Trang chủNewsThời sựĐiều gì khiến TP Thủ Đức chưa có sự đột phá sau...

Điều gì khiến TP Thủ Đức chưa có sự đột phá sau gần 4 năm thành lập?

(Dân trí) – Dù có đủ “thiên thời, địa lợi”, TP Thủ Đức vẫn chưa tạo đột phá, đặc biệt là về hạ tầng kể từ khi thành lập. Các chuyên gia cho rằng đã đến lúc xem xét về chiếc áo cơ chế rộng hơn nữa cho mô hình này.
 
Điều gì khiến TP Thủ Đức chưa có sự đột phá sau gần 4 năm thành lập?

Nửa cuối năm 2020 đến khoảng đầu năm 2021, giá đất khu vực Trường Thọ (quận Thủ Đức trước đây) tăng dựng đứng. Thông tin TP Thủ Đức được thành lập cùng việc Trường Thọ sẽ trở thành một trong 8 khu vực động lực của thành phố mới khiến cơn sốt giá đất bùng lên ở nơi xa trung tâm TPHCM.

Anh Kim Hưng (28 tuổi, ngụ tại phường Trường Thọ) nhớ lại, một căn nhà rộng 60m2 trên mặt tiền đường Nguyễn Văn Bá được rao bán khoảng 2 tỷ đồng đầu năm 2020 và nhanh chóng đổi chủ. Thời điểm thông tin thành lập TP Thủ Đức được công bố, chủ mới của căn nhà đã bán ngay với giá 2,6 tỷ đồng sau khoảng thời gian ngắn rao bán.

“Nhưng đến nay, cơn sốt giá đất là điều duy nhất tôi cảm nhận rõ được của việc Thủ Đức lên thành phố. Hiện tại, giá đất đã nguội, tôi chưa thấy được những khác biệt rõ ràng về đường sá hay điều kiện sống khác tại nơi gia đình đã sinh sống nhiều thế hệ”, anh Hưng chia sẻ.

Điều gì khiến TP Thủ Đức chưa có sự đột phá sau gần 4 năm thành lập? - 1
Trường Thọ được xác định là khu đô thị trung tâm của TP Thủ Đức trong tương lai gần với cụm cảng hiện hữu (Ảnh: Hải Long).

Ngoài khu vực Trường Thọ, 7 nơi còn lại được định hình là trung tâm mới của TP Thủ Đức sau khi thành lập cũng chưa có sự dịch chuyển rõ nét sau gần 4 năm. Tại trung tâm tài chính – công nghệ Thủ Thiêm, những con đường vẫn chờ ngày được kết nối hoàn thiện; trung tâm thể thao và sức khỏe Rạch Chiếc vẫn là khu đất trống với những công trình phải tạm ngừng thi công sau hàng chục năm quy hoạch.

Tại buổi làm việc với Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên hồi cuối tháng 10 vừa qua, lãnh đạo TP Thủ Đức cũng thẳng thắn nhìn nhận, qua gần 4 năm, địa phương chưa đầu tư được nhiều dự án, công trình hạ tầng nổi bật. Đa phần những sản phẩm công trình thời gian qua là kết quả được khởi công, triển khai từ nhiệm kỳ trước.

Người dân chưa thể cảm nhận rõ

“Tôi có nhiều người nhà ở TP Thủ Đức, họ chia sẻ khi lên thành phố thì đời sống, sinh hoạt không có gì thay đổi rõ rệt. Thời gian đầu, họ còn mệt mỏi bởi thay đổi giấy tờ, làm thủ tục hành chính. Vẫn mưa ngập, vẫn kẹt xe, chưa có sự khác biệt”, TS Nguyễn Hữu Nguyên, Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, mở đầu cuộc trao đổi.

Ông cũng điểm lại, qua các số liệu được cung cấp, các tăng trưởng về năng suất lao động, chỉ số kinh tế của TP Thủ Đức đã tăng lên kể từ khi thành lập. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, sự tăng trưởng đó vẫn có thể đến khi 3 quận trước đây chưa được sáp nhập.

Điều gì khiến TP Thủ Đức chưa có sự đột phá sau gần 4 năm thành lập? - 2
TS Nguyễn Hữu Nguyên, Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, trao đổi với phóng viên Dân trí (Ảnh: Q.Huy).

Năm 2020, khi TPHCM rốt ráo hoàn tất thủ tục thành lập TP Thủ Đức, một nguyên lãnh đạo thành phố khi ấy chia sẻ, đó là thời điểm “vàng” để hình thành một thành phố trong lòng thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên của cả nước. Nếu lỡ mất thời cơ, đề án thành lập TP Thủ Đức phải chờ ít nhất 5 năm tiếp theo.

TS Nguyễn Hữu Nguyên cho rằng, bây giờ là lúc nên nhìn lại việc thành lập TP Thủ Đức có được chuẩn bị kỹ lưỡng về thể chế, kịch bản phát triển chi tiết hay chưa. Thực tế đến nay, TP Thủ Đức chỉ đang phát triển giống như một mô hình liên huyện.

“Chúng ta cần tự hỏi lại, thời điểm thành lập TP Thủ Đức có phải là thời điểm không thể trì hoãn được không? Vì sao không tính toán mọi việc xong xuôi, mọi thứ chín muồi rồi mới sáp nhập? Giống như một bàn tiệc, cần kê bàn ghế ngay ngắn thì mới mời khách vào dự”, vị chuyên gia nêu quan điểm.

TS Nguyễn Hữu Nguyên nhìn nhận, chính sự chuẩn bị chưa kỹ lưỡng này đã dẫn đến thực trạng ùn ứ, tồn đọng công việc, vừa chạy vừa xếp hàng thời điểm TP Thủ Đức mới đi vào hoạt động. Đây cũng là vấn đề được Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên chỉ ra tại buổi làm việc gần đây với Thành ủy TP Thủ Đức, nguyên nhân thành phố trực thuộc TPHCM tốn nhiều thời gian cho việc ổn định, sắp xếp bộ máy. Hệ quả tiếp đến là việc thực hiện các công trình, dự án lớn bị đình trệ.

Điều gì khiến TP Thủ Đức chưa có sự đột phá sau gần 4 năm thành lập? - 3
Khu vực chợ Thủ Đức vẫn xảy ra cảnh ngập khi mưa lớn (Ảnh: Hải Long).

TS Nguyễn Hữu Nguyên đánh giá, kết quả đáng ghi nhận nhất của TP Thủ Đức sau gần 4 năm thành lập là lĩnh vực hành chính công. Việc xử lý hồ sơ, thủ tục hành chính có thể thực hiện trực tuyến với gần 90%, gần 100% hồ sơ được giải quyết đúng hạn.

“Cũng cần nói thêm, điểm tốt ấy thực chất xuất phát từ hạ tầng công nghệ thông tin sẵn có, không cần tốn nhiều công sức, đào tạo quá chuyên sâu hay đòi hỏi quá cao về năng lực nhân sự. Điểm tương phản là việc thực hiện công trình, dự án lớn, cần nhiều khâu, nhiều bước, nhiều thủ tục thì lại chậm trễ”, TS Nguyễn Hữu Nguyên chỉ ra vấn đề.

Với góc nhìn tổng quan, chuyên gia của Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, sau gần 4 năm, sự bứt phá, hiệu quả của mô hình thành phố trong lòng thành phố là chưa rõ ràng. Người dân chưa thể cảm nhận được thành quả của sự thay đổi khi địa phương lên thành phố.

Chưa mang dáng dấp của đô thị sáng tạo

“Thiên thời, địa lợi” là điều PGS TS Nguyễn Minh Hòa, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển TPHCM, đánh giá khi nói về điều kiện của TP Thủ Đức hiện tại. Điểm đáng tiếc, những thế mạnh vốn có của cả 3 quận trước đây chưa được tận dụng để tạo ra những đột phá suốt 4 năm qua.

“TP Thủ Đức là điểm mở đầu của một chuỗi đô thị kéo dài đến khu vực phát triển rất mạnh là Bình Dương, Dĩ An, Thủ Dầu Một, Long Thành. Vắt ngang qua đó là chuỗi đô thị từ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tới điểm kết là Hồ Tràm. Đây là những điều kiện cần để TP Thủ Đức đủ sức tăng tốc, nhưng điều kiện đủ phải đi kèm là sự tự do sáng tạo, tự do đột phá”, ông Nguyễn Minh Hòa chia sẻ.

Điều gì khiến TP Thủ Đức chưa có sự đột phá sau gần 4 năm thành lập? - 4
PGS TS Nguyễn Minh Hòa, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển TPHCM (Ảnh: Nam Anh).

Trong số những trụ cột phát triển được định hướng ban đầu, khu Đại học Quốc gia, Đại học Nông lâm, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức được định hình là trung tâm đào tạo, nghiên cứu. Nơi đây sẽ gắn bó mật thiết và liên thông với Khu Công nghệ cao thành phố.

“Tôi chưa thấy được sự hợp tác, liên thông tại TP Thủ Đức như các khu đô thị sáng tạo trên thế giới. Điển hình như thung lũng Silicon (Mỹ), một trung tâm sẽ đảm trách việc nghiên cứu khoa học, đào tạo và sản xuất thử nghiệm. Khi thành công, các thành tựu khoa học sẽ chuyển giao sang khu công nghệ cao để bước vào khâu sản xuất”, TS Nguyễn Minh Hòa phân tích.

Về hạ tầng của TP Thủ Đức hiện nay, vị chuyên gia nhận định, các công trình giao thông thực hiện dang dở còn nhiều, vấn đề ùn tắc, kẹt xe chưa có sự chuyển biến. Điển hình là các tuyến vành đai 2, vành đai 3, dự án cải tạo đường Lương Định Của vẫn chưa thể hoàn thiện.

Điều gì khiến TP Thủ Đức chưa có sự đột phá sau gần 4 năm thành lập? - 5
Một đoạn vành đai 2 đi qua TP Thủ Đức đang chờ ngày khởi công (Ảnh: Trịnh Nguyễn).

Bên cạnh đó, người dân sinh sống tại thành phố trong lòng TPHCM vẫn phải chịu cảnh ngập nước nghiêm trọng. Chất lượng sống, cảnh quan môi trường, diện mạo đô thị gần như chưa có sự chuyển biến đáng kể so với trước khi sáp nhập 3 quận.

“Gần 4 năm không phải quãng thời gian ngắn nhưng sự thay đổi của TP Thủ Đức kể từ khi thành lập là không nhiều, không đủ rõ nét để người dân cảm nhận. Trong quãng thời gian đó, sự phát triển là có, nhưng chưa đột phá, và cũng chưa thể hiện rõ kết quả ấy đến việc thành lập thành phố hay sự tăng trưởng của một xã hội bình thường”, PGS TS Nguyễn Minh Hòa băn khoăn.

Theo vị chuyên gia, việc “bước chậm” của TP Thủ Đức không hoàn toàn đến từ nội tại địa phương này. Ông cũng đưa ra góc nhìn, khi đã hội đủ điều kiện để bứt phá với nội lực bên trong lẫn thuận lợi bên ngoài mà mô hình vẫn chưa phát huy hiệu quả rõ ràng, Trung ương và TPHCM có nên suy nghĩ việc một lần nữa nới rộng chiếc áo cho TP Thủ Đức?

Cần tự do sáng tạo

TS Nguyễn Minh Hòa điểm lại, sau khi sáp nhập 3 quận, TP Thủ Đức có khoảng 1,2 triệu dân chính thức cùng gần 500.000 người làm ăn, sinh sống không cố định tại địa bàn. Với việc bộ máy, thẩm quyền, cơ chế không thay đổi đột phá, người dân có ít địa điểm thực hiện thủ tục hành chính hơn và các cơ quan chính quyền cũng chịu quá tải về công việc, hạn chế sự sáng tạo hơn.

Với cơ chế, thẩm quyền không khác biệt so với đơn vị hành chính cấp huyện như hiện tại, vị chuyên gia cho rằng TP Thủ Đức sẽ khó đạt được kỳ vọng lớn được đề ra. Mặc dù Nghị quyết 98 đã phân cấp, phân quyền một số lĩnh vực cho TP Thủ Đức, nhưng những nội dung này trong thực tế chưa đủ mạnh để tạo sự thay đổi lớn.

Điều gì khiến TP Thủ Đức chưa có sự đột phá sau gần 4 năm thành lập? - 6
TP Thủ Đức có điều kiện thuận lợi để phát triển khi là điểm đầu của một chuỗi đô thị năng động trong vùng (Ảnh: Hải Long).

“Có thể đã đến lúc, chúng ta cần nghĩ đến việc trao cho Thủ Đức những cơ chế, thẩm quyền của một thành phố trực thuộc Trung ương. Khi được tự do sáng tạo, tự do phát triển, Thủ Đức phát triển mạnh mẽ với những lợi thế sẵn có”, ông Nguyễn Minh Hòa góp ý.

Trong trường hợp kiên định với việc phát triển mô hình thành phố trong lòng thành phố trực thuộc Trung ương, TS Nguyễn Minh Hòa cho rằng giải pháp đầu tiên phải là Thủ Đức phải được trao quyền mạnh mẽ, được tự quyết về các lĩnh vực trên địa bàn.

“Hiện tại, Thủ Đức được phân cấp, phân quyền, nhưng chỉ là trao quyền theo ngành dọc. Giải pháp tôi đưa ra là nên trao quyền trên địa giới hành chính, Thủ Đức được quyết định mọi việc mà không cần xin ý kiến bất kỳ cơ quan nào. Đương nhiên đi kèm với việc trao quyền này là người đứng đầu các cấp tại TP Thủ Đức phải thật sự mạnh về năng lực, dám suy nghĩ đột phá”, vị chuyên gia nói.

Sau bài toán về cơ chế, mô hình, Thủ Đức mới có thể tính toán các giải pháp tiếp theo về quy hoạch, hạ tầng. Trong đó, vấn đề tiên quyết cần khắc phục là chống ngập để người dân sinh sống ổn định, thực hiện dứt điểm những công trình, dự án giao thông đang dang dở.

Với việc quỹ đất trống không còn nhiều, chuyên gia góp ý địa phương cần phát triển các công trình, dự án, phát triển kinh tế theo chiều sâu, tránh việc phát triển theo chiều rộng. Các trung tâm phát triển được định hình trước đây cần có sự liên kết và có nhạc trưởng để dẫn dắt, tránh sự rời rạc như hiện tại.

“Thủ Đức cần đầu tư nhiều cho các ngành, nghề công nghệ cao, kỹ thuật cao, thâm canh trên một miếng đất nhỏ, tránh các lĩnh vực gia công cho tập đoàn nước ngoài. Về giao thông, phát triển đường trên cao, giao thông ngầm là điều cần đặc biệt lưu ý”, ông Nguyễn Minh Hòa nhấn mạnh.

Điều gì khiến TP Thủ Đức chưa có sự đột phá sau gần 4 năm thành lập? - 7
Với việc quỹ đất không còn nhiều, TP Thủ Đức cần quan tâm phát triển đường trên cao, giao thông ngầm (Ảnh: Hải Long).

Còn theo TS Nguyễn Hữu Nguyên, TP Thủ Đức đang gặp nhiều cái khó và hàng loạt vấn đề cần giải quyết. Những điều này chỉ TPHCM và TP Thủ Đức mới có thể hiểu rõ nhất và đưa ra lời giải.

“Đầu tiên là Thủ Đức nếu “vừa chạy, vừa xếp hàng” thì phải xác định là đã xếp hàng xong chưa. Nếu đã xong thì cần tăng tốc chạy nhanh, còn chưa xong thì phải có cách xử lý thật khoa học để khơi thông các điểm nghẽn, tạo dòng chảy cho sự phát triển”, chuyên gia nêu ý kiến.

Dưới góc nhìn của một người dân, ông Nguyễn Hữu Nguyên cho rằng, TPHCM và TP Thủ Đức cần ngồi lại, đặt lên bàn cân các công trình, dự án lớn nhỏ và xác định đâu là danh mục ưu tiên thực hiện, đâu là điều cấp thiết nhất, người dân chờ đợi nhất để tránh đầu tư dàn trải. Việc này thuộc trách nhiệm của các cấp chính quyền và họ là những người hiểu rõ nhất, đủ cơ sở nhất để đưa ra quyết định.

Dantri.com.vn

Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/dieu-gi-khien-tp-thu-duc-chua-co-su-dot-pha-sau-gan-4-nam-thanh-lap-20241110175812480.ht

 

Cùng chủ đề

35.000 tỷ đồng mở rộng 3 cửa ngõ TPHCM bằng đường trên cao

Quốc lộ 13, trục Bắc - Nam, cầu - đường Bình Tiên là 3 trong 5 dự án nâng cấp, mở rộng cửa ngõ theo hình thức BOT mà Nghị quyết 98 cho phép TPHCM thí điểm. TPHCM đang nghiên cứu, hoàn thiện báo cáo tiền khả thi cho 5 dự án BOT nâng cấp, mở rộng các cửa ngõ trọng điểm nhằm nâng cấp hạ tầng giao thông và cải thiện khả năng kết nối khu vực. 5 dự án...

Ngày hội đại đoàn kết là dịp để bà con gặp gỡ, sẻ chia

“Với truyền thống lá lành đùm lá rách, địa bàn An Phú Đông đã hoạt động sáng tạo, giúp người dân ổn định cuộc sống; hộ nghèo ở đây gần như không còn, tình làng nghĩa xóm luôn duy trì”. ...

Điều động, bổ nhiệm nhân sự chủ chốt 3 tỉnh, thành phía Nam

TPO - Trong tuần qua, 3 tỉnh, thành phía Nam là TPHCM, Bình Thuận và Tiền Giang đã triển khai nhiều quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt. TPO - Trong tuần qua, 3 tỉnh, thành phía Nam là TPHCM, Bình Thuận và Tiền Giang đã triển khai nhiều quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt. Giám đốc Sở Tư pháp TPHCM nhận thêm nhiệm vụ HĐND TPHCM khóa X...

Bỏ 2 bé trai sơ sinh trong thùng xốp, mẹ trẻ 24 tuổi viết giấy nhờ người nuôi

Bên trong thùng xốp có 2 bé trai sơ sinh, người dân TPHCM phát hiện lá thư tay của người mẹ để lại với nội dung chồng bỏ đi, không có khả năng nuôi. Ngày 16/11, UBND xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn (TPHCM) vẫn đang phối hợp với các bên liên quan làm rõ vụ phát hiện 2 bé trai sơ sinh bị bỏ rơi trong thùng xốp đặt trước cửa nhà dân. Khoảng 3h sáng nay, người dân...

Nhiều giới hạn được tháo gỡ khi TPHCM thử nghiệm máy bay không người lái

(Dân trí) - Với chính sách thử nghiệm máy bay không người lái tại TPHCM, các doanh nghiệp không phải xin giấy phép mỗi lần bay. Địa phương nghiên cứu mở rộng thông số thử nghiệm cao hơn. TPHCM vừa chính thức thông qua quy định các tiêu chí, lĩnh vực, nội dung hỗ trợ thử nghiệm có kiểm soát giải pháp công nghệ mới trong phạm vi khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung. Đây...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhà sản xuất máy bay lớn thứ 3 thế giới muốn hợp tác với Việt Nam

(Dân trí) - Tập đoàn Embraer là nhà sản xuất máy bay thương mại lớn thứ 3 thế giới chỉ sau Airbus và Boeing. Lãnh đạo tập đoàn mong muốn hợp tác với Việt Nam về cả hàng không dân dụng và thương mại quốc phòng. Sáng 17/11 giờ địa phương (tối cùng ngày giờ Việt Nam), Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Jose Serrador, Phó chủ tịch Toàn cầu Tập đoàn Embraer, nhân chuyến công tác dự Hội...

Con gái kín tiếng, xinh đẹp của Thu Phương và Huy MC

(Dân trí) - Lần đầu tiên, Thanh Thảo - con gái của Thu Phương và chồng cũ Huy MC - diễn thời trang cùng mẹ tại Hà Nội. Tối 16/11, Thu Phương cùng con gái Shirley (tên tiếng Việt là Thanh Thảo) tham dự Tuần lễ Thời trang Quốc tế Việt Nam ở Hà Nội.Đây là lần đầu tiên con gái của Thu Phương và Huy MC đi sự kiện cùng mẹ."Tôi còn nhớ ngày đầu tiên đưa con gái...

Sau khi Elon Musk lãnh đạo bộ mới, SpaceX được định giá hơn 250 tỷ USD

(Dân trí) - Công ty hàng không vũ trụ SpaceX của tỷ phú Elon Musk, dự kiến mở đợt chào bán cổ phiếu nội bộ vào tháng 12 với giá 135 USD một đơn vị. Đợt chào bán này có thể định giá SpaceX ở mức hơn 250 tỷ USD. Reuters ngày 15/11 trích nguồn tin thân cận cho biết công ty hàng không vũ trụ SpaceX của Elon Musk sẽ tổ chức đợt bán cổ phiếu nội bộ với giá 135 USD một đơn...

Nhà ở xã hội cần sự chung tay của “4 nhà”

(Dân trí) - Nhà ở xã hội đã được tháo gỡ nhiều khúc mắc nhưng vẫn cần sự chung tay từ nhiều phía. Trong đó, chuyên gia cho rằng Nhà nước cần giữ vai trò chủ đạo về bố trí đất, vốn, thủ tục triển khai... Tại sự kiện "Vì một triệu mái ấm gia đình Việt", Tiến sĩ Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ...

Tuyển futsal nữ Việt Nam thắng tưng bừng ở giải Đông Nam Á

(Dân trí) - Trong trận ra quân ở giải futsal nữ Đông Nam Á, tuyển futsal nữ Việt Nam đã giành chiến thắng đậm với tỷ số 5-2 trước Myanmar tại nhà thi đấu Philsports Arena Manila (Philippines). Vào chiều nay (17/11), đội tuyển futsal nữ Việt Nam đã bước vào trận ra quân ở giải futsal nữ Đông Nam Á gặp đối thủ Myanmar tại nhà thi đấu Philsports Arena Manila (Philippines). Giải đấu này quy tụ 5 đội...

Bài đọc nhiều

Cao Việt Nguyễn: Tái hiện lịch sử Việt Nam qua hình ảnh nhân vật

Đây là cuốn sách minh họa đặc biệt 264 nhân vật lịch sử, do Kaovjets Ngujens (Cao Việt Nguyễn), họa sĩ trẻ người Latvia gốc Việt, thực hiện. Đã làm nhiều dự án minh họa sách, tranh tường, phim lịch sử tại châu Âu, cũng như sách nghiên cứu lịch sử Việt Nam, chàng họa sĩ trẻ sống ở phương Tây nhưng đặc biệt quan tâm tới lịch sử nước nhà. Ban đầu chỉ là ý tưởng minh họa một...

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

HĐQT LPBank họp phân công nhiệm vụ cho các thành viên HĐQT và Ban điều hành

Tại cuộc họp đầu tháng 10/2024, Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank; mã chứng khoán: LPB) vừa có các quyết định quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự cấp cao, hướng tới mục tiêu tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ, toàn diện, phát triển bền vững và thận trọng. Phát biểu tại buổi họp, thay mặt HĐQT, ông Nguyễn Đức Thụy - Chủ tịch HĐQT LPBank bày tỏ lời...

Huỳnh Thị Thanh Thủy: Hành trình nỗ lực từ Hoa hậu Việt Nam đến Hoa hậu Quốc tế

Huỳnh Thị Thanh Thủy là người đẹp Việt đầu tiên giành được vương miện Hoa hậu Quốc tế (Miss International). Tối 12.11, Hoa hậu Thanh Thủy khiến fan sắc đẹp Việt vỡ òa khi giành chiến thắng tại Hoa hậu Quốc tế 2024. Cô là đại diện Việt Nam đầu tiên đội vương miện này. Thanh Thủy khiến fan sắc đẹp Việt tự hào khi trở thành đại diện Việt Nam đầu tiên chiến thắng Hoa hậu Quốc tế Ảnh: BTC Huỳnh Thị Thanh Thủy sinh...

Cô gái ở Hà Nội ngồi cà phê vẫn kiếm… nghìn USD mỗi tháng

(Dân trí) - Đồng hồ điểm 8h, trong khi bạn bè đồng trang lứa phải chen chúc trên đường để kịp đến công ty, Mai Anh (28 tuổi, sống tại Hà Nội) mới bắt đầu thức dậy. Địa điểm làm việc của cô là ở những quán cà phê. Ngồi cà phê làm việc vẫn kiếm hơn 1.000 USD mỗi tháng Đồng hồ điểm 8h, trong khi bạn bè đồng trang lứa phải chen chúc trên đường để kịp đến công...

Cùng chuyên mục

Phát hành cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 16,8% và bầu bổ sung thành viên HĐQT tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 của...

Chiều ngày 16/11, Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank - Mã: LPB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường năm 2024 tại Ninh Bình. Đại hội đã thông qua nhiều nội dung quan trọng như phát hành cổ phiếu trả cổ tức, dự kiến đầu tư cổ phiếu thuộc danh mục VN30, bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) và thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính....

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Không khí lạnh tràn về, nhiệt hạ thấp nhất 18 độ

Dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới (18/11-20/11), không khí lạnh tăng cường trở lại khiến nền nhiệt giảm mạnh, còn thấp nhất 18 độ; nhiệt độ ban ngày cao nhất 29 độ, trời dịu mát. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết Hà Nội 3 ngày tới (18-20/11) có sự chuyển biến mạnh sau nhiều ngày nắng oi. Đợt không khí lạnh tăng cường cải thiện tiết trời khu vực này,...

Nga cảnh báo khi Mỹ cho phép Ukraine dùng vũ khí tầm xa tấn công Nga

(CLO) Quyết định của chính quyền Tổng thống sắp mãn nhiệm Joe Biden cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga bằng tên lửa tầm xa của Mỹ sẽ làm leo thang xung đột ở Ukraine và có thể dẫn đến Thế chiến III, theo các nhà lập pháp...

Việt Nam đóng góp tích cực vì một APEC cởi mở và bền vững

Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực và triển khai hiệu quả các định hướng và tầm nhìn hợp tác APEC. Sáng 16.11, theo giờ địa phương tại Lima, Peru, Chủ tịch nước Lương Cường tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo các nền kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 31. Tham dự hội nghị có các nhà lãnh đạo và trưởng...

Bão số 9 hình thành, gặp không khí lạnh suy yếu trên biển Trung Trung Bộ

Bão Man-yi đã đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 9 trong năm nay. Do tương tác với không khí lạnh, bão giảm còn cấp 11-12 và tiếp tục suy yếu trên vùng biển Trung Trung Bộ. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đến 4h sáng nay (18/11), vị trí tâm bão số 9 Man-yi trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm...

Mới nhất

Chủ tịch Cần Thơ nêu 8 định hướng trọng tâm, dự kiến lập khu kinh tế chuyên biệt

Cần Thơ nghiên cứu, đề xuất những cơ chế, chính sách đặc thù mới mang tính đột phá, trong đó có Khu kinh tế chuyên biệt, diện tích khoảng 6.000 ha nhằm tạo động lực và không gian phát triển mới, thu hút các tập đoàn lớn về đầu tư. Tại Diễn đàn Kinh tế thường niên TP. Cần Thơ...

2025 có thể sẽ là năm của đất nền và biệt thự; Nhu cầu bất động sản khu công nghiệp dự kiến tăng mạnh

Đất đấu giá Hoài Đức có giá “mềm” hơn, cao nhất 109 triệu đồng/m2; Quận Bắc Từ Liêm có thêm dự án tại khu đô thị Tây Hồ Tây; Trong gần 10 năm qua, Hà Nội không có nhà ở xã hội được đầu tư bằng vốn ngân sách. 2025 có thể sẽ là năm của đất nền và biệt...

Các nhà hảo tâm đã đóng góp 27,5 tỉ đồng Tiếp sức đến trường 2024: Thiện nguyện thật, san sẻ thật

Phía sau câu chuyện của hàng ngàn tân sinh viên khó khăn được tiếp sức mỗi năm là bao tấm lòng ân cần, chăm chút và âm thầm đóng góp của những nhà tài trợ cùng nhiều bạn đọc báo Tuổi Trẻ. ...

Tàu CSB 8004 cập cảng Đình Vũ, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm, giao lưu tại Hàn Quốc

(Bqp.vn) - Sáng 15/11, Đoàn công tác Cảnh sát biển Việt Nam do Đại tá Lê Thanh Hải, Phó Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 làm Trưởng đoàn cùng tàu CSB 8004 đã cập cảng Đình Vũ (Hải Phòng), kết thúc tốt đẹp chuyến thăm, giao lưu tại Hàn Quốc.Lễ đón tàu CSB 8004 và Đoàn công...

Hành trình đặc biệt của một nhà giáo tiêu biểu

Có một giáo viên tiểu học ở TP.HCM được Bộ Giáo dục - Đào tạo tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu năm 2024....

Mới nhất