Trang chủChính trịNgoại giaoViệt Nam - Hoa Kỳ: Nhìn lại một năm đánh dấu kỷ...

Việt Nam – Hoa Kỳ: Nhìn lại một năm đánh dấu kỷ nguyên hợp tác mới

Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã trải qua một hành trình đáng chú ý, phát triển từ những nền tảng ban đầu để đạt được những tiến bộ thực chất.

Nhìn lại một năm đánh dấu kỷ nguyên hợp tác mới Việt Nam - Hoa Kỳ
Các đại biểu tham dự Diễn đàn Hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ 2024.

Mới đây, trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội (UEB), phối hợp cùng Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Đại học Troy (Hoa Kỳ) tổ chức Diễn đàn Hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ 2024 với chủ đề “Đổi mới hướng tới phát triển bền vững”.

Diễn đàn Hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ 2024 là một trong các hoạt động nhân dịp kỷ niệm một năm nâng cấp quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện và hướng tới dấu mốc 30 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (1995-2025). Sự kiện cũng là một trong chuỗi hoạt động quan trọng kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống của Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội (1974-2024).

Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ: Những tiến bộ thực chất

Nhìn lại một năm đánh dấu kỷ nguyên hợp tác mới Việt Nam - Hoa Kỳ
Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Đồng Huy Cương phát biểu tại diễn đàn.

Theo Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Đồng Huy Cương, kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1995 và đặc biệt hai nước đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững vào năm 2023, Việt Nam và Hoa Kỳ đã chứng kiến tiến bộ đáng kể trong việc tăng cường hiểu biết lẫn nhau, củng cố lòng tin và thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực đã từng được Tổng thống Joe Biden và Tổng Bí thư Tô Lâm ghi nhận trong cuộc hội đàm tháng 9 vừa qua.

Phương châm của Việt Nam trong sự phát triển quan hệ với Hoa Kỳ là “gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai. Mở đầu bài phát biểu tại Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79, Tổng thống Joe Biden khẳng định, việc nâng cấp quan hệ đối tác Việt Nam – Hoa Kỳ lên mức cao nhất minh chứng cho sự bền bỉ của tinh thần con người và khả năng hòa giải. Điều đó cũng chứng tỏ rằng đằng sau sự kinh hoàng của chiến tranh vẫn có con đường để tiến về phía trước. Mọi thứ có thể trở nên tốt đẹp hơn.

Tại sự kiện kỷ niệm một năm Việt Nam – Hoa Kỳ nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện ở New York ngày 22/9, Tổng Bí thư Tô Lâm nhận định, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ là kết quả của nỗ lực không ngừng của nhiều thế hệ lãnh đạo, Chính phủ, Quốc hội và nhân dân hai nước trong việc hàn gắn và xây dựng lòng tin sau chiến tranh. Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, dựa trên các nguyên tắc tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, sẽ mở ra những cơ hội mới cho tình hữu nghị và hợp tác giữa hai nước.

Theo ông Cương, quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày càng phát triển trong nhiều lĩnh vực. Ở mức độ đa phương hóa, Việt Nam đã trở thành đối tác chiến lược toàn diện của Hoa Kỳ. “Hiện nay, hai nước không chỉ là đối tác mà còn là bạn. Mối quan hệ giữa hai nước có được như ngày hôm nay là nỗ lực không ngừng của những thế hệ lãnh đạo, Chính phủ và con người của cả hai quốc gia. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để mở ra chương mới trong tăng cường hợp tác, tình hữu nghị giữa hai nước trong thời gian tới”, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam nhấn mạnh.

Nhìn lại một năm đánh dấu kỷ nguyên hợp tác mới Việt Nam - Hoa Kỳ
Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Đào Thanh Trường phát biểu tại diễn đàn.

PGS.TS. Đào Thanh Trường, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đánh giá, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã trải qua một hành trình đáng chú ý, phát triển từ những nền tảng ban đầu để đạt được những tiến bộ thực chất.

Bắt đầu từ việc thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1995, hai nước đã mở rộng hợp tác thông qua Hiệp định Thương mại song phương (BTA) năm 2000, tiếp theo là Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư năm 2007.

Đặc biệt, năm 2013, việc ký kết Quan hệ đối tác toàn diện đã đánh dấu kỷ nguyên hợp tác mới. Đến năm 2023, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đạt tầm cao mới với việc thiết lập Quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện, biểu tượng cho cam kết chung vì một tương lai thịnh vượng và bền vững.

Trong gần 30 năm, thương mại, hợp tác và đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã có sự tăng trưởng nhanh chóng và bền vững.

Từ năm 1995 đến năm 2023, thương mại song phương tăng từ 450 triệu USD lên hơn 100 tỷ USD, bất chấp những thách thức như đại dịch, và bất ổn kinh tế toàn cầu.

Hoa Kỳ đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 2, liên tục giữ vững vị trí là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong khi Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Hoa Kỳ và là đối tác thương mại quan trọng nhất trong khu vực ASEAN.

Nhìn lại một năm đánh dấu kỷ nguyên hợp tác mới Việt Nam - Hoa Kỳ
Các học giả, chuyên gia tham dự diễn đàn.

Cụ thể, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể, trung bình 16% mỗi năm. Tính đến 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch thương mại song phương đạt gần 88 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 77,9 tỷ USD (tăng 24,5%), còn nhập khẩu từ Hoa Kỳ là 9,8 tỷ USD (tăng 5,3%).

Đặc biệt, Hoa Kỳ lần đầu tiên trở thành thị trường lớn nhất cho nhóm ngành nông lâm thủy sản của Việt Nam, với kim ngạch đạt 8,58 tỷ USD, chiếm 21,4% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này.

Về đầu tư, Hoa Kỳ hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 11 tại Việt Nam, với hơn 1.340 dự án có tổng vốn đầu tư hơn 11,8 tỷ USD. Đặc biệt, trong 8 tháng năm 2024, Hoa Kỳ có 68 dự án FDI mới được cấp phép tại Việt Nam với tổng giá trị 85,61 triệu USD, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm 2023.

Các tập đoàn hàng đầu của Hoa Kỳ như Boeing, SpaceX, Coca-Cola, Pacifico Energy đang ngày càng tăng cường sự hiện diện và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, khẳng định niềm tin vào tiềm năng của thị trường này.

Đồng thời, các doanh nghiệp lớn của Việt Nam như: FPT, VinFast cũng đang tích cực mở rộng đầu tư vào Hoa Kỳ, củng cố vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Sự kết nối này mang lại lợi ích kinh tế to lớn, mở ra cơ hội hợp tác bền vững và tăng cường mối quan hệ chiến lược giữa hai nền kinh tế.

Nhìn lại một năm đánh dấu kỷ nguyên hợp tác mới Việt Nam - Hoa Kỳ
Các đại biểu lắng nghe các bài tham luận tại diễn đàn.

PGS.TS. Đào Thanh Trường khẳng định: “Những thành tựu này sẽ không thể có được nếu không có sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã không ngừng thúc đẩy quan hệ đối tác Việt – Hoa Kỳ. Sự tham gia tích cực và kiên trì của họ đã biến những cam kết thành những kết quả hữu hình, củng cố mối quan hệ giữa hai quốc gia”.

Hướng tới phát triển bền vững

Diễn đàn Hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ 2024 không chỉ là một sự kiện học thuật mà còn cung cấp một góc nhìn toàn diện về quan hệ đối tác song phương hai nước. Diễn đàn tạo cơ hội cho các nhà lãnh đạo, chuyên gia và học giả hai nước thảo luận và trao đổi ý tưởng về các hướng phát triển trong các lĩnh vực như thương mại, đầu tư, giáo dục và đổi mới sáng tạo hướng tới phát triển bền vững.

Nhìn lại một năm đánh dấu kỷ nguyên hợp tác mới Việt Nam - Hoa Kỳ
GS. Andreas Hauskrecht đến từ Đại học Indiana, Mỹ.

Trình bày tham luận tại diễn đàn, GS. Andreas Hauskrecht của Đại học Indiana, bày tỏ ấn tượng với sự tăng trưởng “thần kỳ” của Việt Nam sau hơn 30 năm kể từ lần đầu ông tới Việt Nam năm 1991. Ông cho rằng, động lực chính giúp Việt Nam đạt được những điều này là công cuộc cải cách nền kinh tế theo định hướng thị trường.

Tuy nhiên, vị giáo sư cho rằng trong bối cảnh hiện tại, nền kinh tế Việt Nam đang tồn tại nhiều hạn chế. Thứ nhất là Việt Nam có độ mở thị trường thuộc hàng lớn nhất thế giới, dẫn tới sự thiếu ổn định và đặc biệt dễ tổn thương trong một số tình huống. Thứ hai là vấn đề thặng dư thương mại lớn với Hoa Kỳ. Thứ ba là tính bền vững của trạng thái nhân khẩu học của Việt Nam.

GS. Andreas Hauskrecht cho rằng, ở thời điểm hiện tại, năng suất lao động thấp của khu vực kinh tế nhà nước đang kìm hãm tốc độ tăng trưởng của Việt Nam. Bởi, dù kinh tế nhà nước chiếm một cấu phần lớn của nền kinh tế, nhưng khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng và điều này sẽ không kéo dài mãi mãi.

“Điều thực sự cần thiết là thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Chìa khóa ở đây là thế hệ trẻ của Việt Nam có thể kích thích và phát triển khu vực kinh tế tư nhân”, ông Hauskrecht nhận định.

Nhìn lại một năm đánh dấu kỷ nguyên hợp tác mới Việt Nam - Hoa Kỳ
Diễn đàn được tổ chức trực tiếp và trực tuyến tại nhiều điểm cầu.

Đồng quan điểm với GS. Hauskrecht, TS. Vũ Hoàng Linh nhận định, một thách thức lớn của kinh tế Việt Nam hiện tại là phụ thuộc quá nhiều vào lao động giá rẻ với năng suất thấp hơn đáng kể so với các nước láng giềng như Thái Lan, Malaysia.

“Những điều này đặt Việt Nam trước bẫy thu nhập trung bình”, ông Linh nhận định. “Cùng với đó, như nhiều nền kinh tế đang phát triển khác trên thế giới, Việt Nam đối mặt với các rủi ro về môi trường trong dài hạn. Việt Nam cũng đứng trước thách thức lớn khi căng thẳng địa chính trị gia tăng tác động tới hoạt động thương mại. Cùng với đó là thách thức cân bằng giữa mục tiêu tăng trưởng nhanh và đảm bảo môi trường bền vững”.

Trước những thách thức này, ông Linh cho rằng, Việt Nam cần nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển kỹ năng cho người lao động. Cùng với đó, cần khẩn trương phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo với việc tăng chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển, hỗ trợ các công ty khởi nghiệp và công ty vừa và nhỏ. Đây là những điểm mấu chốt để nâng cao chất lượng lao động.

Nhìn lại một năm đánh dấu kỷ nguyên hợp tác mới Việt Nam - Hoa Kỳ
Đại biểu lắng nghe ý kiến của Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco (Hoa Kỳ) Hoàng Anh Tuấn.

Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco (Hoa Kỳ) Hoàng Anh Tuấn nhận định, vẫn có nhiều thuận lợi để mối quan hệ hợp tác giữa hai nước sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa. Theo ông Hoàng Anh Tuấn, trong tương lai, vẫn có nhiều cơ hội mở rộng hợp tác thương mại giữa hai nước, đặc biệt trong các lĩnh vực sản xuất, điện tử, sản xuất ô tô, năng lượng sạch, năng lượng xanh, dịch vụ tài chính, đầu tư, hạ tầng, kinh tế số và an ninh mạng… “Đây là những lĩnh vực có thể đóng góp tăng trưởng cho nền kinh tế Việt Nam, cũng như hỗ trợ Việt Nam tham gia vào thị trường Hoa Kỳ”, Đại sứ Hoàng Anh Tuấn gợi mở.

Giám đốc Chương trình, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) Isabelle Mulin chia sẻ, USAID hợp tác với Chính phủ Việt Nam, khu vực tư nhân, các trường đại học và tổ chức nghiên cứu, các tổ chức trong nước và quốc tế cũng như các bên liên quan khác kể từ năm 1989 nhằm thúc đẩy các ưu tiên chung. USAID cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế, hiện đại hóa giáo dục đại học, phòng chống các bệnh truyền nhiễm, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học… Bà Isabelle Mulin cho rằng, để hướng tới phát triển bền vững cần có tầm nhìn chiến lược dài hạn cũng như chú trọng sự hợp tác giữa các bên.

Nhìn lại một năm đánh dấu kỷ nguyên hợp tác mới Việt Nam - Hoa Kỳ
Giám đốc Chương trình, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) Isabelle Mulin.

Ngoài các tham luận đến từ các diễn giả Việt Nam và Hoa Kỳ, các đại biểu còn được tham gia hai phiên thảo luận bàn tròn. Tại phiên thảo luận về “Hợp tác Đầu tư và Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ”, các nội dung tập trung vào xu hướng tăng trưởng thương mại song phương, cơ hội và thách thức trong chuỗi cung ứng, đầu tư FDI, năng lượng tái tạo và phát triển bền vững. Phiên thảo luận này cũng mở rộng về các biện pháp thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp và chuyển giao công nghệ, cũng như các chiến lược ESG (môi trường-xã hội-quản trị).

Nội dung của phiên thảo luận “Hợp tác Đổi mới Sáng tạo và Giáo dục hướng tới Phát triển bền vững” hướng tới thúc đẩy đổi mới trong giáo dục và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, phát triển giáo dục STEM, kỹ năng số và vai trò của đại học trong nghiên cứu ứng dụng. Các ứng dụng công nghệ số và AI trong giáo dục cũng được thảo luận nhằm tăng cường giáo dục bền vững và nhận thức về môi trường.

Nhìn lại một năm đánh dấu kỷ nguyên hợp tác mới Việt Nam - Hoa Kỳ
Các học giả, chuyên gia trao đổi tại phiên thảo luận.

Diễn đàn được kỳ vọng không chỉ có sức ảnh hưởng và lan tỏa quốc tế, kết nối trực tiếp cộng đồng học giả, nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ mà còn hướng tới mục tiêu kết nối dòng chảy thương mại, dịch vụ và đầu tư giữa hai nước, tập trung vào các xu hướng gần đây như ngành công nghiệp chip và bán dẫn, ngành đào tạo nhân lực chất lượng cao, khoa học và công nghệ, thúc đẩy năng lượng hiệu quả và bảo vệ mội trường.





Nguồn: https://baoquocte.vn/viet-nam-hoa-ky-nhin-lai-mot-nam-danh-dau-ky-nguyen-hop-tac-moi-293999.html

Cùng chủ đề

Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao

Ngày 14/11, tại Lima, Pê-ru đã diễn ra Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế lần thứ 35 (AMM 35). Hội nghị do Ngoại trưởng Pê-ru Elmer Schialer và Bộ trưởng Ngoại thương - Du lịch Peru Desilú León đồng chủ trì, với sự tham dự của các Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Kinh tế và Trưởng đoàn của 21 nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu...

Điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm, ông Trump khẳng định coi trọng hợp tác kinh tế với Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump đã trao đổi đánh giá về quan hệ song phương, cũng như phương hướng tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại trong cuộc điện đàm tối 11-11. Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tối 11-11 - Ảnh: TTXVN Rạng sáng 12-11, Ban Đối ngoại Trung ương cho biết tối 11-11, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí...

Quan hệ Việt Nam – Mỹ: Những triển vọng phát triển khi ông Trump trở lại Nhà Trắng

(CLO) Có thể khẳng định rằng chưa bao giờ mối quan hệ Việt Nam - Mỹ tốt đẹp như hiện tại. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của Việt Nam trong chính sách Châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Vì thế, ngay cả với sự trở lại...

Thương mại Việt – Mỹ thời Trump 2.0: Biến nguy thành cơ

Băn khoăn và trăn trở là những cảm xúc của hai đại sứ khi nói về các chính sách thương mại của ông Trump sau khi vào Nhà Trắng tại tọa đàm về kết quả bầu cử Mỹ do Tuổi Trẻ Online tổ chức. Song, cần biết biến 'nguy thành cơ'. ...

Quan hệ Việt – Mỹ sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ dưới thời Tổng thống Trump

(Dân trí) - Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Cường tin rằng quan hệ Việt - Mỹ sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng trong nhiệm kỳ thứ 2. Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump đã giành 295 phiếu đại cử tri, vượt con số 270 tối thiểu cần thiết để tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024. Kết quả này đã...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mỹ – Hàn – Nhật tuyên bố tiếp tục ủng hộ Ukraine tự vệ

Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản cực lực lên án việc Nga và Triều Tiên vi phạm nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), đồng thời kiên quyết ủng hộ Ukraine thực thi quyền tự vệ chính đáng theo Điều 51 của Hiến chương LHQ.

Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành của Hòa Bình nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt

Tối 16/11, tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành, khai mạc Tuần Văn hóa, Du lịch năm 2024. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long tham dự và phát biểu chỉ đạo sự kiện.

Thị trường giằng co, sản lượng toàn cầu sụt giảm, hồ tiêu Việt vẫn có lợi thế riêng

Giá tiêu hôm nay 17/11/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.000 đồng/kg.

Nhật Bản – Ukraine khởi động đối thoại an ninh cấp cao, nói việc Triều Tiên tham chiến ảnh hưởng nghiêm trọng đến an...

Ngày 16/11, Ngoại trưởng Nhật Bản Takeshi Iwaya và người đồng cấp Ukraine Andrii Sybiha đã nhất trí khởi động cuộc đối thoại chính sách an ninh cấp cao với sự tham gia của các quan chức ngoại giao và quốc phòng cấp cao.

Đại học Đà Nẵng có vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Đại học Đà Nẵng được kỳ vọng là một trong những trung tâm đào tạo đại học lớn của cả nước, có vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao,

Bài đọc nhiều

Hồi phục từ phiên giao dịch đầy biến động

Giá xăng dầu hôm nay 15/11, tiếp tục đóng cửa với mức tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động ngày 14/11.

Việt Nam và ASEAN ủng hộ tăng cường hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm xuyên quốc gia

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam và ASEAN sẵn sàng hợp tác với tất cả các đối tác trong phòng chống tội phạm xuyên quốc gia.

Hà Nội tạo điều kiện phát triển cơ sở y tế tiêu chuẩn Nhật Bản

Ngày 15/11, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp ông Takagi Kuninori, Chủ tịch Tập đoàn trường Đại học Y tế và Phúc lợi Quốc tế (IUHW) của Nhật Bản. Tại buổi tiếp, Chủ tịch UBND TP khẳng định, trên cơ sở quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, Thủ đô Hà Nội luôn coi trọng và quan tâm thúc đẩy quan hệ hữu nghị, tích cực thúc đấy hợp tác với nhiều địa phương...

Giá vàng “suy yếu dần”, thị trường lùi bước trước chính sách của ông Trump, chuyên gia dự đoán đường đi tiếp theo?

Giá vàng hôm nay 16/11/2024: Giá vàng thế giới bị đẩy xuống dưới vùng hỗ trợ trung hạn, xu hướng tăng đã bị phá vỡ và có thể mất một thời gian để các yếu tố kinh tế vĩ mô khơi dậy lại đợt tăng mới. Giá vàng trong nước "bật dậy" sau nhiều phiên rớt thảm, tuy nhiên mức chênh lệch mua và bán có thể khiến nhà đầu tư đối diện nguy cơ thua lỗ?

Đức “tuyệt tình” với khí đốt Nga; Moscow sẵn sàng bán hàng cho châu Âu nhưng phải được Kiev nhất trí

Ngày 14/11, tờ Financial Times đưa tin, Đức đã ra chỉ thị yêu cầu các cảng khí đốt do nhà nước quản lý không được tiếp nhận bất kỳ lô khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) nào có nguồn gốc từ Nga.

Cùng chuyên mục

Thị trường giằng co, sản lượng toàn cầu sụt giảm, hồ tiêu Việt vẫn có lợi thế riêng

Giá tiêu hôm nay 17/11/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.000 đồng/kg.

Hồ Chí Minh – Hành trình khát vọng 2024: Tôn vinh các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến tiêu biểu toàn quốc

Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô (Hà Nội), Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024 tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

PetroVietnam nỗ lực đạt mục tiêu 1 triệu tỷ đồng doanh thu năm 2024, giữ vững vị trí số một về lợi nhuận

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) đã hoàn thành toàn diện 6/6 chỉ tiêu tài chính do Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp giao trong cả năm 2024, về đích trước từ 3-5 tháng. Tập đoàn đang tiếp tục nỗ lực triển khai các giải pháp cho mục tiêu đạt 1 triệu tỷ đồng doanh thu trong năm 2024.

Bắc Ninh đối thoại không có khoảng cách với doanh nghiệp, cùng doanh nhân tiến bước

Sáng 16/11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình gặp mặt doanh nhân chuyên đề tháng 11/2024. Chương trình tập trung về phát triển và quản lý chợ.

APEC giữ vững ‘ngọn cờ’ tự do hóa thương mại

Nền kinh tế thế giới đang đòi hỏi một định hình mới và tiến trình này trước hết sẽ diễn ra tại APEC - khu vực đang dẫn dắt nền kinh tế toàn cầu.

Mới nhất

Nghiện thuốc lá 30 năm, đi khám phát hiện mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Theo chia sẻ của ông Thắng, ông nghiện thuốc lá nhiều năm nay, đã vài lần cai nhưng không thành công. Khi hút lại, ông hút nhiều hơn, mỗi ngày 1 bao thuốc. Vợ ông cách đây 5...

Ngày hội ở khu phố Tân Nhất (Ninh Bình)

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu phố Tân Nhất, thị trấn Nho Quan, huyện Nho Quan (Ninh Bình) diễn ra trong không khí vui tươi, phấn khởi, thắm đượm tinh thần đoàn kết. ...

Năng lượng sạch- nền tảng phát triển bền vững của tỉnh Long An

(ĐCSVN) - Trong khuôn khổ chuyến công tác xúc tiến và đầu tư tại Vương quốc Bỉ từ ngày 15/11 đến ngày 16/11, đoàn công tác tỉnh Long An do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Được dẫn đầu đã đến làm việc và nghiên cứu mô hình công nghệ năng lượng tại Tập đoàn John Cockerill. Đoàn đã làm...

Mới nhất