Trang chủDi sảnLoạt sự kiện kỷ niệm 25 năm Mỹ Sơn được vinh danh...

Loạt sự kiện kỷ niệm 25 năm Mỹ Sơn được vinh danh Di sản văn hóa thế giới


VHO – Nhiều hoạt động hấp dẫn sẽ được Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam tổ chức nhân sự kiện kỷ niệm 25 năm ngày Khu Đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới, ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23.11).

Loạt sự kiện kỷ niệm 25 năm Mỹ Sơn được vinh danh Di sản văn hóa thế giới  - ảnh 1
Đây cũng là hoạt động hướng đến 30 năm thành lập Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn

Ông Nguyễn Công Khiết, Giám đốc Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn (BQL DSVH Mỹ Sơn) cho biết, chương trình kỷ niệm 25 năm Khu đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO công nhận DSVHTG sẽ diễn ra vào ngày 3.12 tại Khu đền tháp Mỹ Sơn.

Bên cạnh đó còn có các nhiều hoạt động được tổ chức nhân sự kiện này, hướng đến mục đích đánh giá công tác bảo tồn và phát huy giá trị Khu Đền tháp Mỹ Sơn từ khi được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới (DSVHTG).

Qua đó, rút ra những bài học kinh nghiệm và định hướng lâu dài nhằm bảo vệ bền vững DSVH Mỹ Sơn góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Tăng cường công tác quảng bá, thúc đẩy sự liên kết, hợp tác trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Mỹ Sơn; thông qua các hoạt động kỷ niệm góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng vì sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa trong thời kỳ hội nhập.

Đồng thời cũng là dịp tri ân, tôn vinh các tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo tồn và phát triển DSVH Mỹ Sơn bền vững.

Loạt sự kiện kỷ niệm 25 năm Mỹ Sơn được vinh danh Di sản văn hóa thế giới  - ảnh 2
Tháp A Mỹ Sơn sau khi được trùng tu trong khuôn khổ Dự án trùng tu hợp tác với Chính phủ Ấn Độ thực hiện tu bổ khu tháp K,H,A (giai đoạn 2016-2022).

Các nội dung cụ thể sẽ diễn ra trong khuôn khổ sự kiện như: Hội thảo chủ để “Khu đền tháp Mỹ Sơn và các di sản văn hóa thế giới ở miền Trung: Trữ lượng và viễn cảnh” diễn ra vào ngày 29.11, do Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ chủ trì.

Ngày 22.11 sẽ tổ chức giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm những người làm công tác bảo tồn tại 2 di sản Khu đền tháp Mỹ Sơn và Đô thị cổ Hội An.

Xuất bản và ra mắt tập thông tin Di sản Văn hóa Mỹ Sơn chủ đề “Di sản Văn hóa Mỹ Sơn 25 năm nhìn lại”, giới thiệu về quá trình Mỹ Sơn được công nhận DSVHTG, quá trình ra đời BQL, giá trị lịch sử nghệ thuật, văn hóa Mỹ Sơn, công tác bảo tồn và phát huy,…



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/loat-su-kien-ky-niem-25-nam-my-son-duoc-vinh-danh-di-san-van-hoa-the-gioi-111787.html

Cùng chủ đề

Tranh, tượng bảo vật quốc gia vẽ lên áo dài sẽ ra sao?

Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Nguyễn Anh Minh ban đầu đã rất e ngại trước đề xuất đưa các tranh, tượng bảo vật quốc gia lên áo dài, khăn. ‘Tượng Phật Bà Quan Âm, tượng Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc mà đưa lên áo dài thì ai dám mặc’. ...

Nhà Thờ Gỗ Kon Tum: Giao Thoa Văn Hoá Tây Nguyên Trong Nghệ Thuật Kiến Trúc Roman

Nhà thờ Gỗ Kon Tum, còn gọi là Nhà thờ Chính tòa Kon Tum, tọa lạc tại trung tâm thành phố Kon Tum và được xem là một trong những công trình kiến trúc độc đáo nhất tại Tây Nguyên. Xây dựng từ đầu thế kỷ XX, nhà thờ đã trở thành một biểu tượng không chỉ của cộng đồng Công giáo mà còn của cả vùng đất Kon Tum, mang đậm dấu ấn văn hóa và phong cách...

Loạt sự kiện kỷ niệm 25 năm Hội An, Mỹ Sơn là di sản thế giới

(NLĐO) – Nhân kỷ niệm 25 năm được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới, Hội An và Mỹ Sơn tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa. ...

Chuyển đổi số để bảo tồn và phát huy giá trị di sản

VHO - Trong giai đoạn hiện nay, chuyển đổi số để bảo tồn di tích, di sản là hết sức cần thiết. Đây chính là cầu nối đưa các di tích, di sản đến gần hơn với cộng đồng, đóng góp tích cực vào quá trình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, đưa di sản văn hóa trở thành sản phẩm của du lịch, phát triển kinh tế - xã hội và góp phần quảng...

Đưa xe đạp vào phục vụ du khách ở Di sản Mỹ Sơn

(NLĐO) - Khi đến Mỹ Sơn, ngoài được đưa đón bằng xe điện, du khách còn có thể lựa chọn xe đạp để di chuyển vào khu trung tâm của tháp. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đồng hành cùng sự nghiệp di sản văn hóa của đất nước

VHO - Sáng nay 16.11 tại Trung tâm Văn hoá, Thông tin và Thể thao huyện Đông Anh (Hà Nội), Hội Di sản Văn hóa Việt Nam trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23.11 và 20 năm thành lập Hội (2004-2024). Từ một vài tổ chức và vài trăm hội viên buổi đầu thành lập, đến nay Hội Di sản Văn hoá Việt Nam đã xây dựng được hệ thống tổ...

Chuẩn bị thực hiện tu bổ, phục hồi và tôn tạo điện Cần Chánh

VHO - Sau mấy chục năm nghiên cứu, di tích điện Cần Chánh (Đại Nội Huế) chuẩn bị được triển khai tu bổ, phục hồi với tổng kinh phí gần 200 tỉ đồng. Đây là công trình quan trọng nằm trên trục thần đạo của Kinh thành Huế, là nơi các vua Nguyễn thiết triều và tiếp sứ bộ ngoại giao. Dưới triều Nguyễn, điện Cần Chánh là nơi nhà vua thiết triều vào các ngày 5, 10, 20...

Chuyển đổi số để bảo tồn và phát huy giá trị di sản

VHO - Trong giai đoạn hiện nay, chuyển đổi số để bảo tồn di tích, di sản là hết sức cần thiết. Đây chính là cầu nối đưa các di tích, di sản đến gần hơn với cộng đồng, đóng góp tích cực vào quá trình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, đưa di sản văn hóa trở thành sản phẩm của du lịch, phát triển kinh tế - xã hội và góp phần quảng...

Cần giải pháp bảo tồn phù hợp

 Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương đã nhấn mạnh như vậy tại buổi kiểm tra hiện trường khai quật và làm việc với đơn vị chủ trì khai quật khảo cổ Vườn Chuối (thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức) vào chiều qua 12.11. Cùng dự buổi làm việc còn có nhiều chuyên gia, nhà khoa học về lịch sử, văn hóa; Cục Di sản văn hóa và đơn vị chức năng của Hà Nội.“Vấn...

Triển khai hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà rường cổ Bao Vinh

VHO - Ngày 8.11, Ban Quản lý và bảo vệ nhà vườn Huế đã tổ chức khởi công công trình tu bổ, chống xuống cấp nhà rường cổ tại phố cổ Bao Vinh, phường Hương Vinh. Theo kế hoạch, công trình tu bổ, chống xuống cấp nhà rường tại 77B Bao Vinh sẽ hoàn thành trong vòng 150 ngày. Dự kiến, trong giai đoạn 2023 - 2026, sẽ có 7 nhà rường cổ ở Bao Vinh được hỗ trợ...

Bài đọc nhiều

Những Bước Tiến Trong Bảo Tồn Di Sản Kiến Trúc Pháp Tại Việt Nam Thông Qua Hợp Tác Quốc Tế

Việt Nam sở hữu nhiều công trình kiến trúc Pháp mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa, từ các khu phố cổ, biệt thự đến những công trình công cộng xây dựng từ thời Pháp thuộc. Những công trình này không chỉ gắn liền với ký ức của đô thị mà còn là phần quan trọng trong diện mạo kiến trúc của các thành phố lớn. Dưới sự ảnh hưởng của đô thị hóa và biến động...

Nhà Thờ Gỗ Kon Tum: Giao Thoa Văn Hoá Tây Nguyên Trong Nghệ Thuật Kiến Trúc Roman

Nhà thờ Gỗ Kon Tum, còn gọi là Nhà thờ Chính tòa Kon Tum, tọa lạc tại trung tâm thành phố Kon Tum và được xem là một trong những công trình kiến trúc độc đáo nhất tại Tây Nguyên. Xây dựng từ đầu thế kỷ XX, nhà thờ đã trở thành một biểu tượng không chỉ của cộng đồng Công giáo mà còn của cả vùng đất Kon Tum, mang đậm dấu ấn văn hóa và phong cách...

Đồng hành cùng sự nghiệp di sản văn hóa của đất nước

VHO - Sáng nay 16.11 tại Trung tâm Văn hoá, Thông tin và Thể thao huyện Đông Anh (Hà Nội), Hội Di sản Văn hóa Việt Nam trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23.11 và 20 năm thành lập Hội (2004-2024). Từ một vài tổ chức và vài trăm hội viên buổi đầu thành lập, đến nay Hội Di sản Văn hoá Việt Nam đã xây dựng được hệ thống tổ...

Cổng Đoan Môn: Cánh Cửa Vàng Mở Lối Vào Vùng Đất Ngàn Năm Hoàng Thành Thăng Long

Cổng Đoan Môn, cánh cửa vàng dẫn vào lòng Hoàng thành Thăng Long, tựa như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng ngàn năm văn hiến của kinh đô xưa. Sừng sững qua bao thế kỷ, Đoan Môn không chỉ là một phần của quần thể kiến trúc hoàng gia mà còn lưu giữ hơi thở của những thời đại huy hoàng. Bước chân qua cánh cổng này, người ta như chạm vào quá khứ xa xăm, khi những...

Độc đáo phong tục đón Tết của đồng bào dân tộc H’Mông

Khác với dân tộc Kinh và nhiều đồng bào dân tộc ở nhiều vùng trong cả nước nói chung, vùng Tây Bắc nói riêng, người H’Mông ở Sơn La và một số tỉnh ở Tây Bắc thường ăn Tết vào đầu tháng Chạp Âm lịch. Tết của người Mông thường diễn ra trong 3 ngày nhưng trước đó cả tháng, khắp các bản trên, bản dưới tại các xã vùng cao của Sơn La, người H’Mông đã...

Cùng chuyên mục

Đồng hành cùng sự nghiệp di sản văn hóa của đất nước

VHO - Sáng nay 16.11 tại Trung tâm Văn hoá, Thông tin và Thể thao huyện Đông Anh (Hà Nội), Hội Di sản Văn hóa Việt Nam trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23.11 và 20 năm thành lập Hội (2004-2024). Từ một vài tổ chức và vài trăm hội viên buổi đầu thành lập, đến nay Hội Di sản Văn hoá Việt Nam đã xây dựng được hệ thống tổ...

Những Bước Tiến Trong Bảo Tồn Di Sản Kiến Trúc Pháp Tại Việt Nam Thông Qua Hợp Tác Quốc Tế

Việt Nam sở hữu nhiều công trình kiến trúc Pháp mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa, từ các khu phố cổ, biệt thự đến những công trình công cộng xây dựng từ thời Pháp thuộc. Những công trình này không chỉ gắn liền với ký ức của đô thị mà còn là phần quan trọng trong diện mạo kiến trúc của các thành phố lớn. Dưới sự ảnh hưởng của đô thị hóa và biến động...

Nhà Thờ Gỗ Kon Tum: Giao Thoa Văn Hoá Tây Nguyên Trong Nghệ Thuật Kiến Trúc Roman

Nhà thờ Gỗ Kon Tum, còn gọi là Nhà thờ Chính tòa Kon Tum, tọa lạc tại trung tâm thành phố Kon Tum và được xem là một trong những công trình kiến trúc độc đáo nhất tại Tây Nguyên. Xây dựng từ đầu thế kỷ XX, nhà thờ đã trở thành một biểu tượng không chỉ của cộng đồng Công giáo mà còn của cả vùng đất Kon Tum, mang đậm dấu ấn văn hóa và phong cách...

Chuẩn bị thực hiện tu bổ, phục hồi và tôn tạo điện Cần Chánh

VHO - Sau mấy chục năm nghiên cứu, di tích điện Cần Chánh (Đại Nội Huế) chuẩn bị được triển khai tu bổ, phục hồi với tổng kinh phí gần 200 tỉ đồng. Đây là công trình quan trọng nằm trên trục thần đạo của Kinh thành Huế, là nơi các vua Nguyễn thiết triều và tiếp sứ bộ ngoại giao. Dưới triều Nguyễn, điện Cần Chánh là nơi nhà vua thiết triều vào các ngày 5, 10, 20...

Chuyển đổi số để bảo tồn và phát huy giá trị di sản

VHO - Trong giai đoạn hiện nay, chuyển đổi số để bảo tồn di tích, di sản là hết sức cần thiết. Đây chính là cầu nối đưa các di tích, di sản đến gần hơn với cộng đồng, đóng góp tích cực vào quá trình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, đưa di sản văn hóa trở thành sản phẩm của du lịch, phát triển kinh tế - xã hội và góp phần quảng...

Mới nhất

Đảng của Tổng thống theo chủ nghĩa Marx thắng áp đảo bầu cử quốc hội Sri Lanka

(CLO) Đảng của tân Tổng thống Anura Kumara Dissanayake, người theo chủ nghĩa Marx, đã giành được đa số 2/3 số ghế tại trong cuộc bầu quốc hội Sri Lanka, theo...

‘Xơ xác’ di tích Lầu ông Hoàng ở Phan Thiết

TPO - Lầu ông Hoàng là một di tích tham quan nổi tiếng tọa lạc trên ngọn đồi tuyệt đẹp ở phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Mặc dù đã được tỉnh Bình Thuận phê duyệt chủ trương đầu tư hàng chục tỷ đồng, nhưng đến nay Lầu ông Hoàng có nhiều hạng mục...

Những cư dân đầu tiên Eco Central Park nhận sổ đỏ

(Dân trí) - Dự kiến đến cuối năm nay, hơn 250 hộ gia đình tiếp theo của khu đô thị này sẽ được nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Pháp lý vững vàng của đại đô thị xanh lớn nhất miền TrungSáng nay, 16/11, tại...

Độc đáo liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái

Ngày 16/11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Làng Văn hóa) đã diễn ra Lễ khai mạc Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái.

Gần 90% sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM sử dụng ChatGPT để học tập

AI, ChatGPT mở ra nhiều cơ hội và thách thức mới trong lĩnh vực nghiên cứu và giáo dục, đặc biệt là trong giảng dạy ngôn ngữ. ...

Mới nhất