Trang chủChính trịNgoại giaoĐộng lực phát triển trong kỷ nguyên mới

Động lực phát triển trong kỷ nguyên mới

Thời gian qua, Việt Nam được xem là hình mẫu thành công trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và nguồn lực này đã đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.

Động lực phát triển trong kỷ nguyên mới
Khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh. (Nguồn: Vietnam Housing)

Khu vực FDI góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đa dạng hóa cơ cấu sản xuất, tạo sự lan tỏa về công nghệ, kinh nghiệm quản lý hiện đại, góp phần đưa Việt Nam tham gia nhiều công đoạn của chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu.

Điểm sáng của nền kinh tế

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến 31/10, tổng vốn FDI vào Việt Nam đạt gần 27,26 tỷ USD, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2023. Về vốn thực hiện, các dự án ước tính đã giải ngân được khoảng khoảng 19,58 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2023.

Các nhà đầu tư đã rót vốn vào 18/21 ngành kinh tế quốc dân. 106 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, trong đó, Singapore dẫn đầu hơn 7,79 tỷ USD, Trung Quốc đứng thứ hai (3,61 tỷ USD), tiếp theo là Hàn Quốc, Nhật Bản…

Vốn đầu tư tập trung nhiều vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế (cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư…) như Bắc Ninh, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Hà Nội, Đồng Nai, Bắc Giang, Ninh Thuận

Cũng theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong gần bốn thập niên (1986-2022), Việt Nam được xem là hình mẫu thành công trong thu hút FDI nhờ môi trường đầu tư hấp dẫn, nền tảng chính trị ổn định và tiềm năng tăng trưởng kinh tế khá cao. Tính lũy kế giai đoạn 1986-2022, Việt Nam đã thu hút được gần 438,7 tỷ USD vốn FDI. Đặc biệt, sau dịch Covid-19, năm 2023, vốn FDI đăng ký tại Việt Nam đạt 36,61 tỷ USD (tăng 32,1% so với năm 2022, trong khi FDI toàn cầu chỉ tăng 3%).

Đánh giá về những đóng góp của vốn FDI đối với nền kinh tế Việt Nam, các chuyên gia cho rằng, khu vực này không chỉ là một trụ cột quan trọng cho sự phát triển kinh tế mà còn là động lực thúc đẩy cải cách, đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh của nước ta trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Trao đổi với Báo Thế giới và Việt Nam, ThS Nguyễn Trần Minh Trí, Viện Kinh tế và chính trị thế giới, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nhận định, những đóng góp của khu vực FDI đã tạo ra những nền tảng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy kinh tế đối ngoại, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam trong nhiều năm qua. Khu vực này hiện tạo việc làm cho khoảng 5 triệu lao động trực tiếp và hàng chục triệu lao động gián tiếp với tiền lương và thu nhập cao hơn khoảng 20-30% bình quân cả nước, 22-24% vốn đầu tư xã hội, 55% sản lượng công nghiệp, hơn 70% kim ngạch xuất khẩu, 20% thu ngân sách và 18% GDP.

Cẩn trọng “lợi bất cập hại”

Theo các chuyên gia tại Hội thảo khoa học “Tư duy tiếp cận và định hướng phát triển mới đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam” do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức mới đây, việc thu hút FDI tại Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức cần giải quyết, đòi hỏi các chiến lược và chính sách hiệu quả hơn để cải thiện tình hình. Bên cạnh những đóng góp tích cực của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam, các chuyên gia vẫn cảnh báo về “lợi bất cập hại” trong thu hút nguồn vốn này.

Cụ thể, về công nghệ và quản trị, Việt Nam vẫn chưa thực sự thu được nhiều kỹ năng quản trị và gần như chưa nhận được tác động chuyển giao công nghệ từ các dự án FDI. Một số doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam chỉ để tận dụng nguồn lao động giá rẻ và các chính sách ưu đãi đầu tư.

PGS. TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài nhận xét, về lợi ích – một tiêu chí quan trọng trong hoạt động đầu tư FDI, Việt Nam vẫn bị thua thiệt vì nhà đầu tư nước ngoài chuyển về quốc gia của họ “những khoản lợi nhuận khổng lồ”. Tình trạng doanh nghiệp FDI báo lỗ hoặc kinh doanh kém hiệu quả không quá hiếm gặp. Nếu như năm 2017, tỷ lệ này ở mức 37,91%, thì đến năm 2021 là 47,09%, năm 2022 là 56%.

Ngoài ra, các chính sách thu hút, ưu đãi với khu vực FDI ở một số địa phương không hợp lý, không tập trung vào những ngành trọng điểm hoặc không trúng vào các khâu tạo nên giá trị gia tăng cao. Do đó, để nâng cao chất lượng dòng vốn FDI, đã đến lúc Việt Nam được quyền lựa chọn, nói “không” với những dự án không đạt yêu cầu, không phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Đây cũng là cách để tạo không gian phát triển cho doanh nghiệp trong nước. Khi không còn phải cạnh tranh với những “ông lớn” nước ngoài, doanh nghiệp Việt sẽ có cơ hội phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh, đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế, GS. Nguyễn Thị Xuân Thuý, Giảng viên Khoa Kinh tế chính trị (Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội) phân tích.

Động lực phát triển trong kỷ nguyên mới
Việt Nam đứng đầu danh sách 10 quốc gia có môi trường kinh doanh cải thiện nhanh nhất trong 20 năm qua. (Nguồn: VnEconomy)

Thay đổi để tốt hơn

Th.s Nguyễn Trần Minh Trí nhận định, về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 50-NQ/TW. Cụ thể hóa Nghị quyết này, ngày 2/6/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030.

Chiến lược nêu rõ, Việt Nam sẽ tập trung thu hút FDI có trọng tâm, trọng điểm; thu hút các dự án sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu; thu hút đầu tư xanh, công nghệ cao, công nghệ phụ trợ; đề cao trách nhiệm với xã hội và bảo vệ môi trường… “Tức là, để đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, đòi hỏi Việt Nam phải tiếp tục gia tăng quy mô và tốc độ thu hút đầu tư FDI nhằm phát huy vai trò tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP và xây dựng nền kinh tế xanh”, ông Trí nói.

Điều này hoàn toàn có cơ sở khi Việt Nam tiếp tục là điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài. Trang Trending Topics ngày 15/10 dẫn báo cáo mới nhất từ tổ chức Economist Intelligence Unit – EIU (Anh) xếp Việt Nam đứng đầu danh sách 10 quốc gia có môi trường kinh doanh cải thiện nhanh nhất trong 20 năm qua, tiếp tục khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư quốc tế.

Tháng 10 vừa qua, Bloomberg (Mỹ) có bài nhận định, Việt Nam khôn khéo tận dụng xu hướng dịch chuyển sản xuất để thúc đẩy dòng vốn FDI công nghệ cao. Để làm được điều này tốt hơn, hãng tin khuyến nghị, Việt Nam nên chú trọng xây dựng sức mạnh nội tại như: nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động, cải thiện hạ tầng và đa dạng hóa nền kinh tế để thăng hạng trong chuỗi giá trị. Việt Nam cũng có thể bắt đầu với việc đòi hỏi sự đóng góp nhiều hơn từ các tập đoàn công nghệ lớn.

Tại Hội thảo nói trên, GS. Nguyễn Thị Xuân Thuý đề xuất, Việt Nam cần xây dựng bộ chỉ số FDI để tận dụng được tối đa những lợi ích từ việc thu hút FDI, từ đó có cơ sở dữ liệu phục vụ cho cơ quan tư vấn chính sách nhằm đánh giá tác động của nguồn vốn FDI lên nền kinh tế. Đồng thời, cần thay đổi chiến lược thu hút đầu tư, chuyển từ ưu đãi trước đầu tư sang ưu đãi sau đầu tư kết hợp với đa dạng hoá nhà đầu tư, tránh phụ thuộc quá mức vào một vài nhà đầu tư lớn.

Ngoài ra, các giải pháp đã được nhắc nhiều lần là tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án về đất đai; thúc đẩy các nguồn lực đầu tư của nền kinh tế, đẩy mạnh các động lực tăng trưởng mới như: đổi mới sáng tạo, kinh tế số, kinh tế xanh, những ngành công nghiệp mới…

Thời gian gần đây, báo chí quốc tế đưa ra nhiều đánh giá, dự báo tích cực về phát triển kinh tế Việt Nam, cho rằng, Việt Nam đã trở lại là ngôi sao tăng trưởng trong ASEAN, dự báo GDP năm 2024 đạt 7%, có tiềm năng để phát triển thành nhân tố quan trọng trong chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu, Việt Nam đứng đầu danh sách 10 quốc gia có môi trường kinh doanh cải thiện nhanh nhất. Và, trong bối cảnh hiện nay, đã đến lúc Việt Nam cần chọn lọc trong thu hút FDI để nguồn vốn thực sự góp phần là động lực phát triển của đất nước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.





Nguồn: https://baoquocte.vn/fdi-dong-luc-phat-trien-trong-ky-nguyen-moi-293752.html

Cùng chủ đề

Mục tiêu tăng trưởng GDP qua lăng kính chuyên gia quốc tế

Ngân hàng Thế giới vừa nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam lên 6,1% cho năm 2024 và dự kiến con số này sẽ tiếp tục tăng lên 6,5% vào năm 2025... Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam đã nổi lên như một điểm sáng trong khu vực Đông Nam Á nhờ tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Với lợi thế nguồn nhân lực dồi dào, trẻ trung và chi phí...

Tổng Bí thư: Chúng ta đứng trước cánh cửa lịch sử để vững bước vào kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, "với thời cơ vận hội mới, chúng ta đang đứng trước cánh cửa lịch sử để vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc". Tối 15/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình giao lưu điển hình toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024 với tên gọi ''Hồ Chí...

Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ tạo đột phá cho nhiều ngành kinh tế Việt Nam?

Theo báo cáo từ Google, AI dự kiến sẽ mang lại lợi ích cho nhiều ngành kinh tế của Việt Nam, trong đó các ngành bán lẻ, y tế, sản xuất, tiêu dùng và cơ sở hạ tầng… sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.

Ba trọng tâm của Hội thảo khoa học quốc gia “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam – Những...

Ngày 15/11, Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì phối hợp cùng Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Hội thảo được chủ trì bởi TS Lại Xuân Môn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường...

Cải cách thể chế để bước vào kỷ nguyên mới

Các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng vấn đề then chốt nhất để đất nước bước vào kỷ nguyên mới chính là cải cách thể chế, tinh gọn tổ chức bộ máy cả hệ thống chính trị; đồng thời phải làm từ trên xuống dưới, với sự quyết liệt thì mới thành công. LÀM SÁNG TỎ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ KỶ NGUYÊN MỚI Sáng 15.11, Hội đồng khoa học các cơ quan T.Ư và Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trung Quốc phóng thành công tàu chở hàng Thiên Châu-8 đưa “gạch Mặt trăng” lên vũ trụ

Trong sứ mệnh lần này, tàu Thiên Châu-8 mang theo các vật tư thiết yếu cho phi hành gia trên quỹ đạo, trong đó có nhu yếu phẩm sinh hoạt, vật tư y tế và vật liệu hỗ trợ cho các chuyến đi bộ ngoài không gian của các nhà du hành vũ trụ.

Chủ tịch Tập Cận Bình nhắc nguyên tắc tối thượng và 4 lằn ranh đỏ; lần đầu nhất trí một điều liên quan vũ...

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 16/11 chỉ rõ, vấn đề Đài Loan, dân chủ - nhân quyền, con đường - chế độ, và quyền phát triển là 4 lằn ranh đỏ của nước này, không được thách thức hoặc vượt qua.

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo tâm lý người tiêu dùng bất động sản của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới. Trong khi người độc thân ưu tiên không gian làm việc khi lựa chọn bất động sản thì những người đã lập gia đình quan tâm nhất đến tiện ích về trường học và trung tâm, cửa hàng mua sắm.

Viết bằng nhịp đập của trái tim

Khi viết sách về cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tác giả Cho Chulhyeon đã nhiều lần thay đổi văn phong theo những xao động của trái tim ông...

Đồng USD, nhu cầu từ Trung Quốc, Fed chi phối giá dầu trong tuần

Giá xăng dầu hôm nay 17/11, giá dầu tiếp tục chịu tác động mạnh bởi đồng USD tăng, nhu cầu yếu từ Trung Quốc và khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hạ nhiệt cắt giảm lãi suất cũng như những dự báo tăng trưởng nhu cầu của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA).

Bài đọc nhiều

Hồi phục từ phiên giao dịch đầy biến động

Giá xăng dầu hôm nay 15/11, tiếp tục đóng cửa với mức tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động ngày 14/11.

Việt Nam và ASEAN ủng hộ tăng cường hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm xuyên quốc gia

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam và ASEAN sẵn sàng hợp tác với tất cả các đối tác trong phòng chống tội phạm xuyên quốc gia.

Ra mắt ứng dụng mạng xã hội video ngắn kỹ thuật số Whistle

Vừa qua, Whistle - ứng dụng mạng xã hội video ngắn kỹ thuật số phát triển bởi Click Network Technology Ltd (đăng ký kinh doanh tại Singapore) đã chính thức ra mắt tại Việt Nam ở hai thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, thu hút sự tham gia của gần 500 khách mời.

Hà Nội tạo điều kiện phát triển cơ sở y tế tiêu chuẩn Nhật Bản

Ngày 15/11, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp ông Takagi Kuninori, Chủ tịch Tập đoàn trường Đại học Y tế và Phúc lợi Quốc tế (IUHW) của Nhật Bản. Tại buổi tiếp, Chủ tịch UBND TP khẳng định, trên cơ sở quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, Thủ đô Hà Nội luôn coi trọng và quan tâm thúc đẩy quan hệ hữu nghị, tích cực thúc đấy hợp tác với nhiều địa phương...

Giá vàng “suy yếu dần”, thị trường lùi bước trước chính sách của ông Trump, chuyên gia dự đoán đường đi tiếp theo?

Giá vàng hôm nay 16/11/2024: Giá vàng thế giới bị đẩy xuống dưới vùng hỗ trợ trung hạn, xu hướng tăng đã bị phá vỡ và có thể mất một thời gian để các yếu tố kinh tế vĩ mô khơi dậy lại đợt tăng mới. Giá vàng trong nước "bật dậy" sau nhiều phiên rớt thảm, tuy nhiên mức chênh lệch mua và bán có thể khiến nhà đầu tư đối diện nguy cơ thua lỗ?

Cùng chuyên mục

Đồng USD, nhu cầu từ Trung Quốc, Fed chi phối giá dầu trong tuần

Giá xăng dầu hôm nay 17/11, giá dầu tiếp tục chịu tác động mạnh bởi đồng USD tăng, nhu cầu yếu từ Trung Quốc và khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hạ nhiệt cắt giảm lãi suất cũng như những dự báo tăng trưởng nhu cầu của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA).

Giá cà phê trong nước điều chỉnh phiên cuối tuần, tầm quan trọng của thị trường EU và “động lực” EUDR?

EU là thị trường tiêu thụ hơn 40% sản lượng cà phê Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, quy định sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu vào thị trường này bắt buộc không được trồng trên đất phá rừng hoặc làm suy thoái rừng đang tạo thách thức nhưng cũng là động lực mới cho chiến lược phát triển ngành hàng cà phê một cách bền vững.

Kinh tế đang phục hồi, EU tìm cách ứng phó khi ông Trump ‘đánh tiếng’ áp thuế

Việc các đối tác thương mại tiếp tục gia tăng những biện pháp bảo hộ có thể làm đảo lộn thương mại toàn cầu, gây sức ép lên nền kinh tế có độ mở cao của EU.

Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam thăm làm việc tại Cộng hòa Kazakhstan

Từ ngày 13-16/11, Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương dẫn đầu, đã thăm làm việc tại Cộng hòa Kazakhstan.

Việt Nam – Hoa Kỳ: Nhìn lại một năm đánh dấu kỷ nguyên hợp tác mới

Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã trải qua một hành trình đáng chú ý, phát triển từ những nền tảng ban đầu để đạt được những tiến bộ thực chất.

Mới nhất

Giá ngoại tệ ngày 17/11/2024: USD duy trì ổn định ở mức 106,67 điểm

DNVN - Thị trường ngoại tệ ngày 17/11/2024 ghi nhận tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam và USD tăng 20 đồng so với tuần trước, hiện đạt mức 24.298 đồng/USD. ...

Mỗi người là một đại sứ, là cầu nối, vun đắp quan hệ Việt Nam

(ĐCSVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn bà con phát huy tinh thần đoàn kết, lập thân, lập nghiệp; giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; thực hiện tốt pháp luật và hoà nhập cuộc sống sở tại; luôn hướng về quê hương đất nước; mỗi người là một đại sứ, là cầu nối,...

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tại Đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân ở Cà Mau

Sáng 17/11/2024, tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau, Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương, hoa tại Đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân.  (TTXVN/Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/tong-bi-thu-to-lam-dang-huong-tai-den-tho-quoc-to-lac-long-quan-o-ca-mau-post993945.vnp

‘Đặc sản’ Hà Nội tăng giá gấp đôi, mận cành Tây Bắc đắt khách

Cúc họa mi - loại hoa 'đặc sản' của Hà Nội - dù giá tăng gấp đôi vẫn thu hút khách mua. Còn mận cành Tây Bắc về Hà Nội sớm, giá 150.000 đồng/bó cũng đắt hàng. 'Đặc sản' Hà Nội tăng giá gấp đôi, khách vẫn chịu chơi lùng mua Mùa hoa cúc họa mi Nhật Tân (Hà Nội)...

Nhà Thủ tướng Israel Netanyahu bị ném pháo sáng

Cơ quan an ninh nội địa Israel (Shin Bet) cho biết hai quả pháo sáng đã rơi gần nhà Thủ tướng Israel Benjamin...

Mới nhất