Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐại học Thủy Lợi sẽ là trường đa ngành, định hướng nghiên...

Đại học Thủy Lợi sẽ là trường đa ngành, định hướng nghiên cứu

(Dân trí) – Chiến lược phát triển của Trường Đại học Thủy Lợi từ nay đến 2030, tầm nhìn 2050 là trở thành trường đại học đa ngành, định hướng nghiên cứu có quy mô lớn, có thương hiệu trong nước và quốc tế.

Lễ kỷ niệm 65 năm thành lập Trường Đại học Thủy Lợi diễn ra sáng nay, 16/11, tại Hà Nội. Sự kiện thu hút hàng nghìn cựu sinh viên, giáo viên của nhà trường qua nhiều thế hệ.

Trong diễn văn kỷ niệm, GS.TS Trịnh Minh Thụ – Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi – ôn lại hành trình dài hơn 6 thập kỷ với nhiều thăng trầm và những mốc son đầy tự hào.

Năm 1959, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, Ban Bí thư Trung ương Đảng thông qua quy hoạch xây dựng Học viện Thủy lợi – Điện lực trên khu đất rộng 26 ha thuộc thôn Khương Thượng và thôn Thái Hà, Hà Nội, lịch sử phát triển của nhà trường bắt đầu từ đây.

Đại học Thủy Lợi sẽ là trường đa ngành, định hướng nghiên cứu - 1

Ban lãnh đạo Trường Đại học Thủy lợi nhận cờ thi đua từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong lễ kỷ niệm 65 năm thành lập (Ảnh: Hoàng Hồng).

Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc, thầy trò trường Thủy lợi phải sơ tán về vùng nông thôn ở Lục Nam và Hiệp Hòa, Hà Bắc, nay là tỉnh Bắc Giang. Trong gần 10 năm sơ tán, điều kiện dạy học và nghiên cứu khó khăn, thiếu thốn, nhà trường vẫn đào tạo ra các kỹ sư, cán bộ quản lý, nhà nghiên cứu xuất sắc cho đất nước.

Sau ngày giải phóng, xác định vai trò quan trọng của công tác thủy lợi, các cán bộ, giảng viên, tân kĩ sư và sinh viên năm cuối của nhà trường đi vào phía Nam theo chủ trương của Bộ Thủy lợi, thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, quy hoạch, thiết kế các công trình thủy lợi, thủy điện trọng điểm cho các tỉnh Nam Trung bộ, Tây Nguyên và Nam bộ.

Các cơ sở đào tạo này sau đã trở thành phân hiệu của Trường Đại học Thủy lợi.

Bước sang thập kỷ thứ 2 của thế kỷ XXI, Trường Đại học Thủy Lợi có bước chuyển mình mạnh mẽ với việc xây dựng chiến lược phát triển trường lần thứ 2, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. 

Mục tiêu của trường là trở thành cơ sở giáo dục đại học đa ngành, định hướng nghiên cứu có quy mô lớn, là 1 trong 10 trường đại học hàng đầu Việt Nam ở lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, kinh tế và quản lý.

Với mục tiêu này, nhà trường liên tục xây dựng, cải tiến và phát triển chương trình đào tạo.

Từ việc chỉ đào tạo một số ngành, nay Trường Đại học Thủy lợi đã tuyển sinh 79 ngành, trong đó 41 ngành trình độ đại học, 23 ngành trình độ thạc sĩ và 15 ngành trình độ tiến sĩ. Quy mô đào tạo của nhà trường hơn 26.000 sinh viên, học viên.

PGS.TS Trịnh Minh Thụ cho biết thêm, tỷ lệ giảng viên có học vị tiến sĩ của trường đạt tới 61,3%.

5 năm trở lại đây, Trường Đại học Thủy lợi tạo cơ chế khuyến khích, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động nghiên cứu khoa học. Số công bố quốc tế của trường giai đoạn 2020-2024 đạt gần 2.000, số đề tài nghiên cứu các cấp đạt hơn 100. Trong đó, nhiều đề tài góp phần giải quyết các vấn đề cấp bách của đất nước.

Đáng chú ý, trường liên tục triển khai các dự án quốc tế lớn như dự án an toàn đập Việt Nam – New Zealand, dự án phát triển nguồn nhân lực thông qua đào tạo với Hà Lan, dự án hợp tác nghiên cứu khoa học cho giảng viên kết hợp với Pháp…

Song song với mạng lưới hơn 150 đối tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu, nhà trường phát triển mạng lưới đối tác doanh nghiệp rộng rãi, tạo cơ chế thông thoáng cho doanh nghiệp tham gia vào đào tạo, nâng cao tính thực tiễn, tính ứng dụng và cập nhật cho chương trình giảng dạy. 

Thông qua mạng lưới này, sinh viên được học đi đôi với hành, tỷ lệ có việc làm sau khi ra trường ngày một tăng qua các năm.

Cũng tại lễ kỷ niệm, PGS.TS Trịnh Minh Thụ công bố 6 nhiệm vụ trọng tâm của Trường Đại học Thủy lợi trong giai đoạn tiếp theo.

Một trong số đó là đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ, sinh viên nghiên cứu khoa học, các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tăng cường chỉ số công bố quốc tế, bằng độc quyền sáng chế và giải pháp hữu ích. 

Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học cho giảng viên, học viên, sinh viên sẽ được chú trọng, tăng cường.

Bên cạnh đó, Trường Đại học Thủy lợi sẽ xây dựng kịch bản tài chính bền vững chuẩn bị cho tự chủ đại học.



Nguồn: https://dantri.com.vn/giao-duc/dai-hoc-thuy-loi-se-la-truong-da-nganh-dinh-huong-nghien-cuu-20241116123541709.htm

Cùng chủ đề

Trường Đại học Thủy Lợi hướng tới giáo dục đa ngành, nghiên cứu quy mô lớn

Sáng 16/11, tại Hà Nội, Trường Đại học Thủy Lợi tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm ngày thành lập trường (1959-2024) và chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Trong diễn văn kỷ niệm, GS.TS Trịnh Minh Thụ...

Hội thi Tìm hiểu Luật giao thông đường bộ và kỹ năng lái xe mô tô an toàn khu vực phía Bắc năm 2024

Ngày 19/10, tại Thái Nguyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức Hội thi "Tìm hiểu luật giao thông đường bộ và kỹ năng lái xe mô tô an toàn" khu vực phía bắc năm 2024. Hội thi thu hút hơn 250 sinh viên đến từ 5 trường đại học khu vực phía bắc gồm: Trường đại học Sư phạm, Trường đại học Y Dược...

Thanh tra Bộ Giáo dục kết luận vi phạm tại Trường Đại học Thủy lợi

Về thiếu sót, kết luận thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) nêu: Trường Đại học Thủy Lợi không tuyển sinh được ngành cơ học chất lỏng và khí trình độ tiến sĩ sau 5 năm liên tiếp.Ngày 5/12/2022, trường cũng đã ban hành quyết định ngừng đào tạo trình độ tiến sĩ ngành này. Ngoài ra, 2 ngành trình độ tiến sĩ khác là kỹ thuật môi trường và kỹ thuật cấp thoát nước cũng...

Xây dựng giải pháp thúc đẩy phụ nữ và trẻ em gái trong giáo dục và việc làm STEM

Sáng ngày 16/10 tại Hà Nội, Cơ quan Liên hợp quốc vì Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) chủ trì tổ chức Chương trình tham vấn “Xây dựng giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ và trẻ em gái trong giáo dục và việc làm các ngành STEM”. Sự kiện được tổ chức thực hiện bởi Mạng lưới Đổi mới Sáng tạo và Khởi nghiệp Đại học Cao đẳng Việt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hoàng Thùy khoe “cặp kiếm Nhật” quyến rũ, Thanh Hằng hóa tiểu thư kiêu kỳ

Ngày 16/11, Aquafina Tuần lễ Thời trang Quốc tế Việt Nam Thu - Đông 2024 diễn ra lễ bế mạc tại Cung Thể thao Quần Ngựa (Ba Đình, Hà Nội), với sự tham gia của 3 nhà thiết kế: Hoàng Hải, Hà Linh Thư và Adrian Anh Tuấn.Hoàng Thùy diện váy xẻ tà, trình diễn bộ sưu tập "Thu cuối"Đến với Aquafina Tuần lễ Thời trang Quốc tế Việt Nam Thu - Đông 2024, nhà thiết kế Hoàng Hải...

Chiêm ngưỡng Suôi Thầu – thảo nguyên đẹp như trời Âu ở Hà Giang

(Dân trí) - Thảo nguyên Suôi Thầu để lại ấn tượng mạnh cho du khách với khung cảnh núi đá, ruộng bậc thang và bạt ngàn các loài hoa (hoa tam giác mạch, hoa cải, hoa mào gà…). Nằm cách thị trấn Cốc Pài (huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang) khoảng 5km, ở độ cao trên 1.200m so với mặt nước biển, thảo nguyên Suôi Thầu là địa điểm hấp dẫn đối với du khách khi đặt chân đến vùng...

Người đẹp Đan Mạch đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ 2024, Kỳ Duyên lọt top 30

(Dân trí) - Người đẹp Đan Mạch Victoria Kjær Theilvig đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ 2024. Đại diện Việt Nam, Kỳ Duyên, dừng chân ở top 30. Người đẹp Victoria Kjær Theilvig của Đan Mạch xuất sắc vượt qua 125 người đẹp để giành ngôi vị Hoa hậu Hoàn vũ 2024. Á hậu 4 thuộc về người đẹp Venezuela, Á hậu 3 thuộc về người đẹp Thái Lan, Á hậu 2 là người đẹp Mexico, Á hậu 1 là...

Kỳ Duyên lọt top 30 Hoa hậu Hoàn vũ 2024

Top 30 cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2024 gồm: Việt Nam, Pháp, Ấn Độ, Serbia, Cuba, Trung Quốc, Puerto Rico, Nigeria, Nhật Bản, Canada, Ai Cập, Mexico, Argentina, Thái Lan, Peru, Philippines, Ecuador, Bolivia, Ma Cao, Malaysia, Nga, Aruba, Phần Lan, Cộng hòa Dominica, Campuchia, Đan Mạch, Venezuela, Zimbabwe, Chile.Người đẹp giành chiến thắng ở hạng mục Khán giả bình chọn là người đẹp Chile.Trong top 30, các thí sinh đến từ châu Á và châu Mỹ chiếm...

Hàng loạt quy định mới về xác thực và sử dụng mạng xã hội

(Dân trí) - Những thông tin công nghệ nổi bật tuần qua gồm các thay đổi liên quan đến Nghị định 147/2024/NĐ-CP, yêu cầu người dùng xác thực thông tin khi sử dụng mạng xã hội hoặc giới hạn thời gian chơi game. Từ 25/12, tài khoản mạng xã hội phải xác thực số điện thoại Theo Điểm e khoản 3 Điều 23 của Nghị định 147/2024/NĐ-CP, người sử dụng dịch vụ mạng xã hội phải thực hiện xác thực tài...

Bài đọc nhiều

Gần 90% sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM sử dụng ChatGPT để học tập

AI, ChatGPT mở ra nhiều cơ hội và thách thức mới trong lĩnh vực nghiên cứu và giáo dục, đặc biệt là trong giảng dạy ngôn ngữ. Đây là những nội dung thảo luận chính trong hội thảo "Nghiên cứu và giảng dạy ngôn...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Gần 90% sinh viên Đại học Quốc gia TP HCM sử dụng ChatGPT

(NLĐO) – Tích hợp Trí tuệ nhân tạo (AI) vào giảng dạy vừa thuận lợi vừa là thách thức cho ngành giáo dục. ...

Việt Nam rớt xuống nhóm các nước thông thạo tiếng Anh thấp nhất toàn cầu

Đây là kết quả được công bố từ báo cáo chỉ số thông thạo Anh ngữ toàn cầu năm 2024 (EPI), của tổ chức giáo dục Education First Việt Nam (EF Việt Nam) vào ngày 13/11. Cụ thể, chỉ số thành thạo tiếng Anh của Việt Nam năm nay đạt 498 điểm, xếp thứ 63/116 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá và nằm trong nhóm có mức độ thông thạo thấp. Vị trí số 1 năm nay...

Cùng chuyên mục

Nhờ thầy nghiêm khắc nay con nên người

Những lời dạy từ những người thầy nghiêm khắc về sau lại trở thành kim chỉ nam cho sự nghiệp thành công của rất nhiều người. Khi ngẫm lại cuộc đời, trong chúng ta đôi khi phải thốt lên 'nhờ thầy cô nghiêm khắc, nay con nên người'. ...

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: ‘Làm giáo dục là một việc khó’

Ngày 17/11, Bộ GD-ĐT phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu năm 2024. Năm nay, Chủ tịch nước đã phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân cho 21 nhà giáo và Nhà giáo ưu tú cho 1.167 người. Tại buổi lễ hôm nay, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Bộ GD-ĐT tổ chức lễ trao...

Bài phát biểu của Bộ trưởng GDĐT vinh danh các nhà giáo nhân dịp 20/11 vô cùng xúc động

Bài phát biểu của Bộ trưởng GDĐT có đoạn: “Người xưa nói “Gừng thêm cay cùng thời gian, thầy thêm giỏi cùng năm tháng”. Kính mong các thầy cô tiếp tục tự học, tự đổi mới mình, vượt qua các giới hạn của bản thân để phát huy tốt nhất sự...

Gần 1.200 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú năm 2024

Sáng 17/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) chủ trì, phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục Việt Nam tổ chức lễ trao tặng danh Nhà giáo nhân dân (NGND), Nhà giáo ưu tú (NGƯT) lần thứ 16 và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu năm 2024. ...

Phong tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú cho 1.188 nhà giáo

Có 1.188 nhà giáo được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú. Lễ trao tặng danh hiệu diễn ra vào ngày 17-11. Danh sách nhà giáo vừa được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân1. PGS.TS Phạm Văn Bổng, nguyên phó hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Bộ...

Mới nhất

Những mâm cỗ cưới ở miền Bắc xứng đáng ‘điểm 10 không có nhưng’

GĐXH - Thực đơn cỗ cưới không những cần ngon, chất lượng mà còn cần sự bắt mắt và phù hợp với văn hóa địa phương từng vùng miền. Dưới đây là những mâm cỗ cưới ở miền Bắc...

Dù còn nhiều khó khăn, xuất khẩu cá tra năm 2025 vẫn đặt mục tiêu đạt 2 tỉ USD

Trong khuôn khổ Ngày hội Cá tra Đồng Tháp năm 2024, ngày 17/11, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức hội nghị "Tổng kết...

Trường hợp nào có thể được hưởng bảo hiểm y tế không phân biệt địa giới hành chính?

Một số điểm mới đáng chú ý tại Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế chuẩn bị được trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ tám. Trường hợp nào có thể được hưởng bảo hiểm y tế không phân biệt "địa giới hành chính"?Một số điểm mới đáng chú...

Chuyển tải thông điệp mạnh mẽ về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(ĐCSVN) - Chủ tịch nước Lương Cường đã kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại Chile, Peru và tham dự APEC 2024. Kết thúc chuyến công tác, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về kết quả và ý nghĩa của chuyến công...

Dễ rước họa vào thân khi ăn nhiều hạt chia để giảm cân

Gây đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy nhẹ Khi uống hạt chia quá nhiều thì hay xảy ra các tình trạng như đầy hơi, trướng bụng, khó tiêu,… Các trường hợp này là do hạt chia chưa ngậm đủ nước nên khi vào cơ thể sẽ trương ra và gây khó chịu. Khi gặp tình trạng này thì bạn nên uống nhiều nước vào...

Mới nhất

Gia đình là tất cả!