổi mới”

Đó là phát biểu của bà Nguyễn Thúy Anh, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội trong Ngày hội Đại đoàn kết với bà con khu Đồng Tâm, xã Minh Đài, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. ...

Đột phá chính sách để hút người tài vào sư phạm

Lâu nay tình trạng thiếu giáo viên tưởng chừng đang mở ra những cơ hội cho sinh viên sư phạm, song thực tế lại chưa thuận lợi như mong đợi. Một bộ phận lớn sinh viên sư phạm ra trường vẫn phải đối mặt với cảnh thất nghiệp, phải làm trái ngành hoặc từ bỏ ngành học đã chọn. ...

Nước sạch nông thôn: Còn nhiều khó khăn

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), cả nước hiện có 18.109 công trình cấp nước tập trung nông thôn, cấp nước sạch đạt quy chuẩn cho 9.374.264 hộ dân vùng nông thôn. Tuy...

Phát huy vai trò làm chủ, tinh thần tự quản

Sáng 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Cùng tham dự có Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến. Phát biểu tại Ngày hội, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần tự quản của mỗi người dân để...

Cô gái Cao Bằng xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP để đưa đặc sản gia đình ra thị trường

Đó là câu chuyện của chị Nguyễn Thị Xuyên, chủ cơ sở sản xuất Thu Hằng ở xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng, là người quyết tâm xây dựng thương hiệu bún khô truyền thống gia đình là sản phẩm OCOP để khẳng định chất lượng, mở rộng thị trường. Theo chia sẻ của ông Đặng Văn Bận, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bảo Lâm, hiện nay trên địa bàn huyện Bảo...

Bài đọc nhiều

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Trường kinh tế mở ngành công nghệ là ‘tất yếu’

Trong xu thế đa ngành, trường Kinh tế quốc dân hay Ngoại thương mở các ngành công nghệ là tất yếu, nhưng cần thận trọng, theo các chuyên gia. Năm 2024, trường Đại học Kinh tế quốc dân (NEU) dự kiến mở 6 ngành mới, trong đó bốn ngành thuộc lĩnh vực Máy tính và công nghệ thông tin, gồm Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, Trí tuệ nhân tạo, An toàn thông tin. Cả bốn ngành đều...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Tác động tích cực từ việc ứng dụng công nghệ trong giảng dạy

Bình Dương – một trong những thành phố thông minh tiên phong tại Việt Nam – đang từng bước thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục với sự đồng lòng của đội ngũ giáo viên tâm huyết.

Cùng chuyên mục

TP.HCM trao giải thưởng Võ Trường Toản cho 50 nhà giáo

Trong số 50 nhà giáo nhận giải thưởng Võ Trường Toản năm nay, có 2 người là trưởng phòng giáo dục và đào tạo. ...

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu những việc cần làm ngay của ngành giáo dục

Sáng nay 18/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Tổng Bí thư Tô Lâm chúc mừng, biểu dương những thành tựu trong đổi mới giáo dục, đào tạo thời gian qua của toàn ngành giáo dục, của đội ngũ các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Tổng Bí thư cũng gửi lời cảm ơn và chúc...

Bảo đảm ngân sách nhà nước chi cho giáo dục tối thiểu 20%

(NLĐO)- Sáng 18-11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 ...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phấn đấu tăng hạng giáo dục Việt Nam

Nội dung trên được Tổng Bí thư nêu trong buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, sáng nay 18/11.Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, giáo dục luôn là quốc sách hàng đầu, là tương lai của dân tộc, vì vậy, Đảng và Nhà nước luôn dành nhiều ưu tiên cho lĩnh vực này.Trước bối cảnh thế giới trong thời kỳ thay đổi có tính thời...

Tổng Bí thư: Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đổi mới giáo dục của toàn cầu

Tổng Bí thư yêu cầu nghiên cứu cơ chế, chính sách điều động, luân chuyển giáo viên để giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ; thu hút được người giỏi vào ngành giáo dục và tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. ...

Mới nhất

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách phát triển doanh nghiệp nhanh, toàn diện, bền vững

(MPI) - Tại Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 12/11/2024 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương nghiên cứu, hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách phát triển doanh nghiệp nhanh, toàn diện, bền vững, nhất là...

Tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số

(MPI) - Tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số, xây dựng trung tâm dữ liệu quốc gia; cắt giảm, đơn giản hóa mạnh mẽ thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đẩy mạnh phát triển các động lực tăng trưởng mới, các ngành,...

Tháo điểm nghẽn để thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam – Brazil

Tại diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Brazil chiều tối 17-11 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ ra những điểm nghẽn trong hợp tác kinh tế hai nước và giải pháp khắc phục. ...

Thúc đẩy tín dụng ngành nông sản chủ lực vùng đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp 95% sản lượng gạo xuất khẩu và chiếm 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước. Xuất khẩu rau quả trong thời gian qua liên tục tăng trưởng mạnh khi nhiều loại trái cây tiếp tục được mở rộng xuất khẩu sang nhiều thị trường. Tuy nhiên, nhiều điểm nghẽn về...

Thái Bình tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành y tế

Hướng tới kỷ niệm 70 năm thành lập Ngành Y tế (27/2/1955 - 27/2/2025), Thái Bình tổ chức chuỗi sự kiện tri ân những đóng góp quan trọng của đội ngũ y bác sĩ, đồng thời khẳng định sự phát triển vững mạnh của ngành y tế tỉnh trong giai đoạn mới. Thái Bình tổ chức chuỗi hoạt động kỷ...

Mới nhất