Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) vừa là nguồn lực, vừa là động lực để giải quyết cơ bản các nhu cầu bức thiết của Nhân dân ở những địa bàn “lõi nghèo” của tỉnh Điện Biên. Với quyết tâm cao nhất, tỉnh Điện Biên đang tăng tốc để thực hiện các dự án thành phần của Chương trình MTQG 1719 đề “về đích” đúng hẹn các mục tiêu đề raVới việc triển khai đồng bộ nhiều chương trình, chính sách, đề án phát triển kinh tế – xã hội, tỉnh Đồng Nai đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong bảo đảm, nâng cao vai trò và vị thế của phụ nữ DTTTS trong mọi mặt của đời sống xã hội. Các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh cũng chú trọng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, qua đó góp phần chuyển đổi hành vi, quan niệm về bình đẳng giới, giảm khoảng cách và xóa bỏ định kiến về giới trong vùng đồng bào DTTS.Chương trình cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc – Tình sâu nghĩa nặng nhằm ghi nhớ về những dấu son lịch sử của dân tộc với những cống hiến, những hy sinh của các thế hệ đi trước để có được hòa bình, độc lập, hạnh phúc và phồn vinh của đất nước.Ngày 15/11 (giờ địa phương), bên lề Hội nghị Cấp cao APEC tại Lima, Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình; Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden; Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim; Thủ tướng Singapore Lawrence Wong; Thủ tướng Australia Anthony Albanese; Thủ tướng Canada Justin Trudeau và Phó Thủ tướng Nga Alexei Overchuk.Tối 16/11, Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia Đặc biệt Di tích khảo cổ Hang xóm Trại, Mái đá Làng Vành và Khai mạc Tuần Văn hóa-Du lịch tỉnh năm 2024. Hai Di tích Quốc gia đặc biệt là đại diện tiêu biểu cho các di sản khảo cổ, có giá trị lịch sử, văn hóa qua hàng nghìn năm của nền văn hóa xứ Mường Hòa Bình.Không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, núi non trùng điệp, Bắc Hà hiện có 02 loài cây cổ thụ đã được công nhận là Cây di sản Việt Nam. Đây là những chứng nhân lịch sử – văn hóa, đồng thời cũng minh chứng cho truyền thống bảo vệ rừng trong cộng đồng các dân tộc trên cao nguyên trắng.Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024), tối 16/11, tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau đã diễn ra Lễ khánh thành tượng đài kỷ niệm chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954, và đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia.Chiều ngày 16/11, tại TP. Hạ Long (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ khai mạc Giải Marathon Quốc tế Di Sản Hạ Long 2024. Hơn 13 nghìn vận động viên (VĐV), trong đó có hơn 1 nghìn 3 trăm VĐV quốc tế đến từ 55 quốc gia đã sẵn sàng tham gia giải chạy vào ngày 03/11/2024. Đây là mùa giải thứ 10 kể từ khi Giải Marathon Quốc tế Di Sản Hạ Long được tổ chức tại Việt Nam.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch của đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang. Độc đáo Chợ phiên biên giới Phiêng Khoài. Nỗ lực “vá” rừng bằng cây gỗ lớn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Sáng ngày 15/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị toàn quốc công tác nước sạch nông thôn.Chiều 16/11, bắt đầu chuyến công tác tại tỉnh Cà Mau, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác của Trung ương đã đến dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thành phố Cà Mau.Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của toàn ngành điện nhằm khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 (Yagi), mang lại ánh sáng và sự sống mới cho những vùng đất vừa trải qua thiệt hại nặng nề, ngày 16/11 Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đã hoàn thành công trình cấp điện tái thiết cho khu dân cư thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu và thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc.Với việc triển khai đồng bộ nhiều chương trình, chính sách, đề án phát triển kinh tế – xã hội, tỉnh Đồng Nai đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong bảo đảm, nâng cao vai trò và vị thế của phụ nữ DTTTS trong mọi mặt của đời sống xã hội. Các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh cũng chú trọng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, qua đó góp phần chuyển đổi hành vi, quan niệm về bình đẳng giới, giảm khoảng cách và xóa bỏ định kiến về giới trong vùng đồng bào DTTS.Vừa qua, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lào Cai thực hiện chương trình cấp phát 1.000 bình lọc nước tới các hộ dân bị ảnh hưởng sau cơn bão số 3 (Yagi) và các hộ dân khó khăn, thiếu nước sạch tại 2 huyện Bắc Hà, Bảo Yên của tỉnh Lào Cai.
Quyết sách đột phá
Điện Biên là tỉnh vùng cao, biên giới. Toàn tỉnh hiện có 646.182 nhân khẩu, gồm 19 dân tộc cùng sinh sống. Trong đó, đông nhất là dân tộc Mông (38,12%) và dân tộc Thái (35,69%) và dân tộc Kinh (17,38%).
Các dân tộc khác chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dân số của tỉnh. Trong đó, dân tộc Khơ Mú là 3,3%; Dao 1,11%; Kháng 0,87%; Lào 0,86 %; Hà Nhì 0,76%; Hoa 0,49%; Xinh Mun 0,39%; Tày 0,28%; Mường 0,22%; Cống 0,19%; Nùng 0,15%; Thổ 0,05%; Phù Lá 0,04%; Si La 0,04%; Sán Chay 0,03%; còn lại là các dân tộc khác, chiếm 0,3% dân số của tỉnh.
Tỉnh Điện Biên phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh bình quân hằng năm giảm từ 4% trở lên; có ít nhất 01 huyện nghèo và trên 31 xã đặc biệt khó khăn thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.
Theo ông Giàng A Dình, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên, những năm qua, tỉnh đã tập trung triển khai quyết liệt, hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc trên địa bàn. Nhờ đó, diện mạo vùng DTTS đã có nhiều khởi sắc; đời sống của đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên được nâng lên một bước. Nhưng nhìn chung, vùng đồng bào DTTS của tỉnh Điện Biên vẫn còn rất khó khăn. Giai đoạn 2021 – 2025, toàn tỉnh có 129 xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã), thì có 126 xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi; trong đó có 93 xã khu vực III và có 57 thôn đặc biệt khó khăn thuộc các xã khu vực II, khu vực I.
Nhằm tạo đột phá cho vùng “lõi nghèo”, ngày 10/12/2021, Tỉnh ủy tỉnh Điện Biên đã ban hành Nghị quyết số 17-NQ/TU về phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, gắn với thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và an sinh xã hội tỉnh Điện Biên giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030. Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU đã được UBND tỉnh Điện Biên phê duyệt tại Quyết định số 351/QĐ-UBND ngày 18/2/2022.
Chương trình hành động của UBND tỉnh Điện Biên đặt nhiều mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể để phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, gắn với thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và an sinh xã hội. Trong đó, về đời sống, tỉnh phấn đấu đến năm 2025, tổng sản phẩm bình quân đầu người (GRDP) trên địa bàn tỉnh đạt trên 60 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS giảm bình quân từ 5% trở lên.
Đây là mục tiêu không dễ thực hiện bởi tại thời điểm năm 2021, GRDP bình quân đầu người của tỉnh mới chỉ đạt 34,96 triệu đồng/năm. Hết năm 2021, theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều, toàn tỉnh vẫn còn 47.233 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 34,90% (46.804 hộ nghèo là người DTTS).
Sau gần 4 năm thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU, tỉnh Điện Biên đã đạt được những thành tựu vượt bậc trong phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS của tỉnh; nhất là trong giảm nghèo và nâng cao đời sống Nhân dân.
Số liệu trong Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Điện Biên lần thứ IV – năm 2024 vừa được tổ chức ngày 08/11 cho thấy, trong giai đoạn 2021 – 2024, bình quân mỗi năm tỉnh giảm 6,025% số hộ nghèo trong đồng bào DTTS; thu nhập bình quân dự kiến đến cuối năm 2024 đạt 46,51 triệu đồng/người.
Theo Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên, ông Giàng A Dình, một trong những nguồn lực, đồng thời là động của kết quả đó là Chương trình MTQG 1719. Giai đoạn 2021 – 2025, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh là 3.473,882 tỷ đồng, trong đó 3.161,879 tỷ đồng là vốn Vốn ngân sách Trung ương.
Tính đến hết tháng 6/2024, tỉnh đã giải ngân đạt 56,34% kế hoạch vốn giao. Tại thời điểm này, tỉnh đã hoàn thành 14 chỉ tiêu chủ yếu của Chương trình MTQG 1719; trong đó có nhiều chỉ tiêu vượt, như: Tỷ lệ hộ nghèo giảm 6,025%/năm; tỷ lệ thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa đạt 78,70% (chỉ tiêu là 70%); tỷ lệ đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 93,20% (chỉ tiêu là 85%).
Kịp thời điều chỉnh
Chương trình MTQG 1719 đã tác động rõ rệt đến sự phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS của tỉnh Điện Biên. Đây là động lực để tỉnh tăng tốc thực hiện các dự án thành phần của Chương trình, tạo nền tảng để triển khai chính sách dân tộc giai đoạn sau năm 2025.
Để “về đích” các mục tiêu Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn, một trong những công tác trọng tâm của tỉnh Điện Biên là tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, đẩy nhanh tiến độ giái ngân vốn. Hiện nay, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh vẫn chưa thể giải ngân vốn một số nội dung chính sách thuộc Chương trình MTQG 1719.
Tại huyện Tủa Chùa, theo Báo cáo số 81/BC-PDT ngày 06/9/2024 của UBND huyện thì địa phương này chưa thể giải ngân vốn Dự án 1 “Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt”, với tổng vốn ngân sách Trung ương giao hơn 7,51 tỷ đồng; còn nội dung hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề tổng thì huyện đang rà soát đối tượng thụ hưởng.
Không riêng huyện Tủa Chùa mà hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh còn vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình MTQG 1719, nhất là đối với nguồn vốn sự nghiệp.
Trong tháng 9/2024, HĐND tỉnh Điện Biên đã tiến hành đợt giám sát chuyên đề việc thực hiện các Chương trình MTQG tại 8 huyện: Điện Biên, Mường Nhé, Nậm Pồ, Tủa Chùa, Mường Ảng, Mường Nhé, Mường Chà, Điện Biên Đông, Tuần Giáo và một số Sở, ngành. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai ở cơ sở đã được các đoàn giám sát ghi nhận, tổng hợp để có đề xuất với cấp có thẩm quyền tháo gỡ.
Qua kết quả giám sát, HĐND tỉnh Điện Biên đánh giá, bên cạnh một số nguyên nhân chủ quan thì nhiều nguyên nhân khách quan đã khiến việc giải ngân một số dự án chậm tiến độ, thậm chí có nguy cơ không thực hiện được.
Đơn cử, vởi Tiểu dự án 2: “Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi” của Dự án 3 thuộc Chương trình MTQG 1719, hiện các địa phương trên địa bàn tỉnh gần như không thể triển khai.
Với Chương trình MTQG 1719, tỉnh Điện Biên điều chỉnh giảm kinh phí năm 2024 để thực hiện Dự án 1 từ 20,787 tỷ đồng xuống còn 10,133 tỷ đồng đồng; điều chỉnh tăng vốn thực hiện Dự án 4 từ 34,688 tỷ đồng lên 172,712 tỷ đồng; điều chỉnh giảm vốn thực hiện Dự án 9 từ 143,205 tỷ đồng xuống 4,981 tỷ đồng;…
Nguyên nhân là do, theo quy định việc cung ứng, sử dụng nguồn giống tại địa phương phải đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý giống vật nuôi và sản phẩm giống vật nuôi theo Luật Chăn nuôi. Nhưng cả tỉnh Điện Biên hiện không có cơ sở, đơn vị cung ứng giống gia súc ăn cỏ (trâu, bò, dê) đủ tiêu chuẩn theo quy định.
Theo ông Nguyễn Phi Sông, Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Điện Biên, để bảo đảm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các địa phương trong thực hiện các Chương trình MTQG, đơn vị đã tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh tăng, giảm kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 tại các chương trình.
Ngày 14/10/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Lê Thành Đô đã ký Quyết định số 1830/QĐ-UBND về việc điều chỉnh nhiệm vụ chi kinh phí sự nghiệp ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương năm 2024 và vốn kéo dài năm trước chuyển sang cho các đơn vị thực hiện một số nội dung thuộc các Chương trình MTQG, giai đoạn 2021 – 2025.
Đối với Chương trình MTQG 1719, UBND tỉnh Điện Biên quyết định điều chỉnh giảm 94,970 tỷ đồng của tổng số 95 dự án; đồng thời điều chỉnh tăng nguồn vốn tương ứng cho 26 dự án.
Theo Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên, ông Giàng A Dình, việc điều chỉnh nguồn vốn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình MTQG 1719 là hoàn toàn cần thiết, giúp các địa phương trong tỉnh quyết tâm hơn, nỗ lực hơn để triển khai hiệu quả các dự án, tiểu dự án, từ đó hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Thời gian tới, Ban Dân tộc sẽ tiếp tục phối hợp với các sở ngành, địa phương rà soát, tham mưu UBND tỉnh tích hợp các chính sách hỗ trợ đảm bảo thống nhất, đồng bộ về phạm vi, đối tượng, nội dung, định mức kinh phí phù hợp với thực tế của từng địa bàn; không quy định quá chi tiết để việc triển khai đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, dễ thực hiện ở cơ sở.
Nguồn lực Chương trình MTQG 1719 góp phần quan trọng để tỉnh Điện Biên đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Ước đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 05 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 25/115 xã đạt chuẩn NTM; có 200 thôn, bản được công nhận đạt chuẩn NTM và NTM kiểu mẫu. Tỉnh phấn đấu đến hết năm 2025, có 01 xã NTM kiểu mẫu, 09 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 76 xã đạt chuẩn và cơ bản đạt chuẩn NTM; 650 thôn bản được công nhận thôn bản đạt chuẩn NTM và NTM kiểu mẫu; có 02 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM là TP. Điện Biên Phủ và thị xã Mường Lay.
Nguồn: https://baodantoc.vn/dien-bien-tang-toc-thuc-hien-chuong-trinh-mtqg-1719-1731775633846.htm