Trang chủKinh tếNông nghiệpTrồng cây ba kích, cây sâm dây ở khu rừng Quảng Nam,...

Trồng cây ba kích, cây sâm dây ở khu rừng Quảng Nam, đào củ bán 200-260.000 đồng/kg

Trong mùa thu hoạch hai loại cây dược liệu chính là cây ba kích và cây đẳng sâm năm nay, gia đình ông Cơlâu Nhiên (ở thôn Ariêu, xã Trhy, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam-nơi tiếp giáp với huyện Kạ Lừm, tỉnh Sê Kông – Lào) có thêm nguồn thu nhập trên 50 triệu đồng nhờ bán sản phẩm dược liệu cho thương lái.

Trong mùa thu hoạch hai loại cây dược liệu chính là ba kích và đẳng sâm năm nay, gia đình ông Cơlâu Nhiên (ở thôn Ariêu, xã Trhy, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam-nơi tiếp giáp với huyện Kạ Lừm, tỉnh Sê Kông – Lào) có thêm nguồn thu nhập trên 50 triệu đồng nhờ bán sản phẩm dược liệu cho thương lái.

Ông Cơlâu Nhiên phấn khởi chia sẻ, đây là vụ thu hoạch đầu tiên của gia đình ông. Vườn rừng của gia đình ông hiện có hơn 1ha đẳng sâm và ba kích. 

Sau khoảng 3 năm, cây ba kích và đẳng sâm đều có thể cho thu hoạch nếu được chăm sóc kỹ. Mỗi kg đẳng sâm được thu mua với giá từ 200.000 – 220.000 đồng, mỗi kg ba kích tím có giá từ 230.000 – 260.000 đồng. Thương lái đến thu hết, bà con rất vui. Đây thật sự là cây giảm nghèo bền vững cho đồng bào.

img

Giống cây ba kích được ươm và trồng tại núi rừng Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

Gắn bó nhiều năm với việc phát triển các loại cây dược liệu theo mô hình kinh tế vườn rừng, kết hợp giãn dân, ông Trần Văn Ta, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tây Giang cho biết, các loại cây dược liệu như đẳng sâm, ba kích tím hoàn toàn thích nghi điều kiện thổ nhưỡng, tập quán, trình độ canh tác của đồng bào. 

Sau hơn 5 năm vận động và hỗ trợ vốn, kỹ thuật để bà con cải tạo vườn nhà, vườn rừng, huyện Tây Giang đã trồng được trên 1.000ha cây dược liệu, chủ yếu là đẳng sâm và ba kích tím. 

Tuy chưa thống kê sản lượng nhưng đây được xem là cây trồng chủ lực trong việc tạo sinh kế bền vững cho người dân địa phương.

“Chủ trương của huyện trong những năm tới là ưu tiên bố trí quỹ đất phát triển nông nghiệp sạch, trồng dược liệu theo chuỗi liên kết, hướng tập trung, chuyên canh, phù hợp điều kiện đất đai, khí hậu, từng bước hình thành vùng sản xuất, nhất là ở các vùng giãn dân khu vực biên giới. 

Ngoài nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, huyện tiếp tục thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp phát triển cây dược liệu theo hướng liên kết từ đầu tư cây, con giống đến thu mua, chế biến, xây dựng thương hiệu, tạo nguồn thu nhập ổn định cho đồng bào” – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tây Giang cho biết.

img

200% hộ dân xã Ch’ơm, huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam), tham gia trồng cây đẳng sâm. Ảnh: H.Liên

Nói về tiềm năng của các loại cây dược liệu, ông Bhling Mia, Bí thư Huyện ủy Tây Giang cho biết, cây đẳng sâm và ba kích tím cùng một số loại cây dược liệu khác là cây bản địa, được đồng bào sử dụng từ xa xưa. 

Các loại cây này được phát triển mạnh trong khoảng mười năm trở lại đây khi nhu cầu của thị trường tăng cao và đã trở thành cây trồng chủ lực trong quá trình thực hiện chủ trương giãn dân, lập vườn cho đồng bào, nhất là đồng bào ở khu vực biên giới.

Theo ông Bhling Mia, trong số 123 mặt bằng thôn, khu dân cư tập trung với tổng diện tích tái định cư hơn 374ha, huyện bố trí cho hơn 5.600 hộ đồng bào dân tộc thiểu số định cư. Hơn một nửa số hộ đã được hỗ trợ vốn, lương thực và kỹ thuật để phát triển kinh tế vườn rừng theo mô hình chăn nuôi và trồng cây dược liệu.

Tây Giang có 10 xã, trong đó có 8 xã vùng biên giới giáp với huyện Kạ Lừm và Đắc Chưng, tỉnh Sê Kông của nước bạn Lào. 

Hiện 8 xã vùng biên giới đã có đường ô tô đến trung tâm, 62/63 thôn có đường ôtô, tỷ lệ che phủ rừng đạt gần 73%. Đây là điều kiện thuận lợi để Tây Giang thực hiện hiệu quả chương trình giãn dân, lập vườn rừng, phát triển chăn nuôi, trồng dược liệu dưới tán lá rừng cho đồng bào.

img

Vườn trồng cây ba kích ở xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Lưu Hương

Thời gian qua, từ nhiều nguồn vốn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, nguồn vốn của tỉnh về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển một số cây dược liệu, giai đoạn 2016 – 2020, huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) đã hỗ trợ người dân phát triển cây dược liệu trên tổng diện tích gần 1.475ha. 

Ngoài ra, sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 12/NQCP (triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH 14 của Quốc hội), phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, huyện Tây Giang đã triển khai “Mô hình cây dược liệu liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm” tại địa bàn 2 xã Ga Ry và Ch’Ơm. 

Riêng xã Ch’Ơm 100% hộ dân tham gia trồng đẳng sâm với tổng diện tích hơn 200ha, trong đó thôn Achoong chiếm gần một nửa.

Dự án liên kết để phát triển các vùng trồng cây dược liệu giúp cho đồng bào dân tộc thiểu số có nguồn thu nhập, nâng cao đời sống nên nhiều hộ dân phấn khởi tham gia. Cùng với đó, Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ xã Ch’Ơm hỗ trợ bao tiêu sản phẩm giúp hàng trăm hộ gia đình có thu nhập ổn định từ cây đẳng sâm khoảng 150 – 200 triệu đồng.

Tây Giang sẽ tiếp tục sử dụng lồng ghép hiệu quả nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia và nguồn vốn đầu tư khác để phát triển cơ sở hạ tầng; tập trung quy hoạch, sắp xếp dân cư dọc tuyến biên giới, gắn với phát triển kinh tế vườn rừng, mở rộng diện tích cây dược liệu, tạo sinh kế bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào…





Nguồn: https://danviet.vn/trong-cay-ba-kich-cay-sam-day-o-khu-rung-quang-nam-dao-cu-ban-200-260000-dong-kg-2024111717085367.htm

Cùng chủ đề

Thêm 5 sản phẩm nhóm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu đạt OCOP 5 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương đợt 2 năm 2024 đã công nhận thêm 5 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP cấp quốc gia thuộc nhóm dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu.   Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương cho biết sau khi họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp Trung ương đợt 2 năm 2024, Hội đồng...

Các bài thuốc y học cổ truyền tốt nhưng tại sao có người vẫn gặp họa khi sử dụng?

GĐXH – Theo các chuyên gia, hiện nay, thành tựu của y học cổ truyền và cơ sở đông y uy tín đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng mạo danh, quảng cáo sai sự thật tràn lan trên mạng xã hội. ...

Hỗ trợ vùng trồng dược liệu quý theo Chương trình MTQG 1719 tại Nghệ An: Đề xuất điều chỉnh, tháo gỡ vướng mắc

Sau hơn 3 năm kể từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) giai đọan I: từ năm 2021-2025, nhưng việc thực hiện nội dung đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý theo Chương trình ở Nghệ An vẫn chưa thể triển khai và giải ngân nguồn vốn do nội dung này đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc ngay...

Hợp tác xã dược liệu không bỏ đi thứ gì

THÁI NGUYÊN Đối với HTX Thiên Phúc, mỗi bộ phận trên cây sâm Bố Chính đều có giá trị riêng, nếu sử dụng...

Phát triển vùng trồng dược liệu theo chương trình MTQG 1719 ở Nghệ An: Biến tiềm năng thành thế mạnh

Trên cơ sở mục tiêu phát triển nền kinh tế xanh, bền vững, Nghệ An xác định và định hướng phát triển dược liệu, đặc biệt là dược liệu dưới tán rừng để khai thác tiềm năng lợi thế về đất đai, tài nguyên rừng, phát huy giá trị đa dụng từ rừng, theo đúng chủ trương của Bộ Chính trị tại Nghị quyết 39-NQ/TW là “phát triển kinh tế lâm nghiệp, kinh tế rừng, kinh tế...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hàng trăm sản vật địa phương tại Lễ hội cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024

Lễ hội cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 giới thiệu hàng trăm sản phẩm đặc sản của các địa phương trên địa bàn tỉnh. ...

Chuyển đổi xanh ở những vùng chuyên canh cây ăn trái lớn

Hưởng ứng chủ trương của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, nhiều vùng chuyên canh, vùng nguyên liệu cây ăn trái lớn trên cả nước như Sơn La, Hòa Bình, Đồng Tháp,... đang có xu hướng chuyển sang sản xuất xanh. Vùng...

Một hòn đảo ở Bà Rịa-Vũng Tàu phát lộ mộ táng, la liệt hiện vật cổ, trang sức bằng vàng Óc Eo

Trong bài viết trước, chúng tôi đã giới thiệu về các nhóm mộ táng tại di tích Giồng Lớn (xã đảo Long Sơn, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Trên cơ sở tư liệu của các nhóm mộ táng này, nhà khảo cổ sẽ nhận diện được đặc trưng văn...

Dù còn nhiều khó khăn, xuất khẩu cá tra năm 2025 vẫn đặt mục tiêu đạt 2 tỉ USD

Trong khuôn khổ Ngày hội Cá tra Đồng Tháp năm 2024, ngày 17/11, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức hội nghị "Tổng kết ngành hàng cá tra năm 2024 và bàn giải pháp triển khai nhiệm vụ năm 2025". ...

Bài phát biểu của Bộ trưởng GDĐT vinh danh các nhà giáo nhân dịp 20/11 vô cùng xúc động

Bài phát biểu của Bộ trưởng GDĐT có đoạn: “Người xưa nói “Gừng thêm cay cùng thời gian, thầy thêm giỏi cùng năm tháng”. Kính mong các thầy cô tiếp tục tự học, tự đổi mới mình, vượt qua các giới hạn của bản thân để phát huy tốt nhất sự...

Bài đọc nhiều

Tiềm năng và triển vọng trong sản xuất nông nghiệp Bắc Giang

Những ngày đầu tháng 10, bà Trần Thị Tuyết, (xã An Hà, Lạng Giang, Bắc Giang) chăm ra thăm đồng hơn. Đánh giá về tình hình sản xuất vụ Mùa 2024, bà Tuyết cho biết, cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua đã gây thiệt hại không...

Bão MANYI đã mạnh lên thành siêu bão, ngày 18/11 dự kiến sẽ vào biển Đông

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, khoảng sáng ngày 18/11, bão MANYI sẽ di chuyển vào biển Đông, trở thành cơn bão số 9 ảnh hưởng đến nước ta trong mùa bão lũ năm nay. ...

Đã chi hàng tỷ đô mua của Việt Nam, thương nhân Trung Quốc còn tìm cơ hội trồng loại trái cây “vua” ở Lào

Báo cáo tuần về ngành hàng rau quả của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho thấy, các nhà nhập khẩu sầu riêng Trung Quốc đang tìm kiếm cơ hội đầu tư trồng sầu riêng ở Lào, trong khi đang chi hàng tỷ USD mua...

Lại xuất hiện một cơn bão mạnh cấp siêu bão gần biển Đông, bão MANYI

Bão MANYI có thể là cơn bão tiếp theo vào biển Đông trong những ngày tới với cường độ có thể lên đến cấp 15, giật trên cấp 17. ...

Xây dựng thương hiệu Sâm Ngọc Linh ra thị trường thế giới

Sâm Ngọc Linh được ví như báu vật của người Việt Nam, là loài sâm đặc biệt quý hiếm, chỉ trên đỉnh núi Ngọc Linh thuộc địa phận 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum mới đủ điều kiện về thổ nhưỡng, chất đất có nhiều vi khoáng đặc biệt cho sâm phát triển. Nhằm bảo vệ và đưa thương hiệu sâm Ngọc Linh vươn xa, tháng 8/2016, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký...

Cùng chuyên mục

Hàng trăm sản vật địa phương tại Lễ hội cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024

Lễ hội cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 giới thiệu hàng trăm sản phẩm đặc sản của các địa phương trên địa bàn tỉnh. ...

Chuyển đổi xanh ở những vùng chuyên canh cây ăn trái lớn

Hưởng ứng chủ trương của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, nhiều vùng chuyên canh, vùng nguyên liệu cây ăn trái lớn trên cả nước như Sơn La, Hòa Bình, Đồng Tháp,... đang có xu hướng chuyển sang sản xuất xanh. Vùng...

Một hòn đảo ở Bà Rịa-Vũng Tàu phát lộ mộ táng, la liệt hiện vật cổ, trang sức bằng vàng Óc Eo

Trong bài viết trước, chúng tôi đã giới thiệu về các nhóm mộ táng tại di tích Giồng Lớn (xã đảo Long Sơn, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Trên cơ sở tư liệu của các nhóm mộ táng này, nhà khảo cổ sẽ nhận diện được đặc trưng văn...

Dù còn nhiều khó khăn, xuất khẩu cá tra năm 2025 vẫn đặt mục tiêu đạt 2 tỉ USD

Trong khuôn khổ Ngày hội Cá tra Đồng Tháp năm 2024, ngày 17/11, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức hội nghị "Tổng kết ngành hàng cá tra năm 2024 và bàn giải pháp triển khai nhiệm vụ năm 2025". ...

Ngôi nhà cổ trăm cột làm từ gỗ quý, dòng họ danh gia vọng tộc xây 5 năm mới xong, là Di sản Quốc...

Ai nấy không khỏi ngạc nhiên, thích thú khi được tận mắt ngắm nhìn, tận tay sờ vào những cây cột gỗ của ngôi nhà cổ. ...

Mới nhất

Doanh nghiệp ngoại thi nhau mở điểm bán, bức tranh thị trường bán lẻ nội cuối năm 2024 ra sao?

Không đứng ngoài xu thế mở điểm bán sôi động trên thị trường của các doanh nghiệp ngoại, các doanh nghiệp bán lẻ nội cũng đang gia tăng các điểm bán. Bán lẻ nội gia tăng điểm bán mới Hệ thống bán lẻ nội đang nỗ lực gia tăng các điểm bán mới...

Bà ngoại bán 150 tờ vé số/ngày nuôi cháu mồ côi, nay xin nghỉ đi TP.HCM coi cháu nhận học bổng

'Tui mừng dữ lắm. Cám ơn học bổng của quý báo rất nhiều vì đã giúp cháu tôi có tiền đóng học phí, chứ sức tui không thể nào lo nổi', bà ngoại Thị Nở nói. ...

Đà Nẵng tuyên dương nhà giáo trẻ tiêu biểu

Sáng 17-11, Thành Đoàn Đà Nẵng cùng Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng đã tuyên dương 39 nhà giáo trẻ tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. ...

Nhà ở xã hội cần sự chung tay của “4 nhà”

(Dân trí) - Nhà ở xã hội đã được tháo gỡ nhiều khúc mắc nhưng vẫn cần sự chung tay từ nhiều phía. Trong đó, chuyên gia cho rằng Nhà nước cần giữ vai trò chủ đạo về bố trí đất, vốn, thủ tục triển khai... Tại sự kiện "Vì một triệu mái ấm gia đình Việt", Tiến sĩ Cấn...

Mới nhất