Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTrường Đại học Kinh tế Quốc dân chính thức trở thành Đại...

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chính thức trở thành Đại học Kinh tế Quốc dân


Hôm nay (15/11), Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc dân.

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân thành ĐH Kinh tế Quốc dân
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chính thức trở thành Đại học Kinh tế Quốc dân. (Nguồn: NEU)

Với việc chuyển Trường Đại học (ĐH) Kinh tế Quốc dân thành ĐH Kinh tế Quốc dân, đây sẽ là đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Bộ GD&ĐT, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.

Chính phủ yêu cầu ĐH Kinh tế Quốc dân tổ chức lại cơ cấu tổ chức và hoạt động theo Luật Giáo dục đại học và các quy định pháp luật có liên quan. Trong quá trình đó, trường phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên liên quan, hoạt động bình thường, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát, lãng phí tài chính, tài sản.

Hội đồng trường, Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định hiện hành cho tới khi Bộ GD&ĐT quyết định thành lập Hội đồng Đại học, công nhận Chủ tịch Hội đồng Đại học và Giám đốc ĐH Kinh tế Quốc dân theo quy định của pháp luật.

Như vậy, ĐH Kinh tế Quốc dân sẽ trở thành đại học thứ 9 của Việt Nam, bên cạnh ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, ĐH Thái Nguyên, ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, ĐH Duy Tân. Trong đó, ĐH Duy Tân là đại học tư thục đầu tiên ở nước ta.

Theo Luật Giáo dục Đại học năm 2018, trường đại học và đại học là hai khái niệm khác nhau. Trường đại học là cơ sở đào tạo nhiều ngành nhưng không đào tạo nhiều lĩnh vực. Trong khi đại học sẽ đào tạo trên nhiều lĩnh vực, mỗi lĩnh vực có nhiều ngành. Do đó, đại học sẽ bao gồm các trường đại học.

Để chuyển từ trường đại học thành đại học, Nghị định 99 năm 2019 của Chính phủ quy định các trường cần đảm bảo ba điều kiện: được tổ chức kiểm định hợp pháp đánh giá đạt chuẩn chất lượng; có ít nhất ba trường và 10 ngành đào tạo tiến sĩ, quy mô sinh viên chính quy trên 15.000; được cơ quan quản lý trực tiếp, các nhà đầu tư chấp thuận.

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhiều lần cho biết sự thay đổi từ trường đại học thành đại học không dừng lại ở tên gọi, mà là định hướng phát triển.

Mô hình đại học thích hợp với một hệ thống lớn, số lượng cán bộ, giảng viên và sinh viên đông, đa dạng. Mô hình này vừa đảm bảo sự tự chủ và điều hành thống nhất, vừa tạo điều kiện cho từng đơn vị trực thuộc có quyền tự chủ, giúp cả hệ thống tăng sự năng động, sáng tạo.

Trước đó vào đầu năm 2024, Đại học Kinh tế Quốc dân đã thành lập ba trường trực thuộc là Kinh tế và Quản lý công, Kinh doanh và Công nghệ.

Trường Kinh tế quốc dân hiện có khoảng 25.000 sinh viên chính quy, hơn 1.200 cán bộ, giảng viên. Số ngành đào tạo bậc đại học là 66, tiến sĩ là 28. Trong chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2030, trường đặt mục tiêu thuộc nhóm 5 đại học hàng đầu Việt Nam.





Nguồn

Cùng chủ đề

Trường đại học Kinh tế quốc dân thành đại học thứ 9 của Việt Nam

Chính phủ vừa ban hành quyết định về việc chuyển Trường đại học Kinh tế quốc dân thành Đại học Kinh tế quốc dân. Ngày 15-11, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng Lê Thành Long đã ký quyết định về việc...

V-SAT không phải là bài thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định không có chủ trương giao Trung tâm Khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục xây dựng bài thi V-SAT để các trường sử dụng chung trong công tác tuyển sinh đại học. ...

59 tác phẩm xuất sắc được trao Giải Báo chí Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam năm 2024

Sáng 14/11, Bộ GD&ĐT tổ chức họp báo tổng kết Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2024.

Lúng túng tạm thu học phí tại một trường liên cấp ở Thanh Hoá

TPO - Mặc dù chưa xây dựng phương án tự chủ tài chính để cơ quan chức năng xem xét quyết định theo quy định, thế nhưng Trường Tiểu học, THCS&THPT Hồng Đức (trực thuộc Trường Đại học Hồng Đức, Thanh Hoá) đã tuyển sinh, vận hành 2 năm nay.  TPO - Mặc dù chưa xây dựng phương án tự chủ tài chính để cơ quan chức năng xem xét quyết định theo quy định, thế nhưng...

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Giáo dục thủ đô hướng tới công dân thanh lịch, tốt chuyên môn, giỏi ngoại ngữ

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, giáo dục thủ đô cần hướng tới mục tiêu cao hơn yêu cầu chung cả nước, tạo nên những công dân có kỹ năng khoa học công nghệ, văn minh thanh lịch thời đại số, tốt chuyên môn, giỏi ngoại ngữ. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

UN Tourism vinh danh làng rau Trà Quế là ‘Làng Du lịch tốt nhất năm 2024’

Làng rau Trà Quế (Quảng Nam) là 1/3 ngôi làng ở Việt Nam, 1/130 ngôi làng trên thế giới được UN Tourism công nhận là ‘Làng Du lịch tốt nhất thế giới’.

Tâm thế người thầy trong kỷ nguyên số

Việc chuyển mình của giáo viên trong kỷ nguyên số đã và đang tạo ra những thay đổi căn bản trong phương thức dạy và học, cũng như những thách thức và cơ hội mới cho nghề giáo.

Giải “Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái” lần thứ 3 sắp diễn ra tại...

Giải "Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái' lần thứ 3 sẽ được tổ chức tại phố đi bộ Trần Nhân Tông, Hồ Thiền Quang, Hà Nội vào ngày 8/12.

Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới cấp quốc gia...

Ngày 15/11, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Công an và Cơ quan của Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới cấp quốc gia năm 2024.

Tiềm năng từ trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam là rất lớn, lợi ích kinh tế lên tới 79,3 tỷ USD

Sáng nay (15/11), Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp với Google tổ chức Hội thảo “Kiến tạo tương lai AI cho Việt Nam”.

Bài đọc nhiều

Năm học mới của đổi mới và sáng tạo

Năm học của đổi mới và sáng tạoTới dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Nội vụ và các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Học...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Việt Nam rớt xuống nhóm các nước thông thạo tiếng Anh thấp nhất toàn cầu

Đây là kết quả được công bố từ báo cáo chỉ số thông thạo Anh ngữ toàn cầu năm 2024 (EPI), của tổ chức giáo dục Education First Việt Nam (EF Việt Nam) vào ngày 13/11. Cụ thể, chỉ số thành thạo tiếng Anh của Việt Nam năm nay đạt 498 điểm, xếp thứ 63/116 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá và nằm trong nhóm có mức độ thông thạo thấp. Vị trí số 1 năm nay...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Cơ hội cho học sinh, sinh viên sang Đức học tập và làm việc với thu nhập hàng ngàn Euro

Sáng 24/9, tại TP.Đà Nẵng đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác giữa TP.Leipzig (CHLB Đức), trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam và Bệnh viện 199 (Bộ Công an).Theo đó, các bên đã...

Cùng chuyên mục

Trường đại học Kinh tế quốc dân thành đại học thứ 9 của Việt Nam

Chính phủ vừa ban hành quyết định về việc chuyển Trường đại học Kinh tế quốc dân thành Đại học Kinh tế quốc dân. Ngày 15-11, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng Lê Thành Long đã ký quyết định về việc...

Bộ GD&ĐT bác tin tổ chức bài thi V-SAT 2025 để tuyển sinh đại học

Trong công văn, Bộ GD&ĐT nêu rõ, những ngày qua, một số phương tiện thông tin đại chúng đăng tải nội dung "Bộ GD&ĐT công bố đề minh họa bài thi V-SAT để tuyển sinh đại học".Bộ GD&ĐT khẳng định, không có chủ trương giao Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (Cục Quản lý chất lượng) xây dựng bài thi V-SAT, để các cơ sở giáo dục đại học sử dụng...

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân thành ĐH Kinh tế Quốc dân

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân vừa được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định chuyển thành ĐH Kinh tế Quốc dân hôm nay, 15/11. Với việc chuyển Trường ĐH Kinh tế Quốc dân thành ĐH Kinh tế Quốc dân, đây sẽ là đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Bộ GD-ĐT, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng. Chính phủ yêu cầu ĐH Kinh tế Quốc dân...

Đánh giá chất lượng 3 chương trình đào tạo tại Trường ĐH Cửu Long

(NLĐO) - Theo kế hoạch, đợt khảo sát chính thức tại Trường ĐH Cửu Long sẽ diễn ra từ ngày 15 đến 18-11 ...

Mới nhất

Cao Bằng miễn học phí cho học sinh  bị ảnh hưởng mưa bão

Ngày 15/11, HĐND tỉnh Cao Bằng đã tiến hành Kỳ họp thứ 25 (chuyên đề), nhiệm kỳ 2021 - 2026 thông qua 2 Nghị quyết, 1 Tờ trình các lĩnh vực kinh tế - ngân sách, văn hóa - xã hội. ...

Hơn 700 liền anh, liền chị tham dự Liên hoan các làng Quan họ thực hành tiêu biểu tỉnh Bắc Ninh

(CLO) Ngày 15/11, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức Liên hoan các làng Quan họ thực hành tiêu biểu tỉnh Bắc Ninh lần thứ Nhất năm 2024....

Quan tâm gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào các DTTS tỉnh Lai Châu

Ngày 15/11, tỉnh Lai Châu đã tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Lai Châu lần thứ IV, năm 2024. Tham dự Đại hội có lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện cùng 250 đại biểu chính thức là người DTTS tiêu biểu đại diện cho...

Mùa Cỏ Hồng Đà Lạt

(NADS) - Mùa mưa, Cỏ Hồng ken dày như thảm nhung xanh khổng lồ, mùa khô hồng rực như làn môi thiếu nữ. Cảm kích trước tình yêu bất diệt của KaHồng, sau khi qua đời K’Sương biến thành hạt sương, hằng đêm vương trên Cỏ Hồng “như lời xin lỗi” khôn nguôi ...

Thanh niên Đông Nam Á cùng trăn trở chủ đề môi trường, thiên tai

Sáng 15-11, những hoạt động đầu tiên của các đại biểu Tàu thanh niên Đông Nam Á - Nhật Bản (SSEAYP) lần thứ 48 tại TP.HCM đã bắt đầu với các phiên thảo luận về nhiều chủ đề như bảo vệ môi trường, phát triển bền vững,...

Mới nhất

Mùa Cỏ Hồng Đà Lạt