3 lý do đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng BOT

UBND TPHCM vừa gửi thông báo đến Công ty Cổ phần tập đoàn Yên Khánh (nhà đầu tư) và Công ty TNHH MTV đầu tư BOT TPHCM – Trung Lương (doanh nghiệp dự án) về việc chấm dứt trước thời hạn hợp đồng BOT dự án đầu tư xây dựng đoạn tuyến nối đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TPHCM – Trung Lương (giai đoạn 1).

Nguyên nhân là nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án đã có những vi phạm nghiêm trọng, với 3 lý do cụ thể. 

W-z6033823800056_7babbf29ceb45a081944bff97634e866.jpg
Nút giao đường Võ Văn Kiệt với quốc lộ 1, điểm đầu dự án BOT hơn 1.500 tỷ đồng vừa được UBND TPHCM thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng. Ảnh: Tuấn Kiệt

Thứ nhất, nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án không cung cấp các văn bản thỏa thuận, cam kết và pháp lý liên quan đến việc chứng minh nguồn vốn chủ sở hữu, vốn vay, đảm bảo thực hiện hợp đồng BOT đã ký. Trong khi đó, thời hạn khắc phục các nội dung vi phạm hợp đồng đã hết từ ngày 6/7/2020.

Thứ hai, ngân hàng cho vay dự án đã có ý kiến không tiếp tục tài trợ vốn vay cho doanh nghiệp. Lý do vì nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án đã vi phạm hợp đồng tín dụng, công tác thi công đình trệ, kéo dài. Việc này đã ảnh hưởng đến phương án tài chính, nguồn thu để trả nợ cho ngân hàng…

Thứ ba, nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án không cung cấp các hồ sơ khối lượng, giá trị hợp pháp theo yêu cầu.

Không có cơ sở thanh toán hợp đồng BOT cho nhà đầu tư

Theo UBND TPHCM, nhiều năm qua, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông (đơn vị giám sát hợp đồng) đã nhiều lần đề nghị nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án rà soát, cập nhật thông tin, tài liệu pháp lý liên quan; xác định khối lượng, giá trị hợp pháp do nhà đầu tư đã thực hiện đủ điều kiện thanh quyết toán theo quy định.

W-z6033823702217_b0e76222e67af1cf5d5c388407b29d58.jpg
Sau 9 năm triển khai, dự án BOT nối đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TPHCM – Trung Lương chỉ xong vài mống, trụ. Ảnh: Tuấn Kiệt

Tuy nhiên đến nay, nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án vẫn chưa cung cấp các hồ sơ khối lượng, giá trị hợp pháp theo yêu cầu mặc dù đã được UBND thành phố gia hạn thời gian đến trước ngày 31/1 và thời gian kiểm toán khối lượng, giá trị đã thực hiện trước ngày 28/2 năm nay.

TPHCM xác định do nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án không phối hợp với đơn vị giám sát hợp đồng để cung cấp thông tin, hồ sơ tài liệu liên quan làm cơ sở xác định khối lượng, giá trị hợp pháp đã thực hiện, xử lý vi phạm hợp đồng do lỗi của nhà đầu tư; nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án từ chối quyền lợi được UBND TPHCM thanh toán phần khối lượng đã thực hiện theo hợp đồng BOT đã ký kết và không có cơ sở khiếu nại, khiếu kiện sự việc này đến các cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

Do đó, UBND TPHCM không có cơ sở thanh toán phần khối lượng đã thực hiện theo hợp đồng BOT đã ký kết.

Dự án nối đường Võ Văn Kiệt với cao tốc TPHCM – Trung Lương dài 2,7km có tổng mức đầu tư 1.557 tỷ đồng.

Điểm đầu từ nút giao cầu vượt Võ Văn Kiệt – quốc lộ 1 đến điểm giao với đường dẫn vào cao tốc TPHCM – Trung Lương (nay là đường Võ Trần Chí).

Dự án khởi công xây dựng từ tháng 10/2015 nhưng đến giữa năm 2018 thì nhà đầu tư cũng dừng thi công, tổng sản lượng xây lắp chỉ đạt 140 tỷ đồng, tương đương với 12% giá trị.

Đến nay, dự án này đã “trùm mền” được 6 năm. Công trình chỉ có những trụ cầu bê tông nằm chơ vơ, ố vàng, tua tủa sắt hoen gỉ, gây lãng phí.

TPHCM sẽ đơn phương chấm dứt hợp đồng BOT dự án 1.500 tỷ làm 2,7km đường

TPHCM sẽ đơn phương chấm dứt hợp đồng BOT dự án 1.500 tỷ làm 2,7km đường

Dự án xây dựng đường nối từ đại lộ Võ Văn Kiệt đến cao tốc TPHCM – Trung Lương dài khoảng 2,7km theo hợp đồng BOT, kinh phí hơn 1.500 tỷ đồng đình trệ đã 6 năm nay.
TP.HCM kế hoạch đầu tư 44.000 tỷ đồng làm 5 dự án giao thông theo BOT

TP.HCM kế hoạch đầu tư 44.000 tỷ đồng làm 5 dự án giao thông theo BOT

TP.HCM sẽ khởi công lần lượt 5 dự án xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa công trình đường bộ hiện hữu được áp dụng theo hình thức BOT vào cuối năm 2025, đầu năm 2026.
Cần 60.000 tỷ đồng làm 5 dự án BOT mở rộng cửa ngõ TPHCM

Cần 60.000 tỷ đồng làm 5 dự án BOT mở rộng cửa ngõ TPHCM

Để làm 5 dự án BOT trên đường hiện hữu theo Nghị quyết 98 cho phép TPHCM thí điểm, cần khoảng 60.000 tỷ đồng, bao gồm vốn ngân sách và huy động từ nhà đầu tư.