Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTổng Bí thư: Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đổi...

Tổng Bí thư: Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đổi mới giáo dục của toàn cầu

Tổng Bí thư yêu cầu nghiên cứu cơ chế, chính sách điều động, luân chuyển giáo viên để giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ; thu hút được người giỏi vào ngành giáo dục và tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

Tổng Bí thư: Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đổi mới giáo dục của toàn cầu - Ảnh 1.

Tổng Bí tư Tô Lâm gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 – Ảnh: NAM TRẦN

Sáng 18-11, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.

Chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức, nhằm động viên, ghi nhận các đóng góp, tôn vinh những nỗ lực, cống hiến và nâng cao tinh thần yêu nghề của đội ngũ nhà giáo.

Nhân lực vẫn là một trong ba điểm nghẽn lớn nhất

Phát biểu chỉ đạo tại chương trình, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm gửi lời chúc mừng và biểu dương những thành tựu đã đạt được trong đổi mới giáo dục, đào tạo thời gian qua của toàn ngành giáo dục, của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

Đồng thời gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc và những lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới các thế hệ thầy cô giáo trên cả nước nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.

Theo Tổng Bí thư, bên cạnh kết quả ngành giáo dục đã đạt được, phải thẳng thắn nhìn nhận đổi mới giáo dục, đào tạo tuy đã triển khai hàng chục năm nhưng cơ bản chưa tạo chuyển biến mạnh mẽ, chưa thật sự chuyển biến về chất, chưa đáp ứng kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Nhân lực vẫn là một trong ba điểm nghẽn lớn nhất hiện nay.

Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ một số hạn chế của giáo dục, đào tạo kéo dài nhiều năm chưa giải quyết dứt điểm, như thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chưa đồng bộ, thiếu tính hệ thống, còn lúng túng.

Chất lượng giáo dục ở các cấp học còn hạn chế; giáo dục đại học vẫn tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế giới; “nặng” về lý thuyết, “nhẹ” về thực hành; chưa gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học, với sản xuất kinh doanh và nhu cầu thị trường…

Bên cạnh đó đội ngũ nhà giáo vẫn còn thiếu về số lượng, một bộ phận yếu về năng lực chuyên môn, chưa tích cực đổi mới, một bộ phận nhỏ vẫn còn có biểu hiện vi phạm đạo đức gây ảnh hưởng xấu trong dư luận.

Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo chưa tương xứng với yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, trong khi xã hội hóa các nguồn lực đầu tư còn gặp nhiều khó khăn.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, quản lý có đức, có tài - Ảnh 2.

Tổng Bí tư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi gặp mặt – Ảnh: NAM TRẦN

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, thế giới đang trong thời kỳ thay đổi có tính thời đại, cạnh tranh giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, trong đó cạnh tranh về chất lượng nguồn nhân lực quyết định cơ hội phát triển của mỗi nước được xác định là cốt lõi. Ông nhấn mạnh Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đổi mới giáo dục của toàn cầu.

Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh rằng những vấn đề về nhân lực và đổi mới giáo dục đào tạo không mới, đã được Đảng ta xác định trong văn kiện nhiều kỳ Đại hội từ Đại hội XI của Đảng đến nay, cho thấy khó khăn, cũng đòi hỏi sự chung sức đồng lòng, quyết tâm rất lớn của đội ngũ các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, đột phá chiến lược này.

Tổng Bí thư Tô Lâm gợi nhắc ba vấn đề chính để thực hiện các nhiệm vụ.

Thứ nhất, mục tiêu cao nhất hiện nay phải tập trung thực hiện cho bằng được đó là “hoàn thành sự nghiệp đổi mới giáo dục đào tạo, hoàn thành mục tiêu tạo nguồn nhân lực cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc trong nhiệm kỳ Đại hội XIV của Đảng”.

Thứ hai, về một số công việc cần làm ngay, gồm phải có giải pháp xóa hoàn toàn nạn mù chữ, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, trong đồng bào dân tộc thiểu số; phát động thực hiện phong trào “bình dân học vụ số”.

Thực tế hiện nay, còn tỉ lệ lớn người dân, kể cả cán bộ trong cơ quan nhà nước chưa nắm vững về chuyển đổi số; trong khi đó, Bộ Chính trị đã bàn và quyết định sẽ ban hành nghị quyết về chuyển đổi số quốc gia. Để thực hiện thành công nghị quyết này, yêu cầu nhanh chóng phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số cho toàn dân đang đặt ra hết sức cấp thiết.

Bên cạnh đó cần tập trung rà soát, giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu trường, thiếu lớp ở một số thành phố lớn, khu công nghiệp, khu đông dân cư, miền núi; kiên cố hóa trường, lớp học, gắn với bảo đảm nơi ở của giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Bảo đảm ngân sách nhà nước chi cho giáo dục tối thiểu 20% trong tổng chi ngân sách nhà nước theo đúng nghị quyết mà Đảng đã đề ra. Có cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút các nguồn lực ngoài nhà nước đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo. Dựa vào dân, huy động sức dân, tổ chức nhân dân cùng làm giáo dục với chi phí thấp nhất và hiệu quả tối đa.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, quản lý có đức, có tài - Ảnh 3.

Tổng Bí thư Tô Lâm chụp ảnh lưu niệm cùng các nhà giáo, cán bộ quản lý – Ảnh: NAM TRẦN

Thứ ba, tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài, là những người có đam mê, nhiệt huyết, kỹ năng, kiến thức, năng lực truyền thụ, ham học hỏi, đổi mới sáng tạo, thật sự là những tấm gương để học sinh, sinh viên học tập, noi theo; đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu.

Tổng Bí thư yêu cầu nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách điều động, luân chuyển giáo viên để giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ; thu hút được người giỏi vào ngành giáo dục và tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục yên tâm công tác, đặc biệt là đội ngũ nhà giáo công tác tại vùng núi, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, hải đảo.

Đồng thời có giải pháp đột phá để phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành, vừa làm việc trong ngành giáo dục, đồng thời cống hiến ở ngành, lĩnh vực khác.

Xây dựng môi trường học tập thật sự lành mạnh, có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa nhà trường với gia đình, chính quyền và các tổ chức chính trị – xã hội ở địa phương; xác định rõ trách nhiệm của nhà trường, trách nhiệm của gia đình và trách nhiệm của xã hội.

“Tôi tin tưởng rằng với một đất nước, một dân tộc có truyền thống hiếu học, quý trọng hiền tài; đội ngũ thầy giáo, cô giáo tâm huyết, yêu nghề, sẵn sàng hy sinh, gắn bó với nghề cùng sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, toàn ngành giáo dục sẽ khắc phục mọi khó khăn, vượt qua mọi thách thức, thực hiện thành công công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo.

Nhà giáo phải biến những giới hạn thành không giới hạn

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Kim Sơn, bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho rằng hiện nay cả nước có khoảng 1,6 triệu nhà giáo, bao gồm cả hai khối công và tư, ở tất cả các cấp học, cả phổ thông, đại học và dạy nghề. Chưa bao giờ đội ngũ nhà giáo đông đảo, hùng hậu, được chuẩn hóa và có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ như hiện nay.

Theo ông, giáo dục toàn thế giới đứng trước thách thức bởi sự bùng nổ về tri thức, thách thức của trí tuệ nhân tạo, người máy, internet vạn vật, dữ liệu lớn, siêu máy tính, trường học ảo, với các phương pháp và công cụ sư phạm mới.

Những nhân tố mới xuất hiện khiến cho nhiều người đặt câu hỏi và nghi ngờ sự tồn tại của giáo dục trường học và vai trò những người thầy trong tương lai.

Tổng Bí thư: Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đổi mới giáo dục của toàn cầu - Ảnh 4.

Ông Nguyễn Kim Sơn, bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu tại buổi gặp mặt – Ảnh: NAM TRẦN

“Chúng ta cần đối mặt với thách thức, không lảng tránh, không sợ hãi. Chúng ta đứng vững trên nền tảng của khoa học giáo dục và bản lĩnh của người thầy để đón nhận những điểm lợi thế của thời đại, để tranh thủ lợi thế, để phát triển nhanh hơn.

Trí tuệ nhân tạo không và không thể thay thế con người, vai trò nhà giáo không thể thay thế. Với trí tuệ nhân tạo và các phương tiện số mới, chúng ta cần coi chúng là những công cụ sắc bến và hữu hiệu mới”, bộ trưởng nói.

Bộ trưởng nhấn mạnh thách thức càng lớn, biến động càng nhiều, cái mới càng dồn dập, giáo dục càng cần quay về củng cố, trang bị cho người học những cái cơ bản nhất, nền tảng nhất.

Trước những thách thức mới của giáo dục, với sứ mệnh ngày càng lớn và mới đối với giáo dục, các nhà giáo trong kỷ nguyên mới, cũng cần thể hiện bản lĩnh, coi thách thức chính là cơ hội để toàn thể lực lượng nhà giáo phát triển, để từng nhà giáo giỏi hơn.

“Đổi mới giáo dục ở chặng đường tiếp theo về thực chất là sự đổi mới ở chiều sâu của chính lực lượng nhà giáo. Giới hạn của nhà giáo chính là giới hạn của nền giáo dục, giới hạn của nền giáo dục chính là giới hạn phát triển của một quốc gia. Nhà giáo chúng ta cần biến những giới hạn trở thành không giới hạn”, ông nói.



Nguồn: https://tuoitre.vn/tong-bi-thu-to-lam-viet-nam-khong-the-dung-ngoai-xu-the-doi-moi-giao-duc-cua-toan-cau-20241117225019507.htm

Cùng chủ đề

Tổng Bí thư Tô Lâm dự gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Tổng Bí thư lưu ý công việc cần làm ngay, đó là có giải pháp xóa hoàn toàn nạn mù chữ, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phát động thực hiện phong trào “bình dân học vụ số.” Tổng Bí thư lưu ý một số công việc cần làm ngay, đó là có giải pháp xóa hoàn toàn nạn mù chữ, nhất là ở vùng...

Tâm sự của người thầy mong đừng ‘méo mó’ ngày Nhà giáo

Thế hệ chúng tôi là những người từng trải qua nhiều thập niên gắn bó với giáo dục; từng là học sinh rồi lớn lên, trở thành thầy cô đứng trên bục giảng dạy học. Thế nên, mỗi dịp ngày Nhà giáo Việt...

Hành trình đặc biệt của một nhà giáo tiêu biểu

Có một giáo viên tiểu học ở TP.HCM được Bộ Giáo dục - Đào tạo tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu năm 2024. Hành trình cô đang đi đặc biệt và đầy xúc động. ...

Hàng loạt ưu đãi, sự kiện tôn vinh ‘người gieo chữ’ nhân dịp 20-11

Nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, nhiều siêu thị, điểm mua sắm, gian hàng sách... tung ra chương trình giảm giá, sự kiện tri ân, tôn vinh các thầy cô giáo. Tương tự, nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam,...

Đà Nẵng tuyên dương nhà giáo trẻ tiêu biểu

Sáng 17-11, Thành Đoàn Đà Nẵng cùng Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng đã tuyên dương 39 nhà giáo trẻ tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Dịp này, 33 học sinh xuất sắc đạt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chứng khoán giảm mạnh nhất 20 tuần, phân tích ‘nỗi sợ’ lan trên thị trường

VN-Index tuần trước giảm 34 điểm. Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, các chuyên gia đã phân tích về những lo ngại chủ yếu khiến chứng khoán trải qua đợt giảm mạnh nhất 20 tuần trở lại đây. - Đà tăng của DXY và...

Khép lại Tiếp sức đến trường 2024: Tuổi Trẻ làm cầu nối tân sinh viên nghèo với xã hội nhân ái

Tối 17-11, Thành Đoàn TP.HCM cùng báo Tuổi Trẻ đã trao học bổng Tiếp sức đến trường tại TP.HCM, tổng kết hành trình tiếp sức cho 1.334 tân sinh viên nghèo khó 63 tỉnh thành cả nước năm 2024. ...

Hội tụ tinh hoa khoa học thế giới tại VinFuture 2024

Quỹ VinFuture chính thức công bố lịch trình Tuần lễ Khoa học công nghệ và lễ trao giải VinFuture 2024 diễn ra từ ngày 4 đến 7-12 tại Hà Nội với tâm điểm là lễ vinh danh các nhà khoa học có thành tựu xuất sắc. ...

Thụy Điển phát triển kháng thể có tiềm năng điều trị ung thư

Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Uppsala và Viện Công nghệ Hoàng gia KTH ở Thụy Điển đã phát triển một kháng thể mới có khả năng điều trị nhiều loại ung thư khác nhau. Theo GlobalData, với phương pháp mới,...

Nhà vườn Đà Lạt cẩn thận với vụ hoa Tết

Đến giữa tháng 11-2024 (rằm tháng 10 âm lịch) các nhà vườn tại Đà Lạt đã hoàn tất xuống giống vụ hoa Tết. Do năm nay mùa mưa kết thúc chậm, cùng với những diễn tiến thất thường của thời tiết nên nông dân...

Bài đọc nhiều

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Trường kinh tế mở ngành công nghệ là ‘tất yếu’

Trong xu thế đa ngành, trường Kinh tế quốc dân hay Ngoại thương mở các ngành công nghệ là tất yếu, nhưng cần thận trọng, theo các chuyên gia. Năm 2024, trường Đại học Kinh tế quốc dân (NEU) dự kiến mở 6 ngành mới, trong đó bốn ngành thuộc lĩnh vực Máy tính và công nghệ thông tin, gồm Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, Trí tuệ nhân tạo, An toàn thông tin. Cả bốn ngành đều...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Nữ sinh Sư phạm nhập vai “Xúy Vân giả dại” khiến cả hội trường bất ngờ vì diễn quá xuất sắc

Sự tài tình của nữ sinh viên khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 khi hóa thân vào nhân vật Xúy Vân là cùng một lúc vừa múa vừa ca, vừa biểu hiện những ngôn ngữ cơ thể… như diễn viên chuyên nghiệp. ...

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm dự gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Tổng Bí thư lưu ý công việc cần làm ngay, đó là có giải pháp xóa hoàn toàn nạn mù chữ, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phát động thực hiện phong trào “bình dân học vụ số.” Tổng Bí thư lưu ý một số công việc cần làm ngay, đó là có giải pháp xóa hoàn toàn nạn mù chữ, nhất là ở vùng...

Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 khiến ngành Giáo dục phải suy ngẫm

Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Tại đây, Tổng Bí thư đã có bài phát biểu sâu sắc khiến ngành Giáo dục nói chung và những người làm...

Tâm sự của người thầy mong đừng ‘méo mó’ ngày Nhà giáo

Thế hệ chúng tôi là những người từng trải qua nhiều thập niên gắn bó với giáo dục; từng là học sinh rồi lớn lên, trở thành thầy cô đứng trên bục giảng dạy học. Thế nên, mỗi dịp ngày Nhà giáo Việt...

Hội tụ tinh hoa khoa học thế giới tại VinFuture 2024

Quỹ VinFuture chính thức công bố lịch trình Tuần lễ Khoa học công nghệ và lễ trao giải VinFuture 2024 diễn ra từ ngày 4 đến 7-12 tại Hà Nội với tâm điểm là lễ vinh danh các nhà khoa học có thành tựu xuất sắc. ...

Một loạt trường đại học điều chỉnh phương án tuyển sinh năm 2025

Năm 2025, nhiều trường đại học sẽ điều chỉnh phương án tuyển sinh do thí sinh học và thi tốt nghiệp theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Ở Trường Đại học Công Thương TPHCM, PGS.TS Nguyễn Xuân Hoàn - Hiệu trưởng nhà trường - cho hay cơ sở đào tạo này sẽ phối hợp tổ chức thi đánh giá năng lực chuyên biệt với Trường Đại học Sư phạm TPHCM để tuyển sinh. Trường Đại học Công Thương TPHCM...

Mới nhất

Trái tim con người đập bao nhiêu lần trong đời?

3. Trái tim con người có mấy ngăn?A1B2C3D4Thông qua giải phẫu cấu trúc tim cho thấy tim người có 4 ngăn được gọi là 4 buồng tim. Hai buồng tâm nhĩ ở trên và hai buồng tâm thất ở dưới, thông với nhau qua lỗ nhĩ – thất. Tâm nhĩ phải thông với tâm thất phải qua van...

Dấu hiệu cảnh báo ung thư miệng, bạn không nên bỏ qua

Vết loét lâu ngày không lành Loét miệng chủ yếu là do chấn thương ở niêm mạc miệng. Ví dụ như một chiếc răng vô tình cắn vào cũng có thể gây tổn thương, nhưng tình trạng loét thường sẽ thuyên giảm sau 2 - 3 tuần. Tuy nhiên, nếu vết loét xuất hiện không rõ nguyên nhân và...

Khách Tây thử món phở gà phố cổ ở TPHCM, khen ‘ngon khó tin’, muốn quay lại

Thưởng thức món phở gà phố cổ ở TPHCM, vị khách Tây bất ngờ vì hương vị hấp dẫn, khen ngon đến mức khó tin và thừa nhận muốn quay lại trải nghiệm thêm lần nữa. Joe (đến từ Anh) có chuyến du lịch Việt Nam lần đầu cách đây không lâu. Anh chọn TPHCM làm điểm dừng chân, khám...

Khởi động dự án Bệnh viện Quốc tế Mặt trời, nâng tầm dịch vụ y tế Phú Quốc

Sáng 16/11 tại phường An Thới, TP. Phú Quốc, Tập đoàn Sun Group tổ chức Lễ khởi động dự án Bệnh viện Mặt trời Phú Quốc- Sun Serenia Hospital. Đây là bệnh viện thứ hai thuộc hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện Healthcare của Sun Group, sau cơ sở đầu tiên là Bệnh viện Mặt trời...

Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 khiến ngành Giáo dục phải suy ngẫm

Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Tại đây,...

Mới nhất